1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản

11 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 278,09 KB

Nội dung

SKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bảnSKKN Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản

Trang 1

Chương I MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Việc xây dựng kế hoạch dạy học được căn cứ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức – Kĩ năng; một đặc trưng của chuẩn là: Chuẩn phải có hiệu lực tương đối ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng, không luôn luôn thay đổi; tuy nhiên chuẩn phải có tính phát triển, không tuyệt đối cố định

Trong quá trình dạy học môn Tin học THPT, chúng tôi nhận thấy cần có

sự điều chỉnh về nội dung, thời lượng trong lân cận §14 “Khái niệm về soạn thảo văn bản” (tiết ppct: 37-38) và §15 “Làm quen với Microsoft Word” (tiết ppct: 39-40), cụ thể nội dung được trình bày dưới đây

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là phân tích những yếu tố cần thay đổi trong nội dung §14 và §15 chương trình Tin học lớp 10 THPT để từ đó đề xuất hai nội dung:

- Chuyển đổi nội dung “Gõ chữ Việt bằng cách gõ VNI” thành một phần đọc thêm để nội dung “Phần mềm hỗ trợ chữ Việt” được tăng cường bằng việc giới thiệu sử dụng tính năng cơ bản của Unikey (phần mềm mã nguồn mở, tải miễn phí tại Unikey.org)

- Sắp xếp lại việc dạy lý thuyết §14 và §15 để tăng cường giờ học thực hành trên máy tính, cụ thể:

+ Phần lí thuyết §14 chỉ dạy mục 1 (trang 92-95); phần lí thuyết §15 chỉ dạy mục 1 và mục 2 (trang 99-102) Tổng thời lượng là 02 tiết

+ Chuyển đổi 02 tiết còn lại để tăng cường thành giờ học trực tiếp trên máy tính: Mục 2 và mục 3 (trang 95-98) của §14 cùng với mục 3 (trang 102-106) của §15

Trang 2

Thông qua đó, một nhiệm vụ khác của đề tài là đề xuất với cấp quản lí giáo dục một số nội dung trong việc xây dựng bộ sách giáo khoa mới của môn tin học, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Khoa học máy tính

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là học sinh lớp 10 THPT thông qua công tác dạy học môn Tin học

Các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng là học sinh bậc Tiểu học (lớp 3,4,5) đang học môn Tin học (chương trình tự chọn, không bắt buộc) và học sinh lớp 6 THCS học môn Tin học (chương trình tự chọn, bắt buộc)

1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài nằm trong phạm vi nghiên cứu ứng dụng chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học, các nội dung khác chỉ mang tính tham khảo

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Các kết quả của đề tài được xây dựng trên cơ sở phân tích thông qua việc trực tiếp giảng dạy bộ môn Tin học tại trường THPT, nghiên cứu phân phối chương trình môn tin học, nghiên cứu tài liệu “Phân tích kĩ thuật các cách gõ tiếng Việt” của Phan Anh Dũng (Huesoft) hợp tác với nhóm m17n (AIST)

Trang 3

Chương II NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận

a) Việc dạy học và thiết kế chương trình giáo dục phổ thông nói chung phải căn cứ Chuẩn kiến thức - kĩ năng và văn bản Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức - kĩ năng Mục tiêu của Chương III Soạn thảo văn bản – Chương trình Tin học lớp 10 THPT có nêu: “Học sinh biết cách gõ và gõ được văn bản chữ Việt”; cụ thể, mục đích và yêu cầu §14 là “Làm quen và bước đầu học thuộc một trong hai cách gõ văn bản”; với §15 là “Biết cách gõ văn bản chữ Việt”;

b) Ở vùng có điều kiện học tập tốt, học sinh được học môn Tin học từ rất sớm; chương trình Tin học lớp 3,4,5 ở bậc Tiểu học và lớp 6 THCS đã trang bị cho học sinh kiến thức về soạn thảo văn bản chữ Việt Tuy nhiên, trong trường hợp tối thiểu, học sinh chỉ mới được học môn Tin học từ lớp 10 THPT thì với thời lượng 20 tiết (8LT, 8TH, 4BT), để học sinh nắm bắt được một hệ soạn thảo văn bản có nhiều chức năng như Microsoft Word là rất khó khăn;

c) Sử dụng cách gõ Telex được đánh giá là nhanh hơn, dễ thao tác hơn vì hoàn toàn sử dụng 3 hàng phím tiếng Anh cơ bản còn cách gõ VNI phải sử dụng đến hàng phím thứ tư để gõ dấu, dẫn đến tốc độ gõ bị chậm và hạn chế trong việc gõ văn bản bằng 10 ngón;

2.2.Thực trạng

2.2.1 Thuận lợi - khó khăn

Như đã nêu trên, đối với vùng có điều kiện học tập thuận lợi thì việc dạy

cả Chương II và §14, §15 gần như là hoạt động ôn lại kiến thức đã học, nhưng đối với học sinh bắt đầu học Tin học từ lớp 10 thì việc đặt yêu cầu học sinh thực hiện soạn thảo được văn bản chữ Việt là rất khó khăn, thực tế đòi hỏi phải tăng cường giờ thực hành để học sinh dễ dàng tiếp cận và lĩnh hội kiến thức

2.2.2 Thành công - hạn chế

Do điều kiện dạy học môn Tin học ở trường THPT có nhiều thuận lợi, cộng với việc chúng tôi thống nhất thay đổi nội dung, quá trình được thực hiện

Trang 4

qua nhiều năm đưới sự giám sát của tổ chuyên môn nên đã tạo nên hiệu quả giáo dục cao, chất lượng giữa các nhóm học sinh trở nên đồng đều hơn

2.2.3 Mặt mạnh - mặt yếu

Cho đến nay, yếu điểm lớn nhất được ghi nhận đối với cách gõ Telex so với VNI là khó gõ hỗn hợp Anh – Việt; tiếc rằng, đây lại là một nhược điểm chí mạng trong điều kiện giao lưu quốc tế, nhất là với những người làm chuyên về khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin

Do đó, việc loại bỏ cách gõ VNI là không an toàn, học sinh cần biết đến cách gõ này thông qua hoạt động giáo viên yêu cầu học sinh đọc thêm, như một hình thức nghiên cứu mở rộng

2.2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Môn Tin học ở bậc Tiểu học được quy định là môn học tự chọn (không bắt buộc); ở cấp THCS, Tin học là môn học tự chọn (bắt buộc), do đó có sự không đồng đều về mặt trình độ của học sinh lớp 10 THPT

Mặt khác, để có được kĩ năng soạn thảo văn bản chỉ với 20 tiết học như quy định tại chương trình Tin học lớp 10 là điều thực sự khó khăn, ngay cả khi

có nhiều học sinh đã được học môn Tin học lớp 3,4,5,6… Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường giờ học thực hành để, thông qua đó, học sinh sớm hoàn thiện kĩ năng soạn thảo văn bản tiếng Việt Đây là điểm mấu chốt của đề tài

2.2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra a) Tài liệu “Phân tích kĩ thuật các cách gõ tiếng Việt” của Phan Anh Dũng (Huesoft) hợp tác với nhóm m17n (AIST – Nhật Bản) đã công bố:

Thứ nhất, cách gõ Telex hoàn toàn chỉ sử dụng 3 hàng phím tiếng Anh cơ bản (QWER ASDF ZXCV ) Trong đó hàng phím ASDF tiếng Anh là

"home row" chính là hàng phím cơ sở, trong cách gõ 10 ngón tay thì hai ngón trỏ được định vị trên hai phím F và J trên hàng phím này (hai phím này có gờ nhỏ để đánh dấu), các ngón khác xếp tự nhiên ở các phím bên cạnh trên home row Khi gõ 10 ngón tay, dễ dàng nhận thấy là ngón tay càng phải dời xa hàng phím cơ sở thì càng khó gõ đồng thời càng dễ gõ sai hơn Cách gõ Telex có lợi

Trang 5

thế hơn VNI chính ở điểm này, do không dùng đến hàng phím số ở xa home row

Thứ hai, trong cách gõ Telex, hàng phím cơ sở dễ gõ nhất đồng thời lại là hàng phím có tần suất sử dụng lớn nhất, tần suất của hai hàng còn lại cũng khá cân đối

Thứ ba, khi dùng cách gõ VNI tất cả các dấu phụ đều bị đẩy lên hàng phím số, cho nên hàng phím khó gõ nhất này lại có tần suất sử dụng lớn nhất

Thứ tư, cách gõ VNI bỏ phí không dùng đến 4 phím w,f,j,z ở khu vực dễ

gõ Trong khi Telex nguyên thủy chỉ bỏ phí một phím z Chú ý thêm là hai phím định vị quan trọng F và J trong cách gõ Telex được dùng với tần suất khá lớn thì VNI lại bỏ phí

Thứ năm, cơ chế gõ lặp phím để tạo dấu cho đ-â-ô-ê (các cải tiến hiện nay còn cho phép hủy dấu, mở rộng sang cả dấu thanh) của cách gõ Telex là rất tiết kiệm Tuy cũng phải gõ 2 lượt phím như VNI nhưng thực chất ngón tay chỉ di chuyển lên xuống tại chỗ, đồng thời rất khó gõ sai

b) Về phân phối chương trình, với 20 tiết học (8LT, 8TH, 4BT); thời lượng để học sinh làm quen với hệ soạn thảo đã chiếm 4 tiết (§14, §15) Nếu khéo léo điều chỉnh kế hoạch dạy học thì học sinh sẽ có thêm 02 tiết thực hành học về gõ văn bản đơn giản mà giáo viên vẫn đảm bảo thực hiện đúng phân phối chương trình, với các yêu cầu chuyên môn

c) Thực tế cho thấy trong mỗi lớp học có sự không đồng đều về mặt kĩ năng gõ chữ Việt giữa các học sinh, thường được chia làm 2 nhóm trình độ: TĐ1 đã học Tin học từ lớp 3 và/hoặc được học Tin học từ lớp 6; TĐ2 bắt đầu học Tin học từ lớp 10 Việc điều tra, thống kê trình độ từ đầu năm học giúp giáo viên dễ dàng phân chia phù hợp các nhóm học tập và dễ dàng có biện pháp quản lí

2.3 Giải pháp, biện pháp:

2.3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Trang 6

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi xây dựng hệ thống cơ sở lí luận để đưa ra

đề xuất:

- Chuyển đổi nội dung “Gõ chữ Việt bằng cách gõ VNI” thành một phần đọc thêm để nội dung “Phần mềm hỗ trợ chữ Việt” được tăng cường bằng việc giới thiệu sử dụng tính năng cơ bản của Unikey (phần mềm mã nguồn mở, tải miễn phí tại Unikey.org)

- Sắp xếp lại việc dạy lý thuyết §14 và §15 để tăng cường giờ thực hành

Cụ thể:

+ Phần lí thuyết §14 chỉ dạy mục 1 (trang 92-95); phần lí thuyết §15 chỉ dạy mục 1 và mục 2 (trang 99-102) Tổng thời lượng là 02 tiết

+ Chuyển đổi 02 tiết còn lại để tăng cường thành giờ học trực tiếp trên máy tính: Mục 2 và mục 3 (trang 95-98) của §14 cùng với mục 3 (trang 102-106) của §15

2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

- Giáo viên trình bày kế hoạch với tổ chuyên môn trước khi tiến hành các nội dung để được theo dõi và hỗ trợ từ đồng nghiệp

- Tiết 37, hoàn thành mục 1 (trang 92-95) của §14, cuối tiết giáo viên yêu cầu học sinh về nhà soạn sẵn các mục còn lại vào vở, lưu ý để chừa 4 dòng sau mỗi mục để ghi chép thêm trong giờ sau, đọc trước về cách gõ Telex

- Dạy tiết 39 ngay sau tiết 37: Hoàn thành mục 1 và 2 (trang 99-102) cuối tiết giáo viên yêu cầu học sinh về nhà soạn sẵn các mục còn lại vào vở, lưu ý để chừa 4 dòng sau mỗi mục để ghi chép thêm trong giờ sau Bài tập về nhà: Viết vào vở theo cách gõ Telex bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn”

- Hai tiết sau (38,40) học tại phòng máy tính Các nội dung còn lại của

§14 và §15 lần lượt được giáo viên trình bày, học sinh ghi bổ sung nội dung vào

vở Nội dung về cách gõ VNI không được giới thiệu trong bài học, thay vào đó

là nội dung giới thiệu phần mềm Unikey, học sinh biết được một số thao tác cơ bản để sử dụng sau này (Unikey là phần mềm miễn phí, tải tại Unikey.org)

Trang 7

Sau đó các nhóm trao đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi kĩ thuật đối với bài tập về nhà Thời gian còn lại, học sinh thực hành gõ kiểu Telex bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” với sự giám sát, điều chỉnh của giáo viên

- Nội dung khác: Bài tập của phần này là luyện tập ghi đoạn văn bằng cách gõ Telex vào vở và thực hành trên máy nếu có điều kiện Phần về cách gõ VNI xem như bài đọc thêm

2.3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

Việc phân loại học sinh theo trình độ ngay từ đầu năm là rất quan trọng Các tiết 38,40 tiến hành không hòa chung các nhóm học sinh mà chia thành 2 nhóm: TĐ1, TĐ2 Giáo viên đưa ra các câu hỏi và bài tập phù hợp với trình độ,

ví dụ TĐ1 gõ xong văn bản trong 10 phút, TĐ2 cần được tăng thời lượng hoặc giảm yêu cầu

2.3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

Cách thức dạy 4 tiết lí thuyết liên tiếp và cách cải tiến nêu trên đều đảm bảo tiến độ chương trình và đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng Tuy nhiên phải xét đến các hiệu quả sau:

- Chương III Soạn thảo văn bản chính là chương bắt đầu chương trình học kì II, sự thay đổi này tạo sự hứng khởi cho học sinh, làm tăng quyết tâm học tập của học sinh

- Việc phân loại học sinh trong trường hợp này kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm, dẫn đến sự đồng đều giữa các nhóm

- Việc trao đổi vở để đánh giá kết quả làm bài tập là cách để học sinh giúp nhau tiến bộ và tự tiến bộ thông qua điều học được từ sai lầm của bạn

2.3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

- Thực tế dạy học khẳng định hiệu quả có được từ sáng kiến này, bằng việc tăng cường thực hành gõ chữ Việt, học sinh gần như hoàn thiện kĩ năng soạn thảo văn bản đơn giản, đây là tiền đề quan trọng giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng tiến hành các tiết học tiếp theo với chất lượng tốt hơn

Trang 8

- Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có được cách nhìn sáng tạo hơn về chương trình học, từ đó tiếp tục đào sâu suy nghĩ để có những đề xuất với cấp quản lí giáo dục trong việc xây dựng chương trình tin học mới

2.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

2.4.1 Kết quả thu được qua khảo nghiệm

Năm học 2013-2014, trường THPT Buôn Ma Thuột có 555 học sinh lớp

10, trong đó, có 326 học sinh đã được học môn Tin học ở các cấp học dưới và

229 học sinh chưa được học Sau khi áp dụng sáng kiến nêu trên, giáo viên tiến hành kiểm tra kĩ năng và mức độ đạt được thông qua yêu cầu gõ một đoạn văn bản đơn giản Cụ thể như sau:

a) Mẫu thử:

(học sinh) Tỉ lệ (%)

TĐ1 Đã được học soạn thảo văn bản ở

TĐ2 Chưa học môn Tin học trước đó 229 41.26 b) Nội dung thử: Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy A4 có in sẵn một đoạn trích Truyện Kiều, yêu cầu Nhóm TĐ1 gõ từ câu 1 đến câu 50 của đoạn trích, số chữ là 350; Nhóm TĐ2 chỉ gõ từ câu 1 đến câu 30 của đoạn trích,

số chữ là 210 Giáo viên bấm giờ và thống kê

c) Kết quả: Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp của hai nhóm

- Nhóm TĐ1: Gõ 350 chữ Việt

Trang 9

[18 ; 20) 98 30

Ta có: M O(1)  17, x1 17 93, s1 35 84

- Nhóm TĐ2: Gõ 210 chữ Việt

Ta có: M O( 2 )  23, x2  20 81, s2 35 32

2.4.2 Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:

Với mẫu thử về số chữ của nhóm TĐ2 chỉ bằng 60% so với nhóm TĐ1, tính toán các số liệu thống kê như sau:

- TĐ1: M O(1)  17, x1 17 93, s1 35 84

- TĐ2: M O(2)  23, x2  20 81, s2 35 32

a) Mốt: M O(1)  17, M O(2)  23 Mốt của của nhóm TĐ2 gần bằng 75% so với nhóm TĐ1 số liệu này không mang ý nghĩa thống kê mà còn gây nhầm tưởng tốc độ gõ chữ Việt của nhóm TĐ1 là 200% so với nhóm TĐ2

b) Số trung bình: x1 17 93, x2 20 81 Thực tế cho thấy, tốc độ gõ chữ Việt của nhóm TĐ1 chỉ hơn nhóm TĐ2 khoảng 64%, đạt 164%

Trang 10

c) Độ lệch chuẩn: s1 35 84, s2  35 32 Số liệu gần bằng nhau, điều này là minh chứng cho sự đồng đều về trình độ giữa các nhóm học sinh, giữa các thành viên trong nhóm, sự cách biệt sẽ dần được rút ngắn

Trang 11

Chương III KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 3.1 Kết luận:

- Bằng việc điều chỉnh một cách có kế hoạch và phân bổ lại một cách khoa học, các đơn vị kiến thức của §14 và §15 không những được củng cố mà còn giúp tạo thêm giờ học thực hành để học sinh có điều kiện luyện tập gõ chữ Việt bằng cách gõ Telex;

- Sau 4 tiết học đầu tiên của Chương III, học sinh gần như hoàn thiện kĩ năng gõ chữ Việt bằng cách gõ Telex, đồng thời có sự đồng đều về trình độ giữa

các nhóm học sinh

3.2 Khuyến nghị:

- Đối với các trường THPT: Mặc dù kết quả nghiên cứu dựa trên mẫu thử

có nhiều yếu tố thuận lợi hơn so với nhiều trường khác, nhưng nếu xét đến hiệu quả giáo dục thì những đề xuất nêu trên hoàn toàn có thể được ứng dụng và phát triển tại các trường THPT trong và ngoài cụm

- Đối với Sở GDĐT: Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn có được sự hỗ trợ, chỉ đạo từ cấp trên để giáo viên Tin học được trao thêm nhiều cơ hội điều chỉnh kế hoạch dạy học; phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động dạy học

Ngày đăng: 13/11/2017, 17:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w