1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam (tt)

26 305 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 546,68 KB

Nội dung

Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại việt nam

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ NGỌC HIỂN

Phản biện 1: TS NGUYỄN AM HIỂU

Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN HỮU CHÍ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 8 giờ 45 ngày 07 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại hàng hóa và dịch vụ càng phát triển, vai trò của các hoạt động trung gian thương mại càng được coi trọng, vì tính ưu việt là nhanh chóng, ít rủi ro, chi phí thấp và dễ dàng gia nhập hoặc từ bỏ thị trường nên chúng hỗ trợ đắc lực cho thương nhân Là một loại hình trung gian thương mại, ĐLTM nói chung, đại lý mua bán hàng hóa ở

VN nói riêng, tuy mới hiện diện trên thị trường và mới được ghi nhận trong pháp luật thương mại, nhưng ngày càng được các thương nhân ưu tiên chọn lựa

Trước những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện các quy định pháp luật thương mại mà cụ thể là thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý mua bán hàng hóa ở VN, em lựa chọn đề tài:

“Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại VN”

cho luận văn Thạc sỹ với mong muốn nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực HĐ này

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Những vấn đề pháp lí về hoạt động ĐLTM nói chung, HĐ đại lý mua bán hàng hóa nói riêng đã được đề cập đến trong một số sách nghiên cứu về các chế định trung gian thương mại như Giáo trình Luật thương mại của một số cơ sở đào tạo ( Trường đại học Luật Hà Nội, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội v v…); PGS.TS Nguyễn Như

Phát và TS Phan Thảo Nguyên Pháp luật thương mại dịch vụ VN và

Hội nhập kinh tế quốc tế; PGS.TS Phạm Duy Nghĩa Chuyên khảo Luật kinh tế; …

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 4

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp lý về HĐ đại

lý mua bán hàng hóa, luận văn đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam

về HĐ đại lý mua bán hàng hóa, từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh HĐ đại lý mua bán hàng hóa ở nước ta hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ bản chất pháp lý của HĐ đại lý

mua bán hàng hóa và pháp luật điều chỉnh loại HĐ này

- Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ HĐ

đại lý mua bán hàng hóa, từ đó nếu được những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật

- Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn

của pháp luật điều chỉnh HĐ đại lý mua bán hàng hóa, đưa ra một số đề xuất cụ thể để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh HĐ đại lý mua bán hàng hóa ở VN

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: các quan điểm pháp

lý và pháp luật thương mại VN điều chỉnh về HĐ đại lý mua bán hàng hóa, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về HĐ đại lý mua bán hàng hóa, thực tiễn xây dựng và áp dụng quy định của pháp luật về HĐ đại lý mua bán hàng hóa ở VN

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những khía cạnh pháp lý của HĐ đại lý mua bán hàng hóa trên cơ sở lý luận cũng như các quy định liên quan đến HĐ đại lý mua bán hàng hóa trong BLDS 2015, LTM 2005 và một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác

Trang 5

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu pháp luật về

HĐ đại lý mua bán hàng hóa theo pháp luật VN để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào điều kiện thực tế ở VN Đồng thời luận văn cũng dựa trên cơ sở các quan điểm đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội của Đảng Cộng sản VN

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cứu cụ thể Bao gồm: phương pháp biện chứng khoa học; phân tích, đánh giá; tổng hợp, so sánh, đối chiếu; khảo sát thực tiễn; thống kê; hệ thống và một số phương pháp bổ trợ khác… Đồng thời thực hiện việc kết hợp giữa các nhóm phương pháp để nghiên cứu, giải quyết những yêu cầu mà đề tài đặt ra

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động đại lý và HĐ đại lý mua bán hàng hóa, theo đó phân tích kỹ về khái niệm, đặc điểm pháp lý, luận giải một cách có hệ thống và chiều sâu bản chất pháp lý của HĐ đại lý mua bán hàng hóa, cho phép phân biệt với một số hoạt động thương mại cận kề khác như: mua bán hàng hoá, uỷ thác mua bán hàng hóa, nhượng quyền thương mại…

Trang 6

dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo giúp cho việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế định pháp luật về HĐ đại lý mua bán hàng hóa ở VN hiện tại và trong tương lai

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về hoạt động đại lý mua bán hàng hóa và pháp luật về hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

Chương 2 Thực trạng pháp luật thương mại Việt Nam về hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

Chương 3 Một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại về hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

MUA BÁN HÀNG HÓA 1.1 Hoạt động đại lý thương mại và vai trò của hoạt động đại lý thương mại

1.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành hoạt động đại lý thương mại – Dịch vụ trung gian thương mại

Quá trình phân công lao động xã hội và trao đổi hàng hóa trên thế giới đã xuất hiện và phát triển khá sớm trong lịch sử xã hội nhân loại Thời kỳ đầu, hoạt động mua bán hàng hoá chủ yếu được diễn ra trực tiếp giữa người sản xuất ra hàng hoá và người tiêu dùng Sau này, cùng với sự ra đời của những thương nhân lấy việc bán hàng làm nghề nghiệp chính cho mình, thì hoạt động mua bán hàng hoá càng phát triển mạnh

mẽ và được tiến hành dưới nhiều hình thức hết sức đa dạng, phong phú với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau

Trang 7

1.1.2 Phân biệt hoạt động đại lý thương mại với một số hoạt động trung gian thương mại khác

Theo pháp luật Thương mại VN, thì ĐLTM là một trong bốn hình thức của trung gian thương mại Mang bản chất của trung gian thương mại nên ĐLTM với các hình thức trung gian thương mại khác

có rất nhiều điểm tương đồng mà có thể nhận ra ngay ở khái niệm quy

định tại khoản 11 điều 3 LTM 2005 “Các hoạt động trung gian thương

mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và ĐLTM”

Tuy nhiên, mỗi hình thức hoạt động trung gian thương mại đều mang những đặc điểm riêng biệt, để phân loại các hình thức này chủ yếu dựa vào vai trò và tư cách của bên trung gian trong quan hệ với bên

thứ ba

* Đại lý và đại diện

Trong quan hệ với bên thứ ba, bên đại diện nhân danh bên giao đại diện còn bên đại lý nhân danh chính mình để giao kết và thực hiện

HĐ với bên thứ ba Bên đại diện chỉ được thực hiện những hoạt động trong phạm vi được ủy quyền, đôi khi bên thứ ba hiểu nhầm là mình trực tiếp quan hệ với bên đại diện Còn bên đại lý là chủ thể trực tiếp giao kết và thực hiện cũng như chịu trách nhiệm với bên thứ ba về HĐ

đã ký kết

* Đại lý và môi giới

Một là, về chủ thể có sự khác biệt Bên môi giới bắt buộc phải là

thương nhân, còn các bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân, song trong quan hệ đại lý thì cả hai bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân

Trang 8

Hai là, bên môi giới chỉ thực hiện các hoạt động tìm kiếm và

cung cấp thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, thu xếp các bên được môi giới tiếp xúc và trực tiếp giao kết HĐ với nhau

Ba là, về hình thức của HĐ, LTM 2005 không quy định về hình

thức của HĐ môi giới phải được lập thành văn bản, trong khi hoạt động ĐLTM bắt buộc phải là văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp

lý tương đương

* Đại lý và ủy thác

Một là, về chủ thể, quan hệ ủy thác có thể được thiết lập giữa

thương nhân với thương nhân, giữa thương nhân với một hoặc các bên không phải là thương nhân, trong khi quan hệ đại lý chỉ có thể được thiết lập giữa các thương nhân

Hai là, phạm vi hoạt động của ĐLTM rộng hơn hoạt động ủy

thác

Ba là, bên đại lý được tự do hơn bên nhận ủy thác trong việc lựa

chọn bên thứ ba để giao kết và thực hiện HĐ

Bốn là, quan hệ ủy thác thường mang tính vụ việc, đơn lẻ còn

quan hệ đại lý thường là quá trình hợp tác lâu dài giữa bên giao đại lý

Trang 9

Thứ nhất, ĐLTM góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa

và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển nói chung và ngành thương mại dịch

vụ nói riêng

Thứ hai, hoạt động ĐLTM mang lại hiệu quả lớn cho thương

nhân trong quá trình phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ở thị trường trong nước, mở rộng ở thị trường nước ngoài

Thứ ba, hoạt động ĐLTM tạo điều kiện thuận lợi cho người

tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn tiếp cận được với hàng hoá và dịch vụ một cách tốt nhất Trước khi ĐLTM ra đời, khách hàng muốn mua hàng hoá chính hãng phải đến đúng địa điểm kinh doanh của thương nhân nên chi phí phải bỏ ra cho hàng hoá tăng cao Từ khi ĐLTM xuất hiện, khách hàng

có thể dễ dàng tiếp cận với hàng hoá chính hãng qua mạng lưới đại lý ở tỉnh, địa phương của mình Khách hàng có cơ hội được sử dụng hàng hoá, dịch vụ chất lượng chính hãng với giá cả và hậu mãi tốt từ các đại lý

1.2 Bản chất pháp lí của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

Hoạt động đại lý mua bán hàng hóa được thực hiện trên cơ sở HĐ đại lý mua bán hàng hóa, hay nói cách khác, HĐ đại lý mua bán hàng hóa là công cụ pháp lý để thực hiện hoạt động đại lý mua bán hàng hóa LTM 2005 không đưa ra khái niệm đại lý mua bán hàng hóa, cũng như khái niệm HĐ đại lý mua bán hàng hóa mà chỉ quy định khái niệm

ĐLTM nói chung tại Điều 166: “ĐLTM là hoạt động thương mại, theo

đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch

vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao” Theo quy

định tại Điều 385 BLDS 2015 thì HĐ là sự thỏa thuận giữa các bên về

việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Từ các

Trang 10

định nghĩa trên có thể đưa ra khái niệm HĐ đại lý mua bán hàng hóa như sau:

“HĐ đại lý mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên đại lý) nhân danh chính mình để thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên kia (bên giao đại lý) để hưởng thù lao”

HĐ đại lý mua bán hàng hóa có các đặc điểm pháp lý sau:

Thứ nhất, Chủ thể của HĐ đại lý mua bán hàng hóa phải là các

thương nhân

Thứ hai, bên đại lý phải dùng chính danh nghĩa của mình để thực

hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý Đây là một đặc điểm quan trọng của HĐ đại lý, cho phép phân biệt HĐ đại lý với HĐ đại diện cho thương nhân

Thứ ba, trong quan hệ HĐ đại lý, bên đại lý không phải là chủ sở

hữu đối với hàng hóa mà chỉ là người được bên giao đại lý ủy thác việc định đoạt hàng hóa mà thôi

Thứ tư, để thực hiện HĐ đại lý, bên đại lý vừa phải thực hiện các

hành vi pháp lý (Giao kết HĐ với khách hàng), vừa phải thực hiện các hành vi thực tế (nhận hàng hóa từ bên giao đại lý để giao cho người mua trong trường hợp đại lý bán, hoặc nhận tiền từ bên giao đại lý để thanh toán cho khách hàng; nhận hàng từ khách hàng để giao cho bên đại lý trong trường hợp đại lý mua bàng)

Thứ năm, HĐ đại lý là một dạng HĐ dịch vụ; bên đại lý bán hàng

hoặc mua hàng cho bên giao đại lý để nhận thù lao

Trong quan hệ HĐ đại lý mua bán hàng hóa, các quyền và nghĩa giữa bên giao đại lý, bên đại lý với nhau cũng như với khách hàng có sự khác biệt rõ nét với HĐ phân phối hàng hóa Việc phân biệt HĐ đại lý mua bán hàng hóa với HĐ phân phối hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ HĐ và bảo vệ quyền lợi khách hàng

Trang 11

Thứ nhất, trong quan hệ đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý

chỉ giao hàng hóa cho bên đại lý bán hàng mà không chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên đại lý (thực chất bên giao đại lý chuyển quyền chiếm hữu hàng hóa cho bên đại lý)

Thứ hai, trong quan hệ đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý

có quyền ấn định giá bán hàng hóa và bên đại lý bán hàng hóa có nghĩa

vụ phải bán hàng theo đúng giá mà bên giao đại lý đã ấn định

Thứ ba, quan hệ phân phối hàng hóa với tính chất là một quan hệ

“mua đứt, bán đoạn”, nhà phân phối không có trách nhiệm phải tuân thủ những chỉ dẫn của nhà cung cấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng

hóa cho khách hàng của mình

1.2.2 Một số nguyên tắc cơ bản của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

HĐ đại lý mua bán hàng hóa về bản chất cũng là một HĐ dân sự, chính vì vậy, những nguyên tắc của HĐ dân sự cũng mang tính chỉ đạo đối với HĐ đại lý mua bán hàng hóa

Thứ nhất, Nguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng, không vi

phạm điều cấm của luật, không vi phạm trật tự công cộng, không trái đạo đức xã hội

Thứ hai, Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Thứ ba, Nguyên tắc đảm bảo cam kết

Thứ tư, Nguyên tắc không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác Thứ năm, Nguyên tắc tôn trọng tập quán trong lĩnh vực đại lý

mua bán hàng hóa

1.2.3 Phân loại hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

HĐ đại lý mua bán hàng hóa rất phong phú, đa dạng trong thực

tế Về mặt khoa học, người ta có thể chia HĐ đại lý thành những loại khác nhau, dựa trên những tiêu chí khác nhau như:

Trang 12

 Căn cứ vào nội dung HĐ mà bên giao đại lý giao cho bên đại lý

thực hiện mà chia thành đại lý mua hàng và đại lý bán hàng

 Căn cứ vào phương pháp quy định giá mua, giá bán hàng hóa

đại lý và cách tính thù lao đại lý mà chi thành đại lý hoa hồng và đại lý

bao tiêu

 Căn cứ vào phạm vi quyền hạn được bên giao đại lý ủy nhiệm

mà chia thành đại lý độc quyền và tổng đại lý

LTM 2005 quy định ba hình thức đại lý mua bán hàng hóa cơ bản là: đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền, tổng đại lý mua bán hàng hóa; ngoài ra thương nhân được tự do lựa chọn hình thức đại lý mua bán hàng hóa khác phù hợp với nhu cầu kinh doanh của các bên LTM 2005 cung như các văn bản hướng dẫn thi hành không đưa ra khái niệm về các loại HĐ đại lý nói trên Căn cứ và quy định của BLDS 2015 về HĐ

và khái niệm về các hình thức đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền, tổng đại

lý theo quy định tại điều 169 LTM 2005, có thể đưa ra các khái niệm như sau:

+ Hợp đồng đại lý bao tiêu

+ Hợp đồng đại lý độc quyền

+ Hợp đồng tổng đại lý mua bán hàng hóa

+ Các hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa khác do các bên thỏa thuận

1.3 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

1.3.1 Pháp luật về quan hệ đại lý mua bán hàng hóa ở một số quốc gia trên thế giới

Việc xác định điều kiện, năng lực chủ thể của các bên tham gia quan hệ HĐ

Về đối tượng của HĐ

Về hình thức HĐ

Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HĐ

Trang 13

Về chấm dứt HĐ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ

1.3.2 Một số nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về điều chỉnh quan hệ hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

Các chủ thể tham gia quan hệ đại lý mua bán hàng hóa rất đa dạng, làm nảy sinh nhiềm nhóm quan hệ xã hội - kinh tế khác nhau:

- Quan hệ ủy quyền giữa bên giao đại lý và bên đại lý để thực hiện các hoạt động mua, bán hàng hóa;

- Quan hệ mua, bán hàng hóa, giữa bên đại lý và bên thứ ba;

- Quan hệ giữa bên giao đại lý, bên đại lý và bên thứ ba trong hoạt động đại lý;

- Quan hệ giữa cơ quan thương vụ của cơ quan chủ quản thương mại ở nước ngoài với các thương nhân khi họ muốn cơ quan này cung cấp thông tin, giới thiệu và chắp nối họ với các đối tác phù hợp để thiết lập các giao dịch thương mại;

- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, đầu tư trong việc hỗ trợ, hướng dẫn các thương nhân tìm kiếm đối tác thực hiện dự án đầu tư hoặc giải quyết những yêu cầu, mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên

Các quy phạm pháp luật điều chỉnh những nhóm quan hệ trên tản mạn trong nhiều văn bản thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như BLDS 2015, LTM 2005, và các Bộ luật, luật chuyên ngành Trên cơ sở LTM 2005 là cở sở pháp luật quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động ĐLTM, tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu của LTM

2005 điều chỉnh hoạt động ĐLTM với những nhóm quy phạm sau:

- Các quy phạm quy định về các hình thức ĐLTM

- Các quy phạm điều chỉnh quan hệ HĐ đại lý giữa bên giao đại lý

và bên đại lý

Ngày đăng: 13/11/2017, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w