1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Bài dự thi tìm hiểu về công tác dân vận

13 1,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 133,5 KB

Nội dung

+ Phải có nhiều hình thức tập hợp để thực hiện dân chủ XHCN Đa dạng hoá các hình thức tập hợp thể hiện trên các mặt: + Đa dạng hoá về mặt tổ chức có tính chất chính trị- xã hội, có tính

Trang 1

BÀI DỰ THI

“Cuộc thi tìm hiểu về công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên:

Ngày sinh:

Giới tính:

Dân tộc:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Câu 1 Đồng chí hãy nêu các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; các quy định của Nhà nước về công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các nhà Kinh điển của Chủ nghĩa Mác đều cho rằng: Các Đảng Cộng Sản đều làm công tác vận động nhân dân Đó là một công tác lâu dài và phải kiên trì thực hiện Giai cấp công nhân phải vận động để giành lấy sự đồng tình, giành lấy

sự ủng hộ của đa số nhân dân lao động trong công cuộc đấu tranh cách mạng của mình Mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau phải có những hình thức, nội dung công tác Dân vận khác nhau

Hồ Chí Minh lại cho rằng: "Cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ" Muốn làm cho dân giác ngộ "Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi"

Hồ chí Minh định nghĩa:" Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc mà Chính Phủ và đoàn thể đã giao cho (đoàn thể tức là Đảng- vì Đảng hoạt động bí mật) Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tin, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ Trươc nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó

là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được

Điểm thứ hai, là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương rồi động viên và tổ chức toàn dân thi hành Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân Khi thi hành xong cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng

Chủ nghĩa Mác – Lênin nói về sự cần thiết của công tác quần chúng dựa vào hai yếu tố cơ bản: Một là, phải tổ chức giai cấp công nhân thành một chính đảng là cần thiết để đảm bảo thắng lợi của cách mạng xã hội và thắng lợi của mục đích

Trang 2

cuối cùng của nó: thủ tiêu các giai cấp; Hai là, bản thân quần chúng phải tự mình tham gia công cuộc cải tạo ấy, phải tự mình hiểu rõ đó là vấn đề gì và vì sao phải tham gia cuộc cải tạo ấy với cả thể xác lẫn sinh nệnh của mình (…) Nhưng muốn cho quần chúng hiểu rõ cần phải làm gì thì cần phải tiến hành một công tác lâu dài

và kiên nhẫn

Từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân đã trở thành một truyền thống tốt đẹp và là nguồn sức mạnh của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay

Trước hết ta nhắc lại về tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác dân vận Một là, Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người

Hai là, Tất cả vì lợi ích của quần chúng

Ba là, Đoàn kết là lực lượng

Bốn là, Dân chủ,

Năm là, Coi trọng phương thức và tác phong công tác quần chúng đó là: -Cán bộ, Đảng viên phải tự mình làm gương cho quần chúng

Phải gần gủi quần chúng, kiên trì giải thích cho quần chúng hiêu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Cách tổ chức, cách làm việc… cũng phải phù hợp với quần chúng

Sáu là,Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận

2 Quan điểm và chủ trương của Đảng.

a Mục tiêu của công tác quần chúng trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Cách đây 87 năm, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, từ ngày

14 đến ngày 31/10/1930, tại Hương Cảng, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và Án nghị quyết về: Công nhân vận động, Nông dân vận động, Cộng sản Thanh niên vận động; Phụ nữ vận động; Quân đội vận; Vấn đề cứu tế và Hội phản đế đồng minh Trong Nghị quyết của Trung ương chỉ rõ: "Trong các Đảng bộ, (từ Thành ủy và Tỉnh ủy) phải tổ chức ra các Ban chuyên môn về giới vận động" Từ tháng 10/1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: công vận, nông vận, thanh vận, phụ vận, quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Sau Cách mạng Tháng Tám

1945, nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận đăng trên Báo Sự thật số ra ngày 15/10/1949, Bác đã chỉ rõ: "Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh ) đều phải phụ trách dân vận" Chính vì vậy, vào tháng 10/1999, trên cơ sở đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã quyết định lấy ngày 15/10 hàng năm là Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng và là “Ngày Dân vận của cả nước”

Trang 3

Với mục tiêu chính của giai đoạn này là giành độc lập dân tộc, nên mục tiêu của công tác vận động quần chúng là: Truyền bá, giác ngộ và khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và cách mạng của các tầng lớp nhân dân Từ giác ngộ tinh thần yêu nước mà tập hợp họ, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng Lực lượng cách mạng chỉ được phát triển thông qua tuyên truyền, giác ngộ và tổ chức công phu, tỷ mỷ

Công tác quần chúng không chỉ nhằm xây dựng và phát triển phong trào cách mạng của quần chúng mà còn là sự thể nghiệm vai trò và năng lực tổ chức, lãnh đạo của đảng, rèn luyện và thử thách sức chiến đấu của đảng, làm cho Đảng phát triển và trưởng thành từ chính phong trào cách mạng của quần chúng Thông qua công tác quần chúng mà đảng gắn bó với nhân dân, hiểu tâm trạng và nguyện vọng của nhân dân để Đảng đề ra đường lối sát hợp

b Công tác quần chúng trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa

Mục tiêu của CMXHCN đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương thức vận động quần chúng Không chỉ là giác ngộ và giáo dục chính trị tư tưởng mạ còn là tổ chức xây dựng kinh tế, bám sát mục tiêu ĐLDT và CNXH

Đảng ta luôn xác định: Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trong điều kiện hội nhập quốc tế càng đòi hỏi phải phát huy cao độ khối đoàn kết

và sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do vậy, từ Đại hội V của Đảng đã xác định "Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng chẳng những không giảm bớt mà còn tăng thêm" quy định: “ Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Công tác dân vận là trách nhiệm của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán

bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang

Hội nghị Trung ương 8 khóa VI ra Nghị quyết số 08B/QN-HNTƯ "Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân

dân" với 4 quan điểm chỉ đạo đổi mới cong tác quần chúng như sau:

Một là, Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân Hiểu đúng và thực

hiện tốt quan điểm nầy phải chú ý những điểm sau: Khẳng định nguyên lý, lý tưởng phục vụ nhân dân của Đảng, phê phán xu hướng lệch lạc: quan liêu, mệnh lệnh

Có 4 điểm cần lưu ý:

+ Lấy mục tiêu vì hạnh phúc của nhân dân làm trọng

+ Nhân dân là lực lượng, là người tiến hành mọi nhiệm vụ, công việc cách mạng.+ Phải thật sự biết tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân

Trang 4

+ Quán triệt tinh thần Đ Đ K toàn dân tộc, củng cố liên minh công – nông – trí thức

Hai là, Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết

thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân

Lợi ích vật chất, trước hết là lợi ích KT, tức quyền sở hữu về tư liệu sản xuất… Lọi ích tinh thần, chính trị, quyền dân chủ… Khắc phục việc huy động sức dân, coi nhẹ bồi dưỡng sức dân; khắc phục tư tưởng mị dân, cục bộ , bản vị làm tổn hại đến lợi ích chung

Ba là, Các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng.

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng, đảng bao giờ cũng coi trọng lực lượng cách mạng

Tập hợp quần chúng phải đa dạng vì:

+ Nhu cầu lợi ích xã hội rất đa dạng (so với cơ cấu giai cấp- xã hội có sự phát triển)

+ Nhiều nhu cầu mới đặt ra phải có hình thức tập hợp và hoạt động thích hợp

+ Do trình độ giác ngộ không đồng nhất, phải có cấp độ khác nhau về hình thức tập hợp

+ Phải có nhiều hình thức tập hợp để thực hiện dân chủ XHCN

Đa dạng hoá các hình thức tập hợp thể hiện trên các mặt:

+ Đa dạng hoá về mặt tổ chức ( có tính chất chính trị- xã hội, có tính chất quần chúng xã hội…)

+ Đa dạng hoá về mặt hệ thống tổ chức ( không nhất thiết phải có hệ thống 4 cấp, có tổ chức ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác…)

+ Đa dạng hoá về hình thức tổ chức không chỉ bằng Hội, Đoàn mà còn nhiều hình thức khác như CLB…

Bốn là, Công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và các đoàn

thể nhân dân

+ Đối với Đảng: Về mặt trách nhiệm cần khẳng định, công tác quần chúng trước hết là của Đảng Đảng làm công tác dân vận bằng cả hệ thống tổ chức Đảng-thực hiện toàn Đảng làm công tác vận động quần chúng; thông qua Nhà nước, hệ thống Mặt trận và các đoàn thể nhân dân Đảng có bộ máy tham mưu giúp cấp ủy trong việc lãnh đạo công tác vận động nhân dân, đó là Ban Dân Vận các cấp Đồng thời cử cán bộ, đảng viên có uy tín làm nòng cốt lãnh đạo các cơ quan dân cử, các đoàn thể nhân dân Đảng cầm quyèn có ba lĩnh vực hoạt động chủ yếu: ãnh đạo xây dựng hệ thống Nhà nước; Lãnh đạo tổ chức thức hiện tốt mối liên hệ với nhân dân; Lãnh đạo xây dựng chỉnh đốn bản thân Đảng, để Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+) Đối với nhà nước: Trong điều kiện Đảng cầm quyền thì mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân chủ yếu thông qua nhà nước Cụ thể là: thông qua hệ thống pháp luật, chính sách để tổ chức, đièu hành, thực thi luật pháp, chính sách; thông qua mối quan hệ phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đẻ thực

Trang 5

hiện luật pháp và chính sách; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua cán bộ, công chức nhà nước

Bởi vì đối xã hội, đối với công dân chỉ có luật pháp, chính sách, bộ máy công quyền mới có tác dụng giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế Trong điều kiện Đảng cầm quyền, công tác dân vận của nhà nước đóng vai tò chủ yếu

+) Đối với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có chức năng cơ bản, có nhiệm vụ chủ yếu là vận động quần chúng Mặt trận và các đoàn thể là sợi dây nối liền giữa Đảng, nhà nước với các tầng lớp nhân dân

Mặt trận là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị,

… là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân thực hiên chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Các đoàn thể nhân dân

là tổ chức của dân, phấn dấu cho dân, bênh vực quyền lợi cuả dân, liên lạc mật thiết giữa dân với nhà nước

Muốn phát huy dân chủ, Mặt trận và các đoàn thể phải làm tốt đồng thời cả

ba nhiệm vụ: Đề xuất sáng kiến; Phản biện xã hội; Giám sát các hoạt động của các

cơ quan Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước

Trong thời kỳ mới, các tổ chức nhân dân sẽ phải đứng ra đảm trách nhiều công việc liên quan đến đời sống của nhân dân với tư cách là những tổ chức tự quản của dân

Tổ chức Đảng, các cấp ủy Đảng phải trực tiếp, thường xuyên lãnh đạo công tác dân vận và gắn chặt với công tác dân vận với công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước

Đảng viên, cán bộ phải làm cho nhân dân thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và ngăn chặn kịp thời mọi loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội

Chỉ thị 69/CT-TƯ, ngày 20/6/1996 đưa ra các phương hướng công tác dân vận trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

1) "Quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân cần được tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa trong thời kỳ CNH,HĐH Biến các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành các phong trào cách mạng của nhân dân là việc có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước."

2) Mục tiêu của công tác dân vận trong những năm tới là động viên mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân nhằm đẩy mạnh CHH, HĐH…Chăm lo, tạo điều kiện cho mỗi vùng sớm xóa đói, giảm nghèo, mọi nhà no

ấm, sớm xóa mù chữ, phổ cạp tiểu học, không ngừng nâng cao dân trí, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, xóm làng đoàn kết, yên vui, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, xã hội công bằng, đất nước ổn định

3) Đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, làm chủ cuộc sống bản thân và xã hội, nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phong trào cách mạng trong nhân dân

4) Các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng, lấy các tổ chức chính trị- xã hội làm nòng cốt Các phương thức và khẩu hiệu vận động phải phù hợp với trình

Trang 6

độ của mọi đối tượng nhân dân; coi trọng việc lấy các điển hình tiên tiến để tuyên truyền, vận động, nhân ra diện rộng

5) Đảng lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên công tác dân vận Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi công chức, viên chức Nhà nước đều phải làm tốt công tác dân vận, giữ mối quan hệ tốt với nhân dân trong khi thi hành công vụ Cần phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính tri- xã hội với các cấp các ngành của chính quyền, gắn công tác dân vận với công tác xây dựng đảng, xây dựng Nhà nước

6) Trong tình hình hiện nay, cần vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, gây mất ổn định chính trị, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc qia, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; phát hiện, ngăn chặn mọi loại tội phạm, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội

Dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 290 QĐ/TW ngày 25/02/2010 “Về việc ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị” trong đó nêu rõ ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ

sự nghiệp cách mạng nước ta Đồng thời, xác nhận trách nhiệm của tập thể, cá nhân và cơ chế, phương thức thực hiện công tác dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị và thường xuyên quán triệt thực hiện công tác dân vận của Chủ tịch

Hồ Chí Minh “trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân”

Thực hiện quan điểm, đường lối, của Đảng, quyết định của Bộ Chính trị, Nhà nước đã ban hành những văn bản về công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Chỉ thị số : 18/2000/CT-TTg, ngày 21/09/2000 “Về tăng cường công tác dân vận”, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã chỉ thị: Các Bộ trưởng, Thủ

trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi và quyền hạn của mình: Phải chỉ đạo và có kế hoạch thường xuyên tuyên truyền và giáo dục nhận thức về công tác dân vận Nhân

"Ngày dân vận" 15 tháng 10 hàng năm, cần tăng cường chỉ đạo, triển khai học tập bài báo "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghị quyết dân vận của Đảng, và Bài "Nhớ ngày 15 tháng 10" của đồng chí Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu nhằm tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức và hành động về công tác dân vận

Chỉ thị số 30 CT/TW, ngày 18/2/1998 “Về xây dựng cơ chế dân chủ ở cơ sở”

nêu rõ “Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp

và rộng rãi nhất Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở có tính pháp lý, yêu cầu mọi người, mọi tổ chức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế dân chủ cần được xây dựng cho từng loại cơ sở xã, phường, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu, cơ quan hành chính, v.v phù hợp với đặc điểm của từng loại cơ sở.”

Nghị định số 71/1998/ NĐ-CP, ngày 08/09/1998 Ban hành cơ chế thực hiện dân chủ trong hoạt động ở cơ quan “Quy chế thực hiện dân chủ trong sinh hoạt

của cơ quan nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, góp phần xây

Trang 7

dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước; ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở

cơ quan, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; phát huy dân chủ, đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm Hiến pháp, pháp luật và xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân, cản trở việc thi hành công vụ ở cơ quan ”

Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/4/2007 thực hiện dân chủ

xã, phường, thi trấn “Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để

nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.”

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” Nghị quyết xác định:

Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, cần quán triệt các quan điểm sau:

1) Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ

2) Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh

3) Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo

4) Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán

bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt

5) Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận; các hình thức tập hợp nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả

Trang 8

Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, ngày 19/6/2013 Quy định chi tiết Khoản 3

Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc “quy định nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở và hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn,

sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động”

Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 16/5/2016 của Thủ Tướng Chính phủ “Về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”: Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ của cả

hệ thống chính trị Cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp phải thường xuyên quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác dân vận gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế

Theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng thì một trong những nhiệm vụ quan trọng về xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay là “tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân” Theo đó, nghị quyết đưa ra mục tiêu rất rõ của công tác dân vận: “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới, Nghị quyết Đại hội XII xác định giải pháp đầu tiên mà cấp ủy các cấp cần tập trung thực hiện là tổ chức tốt việc học tập, quán triệt nội dung công tác dân vận của Đảng Tổ chức học tập, quán triệt tốt nghị quyết của Đảng không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, mà còn là cơ sở để xây dựng và ban hành chương trình hành động thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác dân vận

Nhận định về vai trò của công tác dân vận, đồng chí Nguyễn Minh Triết (nguyên Chủ tịch nước) xác định: “Công tác dân vận là thế mạnh tuyệt đố của Đảng ta Đảng ta ra đời từ nhân dân, phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân Đảng hiểu rõ sức mạnh to lớn của nhân dân Vì vậy, trong suốt mấy cuộc kháng chiến chóng ngoại xâm vừa qua và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay, nhờ phát huy sức mạnh công tác dân vận, chúng ta đã giành được những thắng lợi hết sức vẻ vang

Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị Chúng ta phải tiếp tục phát huy làm tốt công tác dân vận Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc, tập hợp được sức mạnh tổng lực, ở

Trang 9

cả trong và ngoài nước, để xây dựng , phát triển đất nước ta "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai các cường quốc năm châu" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đồng chí Đỗ Mười cũng nhận định: “Đảng với dân là một, mọi việc đều dựa vào dân, có dân là có cả Ngay từ khi được thành lập, đảng ta đã xác định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Đảng từ nhân dân mà ra, chiến đấu vì lợi ích của nhân dân Từ trong máu lửa của cách mạng và kháng chiến, vào sinh ra

tử, lúc nào Đảng cũng ở trong lòng dân”

Với quan điểm, chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng ta về công tác dân vận và các quy định của Nhà nước về công tác dân và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác dân vận trong 87 năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng nhận thức của hệ thống chính trị đối với vị trí, vai trò của công tác dân vận được nâng lên Chính quyền các cấp chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội; triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện tốt hơn quy chế dân chủ ở cơ sở Góp phần phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước và từng địa phương

Trang 10

Câu 2: Vận dụng các quan điểm của Đảng, các quy định của Nhà nước về công tác dân vận của hệ thống chính trị và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng chí hãy đề xuất những giải pháp trong việc xử lý các tình huống dân vận; công tác tiếp dân; giải quyết khiếu nại tố cáo và các vụ việc bức xúc, nổi cộm, gây mất trật tự xã hội ở cơ sở.

Thời gian qua, nhận thức tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trên cả nước đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, đạt được những kết quả quan trọng Nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy Vì vậy, được nhân dân đồng tình hưởng ứng

và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

Triển khai sâu rộng phong trào thi đua "Dân vận khéo" tới các ban, ngành, đoàn thể, các chi bộ, tổ dân vận nhằm vận động nhân dân tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, gắn với việc:

"Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư…

Tuy nhiên, qua quá trình lãnh đạo chúng ta thấy , chỉ đạo triển khai thực hiện công tác dân vận vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về công tác dân vận còn hạn chế, có lúc thiếu kịp thời; việc nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng, dư luận của nhân dân có lúc chưa đầy đủ Sự phối hợp trong công tác vận động quần chúng giữa các ban, ngành, đoàn thể trên một số lĩnh vực chưa đồng bộ, công tác tham mưu có lúc thiếu kịp thời Công tác dân vận ở một vài cấp ủy chi bộchưa được quan tâm đúng mức Một bộ phận cán

bộ, công chức vẫn còn biểu hiện sự quan liêu và thiếu tôn trọng nhân dân trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao Vì vậy, để nâng cao hơn nữa công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần tập trung thực hiện tốt một

số giải pháp sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác dân

vận được thể hiện ở việc kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" gắn với các cuộc vận động, chỉnh đốn, xây dựng Đảng Đồng thời, phát huy sự gương mẫu của cán

bộ, đảng viên, khẳng định sự tin tưởng của nhân dân đối với Đảng Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên , Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nắm vững, kiên định với mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ công tác dân vận trong bối cảnh hiện nay tạo động lực để các tầng lớp nhân dân đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH – ANQP của đất nước Xác định rõ trách nhiệm công tác dân vận là của cả hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên, các đoàn thể nhân dân Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt Phát hiện, bồi dưỡng kỹ năng vận động nhân dân cho những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, trong họ tộc, tạo điều kiện để họ tham gia

Ngày đăng: 13/11/2017, 07:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w