Thuế Tiêu thụ đặc biệt Là sắc thuế đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định. Toàn bộ số hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB mua về đều phải là nguyên liệu đầu vào của một quá trình sản xuất mà kết quả sản xuất ra cũng phải là hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB. Toàn bộ số hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB mua về đều được xuất dùng hết để sản xuất ra hàng hóa đầu ra chịu thuế TTĐB. Toàn bộ hàng hóa đầu ra chịu thuế TTĐB, được sản xuất từ các hàng hóa đầu vào chịu thuế TTĐB đều được xuất bán hết.
Trang 1Một số loại thuế chủ yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thuế Giá trị gia tăng (VAT) Thuế Tiêu thụ đặc biệt Thuế Thu nhập doanh nghiệp Khái
niệm
Là sắc thuế tính trên giá trị tăng thêm
của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong
quá trình từ sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng
Là sắc thuế đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định
Là sắc thuế tính trên thu nhập trước thuế (thu nhập chịu thuế) của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế
Người
nộp
thuế
- Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa
chịu thuế
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa chịu thuế
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch
vụ chịu thuế
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế
- Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa chịu thuế
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch
vụ chịu thuế
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế
Đối
tượng
chịu
thuế
- Là toàn bộ hàng hóa, dịch vụ sử
dụng cho sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng tại trong nước, trừ những
hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện
chịu thuế Giá trị gia tăng
- Các hàng hóa, dịch vụ không thuộc
diện chịu thuế Giá trị gia tăng:
+ Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục
vụ nhu cầu đời sống xã hội: Dịch vụ
dạy học, dạy nghề Dịch vụ khám
chữa bệnh
+ Hàng hoá, dịch vụ thuộc các ngành
sản xuất còn khó khăn, cần khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển: Sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi chưa qua
chế biến của người sản xuất trong
nước Sản phẩm muối
+ Hàng hoá dịch vụ sử dụng không
- Là các hàng hoá, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục quy định của Nhà nước:
+ Hàng hoá dịch vụ cao cấp, đắt tiền: Tàu bay, du thuyền (trừ loại
được sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch và mục đích an ninh, quốc phòng) Kinh
doanh ca-si-nô Kinh doanh gôn
+ Hàng hoá dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng ít có lợi, thậm chí có hại cho sức khoẻ con người, có hại cho môi trường, gây lãng phí đối với xã hội: Bia, rượu, thuốc lá Hàng mã
Thu nhập chịu thuế phát sinh trong
kỳ tính thuế của doanh nghiệp
Trang 2nhằm mục đích kinh doanh mà vì các
mục đích xã hội, an ninh quốc
phòng: Vũ khí Hàng hóa nhập khẩu
trong trường hợp viện trợ nhân đạo
+ Hàng hoá dịch vụ nhập khẩu
nhưng thực chất không phục vụ cho
sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở
trong nước: Hàng quá cảnh Hàng
tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu
+ Hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá
trị tăng thêm: Dịch vụ tài chính
Căn cứ
tính
thuế
(Giả
định:
Hàng
hóa,
dịch vụ
mà
doanh
nghiệp
sản
xuất và
kinh
doanh
không
chịu
thuế
Bảo vệ
môi
trường)
- Giá tính thuế: Là Giá chưa có thuế
Giá trị gia tăng nhưng đã có thuế Tiêu
thụ đặc biệt
+ Giá tính thuế GTGT của hàng hóa,
dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh
trong nước bán ra:
= Giá thanh toán / (1 + Thuế suất thuế
GTGT)
= Giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt +
Thuế Tiêu thụ đặc biệt
+ Giá tính thuế GTGT của hàng hóa
nhập khẩu:
= Giá tại cửa khẩu nhập + Thuế Nhập
khẩu + Thuế Tiêu thụ đặc biệt
- Thuế suất:
Thuế suất thường thấp
Ở Việt Nam hiện nay, loại thuế này có
các mức thuế suất:
0% (hàng xuất khẩu)
5% (hàng hóa thiết yếu như nước
sạch, thiết bị y tế, giáo cụ)
10% (hàng hóa thông thường)
- Giá tính thuế: Là Giá chưa có thuế Giá trị gia tăng và thuế Tiêu thụ đặc biệt
+ Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước bán ra:
= Giá chưa thuế GTGT / ( 1 + Thuế
suất thuế Tiêu thụ đặc biệt)
= Giá tính thuế GTGT – Thuế Tiêu
thụ đặc biệt
+ Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa nhập khẩu:
= Giá tại cửa khẩu nhập + Thuế Nhập
khẩu
- Thuế suất:
Thuế suất thường rất cao
Theo biểu thuế Tiêu thụ đặc biệt của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, thuế suất của loại thuế này dao động từ: 10% đến 70%
- Thu nhập tính thuế:
= Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Lỗ kết chuyển theo quy định
- Thuế suất: Trước đây, Việt Nam đã từng áp dụng các mức thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp là 32%, 28%,
và 25%, nhưng kể từ 01/01/2014, mức thuế suất này đã giảm xuống chỉ còn 22%, và kể từ 01/01/2016, đã giảm tiếp thêm lần nữa và đứng ở mức 20%; Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác dao động từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự
án, từng cơ sở kinh doanh
Trang 3pháp
tính
thuế
- Phương pháp khấu trừ thuế:
Thuế GTGT còn phải nộp = Thuế
GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu
vào.
(Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế
GTGT của hàng bán ra x Thuế suất
thuế GTGT tương ứng.
Thuế GTGT đầu vào = Giá tính
thuế GTGT của hàng mua vào x Thuế
suất thuế GTGT tương ứng).
- Phương pháp tính trực tiếp trên
GTGT:
Xem thông tư 219/2013/TT-BTC
Thuế Tiêu thụ đặc biệt phải nộp
= Số thuế TTĐB của số hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB được bán ra
và cung cấp trong kỳ - Số thuế TTĐB
đã nộp đối với hàng hóa, nguyên liệu
ở khâu nhập khẩu hoặc số thuế TTĐB đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hoá được bán ra trong kỳ.
Trong đó, Số thuế Tiêu thụ đặc biệt đầu ra của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ
trong kỳ = Số lượng hàng hóa, dịch
vụ tiêu thụ x Giá tính thuế Tiêu thụ
đặc biệt của đơn vị hàng hóa, dịch vụ
x Thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt
tương ứng.
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN.
Đặc
điểm
- Thuế gián thu đánh nhiều giai đoạn
- Đánh vào đại bộ phận hàng hóa,
dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng trong nước
- Thuế gián thu đánh 1 giai đoạn
- Danh mục hàng hóa chịu thuế không nhiều và thay đổi tùy thuộc vào mức sống của dân cư và điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng trong từng giai đoạn
- Thuế trực thu phụ thuộc kết quả kinh doanh của người nộp thuế
- Là thuế được khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân
Trang 4Ví dụ 1: Cơ sở A sản xuất Bông Trong kỳ, cơ sở A bán bông cho cơ sở B với giá bán chưa thuế GTGT là 50 triệu đồng.
Cơ sở B mua bông để sản xuất sợi, sau đó đã bán sợi cho cơ sở C với giá bán chưa thuế GTGT là 70 triệu đồng Cơ sở C mua sợi để sản xuất vải, sau đó đã bán vải cho người tiêu dùng với giá bán theo tổng giá thanh toán là 99 triệu đồng Giả định: Tất cả các mặt hàng nói trên đều chịu thuế GTGT với thuế suất 10% Các cơ sở sản xuất kinh doanh nói trên đều tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế Yêu cầu: Hoàn thành bảng sau:
Đơn vị: triệu đồng
Ví dụ 2: (trích Thông tư số 195/2015/TT- BTC ) Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu)
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu
+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng
Hỏi: Số thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là bao nhiêu ?
350 - (250 x 10.0008.000 x 12.0009.000 ) = 200 triệu đồng
Ví dụ 3: Công ty An Thái sản xuất và kinh doanh mặt hàng thuộc diện chịu thuế GTGT (thuế suất 10%) và thuế TTĐB
(thuế suất 50%) Tháng 1/2010, tiền bán hàng theo giá thanh toán của công ty là 660 triệu đồng Cũng trong tháng đó, An Thái phải mua các nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng này, với giá mua chưa thuế TTĐB là 340 triệu đồng Tổng số thuế TTĐB trên hóa đơn mua hàng là 60 triệu đồng Các nguyên vật liệu này đều chịu thuế GTGT với thuế suất bằng 10% Giả sử: Các hàng hóa, dịch vụ khác mà công ty phải mua để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đều không thuộc diện chịu thuế GTGT và thuế TTĐB Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Tất cả các giao dịch đều được thanh toán ngay 50%, phần còn lại trả vào tháng 2/2010
Trang 5Yêu cầu:
a Tính số tiền thực thu từ hoạt động bán hàng trong tháng 1/2010 của công ty An Thái
b Tính số tiền thực chi để mua nguyên vật liệu của công ty An Thái trong tháng 1/2010
c Tính thuế GTGT phải nộp và thuế TTĐB phải nộp của công ty An Thái trong tháng 1/2010
(Giả định: Toàn bộ số thuế TTĐB phát sinh trên hóa đơn mua hàng trong tháng 1 năm 2010 của công ty đều được khấu trừ hết ngay trong tháng 1 năm 2010) Trong trường hợp nào thì toàn bộ số thuế TTĐB phát sinh trên hóa đơn mua hàng
trong kỳ sẽ được khấu trừ hết ngay trong kỳ đó?
Bài làm
a) Nghiệp vụ bán hàng:
Giá bán chưa thuế GTGT và thuế TTĐB 600 / (1+50%) = 400
Giá bán chưa thuế GTGT (nhưng đã có thuế TTĐB) 660 / (1+10%) = 600
Giá bán có thuế GTGT và thuế TTĐB (Tổng giá thanh toán)
660
Như vậy, có:
- Số tiền thực thu từ hoạt động bán hàng trong tháng 1/2010: 50% x 660 = 330 triệu đồng.
b) Nghiệp vụ mua vật tư:
đồng)
Thuế TTĐB đầu vào trên hóa đơn mua hàng 60 (đề bài cho sẵn)
Trang 6Giá mua chưa thuế GTGT (nhưng đã có thuế TTĐB) 400 (= 340 + 60)
Giá mua có thuế GTGT và thuế TTĐB (Tổng giá thanh toán)
440 (= 400 + 40)
Như vậy, có:
- Số tiền thực chi để mua nguyên vật liệu của công ty An Thái trong tháng 1/2010: 50% x 440 = 220 triệu đồng
c) Thuế TTĐB đầu ra: 200
Thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ tương ứng: 60 (Lưu ý: Đề bài đã giả định rằng: “Toàn bộ số thuế TTĐB phát sinh
trên hóa đơn mua hàng trong tháng 1 năm 2010 của công ty đều được khấu trừ hết ngay trong tháng 1 năm 2010”)
Thuế TTĐB phải nộp trong tháng 1/2010 của công ty An Thái: 200 – 60 = 140 triệu đồng
Thuế GTGT đầu ra: 60
Thuế GTGT đầu vào: 40
Thuế GTGT phải nộp trong tháng 1/2010 của công ty An Thái: 60 – 40 = 20 triệu đồng
Điều kiện để toàn bộ số thuế TTĐB đầu vào phát sinh trên hóa đơn mua hàng trong kỳ sẽ được khấu trừ hết ngay trong kỳ đó:
- Toàn bộ số hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB mua về đều phải là nguyên liệu đầu vào của một quá trình sản xuất
mà kết quả sản xuất ra cũng phải là hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB.
- Toàn bộ số hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB mua về đều được xuất dùng hết để sản xuất ra hàng hóa đầu ra chịu
thuế TTĐB.
- Toàn bộ hàng hóa đầu ra chịu thuế TTĐB, được sản xuất từ các hàng hóa đầu vào chịu thuế TTĐB đều được xuất bán
hết.