1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên phổ thông trung học trước yêu cầu đổi mới giáo dục

15 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 27,63 KB
File đính kèm Thực trạng năng lực giáo viên PT.rar (25 KB)

Nội dung

Giáo viên (GV) là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và là yếu tố then chốt của mọi sự cải cách, đổi mới giáo dục. Bất kể thời đại nào, không có thầy giỏi cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức thì khó có thể có một nền giáo dục có chất lượng. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, năng lực đội ngũ GV phổ thông đang là vấn đề đáng lo ngại trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, năng lực đội ngũ GV phổ thông vừa yếu vừa thiếu và chưa đáp ứng ứng được yêu cầu đổi mới. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ 2 nội dung chính: (1) Thực trạng năng lực của đội ngũ GV phổ thông hiện nay trước yêu cầu đổi mới GD; (2) Giải pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trang 1

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

TS Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu sư phạm,Trường ĐHSP Hà Nội (Bài đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế của Trường SĐHSP Hà

Nội ngày 9.12/2016)

Tóm tắt: Giáo viên (GV) là nhân tố quyết định chất lượng giáo

dục và là yếu tố then chốt của mọi sự cải cách, đổi mới giáo dục Bất kể thời đại nào, không có thầy giỏi cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức thì khó có thể có một nền giáo dục có chất lượng Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, năng lực đội ngũ

GV phổ thông đang là vấn đề đáng lo ngại trước yêu cầu đổi mới giáo dục Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, năng lực đội ngũ GV phổ thông vừa yếu vừa thiếu và chưa đáp ứng ứng được yêu cầu đổi mới Trong bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ 2 nội dung chính: (1) Thực trạng năng lực của đội ngũ GV phổ thông hiện nay trước yêu cầu đổi mới GD; (2) Giải pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới

Từ khóa: Thực trạng, năng lực, đội ngũ giáo viên phổ thông, đổi

mới giáo dục phổ thông

1.Đặt vấn đề

Sức mạnh của một trường học phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ giáo viên (GV)- nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục Họ là những người trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn

và truyền thụ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho học sinh (HS) Bởi vậy, xây dựng được đội ngũ GV có đủ phẩm chất và năng lực

Trang 2

sẽ là yếu tố then chốt để thực hiện cải cách, đổi mới giáo dục Cho

dù chúng ta có được những chương trình giáo dục tốt, có những bộ sách giáo khoa (SGK) hoàn hảo và cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, nhưng chất lượng người thày ở trình độ trung bình thì có thể khẳng định chắc chắn rằng, đó là một nền giáo dục không có tương lai Chính vì thế, Hội nghị quốc tế về giáo dục lần thứ 45 họp tại Giơ

ne vơ (Thụy sĩ) bàn về giáo dục cho thế kỷ XXI đã nhấn

mạnh: “Muốn có một nền giáo dục tốt, cần phải có những giáo viên tốt” (1)

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, năng lực đội ngũ GV phổ thông đang là vấn đề đáng lo ngại trước yêu cầu đổi mới giáo dục Tài liệu “Tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo GV phổ

thông về phát triển chương trình đào tạo” (năm 2015) đã đánh giá

tổng quát năng lực của gần 200 GV phổ thông ở 12 môn (không dựa vào bằng cấp): “Đạt yêu cầu: 75,3%; chưa đạt yêu cầu: 16,6%

và khó đánh giá được là 8,0%”(2) Như vậy, còn khoảng 25% số GV chưa đạt yêu cầu về năng lực dạy học, giáo dục theo chương trình hiện hành Nếu Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai trong thời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang

bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm sáng tạo…thì năng lực của đội ngũ GV phổ thông đang đứng trước những thách thức mới Vậy làm thế nào để phát triển

và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV phổ thông đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới đang là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý, trong đó có vai trò của các trường sư phạm Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào 2 nội dung chính: (1) Thực trạng năng lực của đội ngũ GV phổ thông hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục; (2) Giải pháp để nâng cao năng lực

Trang 3

nghề nghiệp cho GV đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới

2 Nội dung

2.1 Thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục

Theo kết quả khảo sát năng lực của đội ngũ GV giảng dạy 12 môn

ở trường phổ thông, chúng ta thấy:

Bảng 1:

ST

T

Nội dung khảo sát

TB

Đồng ý

Phân vân

Khôn g

1 Về cơ bản đáp ứng được

yêu cầu

chuyên môn

3 Đang có chiều hướng tích

cực

4 Năng lực dạy học của GV

còn yếu

mới chưa được triển khai

*Nguồn: Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên (Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các

cơ sở đào tạo GVPT về phát triển chương trình đào tạo),

Bộ GD&ĐT 2015 - tr 200)

Kết qủa trên cho thấy, có 31,8 % cho rằng GV đang có nhiều bất cập về chuyên môn, 27,3% không thừa nhận điều này và 40,9

% ý kiến còn phân vân Điều này cho thấy sự bất cập về chuyên môn của GV là một vấn đề cần giải quyết

Trang 4

Về năng lực dạy học của GV, có 13,6% đánh giá là còn yếu, 27.3% không đồng ý điều đó, nhưng tỷ lệ phân vân khá cao (51,9%) Điều này cho thấy mức độ tin tưởng vào năng lực dạy học của GV chưa được khẳng định rõ ràng

Về việc triển khai thực hiện các PPDH mới, tuy có 40,9 % ý kiến không đồng ý (tức thừa nhận các PPDH mới đã được triển khai), nhưng có tới 54,5 ý kiến vẫn còn phân vân Như vậy, việc GV thực hiện các PPDH mới vẫn còn là vấn đề chưa được khẳng định rõ ràng

Để đánh giá các năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát 74

GV THCS ở các tỉnh: Hải Dương, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu Kết quả như sau:

Bảng 2:

Các năng lực DH của giáo

viên theo yêu cầu đổi mới

Mức độ đạt được %

Đã vữn

g chắ c

Có, nhưn

g chưa vững chắc

Chư

a có

Khó đán

h giá

1 Năng lực phát triển chương

trình nhà trường, biên soạn và

phát triển tài liệu giáo khoa

2.Năng lực dạy học theo định

hướng phát triển năng lực HS

24, 3

47,2 28,3

9

44,5 36,4

4 Năng lực dạy học tích hợp, lồng 10 59,4 27.0 2

Trang 5

5 Năng lực DH theo phương thức

hoạt động trải nghiệm sáng tạo

6 Năng lực tổ chức tự học, tự

nghiên cứu cho HS

16, 2

67,5 16,2

7.Năng lực sử dụng công nghệ

thông tin (máy tính, Internet,

mạng xã hội…) trong dạy học

27, 0

66,2 6,7

8 Năng lực đổi mới, sáng tạo, cải

tiến chất lượng DH

16, 2

39,1 40,5 4

9 Năng lực giao tiếp và kiểm soát

cảm xúc trong DH

21, 6

44,6 28,3 5,4

10 Năng lực thích ứng với các

điều kiện DH khác nhau

20, 2

39,1 40,5

11 Năng lực xây dựng môi trường

học tập (tạo dựng môi trường học

tập: dân chủ, cởi mở, thân thiện,

hợp tác, thuận lợi, an toàn…)

27, 0

44,6 28,3

12 Năng lực chuyển giao kinh

nghiệm DH cho đồng nghiệp, phát

triển nghề của tổ bộ môn, của

Trường

17, 5

51,3 31,0

*Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng tháng 7 năm 2016.

Đề tài cấp Trường - MS: SPHN 16-01-VNCSP

Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy tuy GV đã có những năng lực cần thiết để đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD phổ thông, nhưng số GV có năng lực vững chắc chỉ đạt trên dưới 20%; những năng lực đã có nhưng chưa vững chắc vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (trên dưới 60%) Tỷ lệ GV chưa có các năng lực DH theo yêu cầu đổi mới cũng còn khá nhiều (nhất là các năng lực về phát triển

Trang 6

chương trình (54%); năng lực DH theo phương thức trải nghiệm sáng tạo (41,8%); năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến chất lượng

DH và năng lực thích ứng với các điều kiện DH khác nhau cũng có tới 40,5% GV chưa có được)

Về các năng lực DH tích hợp, lồng ghép, liên môn có tới gần 60%

GV đều cho rằng chưa vững chắc Qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng GV do Bộ GD&ĐT gần đây, báo chí trong nước cũng đã phản ánh: “Hầu hết GV đều mơ màng về tích hợp, liên môn và có những GV đến nay vẫn chưa hiểu rõ tích hợp, liên môn là

gì”(6)

Những hiện tượng như: GV không giải được hết các bài toán trong sách giáo khoa, rời sách giáo khoa thì không biết lấy gì dạy và dạy như thế nào đã không còn hiếm Đối với những bài học về thực vật (thân, lá, hoa ) hay các loài động vật, gia cầm xung quanh chúng

ta chẳng hạn, đáng lẽ ra phải dạy ở vườn trường, sân trường, trại chăn nuôi thì tuyệt đại đa số GV dạy trong lớp với quyển sách giáo khoa một cách vô cảm…

Vậy làm thế nào để cải thiện tình hình nêu trên? Nguyên Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT HYPERLINK

"http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/bo-gd-dt-khong-tiep-khach-nhan-hoa-chuc-mung-2011-a9HYPERLINK

"http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/bo-gd-dt-khong-tiep-khach-nhan-hoa-chuc-mung-Phạm Vũ Luận đã nói rõ : “Chúng ta không thể bỏ 2 triệu thầy cô giáo hiện nay sang bên cạnh để đưa

2 triệu thầy cô giáo mới được đào tạo vào, chúng ta phải đổi mới

từ đội ngũ hiện nay của chúng ta, việc đó sẽ được triển khai đào

tạo lại”(5 )

Trang 7

Như vây, để khắc phục những điểm yếu trên thì phải thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực cho GV

2.2 Giải pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới

2.2.1 Trong đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm

Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, khi nói về đào tạo

GV, Makarenco đã có một ước muốn: Các trường sư phạm phải

đào tạo nên những nhà kỹ thuật sư phạm thành thạo và được chuẩn bị tốt Điều này nhấn mạnh đến việc trang bị và rèn luyện những kỹ năng, kỹ thuật sư phạm hơn là những lý thuyết nghề Trải qua một thế kỷ, điều này vẫn chưa thực hiện được Trong các hội thảo khoa học gần đây về đổi mới đào tạo GV do Bộ GD&ĐT tổ chức, nhiều tác giả đã nêu và phân tích tình trạng sinh viên sư phạm: “Giàu kiến thức, nghèo kỹ năng” và rất lúng túng trong thực hành nghề Khoảng cách giữa “học” với “hành” và “tập” còn rất xa nhau trong đào tạo GV. Đó là chưa kể đến nhiều yếu tố khác tác động đến chất lượng đào tạo: chất lượng tuyển sinh đầu vào; chương trình đào tạo, cách thức quản lý và kiểm tra đánh giá…Vì vậy, chất lượng đào tạo GV chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn phổ thông

Từ thực tế này, muốn nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV, trước hết phải đổi mới ngay từ khâu đào tạo sư phạm Để thực hiện điều này, chúng tôi xin đề xuất 2 biện pháp cơ bản:

a) Đổi mới, thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên theo mục tiêu phát triển năng lực nghề và sự thay đổi của chương trình-sách giáo khoa mới sau 2018.

Chương trình đào tạo sư phạm hiện nay đang trong tình trạng:

“giàu tri thức- nghèo kỹ năng” Sinh viên ra trường chưa đủ năng

Trang 8

lực thực hiện các hoạt động dạy học cơ bản trong thực tiễn nghề nghiệp và giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong bối cảnh cụ thể của thực tiễn đổi mới GD Vì thế, chương trình đào tạo GV phải được cấu trúc và thiết kế lại sao cho phát triển được những năng lực nghề cần thiết cho SV để có thể đáp ứng với thực tiễn phổ thông Để làm được điều này, chương trình đào tạo GV cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa học lí thuyết với thực hành, thực tập; tri thức lí luận với tri thức thực tiễn; tri thức khoa học với tri thức kinh nghiệm và tri thức hành động theo định hướng phát triển năng lực nghề Trong đó chú trọng rèn luyện các năng lực dạy học tích hợp, phân hóa; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo; năng lực dạy học

và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, năng lực quản lý lớp học, năng lực phát triển chương trình môn học, … Trong chương trình đào tạo phải đặt bộ môn phương pháp dạy-học và kiến thức về nghiệp vụ sư phạm (NVSP) vào một

vị trí thích đáng đồng thời chăm lo đầu tư cho bộ môn này thực sự trở thành rường cột trong đào tạo NVSP

Theo tiếp cận này thì mục tiêu của chương trình đào tạo phải được cụ thể hóa bằng hệ thống năng lực của người GV: năng lực chuyên ngành, năng lực dạy học và giáo dục, năng lực đánh giá, năng lực sáng tạo và đổi mới, năng lực nghiên cứu, năng lực phát triển chương trình, năng lực giao tiếp; năng lực thích ứng môi trường; năng lực học tập suốt đời, năng lực văn hóa – xã hội, năng lực cảm xúc, năng lực truyền thông, năng lực công nghệ thông tin, năng lực phát triển nghề Từ việc xác định rõ hệ thống các năng lực cần đào tạo cho SV, người xây dựng chương trình sẽ lựa chọn những môn học, những đơn vị kiến thức cần thiết để hình thành năng lực cho SV

Trang 9

Bên cạnh đó cần thiết kế lại chương trình đào tạo theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục; giảm bớt lý thuyết, tăng phần thực hành, thực tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đặc biệt là tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề

để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho SV Trong chương trình, cần chú trọng phần kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp Việc dạy ngoại ngữ và tin học là thiết yếu, song cần theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học

b) Đổi mới công tác tuyển sinh để lựa chọn những thí sinh vào sư phạm có năng lực dạy học tốt

Những năm gần đây, do nhiều thí sinh giỏi quay lưng với ngành sư phạm nên các trường sư phạm đang dần thiếu những thí sinh có

đủ tâm, tài và lòng đam mê với “sự nghiệp trồng người” Vì vậy điểm chuẩn đầu vào ngành sư phạm hàng năm cứ tụt dốc dần Rất nhiều ngành có điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn, thậm chí có thí sinh trúng tuyển vào ngành sư phạm nhưng điểm môn thi chuyên ngành chỉ 1, 2 điểm, có trường hợp chỉ đạt 0,25 điểm Nhiều người đặt câu hỏi: Năng lực như vậy thì có cây đũa thần nào trong bốn năm đại học để đào tạo thành người giáo viên tốt sau này? Chúng ta đều biết, ngành sư phạm có những đặc thù riêng cả về năng lực chuyên môn và đạo đức, vì vậy cần phải sàng lọc để tuyển chọn được những thí sinh có khả năng dạy học và yêu nghề Nếu ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào chỉ lấy được những thí sinh

có lực học trung bình vào nghề với sự bất đắc dĩ thì có thể nói một cách quả quyết rằng năng lực dạy học, giáo dục của họ không thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Nguyên liệu đầu vào kém chất lượng thì cho dù mọi cố gắng trong quá trình đào tạo cũng không thể cho ra lò những sản phẩm tốt Trả lời

Trang 10

phỏng vấn Báo GD&TĐ ngày 31/03/2013, GS.TS Đinh Quang Báo

-Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Sư Phạm Hà Nội đã nói: “Tôi khẳng định với chất lượng đầu vào như hiện nay của ngành sư phạm thì

muốn nâng cao chất lượng người thày thì trước hết phải đổi mới công tác tuyển sinh để lựa chọn những thí sinh có năng lực, phẩm chất tốt vào nghề

Để làm được việc này, ngoài những chính sách và biện pháp đã được thực hiện từ nhiều năm nay như: tuyển thẳng những HS phổ thông có học lực khá giỏi, miễn giảm học phí…thì biện pháp có ý nghĩa quyết định nhất là nhà nước và các trường sư phạm phải có chính sách đảm bảo đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm (được làm đúng nghề dạy hoc ở trường phổ thông) Nếu tình trạng thất nghiệp của SV sư phạm vẫn kéo dài thì cho dù các trường sư phạm có cố gắng bao nhiêu cũng không thu hút được sinh viên giỏi vào trường sư phạm

Bên cạnh đó, trong công tác tuyển sinh cần thực hiện khâu sơ tuyển đầu vào để lựa chọn những thí sinh có năng khiếu và loại bỏ những thí sinh không đủ tâm, tài và lòng đam mê nghề nghiệp cũng như những thí sinh mắc dị tật: nói ngọng, nói lắp hoặc bị tàn tật…

2.2.2 Trong công tác bồi dưỡng, đào tạo lại GV phổ thông

Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam đã xác định:

“ GV chính là lực lượng xung kích trên mặt trận đổi mới, là người

đi đầu quyết định tới chất lượng giáo dục”(4) Không giải quyết được khâu GV, mọi chương trình giáo dục đều thất bại Chính vì thế, công tác bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ GV là hết sức quan trọng và cấp bách

Ngày đăng: 11/11/2017, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w