Thực trạng pháp luật thuế giá trị gia tăng và thực tiễn thi hành tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2014 .... Xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế GTGT và thực tiễn thi hàn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN BÍCH DIỆP
THùC THI PH¸P LUËT THUÕ GI¸ TRÞ GIA T¡NG
T¹I CôC THUÕ TØNH QU¶NG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN BÍCH DIỆP
THùC THI PH¸P LUËT THUÕ GI¸ TRÞ GIA T¡NG
T¹I CôC THUÕ TØNH QU¶NG NINH
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN TUYẾN
HÀ NỘI - 2016
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG VÀ TỔ CHỨC THỰC THI PHÁP LUẬT THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG 6
1.1 Những vấn đề lý luận về thuế giá trị gia tăng và mô hình
cấu trúc của pháp luật thuế giá trị gia tăng 6
1.1.1 Bản chất của thuế giá trị gia tăng 7
1.1.2 Vai trò của thuế giá trị gia tăng Error! Bookmark not defined
1.1.3 Mô hình cấu trúc của pháp luật thuế giá trị gia tăngError! Bookmark not defined
1.2 Những vấn đề lý luận về tổ chức thực thi pháp luật thuế giá
trị gia tăng Error! Bookmark not defined
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăngError! Bookmark not defined.
1.2.2 Điều kiện thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng 14
1.2.3 Nguyên tắc, quy trình và các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả
trong thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng 15
Kết luận Chương 1 22
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI
HÀNH PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC
THUẾ QUẢNG NINH 23
2.1 Khái quát về Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh 23
2.1.1 Cơ cấu tổ chức 23
Trang 42.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 24
2.2 Thực trạng pháp luật thuế giá trị gia tăng và thực tiễn thi hành tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2014 26
2.2.1 Thực trạng quy định về chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng và thực tiễn thi hành tại Cục thuế Quảng Ninh 26
2.2.2 Thực trạng quy định về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và thực tiễn thi hành tại Cục thuế Quảng Ninh 33
2.2.3 Thực trạng quy định về căn cứ tính thuế giá trị gia tăng và thực tiễn thi hành tại Cục thuế Quảng Ninh 35
2.2.4 Thực trạng quy định về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng và thực tiễn thi hành tại Cục thuế Quảng Ninh 42
2.2.5 Thực trạng quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng và thực tiễn thi hành tại Cục thuế Quảng Ninh 46
2.2.6 Thực trạng quy định về quản lý thuế giá trị gia tăng và thực tiễn thi hành tại Cục thuế Quảng Ninh 50
Kết luận Chương 2 67
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NINH Error! Bookmark not defined 3.1 Đánh giá hiệu quả công tác thực thi pháp luật thuế gái trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh 68
3.1.1 Những kết quả đã đạt được 68
3.1.2 Những mặt còn tồn tại 70
3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế 71
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh 74
3.2.1 Các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng 74
3.2.2 Các kiến nghị về tổ chức thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng 79
Kết luận Chương 3 89
KẾT LUẬN 90
Trang 5DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 6
1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách Nhà nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân, thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế, xây dựng kinh
tế - xã hội phát triển Nguồn thu từ thuế đáp ứng phần lớn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, giúp Nhà nước tạo thế chủ động về vốn, kinh phí để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đặt ra Cùng với sự phát triển và tiến bộ xã hội, các sắc thuế ngày càng đa dạng và hợp lý hơn, trong đó, thuế giá trị gia tăng là một trong những sắc thuế tiến bộ và quan trọng nhất trong hệ thống thuế hiện hành của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, được nước ta ghi nhận lần đầu tiên tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 1999 Sự ra đời của sắc thuế này thực sự là một bước tiến lớn trên con đường phát triển của ngành thuế Việt Nam nói riêng và sự nỗ lực quản lý kinh tế đất nước của Đảng và Nhà nước ta nói chung
Thực tiễn thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta trong hơn 15 năm qua với nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã cho thấy hiệu quả to lớn thông qua
sự tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, thể hiện tính ưu việt khi góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, thúc đẩy kinh tế -
xã hội phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng cũng phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết
Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chuyên môn nằm trong hệ thống quản lý thuế của Nhà nước, được giao nhiệm vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nơi có nhiều tiềm năng về kinh tế - xã hội, tập trung hơn 8.700 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nên hoạt động thực thi pháp luật thuế GTGT rất phức tạp Thực thi pháp luật thuế GTGT tại Cục
Trang 72
Thuế tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã có đóng góp hết sức quan trọng, tạo nguồn thu ổn định cho Ngân sách Nhà nước tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế Quảng Ninh Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, việc thực thi pháp luật thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập mà điển hình là công tác quản lý hoá đơn, chứng từ và
sổ sách kế toán Thông qua công tác này đã phát hiện ra một số hiện tượng tiêu cực, chủ yếu xuất phát từ trình độ kém hiểu biết về luật của doanh nghiệp hoặc quá hiểu biết đến mức tìm mọi kẻ hở để trốn, tránh thuế, xin hoàn thuế khống… gây thất thoát tiền của Nhà nước Những bất cập ấy nếu không được giải quyết triệt để sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và tính minh bạch của hoạt động thực thi pháp luật thuế GTGT, làm giảm lòng tin và tính tự giác của người nộp thuế
Xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế GTGT và thực tiễn thi hành pháp luật thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, có thể cho rằng việc
nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ về vấn đề: “Thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết và có ý nghĩa cả về
lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về thuế giá trị gia tăng ở những góc độ khác nhau
Dưới góc độ kinh tế học, điển hình là các công trình sau đây:
- Tổng cục thuế (1993), “Báo cáo khảo sát về thuế giá trị gia tăng ở
các nước Pháp, Thuỵ Điển, Trung Quốc”;
- Bộ Tài chính (1993), “Mô hình áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam”;
- Tổng cục thuế (2000), “Báo cáo tổng kết công tác triển khai thực hiện
các Luật thuế mới”;
- Tạ Viết Thắng (2004), “Đồng bộ hóa chính sách và quy trình quản
Trang 83
lý thu thuế trong điều kiện áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam”, Luận văn
Thạc sĩ kinh tế…
Dưới góc độ luật học, có một vài tác giả nghiên cứu một số vấn đề về pháp luật thuế GTGT dưới góc độ khoa học pháp lý, cụ thể như:
- Bùi Công Quang (2006), “Thực trạng và các giải pháp hoàn thiện
pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học;
- Nguyễn Văn Tuyến (2008), “Một số ý kiến trao đổi, bình luận về dự
án luật thuế thu nhập doanh nghiệp và dự án luật thuế giá trị gia tăng”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp điện tử;
- Nguyễn Thị Lan Hương (2013), “Về bảo vệ quyền của người nộp thuế
trong Luật Quản lý thuế”, Tạp chí Luật học, Khoa Luật ĐHQGHN, Tập 29,
(1);
- Nguyễn Phùng Hạnh (2015), Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ Quản
lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Các công trình nghiên cứu trên đã bước đầu hình thành cơ sở lý luận về thuế GTGT, pháp luật thuế GTGT, từ đó các nhà lập pháp có cơ sở để tham khảo và hoàn thiện các chính sách pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế -
xã hội cụ thể của Việt Nam Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu tổng quát dưới góc độ khoa học pháp lý về thực thi pháp luật thuế GTGT Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có 63 tỉnh thành với những điều kiện khác nhau về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội nên thuế GTGT và việc thực thi pháp luật thuế GTGT ở mỗi địa phương rất khác nhau, do vậy luận văn này đi
sâu nghiên cứu khía cạnh “Thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh” để hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trang 94
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về thuế giá trị gia tăng, pháp luật thuế giá trị gia tăng và hoạt động thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, thông qua đó đánh giá thực trạng pháp luật thuế giá trị gia tăng và đặc biệt là thực tiễn thi hành pháp luật thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua Trên cơ sở
đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa các kiến thức và thông tin cần thiết về thuế giá trị gia tăng và pháp luật thuế GTGT;
- Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, tư tưởng, học thuyết về thuế giá trị gia tăng và pháp luật thuế giá trị gia tăng; các quy định
về thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay và tình hình thực hiện pháp luật thuế
GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào vấn đề thực thi pháp luật thuế GTGT trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh) Ngoài ra, luận văn cũng mở rộng phạm vi nghiên cứu bao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn về thuế GTGT, pháp luật thuế GTGT và đặc biệt là những kết quả đạt được cũng như các khó khăn, vướng mắc, hạn chế phát sinh trong hoạt động thực thi pháp luật thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thuế GTGT trong thời gian tới
Trang 105
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu có tính phổ biến trong khoa học xã hội và nhân văn như: phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh, thống kê, khảo sát…
Các phương pháp này có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp nhằm giải quyết tốt các vấn đề lý luận và thực tiễn mà đề tài đặt ra Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng các số liệu, thông tin, tài liệu thống kê của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh và tham khảo một số bài viết, đề tài của một
số tác giả trong nước và quốc tế
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu phản ánh, phân tích, luận giải một cách khái quát về những vấn đề lý luận liên quan đến thực thi pháp luật thuế GTGT nói chung, đồng thời phân tích một cách chi tiết về thực tiễn thi hành pháp luật thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh nói riêng
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, xây dựng chính sách pháp luật về thuế GTGT
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được bố cục gồm ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thuế giá trị gia tăng và tổ chức thực
thi pháp luật thuế giá trị gia tăng
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật thuế giá
trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
Trang 116
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VÀ TỔ CHỨC THỰC THI PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1 Những vấn đề lý luận về thuế giá trị gia tăng và mô hình cấu trúc của pháp luật thuế giá trị gia tăng
Trên thế giới, thuế giá trị gia tăng lần đầu tiên được nhắc đến vào năm
1954 bởi một nhà kinh tế học người Pháp – Maurice Lauré, sau đó chính thức được áp dụng lần đầu tại Pháp vào ngày 10/4/1954 và nhanh chóng trở thành một nguồn thu quan trọng, chiếm tới hơn 45% ngân khố quốc gia này Khai sinh ở nước Pháp, với tính ưu việt của mình, thuế GTGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới Tính đến nay, trên thế giới đã có khoảng hơn 130 quốc gia áp dụng thuế GTGT, riêng Châu Á kể từ thập niên 80 trở lại đây đã có sự đã có sự gia tăng vượt bậc về số lượng các quốc gia ở châu lục này áp dụng VAT, đầu tiên là Triều Tiên (1977), tiếp đến
là Indonexia (1985), Đài Loan (1986), Philippine (1988), Mông Cổ (1993), Trung Quốc (1994) và Việt Nam (1999)…
Tại Việt Nam, ngày 10/5/1997 Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 11 đã lần đầu tiên thông qua Luật thuế GTGT và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999 Trong suốt quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, Luật thuế GTGT qua từng thời kỳ vẫn bộc lộ những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ Chính vì vậy, để phù hợp với tình hình thực tế, Quốc hội đã lần lượt thông qua: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT (2003); Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT (2005); Luật thuế GTGT (2008); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT (2013)
Trang 127
1.1.1 Bản chất của thuế giá trị gia tăng
Điều 2 Luật thuế GTGT quy định: thuế giá trị gia tăng (thường được gọi
theo tiếng Anh là VAT – Value added Tax), là một loại thuế “tính trên giá trị
tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” Tổng số thuế tính được qua các khâu bằng chính số thuế tính
trên giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng Đây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hóa từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến khi sản phẩm hoàn thành và đưa vào thị trường để
tiêu dùng “Thuế GTGT được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và người
tiêu dùng là đối tượng chịu thuế khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ đó” [21,
tr.7]
Xét về bản chất kinh tế, thuế GTGT là thuế gián thu – một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của
người tiêu dùng khi họ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế “Tính gián thu
của thuế GTGT thể hiện qua đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thế là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau” [19, tr.4] Người nộp thuế là người sản xuất,
kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
vì số thuế Nhà nước thu được là một bộ phận cấu thành của giá hàng hóa, dịch
vụ Do tính chất gián thu này mà thuế giá trị gia tăng có khả năng điều tiết tiêu dùng xã hội Đây cũng là một loại thuế đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách,
dễ quản lý vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên sẽ hạn chế động cơ trốn thuế
Dựa trên bản chất của thuế GTGT có thể thấy loại thuế này thể hiện những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất cho cùng một
loại hàng hóa, dịch vụ từ khâu sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng Do phạm vi, đối tượng chịu thuế là khá rộng nên với mức thuế suất không cao, ít mức thuế