1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ đề thi và đáp án môn Triết học Mac - Lenin

63 803 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 532 KB
File đính kèm Bộ Đề thi và đáp án môn Triết học.rar (109 KB)

Nội dung

Bộ đề thi và đáp án môn Triết học Mac Lênin giúp các bạn sinh viên ôn tập tốt nhất nội dung học tập qua từng câu hỏi với đáp án trả lời đầy đủ, rõ ràng logic và chính xác. Bộ đề thi và đáp án được nhóm các bạn sinh viên khoa Triết học trường Đại học Sư phạm thực hiện. Chúc các bạn đạt kết quả cao với môn thi Triết học - Mac lênin

Trang 1

Nhóm Sinh viên khoa Triết học, trường ĐHSP Hà Nội

ĐỀ THI - ĐÁP ÁN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Câu 1: Trình bày định nghiã vật chất của LN,

Đặt vấn đề: Khẳng định phạm trù v/c là cơ bản, xuất phát điểm của triết

học Việc trả lời vật chất là gì cũng như việc thừa nhận hay bác bỏ nó có liênquan đến việc giải quyết vấn đề triết học

+ Xung quanh vấn đề này luôn luôn thể hiện những quan điểm khác nhau,giữa duy vật và duy tâm, giữa CNDV cũ và CNDV biện chứng

Nội dung- Chủ nhĩa duy tâm bao gồm CNDT chủ quan và CNDT khách

quan cả hai đều bác bỏ đặc tính tồn tại khách quan của vật chất Theo họ, vật chất

là một hình tức khác của ý niệm tuyệt đối, hoặc là sản phẩm của cảm giác chủquan của con người Các quan điểm trên đây đã bị sự phát triển của khoa học vàthực tiễn bác bỏ

- Chủ nghĩa duy vật trước Mác luôn khẳng định sự tồn tại khách quan củathế giới vật chất họ lý luận từ giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên Vì vậy họ

đã có vai tò rất to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại CNDT trong quan niệm vậtchất Tuy thế nhưng CNDV trước Mác lại thường đồng nhất v/c với vật thể, coivật chất được cáu tạo từ các vật thể cụ thể như: Nước, lửa, không khí, nguyêntử…đó là những quan niệm mang tính chất siêu hình về v/c Chính vì vật, trước

sự phát triển của KHTN, họ trở nên lúng túng và đã rơi dần vào quan điểm duytâm

- Chỉ có triết học MLN mới đưa ra được một quan điểm đúng đắn mangtính cách mạng và khoa học về vật chất Lê Nin, trên cơ sở kế thừa tư tưởng duyvật, kế thừa những tư tưởng thiên tài của Mác - ăng ghen bằng sự tổng kết xuấtsắc những thành tựu của KHTN cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 đã đưa ra được một

đ/n kinh điển về v/c

“V/c là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại KQ, được đem lại

Trang 2

Như vậy:Theo Lê Nin v/c trước hết là một phạm trù triết học, nghĩa là v/c

là phạm trù rộng nhất, khái quát về đặc tính cơ bản nhất, mà mọi SVHT của thếgiới đều có

Thứ nhất, với tư cách là một phạm trù triết học, Lê Nin yêu cầu không được

đồng nhất v/c với vật thể cụ thể, bởi vì v/c tồn tại vĩnh viễn vô cùng, vô tận còncác vật thể cụ thể chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nhất định; v/c nóichung tức là v/c với tính cách là một phạm trù, thì không có sự tồn tại cảm tính,nghĩa là người ta không thể cảm biết được một cách trực tiếp bởi các giác quan.Còn các vật thể cụ thể lại tồn tại một cách cảm tính

Với tính cách là một phạm trù triết học, thì một đ/nghĩa duy nhất đúng vềphạm trù v/c, là phải đ/nghĩa nó, phải thông qua phạm trù đối lập với nó, đó là ýthức Theo đó chúng ta phải chỉ ra được một thuộc tính nào đó, mà mọi dạng v/cđều có và đặc tính này lại có tác dụng phân biệt được sự khác nhau giữa v/c nóichung với vật thể cụ thể

Thứ hai:Vật chất dùng để chỉ hiện thực khách quan Hiện thực khách quan

là một thuộc tính của thế giới V/c đó là thuộc tính tự thân tồn tại, tồn tại một cáchđộc lập và có trước ý thức của tất cả các sự vật hiện tượng V/c

Thứ ba Phạm trù V/c dùng để chỉ tất cả các sự vật hiện tượng mà con

người có thể nhận thức được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cácgiác quan Nói một cách khác, không có cái gì là không thể biết chỉ có sự khácgiữa cái đã biết và cái chưa biết do hạn chế của những giác quan của con ngườitrong mỗi thời điểm lịch sử nhất định Như vậy về nguyên tắc con người có thểnhận thức được toàn bộ thế giới v/c

Ý nghĩa định nghĩa vật chất của LN thực sụ mang tính cách mạng khoa

học Lần đầu tiên trong một định nghĩa LN giải quyết đuợc trọn vẹn được cả haimặt của vấn đề cơ bản của triết học, vừa khẳng định V/c là cái có trước, là cáiquyết định; ý thức là cái có sau, cái bị quyết định; vừa khẳng định khả năng nhậthức thế giới của con người, do đó vừa chống được quan điểm duy tâm, vừakhắc phục được hạn chế của CNDV trước Mác, vừa chống được thuyết “Bất khả

Trang 3

Phương pháp luận

Trong nhận thức thực tiễn, chúng ta phải phản ánh và tác động vào thế giớiđúng như nó có, đúng với bản chất của quy luật vận động của sự vật hiện tượng.Chống tô hồng, bóp méo sự thật, chống chủ quan duy ý chí áp đặt

Trong NQ đại hội IX của đảng đặc biệt qua tâm dến việc xuất phát từ thựctiễn cuộc sống và CM Việt Nam để đề ra đường lói, xác định chủ trương giảipháp

Trong QSự, phải phản ánh đúng bản chất quy luật vận động của chiếntranh và đấu tranh vũ trang của quá trình xây dựng QĐ, để có đường lối xâydựng QĐ phù hợp

Câu 2: Trình bày những hình thức tồn tại cơ bản của v/c

Đặt vấn đề: Sự khác nhau về N/tắc giữa qđiểm của triết học MLN với cáchọc thuyết triết học khác không phải là ở chỗ trả lời câu hỏi v/c là gì mà còn là

và chủ yếu là luận giải phương thức Ttại của v/c Trả lời xem v/c tồn tại bằngcách nào và tồn tại ở đâu?

Các nhà kinh điển của triết học Mác đều khẳng định rằng v/c tồn tại bằngcách vận động thì không thể vận động ở đâu khác ngoài không gian và thời gian

Như vậy: Theo quan điểm của triết học Mác vận động là một phương thức

tồn tại của v/c Nói đến vận động là người ta nói đến mọi sự biến đôỉ nói chung,một dạng v/c cụ thể nào đó có thể không có thuộc tính này hay thuộc tính khác.Nhưng không thể không có thuộc tính vận động Đây là thuộc tính chung cốhữu của mọi dạng vật

+ Chính vì vậy vân động là đặc tính cố hữu của v/c nên nó trở thànhphương thức tồn tại của v/c Nói như thế có nghĩa là v/c tồn tại bằng cách vậnđộng và chỉ có thông qua vận động thì v/c mới biểu hiện sự tồn tại thực sự củamình Ăng ghen khẳng định: một dạng v/c mà không vận động thì không có gì

để nói cả

Trang 4

+ Chính vì vận động là phương thức tồn tại của v/c nên nó mang tính v/c,nghĩa là vận động thì luôn mang tính K/quan, mang tính phong phú muôn vẻ vềphạm vi tính chất, đồng thời lại mang tính vĩnh viễn vô cùng và vô tận nó đượcbảo toàn cả về mặt số lượng (tổng số vận động không thay đổi và về mặt chấtlượng các hình thức vận động cơ bản của thế giới v/c chuyển hóa sang hình thứcvận động khác trong những điều kiện xác định).

+ Ăng ghen vào thời đại của mình đã phân chia các hình thức muôn vẻcủa sự vận động của thế giới v/c thành 5 hình thức khác nhau về đặc trưng cho 5trình độ kết cấu khác nhau từ thấp tới cao là vận động cơ học, vạn đọng vật lí,vận động hóa học, vận động sinh vật và vận động xã hội

Ơ đây cần lưu ý rằng: không được quy hình thức vận động cao về hìnhthức vân động thấp và không được đồng nhất các hình thức vạn động với nhau,bởi vì nó sẽ dẫn đến những sai lầm tệ hại trong thục tiễn của con người (Phêphán thuyết Đác Uyn xã hội và thuyết Man Tuýt)

+ Trong khi khẳng định sự vận động của thế giới v/c là tuyệt đối, vĩnhviễn; Mác- Ăng ghen cũng thừc nhận sự đứng in tương đối của thế giới v/c, vì

nó là điều kiện để tồn tại là cơ sở để chuyển hóa, biến đổi

*Ý nghĩa

- Quán triẹt quan điẻm vận động trong xen xét đánh giá sự vật hiện tượng,phê phán quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến trong xem xét đánh giá sự vật hiệntượng

- Quán triệt quan điểm này trong xem xét con người và tổ chức QS, chống ápđặt, chống định kiến khiêm cưỡng

*

Triết học mác khẳng định v/c vận dộng trong không gian, thời gian

+ Nói đến không gian là người ta nói đến phạm trù dùng để chỉ hình thứctồn tại của v/c xét trên phương diện quảng tính, kết cáu độ dài, ngắn, cao thấp,rộng hẹp của SVHT Còn nói đến thời gian là nói đén phạm trù dùng để chỉ 1hình thức tồn tại của v/c về mặt diễn biến, kế tiếp nhau của các quá trình

Trang 5

+ Như vậy: Không gian và thời gian là hai phạm trù phản ánh hai khíacạnh khác nhau trong phương thức tồn tại của v/c, không gian thì có 3 chiều,thời gian chỉ có 1 chiều từ quá khứđến tương lai.

+ Tuy thế không gian và thời gian lại có những tính chất chung sau đây:

Một là: Tính khách quan, cả không gian và thời gian đều tồn tại gắn lièn

với v/c, vận động mà v/c vận động là tồn tại khách quan cho nên không gian thờigian và thời gian cũng tồn tại một cáh khách quan và phụ thuộc vào sự tồn tạicủa v/c

Hai là: Tính vĩnh viễn vô cùng, vô tận, không gian và thời gian của một

SVHT cụ thể thì có hạn, nhưng không gian và thời gian của v/c nói chung thìvĩnh viễn vô cùng vô tận, vô thẳng, vô chung

Ba là: Không gian và thời gian gắn kết với nhau thành một thể thống nhất

không gian- Thời gian Nghĩa là đi cùng với một tính quy định về không gian làmột tính quy định về thời gian và ngược lại

Trang 6

Nếu như CN duy tâm từ xưa đến nay đều phủ nhận nguồn gốc tự nhiên vàb/c XH của ý thức thì CN duy vật cũ trước Mác lại chỉ thấy nguồn gốc tự nhiêncủa ý thức Chỉ đến khi triết học Mác ra đời mới xuất hiện một quan niệm mangtính CM và KH về nguồn gốc và b/c của ý thức.

Theo quan niệm của CN MLN thì ý thức là một phạm trù triết học dùng đểchỉ hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc con người về hiện thực KQ trên

cơ sở thực tiễn

Như vậy:

Thứ nhất: Xét về mặt tự nhiên ý thức ý thức là sự sản phẩm của sự tiến

hóa lâu dài của thế giới động vật, xét về mặt kết cấu và chức năng phản ánhtương ứng

Khoa học đã c/minh rằng t/g v/c đã trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài

về mặt kết cấu, theo đó kết cấu v/c phát triển dần dần từ thấp đến cao, từ đơngiản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện cụ thể là: Thế giới ấy pháttriển từ vô cơ lên hữu cơ, từ thế giới không có sự sống đến thế giới có sự sống,

từ cơ thể đơn bào đến cơ thể đa bào, từ thực vật lên động vật, từ động vật bậctháp lên động vật bậc cao … Trong đó con người với bộ óc của họ là sản phẩmphát triển cao nhất của thế giới v/c xét về mặt kết cấu Óc người là một dạng v/cđặc biệt có tổ chức cao là nền tảng v/c cho sự phát triển của ý thức

Khoa học cũng chứng minh rằng: Tương ứng với sự phát triển của thế giớiv/c về mặt kết cấu như đã nói ở trên thì một đặc tính vốn có cố hữu của t/g v/c -đặc tính phản ánh cũng có một quá trình phát triển dần dần từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ sự phản ánh mangtính chất soi gương, chụp ảnh của t/g vô cơ đến sự phản ánh mang t/c lựa chọncủa t/g hữu cơ, từ những phản xạ vô điều kiện của động vật bậc thấp đến phản

xạ có điều kiện của động vật bậc cao Từ hình thức phản ánh mang tính chất tâm

lí của động vật có hệ thần kinh phát triển lên sự phản ánh mang tính ý thức chỉ

có ở con người, ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của con người.Nói một cách khác thế giới KQ, sự tác động của thế giới KQ óc con người phát

Trang 7

Thứ hai: YT không những có nguồn gốc TN mà còn là, chủ yếu là có

nguồn gốc XH

KH đã c/m rằng: ý thức của con người không chỉ là sản phẩm của TN màcòn chủ yếu là sản phẩm của XH, các quan hệ của XH, là sản phẩm của hoạtđộng v/c mang tính người của con người chính là thực tiễn trước hết là thực tiễnLĐSX Chính lao động một mặt đã sáng tạo ra chính bản thân con người hoànthiện các cơ quan phản ánh của con người làm cho bộ óc của con vượn pháttriển thành bộ óc của con người Song song và đồng thời cùng lao động là ngônngữ ra đời Sự ra đời của ngôn ngữ đã làm cho ý thức của con người phát triểnnhanh chóng hơn bao giờ hết Vì ngôn ngữ là cái vỏ v/c của tư duy Theo đóngười ta dễ trao đổi tri thức kinh nghiệm với nhau, dễ truyền thụ kinh nghiệm trithức của thế hệ này cho thế hệ khác

Thứ ba: Xét về mặt bản chất ý thức cuả con người là hình ảnh chủ quan

của thế giới KQ Nói như thế có nghĩa là ý thức của con người là hình ảnh củathế giới v/c là tính thứ hai, là bản sao về thế giới v/c; thế giới v/c tồn tại trong ýthức con người dưới dạng hình ảnh lí tính, dưới dạng các khái niệm, các phạmtrù, sự phản ánh thế giới KQ vào có bộ óc con người luôn luôn thông qua lăngkính của chủ thể nghĩa là nó phụ thuộc vào kinh nghiệm tri thức lợi ích của từngchủ thể Vì thế cùng một hiện tượng KQ như nhau nhưng với mỗi chủ thể khácnhau thì hình ảnh của nó trong ý thức của họ cũng không như nhau Mặc dù vậy

sự phản ánh của ý thức đối với hiện thực KQ bao giờ cũng mang tính tích cựcchủ động, sáng tạo Vì nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người mà conngười đi phản ánh hiện thực bao giờ cũng mang tính mục đích, bao giờ cũngmang tính chủ động và cũng luôn luôn có tính sáng tạo

Ý nghĩa: - Đây là cơ sở KH chống lại quan điểm của CNDT trong quan

niệm về nguồn gốc b/c của ý thức Những quan niệm về của CNDT phủ nhậnnguồn gốc, tự nhiên, phủ nhận ND k/quan của ý thức là hoàn toàn trái với KH

và không đúng về mặt lí luận

Trang 8

- Với CTĐ, CTCT: đây là cơ sở lí luận KH của ta vận dụng vào việc xácđịnh nội dung hình thức, biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT hiện nay.

+ Cung cấp cho bộ đội đầy đủ những thông tin về đất nước, quốc tế, quânđội … Tạo điều kiện cho họ nhận thức đúng tình hình

+ Có quan điểm giáo dục một cách toàn diện cả về kinh nghiệm, cả vềtrình độ, cả về ý thức chính trị lợi ích g/c … tạo ra thống nhất về mặt lăng kính

Qua đó thống nhất ý trí hành động

Căn cứ vào từng đối tượng bộ đội cụ thể để có nội dung hình thứcCTĐ,CTCT cho phù hợp

Câu 4: Mối quan hệ vật chất- ý thức; khách quan- chủ quan

Đặt vấn đề: Thế giới tồn tại xung quanh chúng ta chỉ có hai hiện tượng:

vật chất hoặc ý thức Đây là hai phạm trù rộng nhất, hai phạm trù có mối liên hệbiện chưng với nhau Tuy nhiên, vị trí vai trò của từng yếu tố là không ngangbằng nhau, trong đó V/c quyết định ý thức, ý thức tác động trở lại V/c Việcnghiên cứu và nắm vững hai phạm trù này có ý nghĩa vô cùng quan trọng tronggiải quyết vấn đề thực tiễn là KQ và CQ trong hoạt động QS

1.Quan niệm về MQH vật chất, ý thức trong LS triết học:

- Quan điểm duy tâm cho rằng: ý thức là tính thứ nhất, V/c là tính thứ hai,

họ tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, cho rằng ý thức là sáng tạo ra tất cả Đây là

cơ sở dẫn đến hoạt động phưu lưu mạo hiểm, tả khuynh, duy tâm, duy ý chí

- Quan điểm siêu hình: Khẳng định V/c là tính thứ nhất, ý thức là tính thứhai, nhưng họ lại tuyệt đối hóa vai trò của V/c mà không thấy vai trò của ý thứccủa con người trong cải tạo thế giới Đây là cơ sở cho hành động bó tay, đầuhàng trước hoàn cảnh trong hoạt động thực tiễn

2 Quan điểm của CNMLN về MQH vật chất- ý thức:

Trên lập trường duy vật biện chứng, CNMLN khẳng định: Giữa V/c và ýthức có MQH biện chứng với nhau V/c là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai,

Trang 9

- Đây là sự khác nhau về chất trong việc giải quyết MQH giữa 2 phạm trùV/c và ý thức Nó vừa khẳng định MQH giữa hai phạm trù, vừa nhìn thấy vaitrò, vị trí từng phạm trù.

+ Vật chất quyết định ý thức, ý thức phụ thuộc và V/c ý thúc chỉ là sảnphẩm của dạng vật chất có tổ chức cao Đến đây, quan điểm về MQH vật chất, ýthức của CNM đã phân biệt rõ giữa CNDVBC với CNDT (Bởi CNDT khẳngđịnh ý thức là tính thứ nhất, V/c là tính thứ hai)

+ Đồng thời triết học MLN cũng chỉ rõ vai trò tác động trở lại của ý thứcđối với V/c Đây chính là điểm mấu chốt để phân biệt quan điểm duy vật biệnchứng với quan điểm siêu hình (chỉ nhìn htấy vai trò của V/c mà không nhìnthấy vai trò tác động trở lại của ý thức)

- Ý thức tác động trở lại V/c:

+ Ý thức phản ánh tích cực chủ động sáng tạo lại thế giới V/c

+ Ý thứcđề ra chủ trương, biện pháp cải tạo thế giới

+ Ý thức hướng dẫn hoạt động thực tiễn

3 ý nghĩa giải quyết MQH khách quan, chủ quan trong lĩnh vực quân sự:

- Xuất phát từ việc giải quyết MQH vật chất, ý thức, triết học MLN dãtrang bị phương pháp luận khoa học trong giải quyết MQH khách quan, chủquan trong hoạt động QS

Trang 10

- Khách quan, chủ quan trong hoạt động QS có MQH biện chứng vớinhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó khách quan quyết định chủ quan, chủquan tác động trở lại KQ

+ Trong Hđộng QS, K/quan quyết định: - Mục đích của hoạt động QS

- P/tiện, V.khí, con người cho Hđộng QS+ Chủ quan trong hoạt động QS tác động trở lại:

Nhận thức quy luật hoạt động QS, điều kiện KQ hoạt động QS, khả năngkhách quan trong hoạt động QS, trên cơ sở đó, đề ra mục đích, biện pháp cải tạothực tiễn QS

Hướng dẫn tổ chức hoạt động QS, khi điều kiện cho phép nó quyết định đếnthành bại trong hoạt động QS

4 Ý nghĩa phương pháp luận:

- Trong hoạt động thực tiễn phải luôn xuất phát từ khách quan, lấy kháchquan làm tiền đề cho mọi hoạt động, đồng thời phải phát huy năng động chủquan trong hoạt động thục tiễn

- Trong hoạt động QS phải tôn trọng KQ, xuất phát từ quy luật KQ, điềukiện KQ, khả năng KQ Đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan củangười chỉ huy, năng lực cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị

Câu 5: Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển

Đặt vấn đề: Đây là hai nguyên lí cơ bản của phép biện chứng duy vật, nókhẳng định giữa các SVHT trong thế giới luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ biếntác động qua lại lẫn nhau tạo nên sự vận động phát triển không ngừng Vì vậyviệc nghiên cứu và nắm vững hai nguyên lí cơ bản của phép biện chứng duy vật

có một ý nghĩa rất lớn trong xem xét cải tạo các SVHT trong hoạt động thựctiễn

1/ Nguyên lý liên hệ và phổ biến

Trang 11

Trong LS triết học đã từng có Q/điểm không thừa nhận sự liên hệ giữa cácSVHT Q/điểm của các nhà siêu hình họ xem xét thế giới trong sự cô lập, táchrời, giữa các SVHT không liên hệ với nhau Nếu phải thừa nhận họ chỉ thừanhận mối liên hệ hời hợt bên ngoài, không lên hệ, không chuyển hoá lẫn nhau,cái nọ đặt bên cạnh cái kia Ăng ghen đã nhận xét họ chỉ nhìn thấy cây màkhông nhìn thấy rừng, thấy sự vật mà không nhìn thấy chúng.

- Quan điểm duy vật biện chứng: Liên hệ là phổ biến, là sự tác động qualại lẫn nhau, giàng buộc ảnh hưởng quyết định lẫn nhau giữa các SVHT, các đốitượng v/c, giữa các mặt của sự vật trong đời sống vật chất

+ Liên hệ là khách quan, phổ biến:

Bất cứ sự vật nào cũng tồn tại trong mối liên hệ, giàng buộc với sự vậtkhác, không có cái gì ra đời từ cái hư vô, tất cả đều có nguồn gốc của nó

Ví dụ: Trong tự nhiên: Sự tác động liên hệ lẫn nhau giữa động vật và thựcvật

Trong xã hội: Liên hệ giữa kinh tế - chính trị, giữa đời sống vật chất vàđời sống tinh thần, giữa người với người

Trong tư duy: giữa các phạm trù - khái niệm, giữa biết và chưa biết

Như vậy liên hệ là khách quan, là phổ biến đối với mọi SVHT

+ Liên hệ có tính phong phú muôn vẻ

Xuất phát từ:

- Bắt nguồn từ tính phong phú muôn vẻ của thế giới v/c V/c biểu hiện sựtồn tại của mình bằng các SVHT vô cùng phong phú

- Biểu hiện tính phong phú muôn vẻ:

Có những mối liên hệ tác động đến nhiều lĩnh vực rộng lớn của thế giới(Mối liên hệ: bản chất - hiện tượng, mối liên hệ cái chung cái riêng, nội dung -hình thức )

Có mối liên hệ chỉ dẫn ra trong một lĩnh vực, một sự vật cụ thể (Ví dụ

Trang 12

Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp, ví dụ người với ngườitrong quan hệ sản xuất v/c (trực tiếp), sản xuất - tiêu dùng phải qua lưu thôngphân phối (gián tiếp).

Có mối liên hệ bên trong, có mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ tấtnhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên

- Có mối liên hệ cơ bản, có mối liên hệ không cơ bản, có mối liên hệ quyếtđịnh sự tồn tại phát triển của sự vật, có mối liên hệ chỉ ảnh hưởng đến sự pháttriển

Ý nghĩa : + Trong nhận thức và cải tạo sự vật đòi hỏi chủ thể phải có quan

điểm toàn diện, nghĩa là phải vạch ra tất cả các mỗi liên hệ vốn có của sự vậthiện tượng đó

+ Quán triệt quan điểm toàn diện nhưng phải sâu sắc, nghĩa là vạch ra cácmỗi liên hệ vối có của sự vật, nhưng phải có được vai trò, vị trí, tình chất củatừng mỗi quan hệ cụ thể đặc biệt là mối quan hệ bản chất bên trong của sự vậthiện tượng không được cào bằng vì SVHT được biểu hiện thông qua các mỗiliên hệ và thực chất nhận thức sự vật là nhận thức mỗi liên hệ vốn có củachúng

+ Trong N/thức và cải tạo cụ thể chống qđiểm phiếu diện 1 chiều và áp đặtchủ quan

+ Vận dụng trong lĩnh vực quân sự xem xét đánh giá tình hình trước sayphải chặt chẽ, xác định vấn đề mẫu chốt từ hiện thực

Trang 13

- CNDV biện chứng khẳng định: Mọi SVHT trong thế giới luôn vận độngbiến đổi chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác, khuynh hướng là tiếnlên, con đường tiến lên là quanh co, phức tạp, cái mới thay thé cái cũ đó là quátrình phát triển tất yếu:

- Nghĩa là: Sự vận động phát triển của các SVHT tuân theo quy luật củaphép biện chứng, có đặc tính là tiến lên, có kế thừa những yếu tố tích cực của sựvật cũ, dường như lặp lại cái cũ trên cơ sở cao hơn (VD: các phương thức SXthay thế nhau trong lịch sử, phương thức SX mới ra đời bao giờ cũng kế thừacác yéu tố tích cực trong phương thức SX cũ)

- Sự phát triển là tự thân, là khách quan vốn có của sự vật, là khunh hươíngchung của mọi sự vật trên thé giới

Ví dụ: Trong tự nhiên, sự phát triển từ vô cơ đến hữu cơ; từ thực động vật đến con người là quá trìng phát triển tất yếu của giới tự nhiên tuân theoqui luật khách quan

* Ý nghĩa rút ra : Trong nhận thức và cải tạo sự vật đồi hỏi phải có quan

điểm phát triển, nghĩa là phải phân tích khách thể trong sự vận động của nó

Phải biết phát hiện, đấu tranh ủng hộ cái mới, cái tiến bộ kiên quyết đấutranh xoá bỏ cái lạc hậu

Phải thấy được sự phát triển là quá trình khó khăn, phức tạp, vừa mangtính khuynh hướng chung là phát triển đi lên nhưng phải gắn với quan điểm cụthể

Cần phải chống định kiến cá nhân, bảo thủ, chủ quan, nóng vội hoặc tảkhuynh, hữu khuynh

Câu 6: Trình bày qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Đây là một trong ba quan hệ cơ bản giữ vai trò hạt nhân của phép biệnchứng duy vật Nó vừa là chìa khóa để chúng ta hiểu các qui luật khác của phépBCDV vừa cho ta biết nguồn gốc, động lực của sự vận động phát triển của mọi

Trang 14

- Nhận thức đúng đắn nội dung của QL này là vừa có ý nghĩa lí luận sâusắc, đồng thời có ý nghĩa thực tiễn rất cấp bách nhất là đối với nhận thức cácquan điểm của ĐCSVN về chính sách đối ngoại trong quá trình đổi mới hiệnnay.

Chúng ta có thể khái quát QL này như sau:

Mọi SVHT đều bao hàm mâu thuẫn Biện chứng của mâu thuẫn là sựthống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là tương đối, là tiền đề để đấu tranh,

là cơ sở cho sự tồn tại của mọi SVHT Cuộc đấu tranh của các mặt đối lập làtuyệt đối, là điều kiện bảo đảm cho thống nhất, là động lực cho sự vận động pháttriển của SVHT

Như vậy:

Thứ nhất: Mọi SVHT đều bao hàm mâu thuẫn Nói đến mâu thuẫn là nói

đến phạm trù chỉ hai mặt đối lập có mối quan hệ biện chứng với nhau cùng tồntại trong một SVHT Nói đến mặt đối lập là người ta nói đến những mặt, nhữngthuộc tính mang tính biến đổi trái ngược với những mặt những thuộc tính trongtừng SVHT, mặt đối lập có đặc điểm trên đây thì lập thành một mâu thuẫn Ví

dụ như mâu thuẫn giữa CNTB với CNXH, giai cấp vô sản với g/c tư sản, giữabiến dị và di truyền, giữa đồng hóa và dị hóa

Thứ hai: Mọi mâu thuẫn đầu là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt

đối lập Nói cách khác bất cứ mâu thuẫn nào cũng bao hàm hai trạng thái đối lập

có quan hệ biện chứng với nhau đó là thống nhất và đấu tranh

Nói đến thống nhất của các mặt đối lập là nói đến trạng thái của mâuthuẫn ở đó các mặt đối lập luôn nương tựa vào nhau làm tiền đề tồn tại cho nhauphù hợp và tác dụng ngang nhau Ví dụ g/c VS và g/c TS đó là hai mặt đối lậpnhưng giữa chúng vẫn có sự “thống nhất” theo đó cả g/c vô sản và g/c tư sản đềucần có nhau đều phải nương tựa vào nhau, đều có những nhu cầu chung giốngnhau nào đó, đều có những đặc điểm đồng nhất Sự thống nhất được hiểu nhưtrên rõ ràng chỉ là tương đối, tạm thời, thoáng qua và có điều kiện, nó tương ứngvới tình trạng đứng im tương đối củaứVHT

Trang 15

Nói đến đấu tranh của các mặt đối lập là nói đến trạng thái của các mâuthuẫn mà ở đó các mặt đối lập luôn lấy nhau làm tiền đề để tác động qua lại theo

xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau, dẫn đến sự chuyển hóa lẫn nhau giữachúng

Ví dụ: G/c vô sản và g/c tư sản đã nói ở trên mặc dù vẫn luôn “thốngnhất” Nhưng thực ra ở bên trong cả g/c vô sản và g/c tư sản vẫn luôn tìm mọicách đấu tranh làm suy yếu lẫn nhau, cản trở xu hướng phát triển của nhau vàkết cục của cuộc đấu tranh này sẽ dẫn đến sự chuyển hóa địa vị của 2 g/c

Sự đấu tranh được hiểu như trên rõ ràng là mang tính tuyệt đối vĩnh viễn,

nó tương ứng với tính tuyệt đối vĩnh viễn của sự vận động của SVHT

+ Đấu tranh là điều kiện đảm bảo cho sự thống nhất, là động lực cho sựvận động phát triển sự vật, không có đấu tranh thì sự thống nhất chỉ là hình thức,thiếu sức sống và không chắc chắn Chẳng hạn một tập thể mà không tiến hànhđấu tranh thường xuyên, không tiến hành tự phê bình và phê bình, không đấutranh chống các tệ nạn thì tập thể ấy thống nhất chỉ là hình thức dĩ hòa vi quí,

“thống nhất” mà bên trong chứa đựng những mâu thuẫn sắp bùng nổ, và đixuống

Chỉ có đấu tranh mới làm cho mâu thuẫn được giải quýêt, khi mâu thuẫn

cơ bản được giải quyết, thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời với một sự thốngnhất mới Với ý nghĩa ấy LN coi phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đốilập

Ý nghĩa:

Trang 16

Thứ nhất: Thừa nhận sự thống nhất, nhưng không được tuyệt đối hóa sự

thống nhất, dẫn đến phủ nhận đấu tranh Kiên quyết phê phán CN cơ hội xét lạihữu khuynh hiện đại

Thứ hai: Khẳng định vai trò của đấu tranh, nhưng không được tuyệt đối

hóa đấu tranh nhất là đấu tranh g/c, đấu tranh địch ta, phủ nhận vai trò của thốngnhất, phê phán khuynh hướng tư tưởng tả khuynh

Thứ ba: Đây là cơ sở khọc để ta qtriệt đường lối đối ngoại của ĐCSVN

hiện nay

- Đảng ta đã phân tích đánh giá thời cuộc hiện nay, xem nó như một chỉnhthống nhất nhưng đầy dẫy những mâu thuẫn giữa các nước có chế độ XH khác,các lực lượng, các khuynh hướng chính trị, giữa thời cơ và thách thức giữa vậnhội và nguy cơ

- Trên cơ sở lí luận mâu thuẫn Đảng ta khẳng định mâu thuẫn cơ bản củathời đại vẫn tồn tại và sâu sắc hơn trước

- Từ đó Đảng ta xác định chính sách đối ngoại rộng mở có nguyên tắc.+ Thừa nhận sự cùng tồn tại trong hòa bình giữa các nước có chế độ khácnhau, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ, hợp tác đối ngoại để cùng pháttriển …

+ Giữ vững độc lập tự chủ, trong việc hoạch định đường lối, giữ vữngđịnh hướng phát triển theo CNXH, kiên quyết đấu tranh vì các mục tiêu của thờiđại

+ Do đường lối đối ngoại đúng đắn ấy mà công cuộc đổi mới thành côngtránh được vết xe đổ

Câu 7: Quy luật Lượng-Chất

Đặt vấn đề: Đây là một trong những quan điểm cơ bản cuả phép biện

chứng duy vật nó khái quát trạng thái cách thức phát triển của SVHT

Trang 17

- Nhận thức đúng những nội dung cơ bản của qui luật này có ý nghĩa hếtsức quan trọng cả lí luận và thực tiễn nhất là đối với xây dựng QĐ ta hiện nay.

Ta có thể khái quát nội dung của QL này như sau:

Bất cứ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng; sự thay đổidần dần về lượng vượt qua giới hạn độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chấtthông qua bước nhảy, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với việc thay đổi vềlượng

+ Nói đến lượng là người ta nói đến một phạm trù triết học dùng để chỉtính quy định vốn có của SVHT, biểu thị số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệucủa sự vận độngvà phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của SVHT

ấy Ví dụ: Nói đến lượng của một quá trình đào tạo la người ta nói đến số lượnghọc viên, sách vở, giáo trình, các hình thức tổ chức dạy học, các lực lượng …được huy động trong qui trình ấy

+ Nói đến sự thống nhất giữa chất và lượng là người ta nói đến không thểtách rời nhau giữa chúng, đi liền với một tính qui định về lượng là một tính quiđịnh về chất và ngược lại Nói đến lượng là lượng của một chất nhất định, nóiđến chất là chất của một sự vật cụ thể, không có lượng và chất chung chung táchrời nhau

Trang 18

Tuy thế: Sự thống nhất giữa lượng và chất là sự thống nhất giữa hai mặtđối lập Lượng thì thường xuyên biến đổi hơn chất, chất lại tương đối ổn định hơnlượng, vì thế sự vật hiện tượng luôn luôn có khả năng thay đổi về mặt trạng thái.Giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất thìngười ta gọi là độ.

Thứ hai: Cách thức thay đổi trạng thái của SVHT là đi từ sự tích lũy dần

dần, nhỏ nhặt về lượng, vượt qua giới hạn độ, thành sự thay đổi về chất thôngqua bước nhảy

+ Nói đến sự tích lũy dần dần về lượng là người ta nói đến quá trình tíchlũy dần những yếu tố, những thuộc tính, những đặc trung cho SVHT mới, ngaytrong lòng sự vật cũ Ví dụ: Quá trình tích lũy dần những yếu tố về luật pháp, vềcon người, về cơ sở hạ tầng cho cơ chế quản lí mới luôn luôn diễn ra ngaytrong lòng cơ chế quản lí cũ

+ Sự thay đổi về chất là người ta nói đến sự thay đổi căn bản của cácthuộc tính của SVHT cũ, hoặc là sự thay thế thuộc tính căn bản cuả sự vật cũ,bằng một thuộc tính cơ bản khác về chất Nó được đánh dấu bằng sự thay thế sựvật này với sự vật khác Ví dụ: phương thức SX XHCN phát triển ra đời thay thếcho phương thức SX TBCN, cũng đồng thời là sự thay thế của một cách thức

SX XH khác với cách thức SX của XH TB (từ tư hữu thành công hữu )

+ Từ chất cũ chuyển sang chất mới bao giờ cũng thông qua một bướcnhảy Đây chính là quá trình chuyển hóa, là thời kì quá độ mà qua đó sự vật cũchuyển hóa sang sự vật mới Cái thời kì này diễn ra như thế nào, nhanh haychậm, từ từ hay đột biến cục bộ hay toàn bộ là tùy thuộc vào quá trình tích lũy

về lượng trước đó, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử lúc bước nhảy xảy ra Ví dụ:Trong điều kiện như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những bước nhảymang tính đột biến trên một số lĩnh vực SX mũi nhọn: Công nghệ thông tin,phần mềm, bưu điện để thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu Cái điểm ở đó bướcnhảy xảy ra gọi là điểm nút của cuộc CM XH đầu tiên trên t/g

+ Khi chất mới ra đời nó lại tạo điều kiện cho sự phát triển mới về lượng

Trang 19

Ví dụ: Khi phương thức SX XHCN với tính cách là một chất mới rađờitạo điều kiện cho lực lượng SX mới phát triển, giải phóng sức SX XH Đâychính là quá trình phát triển liên tục không nghỉ của SVHT, hiện tượng là sựthống nhất giữa tính liên tục và sự đứt đoạn của sự vật hiện tượng.

Ý nghĩa: - Kiên trì tích lũy về lượng để chủ động khi có thời cơ và điều

kiện thuận lợi sẽ thực hiện bước nhảy về chất Chống nôn nóng giản đơn, đốtcháy giai đoạn

- Khi đã chuẩn bị đầy đủ về lượng, thời cơ đến thì phải kiên quyết thựchiện bước nhảy Chống do dự, trù trừ làm mất thời cơ, làm biến dạng quá trìnhphát triển

- Trong thực tiễn phải đặc biệt lưu ý trong việc đấu tranh khắc phục nhữngđiểm “nóng” của XH, những tích tụ yếu kém khuyết điểm trong từng đơn vị,tránh bùng nổ gây hậu quả xấu

+ Trong XD QĐ phải quán triệt qđiểm từng bước kiên trì trên tất cả cácmặt nhưng đồng thời cũng phải mạnh dạn tạo ra bước nhảy đột biến trên từnglĩnh vực, ở từng quân, binh chủng, ở từng thời điểm nào đó, khi mà nó hội đủcác yếu tố và điều kiện cho phép

Câu 8: Qui luật phủ định của phủ định,

Đặt vấn đề: Đây là một qui luật cơ bản của phép BCDV nó khái quát xu

hướng đi lên của sự phát triển, vạch rõ mối liên hệ nội tại giữa cái cũ và cái mớitrong quá trình phát triển Nhưng cơ chế vận động của quy luật này rất phức tạpcho nên việc nhận thức được những nội dung cơ bản của nó không những có ýnghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa rất cơ bản trong việc vận dụng vào thựctiễn

Qui luật này nếu được nhận thức một cách đầy đủ cơ sở lí luận chủ yếu,trực tiếp cho quan niệm của ĐCS VN về thực chất thời kì quá độ bỏ qua CNTBlên CNXH ở nước ta hiện nay

Trang 20

Qui luật này có thể khái quát như sau: Khuynh hướng phát triển của sự vật

là quá trình cái mới phủ định cái cũ, cái mới vừa loại bỏ cái cũ, vừa kế thừanhững cái tích cực trong lòng cái cũ, theo cơ chế phủ định của phủ định, đểkhẳng định sự tiến lên Con đường đi lên trong sự phát triển, do đó không phảitheo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc Cái mới là cái tất thắng Như vậy:

Thứ nhất : Theo quan điểm của triết học Mác, để có sự phát triển thì tất

yếu phải có sự phủ định biện chứng Nói một cách khác phủ định biện chứng là

một mắt khâu tất yếu dẫn đến sự phát triển Mác nói “không có lĩnh vực nào lại

có sự phát triển mà không phủ định những hình thức đã có từ trước”

Phủ định hiểu theo nghĩa chung nhất chỉ là sự thay thế lẫn nhau giữa các

sự vật hiện tượng Nhưng phép biện chứng không n/c sự phủ định nói chung Mà

nó chỉ vật chất cái sự phủ định tự thân Nghĩa là nghiên cứu cái sự phủ định với

tư cách là mắt khâu của sự phát triển Một sự phủ định dẫn đến sự ra đời của cáimới dẫn đến tiến bộ hơn cái cũ Đó chính là phủ định biện chứng, theo quanđiểm của triết học Mác phủ định biện chứng phải mang tính KQ nghĩa là sự phủđịnh diễn ra do việc giải quyết mâu thuẫn nội tại của bản thân sự việc Chứkhông phải là do sự áp đặt từ bên ngoài vào Tuy thế đặc trưng cơ bản nhất củaphủ định biện chứng, đó là tính kế thừa, nghĩa là phủ định không phải chỉ đơngiản là việc phá hủy hoàn toàn cái cũ Không phải là sự chặt đứt hoàn toàn pháttriển Mà trái lại nó bao hàm việc kế thừa những hạt nhân hợp lí, trong lòng cái

cũ Nó nối liền cái mới với cái cũ trong quá trình phát triển; chính vì thế đây là

sự phủ định để khẳng định sự phát triển thế giới hiện thực

Thứ hai: Tuy thế theo quan điểm của CN duy vật b/c phủ định của phủ

định mới là cơ chế nội tại đem đến sự phát triển điều này có nghĩa là:

+ Cái mới ra đời, không phải chỉ thông qua những lần phủ định liên tiếpvới tính chất giống hệt nhau, mà trái lại phải thông qua một số lần phủ định nào

đó đủ hợp thành một chu kì: Từ khẳng định đến phủ định và từ phủ định của phủđịnh, chỉ đến đây một cái mới đúng nghĩa của nó mới ra đời, sự vật dường nhưquay trở lại cái ban đầu

Trang 21

Số lần phủ định trong một chu kì có thể nhiều ít khác nhau Nhưng về thựcchất bao giờ cũng có thể quay về 2 lần phủ định cơ bản với 3 giai đoạn đó là phủđịnh biện chứng lần thứ nhất và phủ định biện chứng lần thứ hai Lần phủ địnhnày có vai trò và tính chất hết sức khác nhau.

Nếu phủ định lần thứ nhất là mở đầu cho một chu kì, thì phủ định lần thứhai lại kết thúc một chu kì phát triển Nếu như phủ định lần thứ nhất làm cho sựvật hiện tượng trở thành cái độc lập với cái ban đầu, thì phủ định lần thứ hai lạilàm cho sự vật hiện tượng dường như nó lại cái ban đầu nhưng ở giai đoạn caohơn Nếu như phủ định lần thứ nhất sự kế thừa mới mang tính chất phiến diện,thì phủ định lần thứ hai kế thừa đã mang tính chất toàn diện

Ví dụ: Toàn bộ chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX (chế độ chiếm hữu nô

lệ, phong kiến, tư bản) đóng vai trò là phủ định lần thứ nhất nó làm cho các XHnày đối lập lại với XHCS nguyên thủy Thì phủ định lần thứ hai là (là CMXHCN) lại làm cho XH dường như trở lại với XH CSNT nhưng với một trình

độ cao hơn rất nhiều

Thứ ba: Chính do cơ chế trên đây qui định mà con đường đi lên trong sự

phát triển không thể là một đường thẳng, trái lại nó quanh co phức tạp Lê Nindùng hình ảnh đó là con đường phát triển theo hình thức “xoáy ốc” Điều này cónghĩa là: là phát triển là một khuynh hướngthông qua nhièu giai đoạn Chứkhông phải là mang tính trực tuyến Phát triển do đó là một quá trình phức tạpquanh co vừa có sự kế thừa, vừa có sự lặp lại, vừa có sự tiến lên và do đó có sựthụt lùi đôi khi rất lớn, ví dụ: Sự phát triển của CNXH nó vừa có sự kế thừanhững thành tựu mà nhân loại đạt được trong XHTB, vừa như là lặp lại nhữngnguyên tắc của XH CSNT đồng thời lại có những bước tiến lên vượt xa tất cảcủa tất cả xã hội trước đây kể cả XHTB, nhưng trong quá trình phát triển ấy,CNXH vẫn có thể gặp phải những bước quay, những khủng hoảng, những sựthụt lùi như thời gian vừa qua chúng ta đã thấy

Trang 22

Mặc dù vậy phủ định của phủ định bao giờ cũng đem đến sự ra đời của cáimới cái tiến bộ, cái mới ra đời là tất yếu bởi vì nó xuất hiện phù hợp với qui luậtcủa tiến trình phát triển sự vật và quá trình ấy cũng là một quá trình liên tục nốitiếp nhau của các chu kì phát triển trong luận KQ.

22

* ý nghĩa: - Là vì đặc trưng cơ bản của phủ định b/c là mang tính kế

thừa Cho nên chúng ta phải khái quát chống lại sự phủ định sạch chơn thái độchối bỏ quá khứ hư vô lịch sử cũng như chủ trương kê thừa vô nguyên tắc trongquá trình nhận thức và thực tiễn đặc biệt là trong quá trình đổi mới hiện nay

- Là phải không đơn giản hóa quá trình của sự phát triển, điều quan trọngnhất là phải phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho cái mới rađời một cách hợp qui luật thay thế cái cũ, cái lạc hậu

- Đây chính là cơ sở lí luận KH giúp ta hiểu được sự đúng đắn trong quanniệm của Đảng ta thực chất quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN lên thẳngCNXH như nước ta hiện nay

+ Đảng là xác định thực chất bỏ qua là bỏ qua QHSX và KTTT – TBCNvới tính cách là cái thống trị Bởi vì QHSX TBCN và KTTT – TBCN đã là cái

cũ, cái lạc hậu, dứt khoát phải bị phủ định

+ Trong quá trình bỏ qua ấy ta vẫn kế thừa những thành tựu mà nhân loạiđạt được trong XHTB đặc biệt là thành tựu về KHCN thành tựu về quản lí nềnkinh tế, quản lí XH

+ Đảng ta khẳng định chính vì bỏ qua như vậy nên phải trải qua thời kìquá độ , nhiều hình thức trong giai đoạn quá độ

Câu 9 Bản chất nhận thức:

* ĐVĐ: Khi nói đến nhận thức là nói đến khả năng nhận thức của con

người, mà trực tiếp là giải quyết mặt thứ 2 của vấn đề triệt học tức là trả lời câuhỏi con người có khả năng nhận thức được TG hay không

Với câu hỏi trên trong LS Triết học có nhiều trường phái trả lời khác

Trang 23

+ Các nhà triết học DT: Không thừa nhận khả năng nhận thức của conngười nếu có thừa nhận thì cho rằng nhận thức con người không phải là sự phảnánh hiện thực KQ.

+ Các nhà DVSH: Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được TGnhưng họ cho rằng sự nhận thức đó chỉ là soi gương, chụp ảnh, sao chép máymóc và không thấy được vai trò thực tiễn đối với nhận thức

+ CNDV biện chứng: Đã thực hiện một cuộc CM trong LL nhận thức và

đi đến khẳng định rằng nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực KQ bởicon người là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thực KQ

* Bản chất nhận thức theo quan niệm CN Mác là dựa trên N/tắc cơ bản sau:

1 Thừa nhận TG vật chất tồn tại KQ ở ngoài con người và độc lập vớicảm giác tư duy và ý thức con người ( Tán )

2 Thừa nhận khả năng nhận thức TG của con người về nguyên tắc đối vớicon người không có cái gì là không thể giải quyết được chỉ có những cái hiệnnay con người chưa biết mà thôi Trong quá trình tồn tại phát triển của loàingười nói chung cùng với sự phát triển của thành tựu KH và thực tiễn con người

sẽ nhận biết được bản chất TG ( từng con người từng giai đoạn LS nhận thức là

có hạn nhưng đối với loài người và nhân loại thì không có gì là không nhận thứcđược) VD: Mã mới nắng lâu gặp mưa gây cháy

- Ngày xưa nhận thức có hạn: Cho là Ma chơi

- Ngày nay có nhận thức KH: Là hiện tượng Phốt pho gặp không khí gâycháy

3 Nhận thức không phải là hành động tức thời, giản đơn, máy móc, thụđộng mà là quá trình phản ánh biện chứng tích cực sáng tạo của con người về

TG KQ Quá trình đó diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duytrìu tượng và từ tư duy trìu tượng trở về thực tiễn để thực tiễn kiểm nghiệm đúnghay sai Quá trình đó cứ lặp đi lặp lại làm cho nhận thức của con người luôn

Trang 24

Như vậy quá trình nhận thức của con người bao giờ cũng đi từ nhận thứchiện tượng đến nhận thức bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắchơn.

4 Cơ sở trực tiếp và chủ yếu nhất của nhận thức là thực tiễn Thực tiễn làmục đích của nhận thức đồng thời là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý ( kiểm tranhận thức của con người đúng hay sai )

* ý nghĩa:

- Nghiên cứu bản chất của nhận thức đã cung cấp cho ta TG quan và P2

luận để tiếp tục khẳng định lập trường DVBC trong nghiên cứu khả năng nhậnthức và vai trò cải tạo TG của con người

- Là cơ sở lý luận KH để chống tư tưởng sai lầm của CNDT, thuyết khôngthể biết khắc phục những thiếu sót của CNDV siêu hình

Câu 10: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Đặt vấn đề: Bàn về vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức LN

viết: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là qđiểm thứ nhất và cơ bản của lí luận về nhận thức”

Vậy thực tiễn là gì? Vai trò thực tiễn đối với lí luận là như thế nào?

* Thực tiễn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật b/c là toàn bộ nhữnghoạt động vật chất, có mục đích mang tính LSXH của con người, nhằm cải tạo

tự nhiên và XH

+ Thực tiễn theo quan điểm của triết học Mác không phải là toàn bộ hoạtđộng của con người nói chung mà nó chỉ đạo bao hàm toàn bộ những hoạt động,v/c có mục đích của con người, nói đến hoạt động v/c của con người là người tanói đến hoạt động trong đó con người sử dụng công cụ, phương tiện v/c trực tiếptác động vào cải biến hiện thực, với tính cách như vậy thì hoạt động v/c đối lậpvới hoạt động tinh thần (hoạt động tinh thần chính là những hoạt động tư duychỉ diễn ra trong đầu óc của con người

Trang 25

Song thực tiễn không chỉ đơn thuần là hoạt động v/c con người, mà nóphái là những hoạt động v/c có mục đích của một cộng đồng người Với tínhcách như vậy hoạt động thực tiễn khác với hoạt động tự phát bản năng của mỗi

cá nhân

- Với tư cách là toàn bộ những hoạt động v/c có mục đích của con ngườithì thưc tiễn bao gồm nhiều hình thức, trong đó hoạt động SX v/c là hoạt độngnguyên thủy đầu tiên của con người, nó quyết định sự tồn tại phát triển của cáchình thức thực tiễn khác như: đấu tranh g/c, thực nghiệm KH

- Thực tiễn của con người bao giờ cũng mang tính LS XH; nghĩa là thựctiễn bao giờ cũng được tiến hành bởi đông đảo những con người trong XH đó làhoạt động mang tính loài của con người Trình độ của thực tiễn nói lên trình độtrinh phục tự nhiên làm chủ XH của con người, đó là một quá trình phát triểnqua nhiều thời đại và ở mỗi thời đại cả ND và phương thức thực hiện của thựctiễn đều chịu sự chế ước của điều kiện XHLS

* Thực tiễn có vai trò rất to lớn đối với nhận thức, điều đó được thể hiện ởmấy nội dung cơ bản dưới đây:

- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức Mọi tri thức dù là trực tiếp hay giántiếp của con người thì xét đến cũng đều bắt nguồn từ thực tiễn, đều xuất phát từchính thực tiễn của họ

- Thực tiễn là động lực của nhận thức nghĩa là trong tính hiện thực củamình thực tiễn luôn đề ra những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triểncủa nhận thức Nhu cầu của con người là không cùng, nhưng vật phẩm tự nhiên

là có hạn Để thỏa mãn con người phải không ngừng cải biến tự nhiên nâng caotrình độ thực tiễn, nghĩa là phải không ngừng nâng cao nhận thức đáp ứng yêucầu của thực tiễn Mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tiễn trở thành động lực bêntrong để thúc đẩy nhận thức phát triển

- Thực tiễn còn là mục đích của nhận thức Sở dĩ như vậy vì là nhận thứckhông phải để nhận thức, con người nhận thức cốt là để phục vụ chỉ đạo nâng

Trang 26

- Hơn thế nữa thực tiễn còn là cơ sở KQ để kiểm tra chân lí, kiểm tra líluận; nghĩa là nhận thức có thể có những tiêu chuẩn riêng để kiểm tra tính chânthực hay lừa dối của nó (đó là tiêu chuẩn lôgíc) Nhưng tiêu chuẩn lôgíc khôngthể thay thế tiêu chuẩn thực tiễn, vì xét đến cùng, thì lôgíc cũng là sản phẩm cuảthực tiễn Chính vì vậy thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn KQ để kiểm tra chân lí.

*ý nghĩa:- Phải thấy được vai trò to lớn của thực tiễn đối với việc nhận

thức lí luận Qua đó phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong công tác giáo dục

tư tưởng lí luận chính trị Kiên quyết phê phán hiện tượng coi thường thực tiễn,

xa rời thực tiễn, xa sự kiểm tra đánh giá thực tiễn của cơ sở lí luận

- Đây là cơ sở để ta tiến hành đổi mới công tác giáo dục chính trị trongquân đội ta hiện nay đó là trong khi phải chú ý tới tính cơ bản, toàn diện, hệthống, chuyên sâu về mặt lí luận thì phải đặc biệt chú trọng nội dung quan điểmthực tiễn trong quá trình đổi mới nội dung, nhiệm vụ, phương pháp giáo dục líluận chính trị cho các LLVT hiện nay

Nội dung phải lưu ý: Bổ sung kịp thời những vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi

Ví dụ: Công tác xóa những điểm nóng thế nào? Chống bạo loạn thế nào? Vấn đề

XD những điểm sáng văn hóa ở vùng sâu, vùng xa như thế nào?

Nhiệm vụ: phải hướng công tác lí luận phục vụ cho thực tiễn của đơn vị,không giáo dục chung chung

Đặc biệt là hình thức, phương pháp giáo dục phải tăng cường tính thựctiễn, những bài mẫu tình huống, mẫu để bộ đội nâng cao nhận thức về chính trị

Câu 11: Nguyên tắc thống nhất giữa Lý luận và Thực tiễn,

Đặt vấn đề: Khẳng định sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một trong

những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác và triết học Mác

Trang 27

Là một nguyên tắc cơ bản của CN MLN, thực tiễn mà không có lí luậnhướng dẫn là một thực tiễn mù quáng Lí luận mà không gắn liền với thực tiễn là

lí luận suông

Việc nhận thức nắm chắc cơ sở lí luận là yêu cầu của nguyên tắc này có ýnghĩa rất lớn đối với thực tiễn nói chung nhất là thực tiễn của công tác giáo dụcđào tạo của các nhà trường quân đội hiện nay nói riêng

Nội dung: Khẳng định nguyên tắc có sự thống nhất giữa lí luận và thực

tiễn của lí luận của chủ nghĩa Mác xít được xuất phát từ mấy tiền đề cơ bản dướiđây

- Một là: Xuất phát từ vai trò của thực tiễn đối với lí luận:

+ Khái lược về thực tiễn

+ Thực tiễn vừa là cơ sở, vừa là mục đích, vừa là động lực đồng thời là cơ

sở KQ để kiểm tra chân lí (có phân tích ở trên)

- Hai là: Xuất phát từ vị trí vai trò lý luận đối với thực tiễn

+ Nói đến lí luận là người ta nói đến tổng hợp các tri thức về tự nhiên XHđược tích lũy trong quá trình LS cuả con người, được biẻue hiện sự tồn tại mangtính khái quát cao

+ Lí luận có vai trò rất to lớn trong việc chỉ đạo thực tĩên nó đề ra mụcđích, xác định n/vụ, phương hướng tìm ra biện pháp để tiến hành hoạt động thựctiễn của con người

+ Đặc biệt khi lí luận đã trở thành KH nhất là lí luận CM thì nó càng tỏ rõvai trò rất to lớn với thực tiễn, LNviết: “không có lí luận CM thì cũng không thể

có phong trào CM”

- Ba là: Xuất phát từ khả năng thực tê về nguy cơ xa rời, biệt lập giữa lí

luận và thực tiễn sở dĩ có tình trạng này là vì: Lí luận và thực tiễn là hai hoạtđộng khác có tính độc lập tương đối nhau Thực tiễn thì “cao” hơn lí luận bởitính hiện thực trực tiếp và tính phổ biến của nó Trong khi đó lí luận lại sâu sắchơn thực tiễn, lại phản ánh gián tiếp những nhu cầu của thực tiễn đồng thời

Trang 28

Vì vậy sự thống nhất giữa lí luận với thực tiễn trở thành một yêu cầu KQtrong hoạt động của con người nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa họ.

* Vấn đề cuối cùng lại là ở chỗ phải hiểu cho đúng nội dung yêu cầu củaN/tắc này

- Nói đến thực tiễn là nói đến thực tiễn luôn được hướng dẫn bởi lí luận.Đồng thời lại là cơ sở động lực, tiêu chuẩn của lí luận thực tiễn phải là thực tiễnđược lí luận chứ không phải là thực tiễn mù quáng, tự phát

- Nói đến lí luận là nói đến lí luận phát sinh phát triển trên cơ sở thực tiễn,

có mục đích chỉ đạo thực tiễn, phát triển cùng thực tiễn, chứ người ta không nóiđến lí luận suông, kinh viện thiếu sức sống từ thực tiễn Điều đó đòi hỏi phải:

+ Phải đấu tranh chống cả bệnh kinh nghiệm CN và bệnh giáo điều

+ Phải gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng, lí luận với công tác tổ chứcthực tiễn

+ Trong mọi h/động của mình con người phải luôn luôn biết gắn kếtn/thức và T/tiễn như là hai mặt của một quá trình N/thức Quá trình N/thức đểcải biến hiện thực KQ

+ Trong lĩnh vực QS phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò của lí luận

để tiến hành công tác giáo dục chính trị nhằm nâng cao trình độ lí luận mọi mặtcủa bộ đội đặc biệt là nâng cao trình độ với đội ngũ sỹ quan

- Nhận thức đúng vai trò của thực tiễn để có quan điểm thực tiễn đúng đắntrong việc đổi mới công tác đào tạo ở các nhà trường trong quân đội

+ Gắn nhà trường với chiến trường, với đơn vị, với XH

+ Gắn kết giữa học với hành, đặc biệt lưu ý các hình thức tập bài thực tếbáo cáo viên, giữa các thi hội …

+ đặc biệt lưu ý là phải hướng đến thực tiễn tới đơn đặt hàng của thực tiễn

để tạo nguồn phù hợp

Trang 29

Câu 12: Quy luật QHSX phù hợp với tính chất trình độ phát triển của LLSX.

Đặt vấn đề : - Luận điểm quan trọng nhất trong lý luận quan hệ kinh tế xã

hội của Mác, chính là luận điểm và sự thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh

tế xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên Nghĩa là sự vận động thay thế lẫn nhaugiữa các hình thái kinh tế xã hội luôn luôn tuân theo quy luật KQ vốn có của nókhông lệ thuộc vào ý chí con người

- Trong hệ thống quy luật ấy thì quy luật QHSX phù hợp với tính chất trình

độ của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất, giữ vai trò quyết định suy đếncùng

- Chính vì vậy nhận thức đúng nội dung cơ bản của quy luật này khôngnhững có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễnnhất là thực tiễn đổi mới theo định hướng XHCN nước ta hiện nay

+ Có thể khái quát quy luật như sau: LLSX và QHSX là hai mặt của quátrình sản xuất vật chất của xã hội Sự thống nhất biện chứng giữa LLSX vàQHSX trong đó QHSX luôn phù hợp với tính chất, trình độ phát triển củaLLSX, đồng thời lại có vai trò to lớn tác động trở lại lực LLSX theo nhữngchiều hướng và mức độ khác nhau vừa là yêu cầu khách quan vùa là động lựcphát triển của mọi nền sản xuất xã hội

Trang 30

+ Nói đến LLSX là người ta nói đến quan hệ giữa con người với thiênnhiên, phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người đó là sự thống nhấthữu cơ giữa người lao động (với kỹ thuật, kỹ xảo, kỹ năng lao động của họ) vàTLSX, công nghệ sản xuất dặc biệt là công cụ sản xuất Trong đó người laođộng luôn giữ vai trò quan trọng nhất trong LLSX của các XH.

+ Nói đến tính chất của LLSX tức là người ta nói đến tính chất xã hội hoáhay tính chất tự nhiên của công cụ lao động và sản phẩm lao động Còn nói đếntrình độ của LLSX là người ta nói đến trình độ của người lao động và công cụlao động

+ Sự thống nhất giữa LLSX và QHSX thể hiện ở chỗ chúng đều là hai mặtcủa một quá trình thống nhất không thể tách rời nhau đó là quá trình sản xuất vậtchất của xã hội Trong quá trình áy LLSX là nội dung còn QHSX là hình thức xãhội của sản xuất, thiếu một trong hai mặt này thì xã hội không thể sản xuất được,chính vì vậy chủ trương tách rời LLSX với QHSX để đẩy QHSX đi trước mộtbước như chúng ta trước đây từng quan niệm là một sai lầm Cũng cần phải lưu

ý rằng sự thống nhất giữa LLSX và QHSX là sự thống nhất trong một quan hệkép: Theo đó, trước hết các yêu tố cấu thành QHSX cũng như các yếu tố cấuthành LLSX phải thống nhất (phù hợp) với nhau Sau đó QHSX phải phù hợpvới tính chất trình độ của LLSX

+ Sự phù hợp giữa LLSX và QHSX trong đó QHSX là hình thức pháttriển tất yếu của LLSX nghĩa là các yếu tố của QHSX xuất tạo điều kiện địa bànđầy đủ cho LLSX phát triển Nhưng trong thực tế không lúc nào có một QHSXđược thiết lập lại hoàn toàn phù hợp với giai cấp của LLSX cho nên sự phù hợpcủa LLSX và QHSX là sự phù hợp chứa đựng mâu thuẫn Vấn đề còn lại là ởchỗ người ta phát hiện và giải quyết mâu thuẫn ấy thế nào

- Thứ hai: Sự thống nhât (phù hợp) giữa QHSX và LLSX là sự phù hợp

giữa hai mặt đối lập có vai trò vị trí không ngang bằng nhau, trong đó LLSX làyếu tố năng động nhất, luôn biến đổi, là cái giữ vai trò là nội dung, còn QHSXthì ổn định hơn so với lực lượng sản xuất là cái giữ vai trò hình thức xã hội của

Trang 31

+ Trong quan hệ với QHSX thì LLSX là cái giữ vai trò quyết định cả vềmặt nội dung của QHSX cả về tính chất cũng như sự vận động, biến đổi nó KhiLLSX phát triển đến một tính chất và trình độ nhất định, nó sẽ mâu thuẫn gaygắt đối với QHSX và nó đòi hỏi phải thay đổi QHSX ấy thông qua một cáchmạng để thiết lập một QHSX mới mở đường cho nó phát triển.

+ Tuy thế, QHSX cũng có vai trò to lớn trong việc tác động trở lại vớiLLSX Cụ thể là QHSX nó quyết định mục đích xã hội của sản xuất (vì ai, cho

ai ) quyết định khuynh hướng phát triển của khoa học và công nghệ sản xuất, vàthông qua đó mà tạo nên các đòn bẩy tác động trực tiếp đến người lao động.Chính vì thế nếu QHSX phù hợp nó sẽ thúc đẩy LLSX phát triển và ngược lạithì nó kìm hãm sự phát triển của LLSX

*) ý nghĩa phương pháp luận

Trong xem xét và cải tạo xã hội, phải tuân thủ về sự phù hợp của QHSXvới tính chất, trình độ của LLSX Nó là cơ sở lý luận để chúng ta nhận thức vềCNXH trong quy luật

Đối với Việt Nam : Đảng ta đã vận dụng quy luật nào vào quá trình xâydựng và phát triển đất nước theo mô hình CNXH mà Đảng và Bác Hồ và nhândân đã lựa chọn Song, sự nhận thức có lúc chưa đầy đủ, dẫn tới có lúc chúng tavận dụng một cách máy móc Đại hội VI Đảng ta đã phê phán sự vận dụng quyluật này ở chỗ: chúng ta xây dựng QHSX đi quá xa với trình độ phát triển củaLLSX Từ đó đặt ra yêu cầu phải nhận thức lại quy luật để vận dụng một cáchhiệu quả vào điều kiện thực tế ở Việt Nam Đại hội 6, 7, 8, 9 Đảng ta khẳngđịnh: phải tạo ra sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX mà

cụ thể là: 1 mặt phát triển LLSX thông qua sự nghiệp hiện đại hoá đất nước,phát triển nông nghiệp nông thôn, mặt khác không ngừng hoàn thiện QHSXbằng việc Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.Định hướng XHCN (đại hội VIII) Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN(đại hội IX)

Ngày đăng: 09/11/2017, 22:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w