KIỂM TRA HOÁ HỌC - PHẦN KIM LOẠI 12 (Đề gồm 3 trang) Thời gian làm bài: 90 phút Bài 1: Hoà tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là bao nhiªu? Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn bằng dung dịch thu được 1,12 lít CO2 (ở đktc). Hai kim loại A, B là ? Bài 3: Khi lấy 3,33g muối cloru của kim loại có hoá trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có cùng số mol như muối clorua nói trên, thấy khác 1,59g. Kim loại đó là kim loại nào ? Bài 4: Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch H2SO4đậm đặc có sẵn (có nồng độ 97,5%) và khối lượng nước để pha được 2 lít dung dịch H2SO4 37,36% (có tỉ khối 1,28) (là dung dịch axit cần cho vào bình acqui)? Bài 5: So sánh thể tích NO thoát ra trong 2 trường hợp sau : 1: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120ml dung dịch HNO3 1M (TN1) 2: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120ml dung dịch HNO31M và H2SO4 0,5 M. (TN2) Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 dư, kết thúc thí nghiệm thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí NOvà NO2 có khối lượng 12,2g. Khối lượng muối nitrat sinh ra là bao nhiªu? Bài 7: Cho X lít CO (đktc) đi qua ống đựng a gam Fe2O3 đốt nóng. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 ----> Fe. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y đi qua ống sứ, có tỉ khối so với Heli là 8,5. Nếu hoà tan chất rắn Z còn lại trong ống sứ thấy tốn hết 50 ml dung dịch H2SO4 0,5M, còn nếu dùng dung dịch HNO3 thì thu được một loại muối sắt duy nhất có khối lượng nhiều hơn chất rắn Z là 3,48 g.Thể tích các khí CO2 và CO trong hỗn hợp Y là bao nhiªu? Bài 8: Cho 3,2g Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là NO. Thể tích khí NO(dktc) là bao nhiªu? Bài 9:Hoà tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 5,9136 lít H2 ở 27,3OC, 1 atm. Hai kim loại đó là? Bài 10: Người ta dùng 200 tấn quặng , Fe2O3 hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Loại gang này chứa 80% Fe. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%. Lượng gang thu được là bao nhiªu? Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 0,54gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch A.Thêm V lít dung dịch NaOH0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần . Nung kết tủa đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51gam . V có giá trị là: Bài 12: Cho 1,04 gam hỗn hợp 2 kim loại tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 0,672 lit khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối thu được là bao nhiªu? Bài 13: Hòa tan 18 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch Xcần 20ml dung dịch BaCl2 0,75 M. M là kim loại nào ? Bài 14: Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắng. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. m có giá trị là Bài 15: Cho 2.4gam hỗn hợp gồm : Mg, Fe, Al phản ứng hết với HCl dư thu được V lit khí H2 (đktc) và 5.856 g muối . Vậy V có thể bằng bao nhiªu? Bài 16: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m bao nhiªu? . và B thuộc phân nhóm chính nhóm II và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tu n hoàn bằng dung dịch thu được 1,12 lít CO2 (ở đktc). Hai kim loại A, B là