Kinh nghiệm nghe giảng, đọc sách và ghi chép

3 3.8K 50
Kinh nghiệm nghe giảng, đọc sách và ghi chép

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Có thể nói nghe giảng, đọc sách, ghi chép là những khâu quan trọng của quá trình học tập, là chìa khóa để tiếp cận kho tàng tri thức.

KINH NGHIỆM NGHE GIẢNG, ĐỌC SÁCH GHI CHÉPNguyễn Cảnh Chương(bài in trong Kỷ yếu Hội nghị học tốt năm học 2000-2001)Có thể nói nghe giảng, đọc sách, ghi chép là những khâu quan trọng của quá trình học tập, là chìa khóa để tiếp cận kho tàng tri thức. Lẽ tất nhiên, trong nghe giảng có ghi chép trong đọc sách cũng vậy, nên tôi xin được trình bày chung một cách sơ lược về hai phương pháp: nghe giảng đọc sách.I. Nghe giảngNghe giảng là khâu mở đầu trong quá trình học tập. Đến lớp nghe giảng, ngoài nội dung bài giảng, thầy cô giáo còn hướng dẫn chúng ta phương pháp định hướng cho chúng ta nghiên cứu tùy vào từng môn. Vậy thì nghe giảng ghi chép như thế nào để đạt hiệu quả?I.1. Chuẩn bị cho buổi nghe giảngChuẩn bị cho buổi nghe giảng tốt đó là đọc trước bài học của môn học sẽ được giảng. Đây là thao tác có tác dụng rất lớn góp phần nâng cao hiệu quả nghe giảng ghi chép. Bởi đọc trước, thậm chí chỉ đọc lướt qua thôi nhưng đến lớp chúng ta sẽ ở tư thế chủ động hơn. Hiệu quả từ thao tác này là dễ thấy nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Nó khó bởi chúng ta bị chi phối về thời gian. Chẳng hạn lịch học kín hết tuần, cả ngày: 1-4; 7-10 rồi thậm chí tiết 11-14 thì đúng là không đủ thời gian, lâm vào tình thế bị động là điều khó tránh khỏi. Vì vậy buộc chúng ta phải cố gắng. Nắm được tư thế chủ động trong nghe giảng là nắm được một phần hiệu quả bài giảng.I.2. Nghe giảngĐiều cốt yếu cho buổi nghe giảng tốt là nghiêm túc, tập trung tất cả cho nghe giảng. Đây là điều quá sơ đẳng đơn giản nhưng không phải ai cũng ý thức được tầm quan trọng của nó làm được. (Có lẽ sinh viên có nhiều việc phải làm, thậm chí phải giải quyết ngay trong giờ nghe giảng (!)). Tôi nói đến tầm quan trọng của sự nghiêm túc trong giờ nghe giảng bởi vì trong chúng ta rất ít người được như Bàng Thống: vừa nghe dân trình bày, vừa đọc đơn, vừa ghi chép miệng vừa phán, giải quyết các đơn từ cả mấy tháng dồn lại chỉ trong chưa đầy buổi . Chúng ta không được như “Phượng Sồ tiên sinh” thì điều tất nhiên muốn đạt hiệu quả nghe giảng thì phải tập trung.Một điều nữa trong nghe giảng là phải đặt câu hỏi cho những thắc mắc, nếu mình giải quyết được thì tốt, còn không thì phải hỏi thầy giáo, bạn bè.Như vậy, tập trung nghe giảng đặt câu hỏi là hai yếu tố quan trọng trong nghe giảng. Tập trung nghe giảng liên quan đến việc ghi chép của chúng ta.I.3. Ghi chép trong nghe giảng1 Thực sự thì ghi chép trong nghe giảng cũng còn tùy thuộc vào từng môn học. Chẳng hạn đối với những môn “nhập môn” thì việc làm quen với từng khái niệm, định nghĩa đó là một điều tất yếu. như vậy thì ghi lại những khái niệm, định nghĩa không được “sáng tạo” đó là một điều tất nhiên. Tuy nhiên, để dễ nhớ, cũng có thể ghi lại khái niệm, định nghĩa dưới dạng lời của mình – mình hiểu diễn đạt nó lại không để lệch ý. đối với những môn đó (ví dụ môn Từ vựng học tiếng Việt, Ngữ âm tiếng Việt .) thì việc ghi lại những ví dụ cụ thể được đưa ra minh họa cho khái niệm, định nghĩa là cần thiết nếu chúng ta chưa hiểu hết.Có những môn phải ghi chép những khái niệm, định nghĩa thì cũng có những môn chuyên sâu đòi hỏi chúng ta phải ghi nhiều. Tuy vậy, theo tôi nghĩ nghe giảng vẫn là điều cốt yếu để mình nắm được ý ghi chép ý thì thật tốt. Như trên đã nói, nếu đọc được tài liệu trước khi nghe giảng thì việc nắm ý trong ghi chép sẽ dễ dàng hơn.Nhưng cũng có khi phải ghi nhiều, ghi hết nếu cảm thấy là vấn đề quan trọng. Đối với những bài ghi này đòi hỏi có thời gian về đọc lại nó sẽ chiếm nhiều thời gian. cách ghi ý vẫn hiệu quả hơn – có thời gian cho mình nghe giảng được nhiều hơn. Đây có lẽ là điều dẫn đến sự khác nhau ở mỗi vở tập của mỗi người, bởi mỗi người có cách ghi chép riêng. Có thể cách ghi tóm tắt theo hình cây, thư mục như sơ đồ tư duy sẽ phù hợp cho tất cả mọi người.II. Đọc sáchII.1. Đọc chậm kỹ đọc lướt nhanhKhông thể phủ nhận rằng đọc sách là rất quan trọng đối với mỗi người để tích lũy kiến thức – đặc biệt đối với sinh viên càng quan trọng. Đọc sách giúp chúng ta nắm vững bài học mở cửa kho tàng kiến thức. Đó là điều mà trong mỗi chúng ta ai cũng thấy được. Vậy thì đọc sách như thế nào để có thể đạt được hiệu quả nhất? Vấn đề hiệu quả chắc có lẽ cũng tùy từng người: người có cách đọc nhanh, người có cách đọc chậm, suy nghĩ . Và, tùy từng loại sách mà ta có những cách đọc khác nhau. Bởi vì muốn suy nghĩ ghi chép được thì chỉ có đọc chậm. Đọc chậm mới có thể nghiền ngẫm được. Đây cũng là đặc trưng của văn hóa đọc nói chung, nó có lợi thế hơn khác với văn hóa “nghe nhìn”.Nói như vậy không có nghĩa là cách đọc nhanh không có lợi, nó thực sự có ích trong mục đích chúng ta tìm tài liệu hệ thống lại kiến thức. theo tôi nghĩ, kết hợp được hai cách đọc thì kết quả sẽ cao hơn. Chẳng hạn khi đọc một cuốn sách hoặc một cuốn vở ghi chép thì trước hết nên đọc lướt qua một lượt. Áp dụng cách đọc nhanh để nắm kiến thức một cách hệ thống. Từ việc nắm kiến thức hệ thống, chúng ta sẽ đi vào từng phần cụ thể bằng việc áp dụng cách đọc chậm, suy nghĩ.Cũng lưu ý rằng khi đọc nhanh thì nên đọc hết một mạch rồi mới nghỉ. Bởi có như vậy kiến thức mới được hệ thống. Nếu trường hợp sách quá dày thì nên đọc hết từng chương một – bởi khi trình bày sách tác giả sẽ giải quyết một vấn đề trong mỗi chương. Như vậy kiến thức sẽ được hệ thống trọn vẹn.II.2. Đọc nhiều lần2 Để nhớ lâu, nhớ nhiều thì phải đọc nhiều lần. Khi đã hiểu rồi thì dễ nhớ, nhưng cũng cần phải đọc lại nhiều lần để nhớ có hệ thống.Đọc nhiều lần nhưng vấn đề là ở chỗ không phải đọc trong một lúc mà phải giãn cách. Tức là đọc nhiều lần trong nhiều thời điểm khác nhau (có thể là sáng rồi chiều hôm nay rồi lại sáng, chiều ngày mai) thì có hiệu quả hơn là đọc đi đọc lại nhiều lần trong một thời điểm liên tục. Điều này đòi hỏi có nhiều thời gian – không phải ai cũng thực hiện được (ngay cả người viết bài này cũng có lúc phải học gấp .). Nghĩa là chúng ta phải đọc ngay từ đầu – không đợi đến ngày thi mà phải dùng chiến thuật “mưa dầm thấm đất”.II.3. Đọc sách suy nghĩSuy nghĩ khi đọc sách là tìm hiểu ý của tác giả, so sánh ý này với ý kia. Có thể tự đặt ra câu hỏi. Chẳng hạn khi đọc cuốn Văn học phương Tây, tác giả Lương Duy Trung trong phần văn học Phục hưng Anh đã viết về Secxpia: “Secxpia đã “phát hiện về một thế lực đen tối mới, tuy đang trong quá trình sinh sôi nảy nở nhưng đã tỏ ra cực kì nguy hiểm, cực là đáng lo ngại” (Lương Duy Trung, Văn học phương Tây, Nxb. Giáo dục, 1997, tr. 210). Khi đọc đến đó ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao cái gì là thế lực đen tối mới mà tác giả cho là Secxpia đã phát hiện được? Trả lời câu hỏi đó: Secxpia đã phát hiện ra thế lực đen tối mới đó là giai cấp tư sản. Gọi đó là một phát hiện mới bởi vì trước đây ở văn học Phục hưng Ý Pháp chỉ mới thấy được thế lực đen tối là phong kiến chủ nghĩa kinh viện nhà thờ. Và, như vậy trả lời câu hỏi đó là chúng ta đang suy nghĩ, tìm hiểu ý tác giả .II.4. Đọc sách ghi chépĐây cũng là một khâu quan trọng của việc đọc sách để biến kiến thức thành của mình.Ghi chép có thể có nhiều cách, phổ biến nhất là ba cách sau:1. Ghi chép nguyên văn những từ hay, những câu văn, câu thơ hay . của tác giả. Chẳng hạn ghi chép những tuyên ngôn của Nam Cao trong Đời thừa: “Văn chương không phải là một người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi sáng tạo những gì chưa có”. Hay: “Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm trên vai người khác mà kẻ mạnh là kẻ nâng người khác trên đôi vai của mình” .Hay ghi chép một câu phê bình hay: “Secxpia thường trả món nợ văn chương một cách hậu hĩ. Ông luôn luôn trả nhiều hơn những gì ông đã vay” (Lương Duy Trung, Văn học phương Tây, Nxb. Giáo dục, 1997, tr. 214) .2. Cách thứ hai là ghi chép ý tưởng hay . tất nhiên là bằng lời văn của mình.3. Ghi tóm tắt công trình sau khi đọc (chương, mục, luận điểm chính, luận điểm mới .)Phải nói rằng rất ít người có được một trí óc siêu việt có thể nhớ hết những gì mình đọc. Vì vậy ghi chép là một thao tác quan trọng khi đọc sách, giúp chúng ta ghi nhớ hơn những kiến thức đã đọc được.3 . KINH NGHIỆM NGHE GIẢNG, ĐỌC SÁCH VÀ GHI CHÉPNguyễn Cảnh Chương(bài in trong Kỷ yếu Hội nghị học tốt năm học 2000-2001)Có thể nói nghe giảng, đọc sách, . chép và trong đọc sách cũng vậy, nên tôi xin được trình bày chung và một cách sơ lược về hai phương pháp: nghe giảng và đọc sách. I. Nghe giảngNghe giảng là

Ngày đăng: 15/10/2012, 14:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan