Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (LV thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHẠM THỊ QUỲNH NGA
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI
PHẠM LÀ PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI 9
1.1 Cơ sở của việc pháp điển hóa chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại 9 1.2 Khái niệm, đặc điểm, điều kiện của chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại 31
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM LÀ PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI 37
2.1 Quy định về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015 37 2.2 Quy định về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 2015 46
Chương 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM LÀ PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI 50
3.1 Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định của BLHS 2015 đối với chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại 50 3.2 Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định đối với chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại phạm tội 51
KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 41
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội văn minh, việc quản lý nhà nước bằng pháp luật là một yêu cầu tất yếu khách quan và đặc biệt trở thành một yêu cầu bức thiết đối với việc xây dựng, phát triển Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa Thực tế cho thấy, pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội, có vai trò đặc biệt trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 đang ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tế đời sống, với những quy định nền tảng, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa, diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau Để đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội hiện đại, thì việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng là một trong những yêu cầu bức thiết của việc hoàn thiện bộ máy Nhà nước, phục vụ tốt nhất cho công cuộc đổi mới đất nước Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam và hội nhập quốc
tế Nội dung này đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định cụ thể tại Nghị quyết số 48/NQ-TW Ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Ngày 02-6-2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, theo đó, cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, các thành tựu đã đạt được của nền tư pháp
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai[4,tr 53]
Trang 52
Trong nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế được hình thành và phát triển với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau Bên cạnh những giá trị tích cực mà các tổ chức kinh tế này mang lại như: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân… thì bên cạnh đó cũng dần bộc lộ những góc khuất, những mặt trái của nền kinh tế thị trường Thời gian qua, chúng ta đã phải chứng kiến khá nhiều hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội, cho đất nước do những tổ chức kinh tế gây ra, như hành vi hủy hoại môi trường khi xả thải ra môi trường những chất thải chưa qua xử lý, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, hay hành vi trốn thuế, kinh doanh trái phép, đầu cơ, buôn lậu hoặc vì lợi ích cục bộ đã không thực hiện các biện pháp mà pháp luật đòi hỏi phải thực hiện để bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng… Ví dụ cụ thể như vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh-FHS có hành vi hủy hoại môi trường biển Việt Nam, bằng việc xả chất thải có chứa độc tố là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy Qua thu thập, phân tích dữ liệu, đã xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố như Phenol, Xyanua,… kết hợp với Hydroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (Mixel), có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc-Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây bức xúc lớn trong
dư luận xã hội
Thực tế cho thấy, việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân để phạm tội ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm ngày càng cao Đa số những trường hợp trên là do cơ quan lãnh đạo, người đại diện của pháp nhân thực hiện vì lợi ích của pháp nhân hoặc trong khuôn khổ hoạt động của pháp nhân với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức cao và có những trường hợp
Trang 63
mang tính quốc tế, gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế - xã hội và cho đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phòng ngừa và đấu tranh
Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống của khoa học luật hình sự nước
ta thì, tội phạm là sự kết hợp giữa hành vi nguy hiểm của con người và thái độ lỗi bên trong của người đó Do đó, những hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề do các tổ chức kinh tế - pháp nhân thương mại thực hiện chưa được coi là tội phạm và vì vậy không bị xử lý bằng các chế tài hình sự Thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua đã cho thấy, cơ chế xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại áp dụng đối với pháp nhân vi phạm tỏ ra bất cập, kém hiệu quả Mặc dù quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với pháp nhân có ưu điểm là nhanh, kịp thời nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp, minh bạch và không giải quyết được triệt để quyền lợi của người dân bị thiệt hại mà
họ phải tự chứng minh thiệt hại để yêu cầu bồi thường Cơ quan có thẩm quyền
xử phạt hành chính không có đội ngũ cán bộ chuyên trách để điều tra, chứng minh vi phạm cũng như hậu quả của vi phạm….Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cơ hội các doanh nghiệp Việt Nam
mở rộng đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều và ngược lại, nếu pháp luật nước ta chỉ áp dụng cơ chế xử phạt hành chính đối với pháp nhân vi phạm thì
sẽ là không công bằng Bởi lẽ, cùng hành vi vi phạm nghiêm trọng tương
tự nhau mà doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ở nước ngoài thì có thể bị
xử lý hình sự theo pháp luật của nước sở tại, còn đối với doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở nước ta mà vi phạm thì chỉ bị xử phạt hành chính Mặt khác, trong điều kiện chúng ta đang triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua năm 2014 đã có nhiều đổi mới theo hướng mở rộng quyền cho các doanh nghiệp, mà theo đó, nhiều quyết định quan trọng của
Trang 74
pháp nhân thương mại do tập thể Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội cổ đông thông qua Vì vậy, nếu trong trường hợp này chỉ quy định TNHS đối với cá nhân thì sẽ không công bằng
Từ đó, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự nước ta, Bộ luật hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013, quy định về TNHS của pháp nhân thương mại Đây chính là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế
độ, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước
Trong bối cảnh như vậy, tác giả chọn: “Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn
nhằm tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của việc xác định chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại, xác định TNHS của chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
cơ chế xử lý TNHS với các cá nhân phạm tội
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc xác định phạm vi chủ thể của tội phạm hay những đối tượng có thể bị áp dụng TNHS (TNHS) là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học luật hình sự Ở Việt Nam trong giai đoạn trước, theo cách hiểu truyền thống thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là con người cụ thể, các tổ chức không được công nhận là chủ thể của tội phạm Tuy nhiên, hiện nay tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt
là BLHS 2015) lần đầu tiên đã xác định chủ thể của tội phạm còn bao gồm cả pháp nhân thương mại
Trang 85
Đây là một vấn đề khá mới mẻ, do đó ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa
thực sự có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về đề tài “Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật Việt Nam” Vấn đề này chủ
yếu mới được đề cập đến như một phần nhỏ trong các bài viết, khóa luận, luận văn hoặc các bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành… Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như:
- Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự của páp nhân”, Hà Nội, 2011, do TS Cao Thị Oanh làm Chủ nhiệm
- Phạm Hồng Hải “Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay
không?”, Tạp chí Luật học, số 6/1999;
- Lê Cảm “TNHS của pháp nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, 4/2000;
- Trịnh Quốc Toản “TNHS của pháp nhân trong luật hình sự nước
Anh”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế-Luật, T.XVIII, Số
3 2002;
- Trịnh Quốc Toản “TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Vương
quốc Bỉ”, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 3/2003;
- Trịnh Quốc Toản “TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Hà Lan”,
Tạp chí Kiểm sát, số 5/2003;
- Trịnh Quốc Toản “Phạm vi và điều kiện áp dụng TNHS của pháp
nhân trong luật hình sự Anh”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế-Luật, T.XIX, số 1 2003;
- Trịnh Quốc Toản “Những vấn đề cơ bản về TNHS của pháp nhân
trong Luật hình sự Thụy Sỹ”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 7 tháng 4-2005;
- Trịnh Quốc Toản “TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Canada”,
Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 4/2006;
Trang 96
- Hoàng Thị Tuệ Phương, “TNHS pháp nhân”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, 2006;
- GS Lê Cảm “Về các điều khoản liên quan đến TNHS của pháp nhân
trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát số 22, tháng 11/2016;
- TS Nguyễn Mai Bộ “Một số ý kiến về Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 8, 9 năm 2017;
- Lê Viết Phan Anh và Trần Thị Kiều Oanh “Một số vấn đề về chính
sách pháp luật hình sự và về phần chung pháp luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10, 11 năm 2017
Có thể nhận thấy, tất cả những công trình trên đây đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến một số vấn đề thực tiễn, lý luận của đề tài nghiên cứu
Mặc dù không có công trình nào nghiên cứu riêng về Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật Việt Nam, song những kết quả nghiên
cứu tổng hợp sẽ là nền tảng, tiền đề và là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để tác giả kế thừa, vận dụng có chọn lọc khi triển khai nghiên cứu đề tài luận văn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 107
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ chính của luận văn là giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu lý luận về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại;
- Phân tích các quy định của BLHS 2015 về TNHS của pháp nhân thương mại;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về TNHS của pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của Luận văn Thạc sỹ luật học, luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản liên quan đến chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại, đồng thời kiến nghị hoàn thiện một số nội dung liên quan đến việc xác định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại, TNHS của pháp nhân thương mại theo luật hình sự Việt Nam, đảm bảo việc áp dụng pháp luật hình sự đối với loại chủ thể này trong thực tiễn được thống nhất, rõ ràng
Đây là một vấn đề khá mới mẻ, nên trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu các vấn đề lý luận về chủ thể của tội phạm, về pháp nhân thương mại với vai trò là chủ thể của tội phạm, các quy định hiện hành về TNHS của pháp nhân thương mại và kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật
Luận văn sử dụng phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học xã hội được sử dụng nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp so sánh; phương pháp xã hội học; phương pháp logic; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống hóa
Trang 118
+ Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật so sánh như:
so sánh theo thời gian và không gian; so sánh bên trong và bên ngoài; so sánh
vi mô và so sánh vĩ mô; so sánh khách thể nghiên cứu; so sánh quy phạm (tiêu chuẩn)
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng thể hiện ở chỗ đây là đề tài chuyên sâu tương đối đầy đủ, hệ thống những vấn đề về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với các khía cạnh nội dung cụ thể như: Các vấn
đề lý luận chung về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại, TNHS của pháp nhân thương mại, kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các quy định về TNHS của pháp nhân thương mại ; phân tích, đánh giá tính hiệu quả trong các quy định của pháp luật về TNHS đối với pháp nhân thương mại, từ đó thấy rõ giá trị những kiến nghị, giải pháp được đưa ra nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự trong tương lai
Bên cạnh đó, Luận văn còn có giá trị là tư liệu tham khảo cho các nhà lập pháp - hoạch định chính sách, các nhà tâm lý - xã hội học, những người làm công tác thực tiễn và sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành luật hình sự
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại
Chương 2: Quy định của BLHS 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định của BLHS 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Trang 129
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM LÀ
PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở của việc pháp điển hóa chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại
1.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc pháp điển hóa chủ thể của tội phạm
là pháp nhân thương mại
1.1.1.1 Cơ sở lý luận
Trong lịch sử pháp luật hình sự thế giới, một thời gian dài, TNHS của thể nhân và TNHS theo lỗi được xác định và ghi nhận như là những nguyên tắc của luật hình sự Sở dĩ như vậy là vì, khi xem xét cơ sở của TNHS, luật hình sự đánh giá tính quyết định không chỉ của yếu tố hành vi khách quan mà
cả yếu tố tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi đó để xác định có tội hay không có tội Trong khi đó, theo quan niệm truyền thống thì pháp nhân nói chung và pháp nhân thương mại nói riêng không có yếu tố tâm lý, nên không thể là đối tượng đánh giá trong luật hình sự Hay nói cách khác, pháp nhân hoặc pháp nhân thương mại không thể là chủ thể của TNHS
Từ quan điểm có tính chất quyết định này, nguyên tắc TNHS cá nhân trong luật hình sự được xác định.Và hầu như toàn bộ các vấn đề lý thuyết về luật hình sự (như khái niệm tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm, các chế định TNHS và hình phạt ) và quy định của pháp luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đều xuất phát từ nguyên tắc này
Cùng với sự phát triển của luật hình sự và tình hình tội phạm, khi mà tội phạm có pháp nhân, các pháp nhân phạm tội phát triển; các tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền xảy ra ngày càng nghiêm trọng, trong đó vai trò pháp nhân chủ yếu thay thế cho cá nhân trong việc thực hiện tội phạm… thì quan niệm chỉ có TNHS cá nhân đã được
Trang 13Ở các quốc gia theo hệ thống thông luật, TNHS của pháp nhân đã được quy định tương đối lâu (bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX); còn các quốc gia theo hệ thống luật lục địa, mặc dù muộn hơn nhưng cũng đã chấp nhận quan điểm TNHS của pháp nhân nhằm đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm trong xã hội hiện đại Ở các quốc gia chưa quy định TNHS của pháp nhân, vấn đề trách nhiệm của pháp nhân đều được quy định trong pháp luật dân sự
và hành chính.Theo pháp luật của các quốc gia này thì pháp nhân hoặc pháp nhân thương mại gây thiệt hại thì phải khắc phục hậu quả, phải bồi thường thiệt hại (luật dân sự) hoặc phải khắc phục hậu quả và bị xử phạt (luật hành chính) [35, tr 10-11]
Tuy nhiên, ở các quốc gia, quy định TNHS của pháp nhân hoặc pháp nhân thương mại xuất phát từ các quan niệm khác nhau về lý luận, nên phạm
vi, mức độ cũng như hình thức TNHS được áp dụng cũng khác nhau Trong pháp luật hình sự, pháp nhân phải chịu TNHS về loại tội phạm nào; chủ thể là
cơ quan, pháp nhân hay pháp nhân thương mại, bao gồm cả cơ quan công quyền hay chỉ các pháp nhân kinh tế; nếu pháp nhân hay pháp nhân thương mại phạm tội thì các loại hình phạt nào, các biện pháp tư pháp hình sự nào đươc áp dụng… đang được quy định rất khác nhau ở mỗi quốc gia
Ở mức độ pháp luật quốc tế, ngày càng nhiều các công ước quốc tế cũng như khu vực quy định nghĩa vụ của quốc gia thành viên ghi nhận TNHS của pháp nhân hoặc pháp nhân thương mại trong pháp luật quốc gia Các công ước đó bao gồm: Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có pháp nhân xuyên quốc gia (Điều 10); Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng
Trang 1411
(Điều 26); Pháp nhân vì công ước quốc tế về hợp tác và phát triển kinh tế chống nạn hối lộ công chức nước ngoài (Điều 2), Công ước Cộng đồng châu
Âu về chống tham nhũng bằng luật hình sự (Điều 18) v.v [13,tr 9]
Theo quan niệm truyền thống, cơ sở của TNHS là việc thực hiện hành
vi được luật hình sự quy định là tội phạm Hay nói cách khác, cơ sở TNHS là việc thực hiện hành vi cấu thành tội phạm Để truy cứu TNHS đối với một người, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định được hành vi phạm tội (actus reus) và yếu tố lỗi (mens rea) của người thực hiện hành vi đó Yếu tố hành vi đòi hỏi phải có hành vi khách quan thể hiện ra bên ngoài và hậu quả do hành
vi đó gây ra; yếu tố chủ quan đòi hỏi chủ thể có một thái độ tâm lý là khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi và điều khiển được ý chí của mình Quan điểm tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan (khách thể, mặt khách quan) và các yếu tố chủ quan (chủ thể, lỗi) đã được thừa nhận chung trong lý thuyết truyền thống về tội phạm Điều này hoàn toàn đúng khi TNHS được áp dụng đối với thể nhân
Thế nhưng, đối với pháp nhân, con người pháp lý (legal person) thì lý thuyết truyền thống trở nên bất cập Để giải quyết những vướng mắc về mặt
lý luận trong việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân, các nhà luật học đã đưa
ra các học thuyết làm nền tảng và luận giải cho vấn đề này Khoa học luật hình sự thế giới ghi nhận các học thuyết cơ bản sau đây [37, tr6-8]:
- Học thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious liability):
Theo học thuyết trách nhiệm thay thế, bất cứ điều gì mà người làm công, người làm đại lý cho pháp nhân thực hiện trên cơ sở mối quan hệ giữa pháp nhân với nhân viên theo quy định của pháp luật đều được coi là chính của pháp nhân thực hiện Người làm công, làm đại lý phải thực hiện những công việc mà pháp nhân giao, đồng thời phải tuân thủ những nội quy, quy định mà pháp nhân đề ra.Cho nên, khi có sai phạm của người làm công, người
Trang 15vi quá rộng khi quy định pháp nhân phải chịu TNHS trong mọi trường hợp bất kỳ một nhân viên, đại lý nào (không phân biệt chức vụ) có hành vi phạm tội vì lợi ích pháp nhân Điều này càng bất cập trong thời đại công nghiệp, toàn cầu hóa với các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế có hàng vạn nhân công hiện nay
- Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm (Identification liability):
Tư tưởng chính của học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm thể hiện cơ bản ở chỗ học thuyết này coi hành vi và lỗi của những người quản lý (chỉ đạo, điều hành) pháp nhân như chính là hành vi, lỗi của pháp nhân (đồng nhất cá nhân với pháp nhân)
Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm xác định ba điều kiện cần và đủ
để truy cứu TNHS đối với pháp nhân là: 1/ Hành vi phạm tội do người chỉ huy, quản lý, chỉ đạo, điều hành pháp nhân đó thực hiện; 2/ Người chỉ huy, quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện hành vi phạm tội nhân danh, thay mặt hoặc đại diện cho pháp nhân; 3/ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân
Có lẽ vấn đề khó khăn nhất, thiếu thống nhất của học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm chính là việc xác định người quản lý, chỉ đạo, điều hành pháp nhân trong bối cảnh có rất nhiều loại hình pháp nhân với hình thức hoạt động, kinh doanh rất khác nhau hiện nay Theo chúng tôi, đây chính là điểm hạn chế
cơ bản nhất của học thuyết này
Ngoài ra, so sánh với thuyết trách nhiệm thay thế (được cho là phạm vi TNHS pháp nhân quá rộng), thì thuyết đồng nhất hóa lại thu quá hẹp phạm vi
Trang 1613
TNHS của pháp nhân, khi chỉ thông qua hành vi của các nhà quản lý, điều hành, chỉ huy (tức nhân viên cao cấp) của pháp nhân
- Học thuyết hệ thống/ văn hóa (Systems/ Culture Theory)
Học thuyết hệ thống/ văn hóa xác định tội của pháp nhân thông qua đánh giá vấn đề văn hóa của pháp nhân "thái độ, chính sách, nội quy, trật tự quản lý hay tiến hành các hoạt động được pháp nhân duy trì" [34] Hay nói cách khác, văn hóa pháp nhân được xem như là "ý chí" của pháp nhân điều khiển hành vi phạm tội của nhân viên pháp nhân
So với học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm (chỉ thông qua hành vi của lãnh đạo, chỉ huy, người quản lý, nhân viên cấp cao), học thuyết văn hóa pháp nhân xác định phạm vi TNHS của pháp nhân rộng hơn; bất kỳ hành vi phạm tội nào của nhân viên pháp nhân cũng có thể được quy kết cho pháp nhân
Tuy nhiên, học thuyết này có hạn chế ở chỗ do "văn hóa" pháp nhân được hình thành và ghi nhận có thể thành văn hoặc bất thành văn, cho nên việc chứng minh rằng pháp nhân đã khuyến khích, động viên hoặc ngầm đồng
ý, chấp nhận cho cá nhân thực hiện hành vi phạm tội để trên cơ sở đó có thể truy cứu TNHS pháp nhân là một việc làm rất phức tạp và khó khăn trong thực tiễn
Nghiên cứu các học thuyết nêu trên cho thấy, dù có cách lý giải khác nhau về TNHS của pháp nhân, nhưng các học thuyết có những điểm chung là:
- Pháp nhân bao giờ cũng phải chịu TNHS thông qua hành vi phạm tội của thể nhân Không có hành vi của thể nhân thì không có TNHS của pháp nhân;
- Giữa pháp nhân và thể nhân bao giờ cũng tồn tại mối quan hệ ràng buộc nhất định Pháp nhân phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của thể nhân khi người đó thực hiện hành vi nhân danh pháp nhân, thay mặt pháp nhân hoặc chịu sự giám sát và vì lợi ích của pháp nhân Đồng thời thể nhân đó thực hiện hành vi trong phạm vi chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được pháp nhân giao;
Trang 17lẻ, nhiều tổ chức kinh tế được hình thành; các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thành lập ngày càng nhiều; hoạt động kinh doanh ngày càng tấp nập Kinh tế thị trường đã mang lại những lợi ích
vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta Cùng với những lợi ích đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng tiêu cực được coi là mặt trái của kinh tế thị trường như các hành vi vi phạm quy định về độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại, làm ô nhiễm môi trường gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội Những hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đó không phải do một hoặc một số cá nhân mà chủ yếu là do những tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác nhau thuộc mọi thành phần gây ra
Khi nhắc đến các thiệt hại do các tổ chức gây ra trong thời gian vừa qua, hẳn chúng ta vẫn còn nhớ sự kiện gây ô nhiễm môi trường của Công ty Vedan Việt Nam làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho nông dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hồ Chí Minh Thiệt hai mà công ty này gây ra là rất lớn, kết quả nghiên cứu, xác minh cho thấy:
Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức (vào thời điểm đó trên lưu vực sông Thị Vải có rất ít cơ sở công nghiệp hoạt động), Công ty Vedan đã thải chất thải gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt
Trang 1815
Năm 1995, Công ty Vedan đã đồng ý đền bù với danh nghĩa là hỗ trợ ngư dân chuyển đổi sản xuất với số tiền 15 tỷ đồng cho 3 tỉnh/TP: Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh
Sau đó, qua khảo sát, nghiên cứu lại tiếp tục phát hiện các dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng của Công ty Vedan, cụ thể như sau:
Trong điều kiện xả thải bình thường trước khi phát hiện vụ việc xảy ra (9/2008), lưu lượng nước thải của Công ty Vedan trung bình khoảng 5.000 - 5.800 m3/ngày, đã được xử lý tại 3 hệ thống xử lý nước thải (XLNT) của Công ty:
- Hệ thống XLNT chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB, kết hợp bùn hoạt tính có công suất 1.500 m3/ngày Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm chính như sau (theo kết quả kiểm tra năm 2008 của Tổng cục Môi trường): TSS = 38 mg/l, BOD5 = 8 mg/l, COD = 31 mg/l, N-NH3 = 0,35 mg/l, Tổng N = 1,6 mg/l, và Tổng P = 1,84 mg/l; cơ bản đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP)
- Hệ thống XLNT chế biến tinh bột bằng hệ thống 21 hồ sinh học tự nhiên có công suất 2.500 m3/ngày Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm chính như sau (theo kết quả kiểm tra năm 2008 của Tổng cục Môi trường): TSS = 41 mg/l, BOD5 = 59 mg/l, COD = 113 mg/l, N-NH3 = 40,7 mg/l, Tổng N = 50,5 mg/l, và Tổng P = 2,94 mg/l; không đạt TCCP
- Hệ thống XLNT sản xuất Lysin từ mật rỉ đường bằng hệ thống sinh học hiếu khí bùn hoạt tính, kết hợp mương ôxy hóa có công suất 1.800 m3/ngày Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm chính như sau (theo kết quả kiểm tra năm 2008 của Tổng cục Môi trường): TSS = 57 mg/l, BOD5 = 35 mg/l, COD = 80 mg/l, N-NH3 = 47,4 mg/l, Tổng N = 54,6 mg/l,
và Tổng P = 3,68 mg/l; không đạt TCCP
Đặc biệt nghiêm trọng, Công ty đã bơm xả trực tiếp dịch thải sau lên men bột ngọt Lysin và từ bể chứa bán âm dung tích 6.000 - 7.000 m3 và bồn
Trang 1916
chứa 15.000 m3 theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên bề mặt đất) ra cầu cảng số 2, theo phát hiện của Đoàn Thanh tra và Cục Cảnh sát môi trường vào lúc 17h30 ngày 6/9/2008
Tổng lượng dịch thải sau lên men được Công ty xả lén ra sông Thị Vải theo kết luận của Đoàn Thanh tra năm 2008 là 105.600 m3/tháng, tương đương 3.520 m3/ngày với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao: pH = 4,9; Độ màu = 610.000 Pt-Co; BOD5 = 549.000 mg/l; COD = 705.000 mg/l; TSS = 156.700 mg/l; N-NH4+ = 11.800 mg/l; Tổng N = 22.100 mg/l; Tổng P = 705 mg/l Bên cạnh đó, Đoàn Thanh tra còn phát hiện một số nguồn thải khác không qua xử lý của Công ty Vedan, cụ thể như sau:
- Lượng bùn thải từ Xưởng tinh bột là 24.000 m3/tháng (tương đương
800 m3/ngày) với nồng độ các chất ô nhiễm chính rất cao: TSS = 12.280 mg/l, BOD5 = 1.050 mg/l, COD = 12.280 mg/l, N-NH3 = 3,08 mg/l, Tổng N
= 59,7 mg/l và Tổng P = 32 mg/l
- Tổng lượng nước thải từ Nhà máy bột ngọt và Lysine thải xuống mương thoát nước giải nhiệt là 46.800 m3/tháng (tương đương 1.560 m3/ngày) với nồng độ các chất ô nhiễm chính như sau: TSS = 423 mg/l, BOD5 = 2.700 mg/l, COD = 5.330 mg/l, N-NH3 = 163 mg/l, Tổng N = 385 mg/l, và Tổng P = 9,5 mg/l
Qua những sai phạm có tính hệ thống của Công ty Vedan từ năm 1994
- 2008 và những dữ liệu thống kê xả thải ở trên, có thể khẳng định rằng, chất thải của Công ty Vedan (đặc biệt là dịch thải sau lên men) là nguồn gây ô nhiễm chính đối với sông Thị Vải
Tuy nhiên, với các hành vi gây ô nhiễm của mình, Công ty Vedan chỉ
bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 267.500.000 đồng, đồng thời truy thu khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trốn nộp là: 127.268.067.520 đồng [22] Có thể thấy, so sánh thiệt hại cho môi trường mà Công ty Vedan gây ra với mức mà Công ty này phải bồi thường là không
Trang 2017
tương xứng Nhưng, theo các quy định của pháp luật hiện hành tại thời điểm
đó thì chỉ có thể xử lý các hành vi vi phạm của Công ty này ở mức độ là các biện pháp dân sự mà thôi
Gần đây nhất là vụ việc do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra thiệt hại nặng nề cho môi trường và cuộc sống của người dân các tỉnh miền trung, khiến dư luận trong cả nước vô cùng bức xúc Cụ thể:
Sự cố ô nhiễm môi trường biển làm cá chết tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã gây hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại môi trường biển, không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống ngư dân mà còn tác động xấu đến phát triển các ngành sản xuất khác, đến xuất khẩu, du lịch…
Tính toán sơ bộ cho thấy sự cố ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 người do không có việc làm
ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc
Thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng; diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch; có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả giống bị nhiễm độ mặn cao, môi trường suy giảm nên tôm chậm lớn, xuất hiện bệnh và
có trên 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác
Ngoài ra, có 1.613 lồng nuôi cá bị chết (khoảng 30.000m3), tương đương 140 tấn cá; có 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67 tấn;
có trên 10 ha nuôi cua bị chết do sự cố môi trường
Cũng theo báo cáo, giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình từ 10% - 20% so với cùng kỳ năm 2015; việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của 4 tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng Cụ thể, sản phẩm khai thác ngoài 20 hải lý có giá bán giảm 30% - 50%; sản phẩm khai thác trong 20 hải
lý không tiêu thụ được Hiện nay, tại Hà Tĩnh tồn kho trên 3.000 tấn sản phẩm
Trang 21Các hoạt động trái pháp luật, gây thiệt hại nêu trên là quyết định của các tập thể hội đồng quản trị, lãnh đạo điều hành các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Vì vậy, rõ ràng, trong những trường hợp này, việc xử lý vi phạm bằng pháp luật dân sự, pháp luật hành chính đối với pháp nhân thương mại và chỉ truy cứu TNHS một số cá nhân điều hành nhân danh, thay mặt và
vì lợi ích pháp nhân thương mại là chưa đủ để đạt được mục đích răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn tái phạm, vi phạm pháp luật, không công bằng trong việc xử lý đối với các cá nhân bị truy cứu TNHS, do đó, vẫn khiến cho dư luận xã hội dấy lên nhiều quan điểm, ý kiến không đồng tình
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn khách quan, đòi hỏi tất yếu khách quan là buộc các nhà làm luật phải sớm đưa pháp nhân thương mại trở thành chủ thể của luật hình sự Việt Nam, để có các biện pháp chế tài tương xứng áp dụng đối với các hành vi vi phạm của các pháp nhân thương mại này, đảm bảo công bằng xã hội, công lý được thực thi Vấn đề này được luận giải bằng các căn cứ sau:
- Thứ nhất, sự hình thành và phát triển của cơ chế kinh tế thị trường với
sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế Pháp luật liên quan đến đầu
Trang 2219
tư, kinh doanh thương mại ngày càng thông thoáng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển Thay cho kinh tế cá thể nhỏ lẻ, nhiều pháp nhân thương mại được hình thành; các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài được thành lập ngày càng nhiều; hoạt động kinh doanh ngày càng tấp nập Kinh tế thị trường đã mang lại những những lợi ích vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta Nhưng cùng với những lợi ích
đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng tiêu cực được coi là mặt trái của kinh tế thị trường như các hành vi vi phạm quy định về độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại, làm ô nhiễm môi trường gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội Các hoạt động trái pháp luật, gây thiệt hại nêu trên không phải là do cá nhân, mà là quyết định của các tập thể hội đồng quản trị, lãnh đạo điều hành các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Vì vậy, rõ ràng, trong những trường hợp này, việc xử lý vi phạm bằng pháp luật dân sự, xử phạt hành chính đối với pháp nhân và chỉ truy cứu TNHS một số cá nhân điều hành nhân danh, thay mặt và vì lợi ích pháp nhân là chưa đủ để đạt được mục đích răn đe, phòng ngừa ngăn chặn tái phạm, vi phạm pháp luật; không công bằng trong việc xử lý đối với các cá nhân bị truy cứu TNHS
- Thứ hai, trong xã hội nước ta, việc điều hành, quản lý được thực hiện
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Theo các nguyên tắc này, các quyết định quan trọng về phương hướng hoạt động, về hoạt động cụ thể nào đó liên quan đến lợi ích pháp nhân đều được thông qua bởi tập thể theo các hình thức khác nhau (hội đồng quản trị, tập thể ban giám đốc, tập thể lãnh đạo cơ quan, thậm chí là của cấp ủy ) Các
cá nhân được giao chỉ sử dụng các biện pháp điều hành cụ thể để thực hiện
mà không được làm trái các quyết định đó Thực tiễn xét xử cho thấy, khi xét
xử các tội phạm, nhất là tội phạm về kinh tế, tội phạm về chức vụ nhiều bị
Trang 2320
cáo cho rằng họ thực hiện hành vi phạm tội là do thực hiện quyết định của tập thể, nên họ không phạm tội hoặc cần được giảm nhẹ TNHS Vì vậy, trong những trường hợp này việc chỉ truy cứu TNHS đối với cá nhân nào đó là hoàn toàn thiếu hợp lý, thiếu công bằng, hiệu quả của việc xử lý không cao
- Thứ ba, việc không truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc xử lý vi phạm pháp luật, đến việc giải quyết việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả vật chất cũng như tinh thần do tội phạm gây ra Theo quy định của pháp luật hiện hành, pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính, bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại gây ra Cán bộ, công chức phạm tội trong khi thi hành công vụ hoặc liên quan đến công vụ được giao thì
cơ quan, pháp nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại; còn người phạm tội chỉ có trách nhiệm hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường đó Theo đó, pháp nhân thương mại chỉ là bị đơn dân sự mà không thể
là bị cáo, nên ngoài trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng; pháp nhân đó không chịu bất kỳ biện pháp cưỡng chế pháp lý nào khác
Biện pháp xử phạt hành chính không bao giờ tương xứng với hành vi vi phạm và những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra Thực tiễn cho thấy những hậu quả pháp lý mà pháp nhân phải gánh chịu không đủ nghiêm khắc để phòng ngừa tái phạm, bù đắp những thiệt hại gây ra khi mà những lợi ích trái pháp luật
mà các pháp nhân có được từ những hành vi đó lại lớn hơn rất nhiều
- Thứ tư, việc không truy cứu TNHS đối với pháp nhân trong nhiều
trường hợp đã gây nên những khó khăn trong việc xử lý vi phạm Ví dụ, nếu truy cứu TNHS thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền chủ động khởi tố vụ án hình sự, chứng minh và truy cứu TNHS đối với pháp nhân và xác định trách nhiệm bồi thường cho người bị hại; còn theo luật tố tụng dân sự, rất khó xác định nguyên đơn và khả năng để nguyên đơn chứng minh được thiệt hại gây
ra theo nguyên tắc đương sự phải chứng minh cho yêu cầu của mình Hơn
Trang 2421
nữa, việc khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại luôn đi kèm theo dự phí án phí dân sự không phải nhỏ…
Rõ ràng, trong những trường hợp này, việc áp dụng thủ tục tố tụng hình
sự để xử lý vi phạm là hợp lý nhất để xử lý nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của xã hội, của người bị thiệt hại
- Thứ năm, việc không quy định TNHS của pháp nhân đang tạo ra sự
thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật và sự bất bình đẳng, thiếu công bằng trong xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật ở nước ta Cùng một hành vi phạm tội, nhưng với các chủ thể khác nhau thì được xử lý khác nhau từ góc độ định tội danh cũng như biện pháp TNHS Ví dụ, cùng một hành vi làm giả giấy tờ
để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, nhưng những người thuộc doanh nghiệp tư nhân phải chịu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; còn người trong các doanh nghiệp nhà nước thì có thể bị truy cứu TNHS về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng Hay hành vi trốn thuế của cá nhân thì có thể phải bị truy cứu TNHS về tội trốn thuế; còn doanh nghiệp Nhà nước trốn thuế thì chỉ có thể bị xử phạt hành chính với tính chất và mức độ cưỡng chế thấp hơn nhiều
Hơn nữa, hành vi phạm tội của pháp nhân được thực hiện thông qua hành vi của một hay nhiều cá nhân là thành viên của pháp nhân đó Các cá nhân đó thực hiện hành vi phạm tội nhân danh, thay mặt, vì lợi ích của pháp nhân Thế nhưng, nếu pháp luật hình sự quy định cá nhân đó có thể phải chịu TNHS, còn pháp nhân có thể được hưởng lợi từ hành vi đó lại không phải chịu TNHS là một điều bất hợp lý, thiếu thuyết phục và trái với nguyên tắc không xử
lý vi phạm pháp luật là một hành vi không thể vừa xử phạt hành chính, vừa truy cứu trách nhiệm hình sự Điều này vô hình dung trở thành sự khuyến khích cho những hành vi vi phạm pháp luật nghiên trọng của pháp nhân
Trang 2522
- Thứ sáu, việc quy định trách nhiệm hình sự pháp nhân đảm bảo cụ thể
hoá tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là: 1/ xử lý vi phạm pháp luật nghiêm trọng phải được giao cho Toà án, cơ quan thực hiện quyền tư pháp, thực hiện; 2/ Đảm bảo quyền con người, nhất là quyền của người bị hại, quyền của pháp nhân được quy định và thực hiện trên thực tế, đặc biệt là các quyền như quyền bào chữa, quyền được bảo vệ quyền lợi, quyền dược suy đoán vô tội…; 3/ đảm bảo các vi phạm pháp luật nghiêm trọng được xử lý bằng một thủ tục tư pháp dân chủ, minh bạch, qua nhiều cấp xét xử… thì công lý mới được thực thi trên thực tế…
Những phân tích trên, cùng với việc tham gia của Việt Nam vào các Công ước quốc tế và xu thế quy định TNHS của pháp nhân ngày càng phổ biến trên thế giới cho thấy quy định TNHS của pháp nhân là một nhu cầu cấp thiết, không thể trì hoãn trong luật hình sự Việt Nam nhằm đáp ứng các mục đích sau đây của thực tiễn lập pháp cũng như áp dụng pháp luật: 1/ ngăn ngừa
vi phạm pháp luật nghiêm trọng ngày càng phổ biến của pháp nhân; 2/ đảm bảo xử lý hiệu quả, công bằng, bình đẳng đối với công dân, pháp nhân trước pháp luật; 3/ đảm bảo tính hệ thống trong hệ thống pháp luật Việt Nam; 4/ Xây dựng một nền tư pháp công bằng, dân chủ, văn minh, bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người
1.1.2 Kinh nghiệm pháp luật quốc tế về vấn đề pháp điển hóa chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại
Những nghiên cứu về vấn đề TNHS của pháp nhân theo quy định của pháp luật các nước đại diện cho các hệ thống pháp luật khác nhau cho thấy xu thế tất yếu của việc công nhận và quy định TNHS của tổ chức trong pháp luật các quốc gia Các quy định của pháp luật hình sự ở các nước được nghiên cứu
có những điểm tương đồng mang tính phổ biến, nhưng cũng có những điểm khác biệt xuất phát từ nhận thức lý luận, truyền thống pháp luật và điều kiện phát triển cũng như nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đặc thù ở mỗi
Trang 26Việc nghiên cứu, tổng hợp các yếu tố tương đồng cũng như các yếu tố khác biệt khi nghiên cứu so sánh vấn đề TNHS của pháp nhân ở các nước khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp thu, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia nhằm xây dựng chế định TNHS của pháp nhân ở nước ta
Về tính phổ biến trong các quy định của pháp luật hình sự về chủ thể
của tội phạ là pháp nhân
Thứ nhất, tuy ở các mức độ và phạm vi khác nhau, nhưng thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm được các nước sử dụng trong quy định TNHS đối với pháp nhân Trong các nước thuộc hệ thống common law, thuyết trách nhiệm thay thế có thể được sử dụng trong quy định TNHS đối với một số tội theo nguyên tắc trách nhiệm trực tiếp, buộc tội khách quan hoặc sử dụng thuyết văn hóa pháp nhân (Australia), nhưng thuyết đồng nhất hóa được công nhận
là hợp lý và sử dụng ở tất cả các nước nghiên cứu
Thuyết đồng nhất hóa xác định pháp nhân không phải là một trừu tượng pháp lý, mà là một thực thể xã hội mà "bộ não" của nó là người lãnh đạo, chỉ huy Pháp nhân được hưởng lợi từ những quyết định, hành động của người lãnh đạo, chỉ huy thì nó cũng phải chịu trách nhiệm từ quyết định, hành vi của những người đó
Từ góc độ pháp lý hình sự, theo thuyết đồng nhất hóa, pháp nhân cũng
có những hành vi và cũng có lỗi như thể nhân Chỉ có điểm đặc trưng ở đây là hành vi phạm tội, lỗi của pháp nhân được xác định thông qua (đồng nhất với)
Trang 27Thứ ba, về phạm vi chủ thể cũng có nhiều điểm tương đồng trong pháp luật các nước về TNHS của pháp nhân Đó là:
+ Tất cả các nước nghiên cứu đều loại trừ TNHS của Nhà nước và cơ quan nhà nước, các cơ quan chính quyền địa phương Chỉ có theo Bộ luật hình sự Trung Quốc thì cơ quan nhà nước cũng có thể bị truy cứu TNHS Tuy nhiên, quy định này hoàn toàn thiếu tính khả thi và vì thế đã không đi vào cuộc sống Vì vậy, các nhà hình sự học Trung Quốc đang nhất loạt đề nghị hủy bỏ quy định này trong Bộ luật hình sự
+ Theo luật hình sự của đa số các nước (trừ luật hình sự Pháp), pháp nhân phải chịu TNHS không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân từ góc độ luật dân sự, thương mại hoặc hành chính Các pháp nhân phạm tội chỉ cần có ngân sách độc lập để thi hành hình phạt tiền và các hình phạt khác
Thứ tư, hình phạt tiền được áp dụng với tư cách là hình phạt chính đối
Trang 2825
với pháp nhân phạm tội ở hầu hết tất cả các nước Mức phạt tiền được xác định tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ, nhưng thông thường là cao hơn so với mức phạt đối với thể nhân phạm tội tương ứng
Còn hình phạt chính được áp dụng đối với người lãnh đạo, chỉ huy pháp nhân là hình phạt tiền, hình phạt tù hoặc cả hai loại hình phạt đó Mức phạt tiền đối với những người này thấp hơn mức phạt đối với pháp nhân
Về tính đặc thù trong các quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của tổ chức
Bên cạnh những điểm tương đồng nói trên, quy định về TNHS của pháp nhân ở các nước cũng chứa đựng những điểm khác biệt nhất định mang tính đặc thù xuất phát từ đặc điểm hệ thống pháp luật, từ truyền thống pháp luật, từ truyền thống văn hóa và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Tính đặc thù đó thể hiện trong một số điểm sau đây:
Thứ nhất, về lý giải cơ sở TNHS của pháp nhân, nếu như các quốc gia thuộc hệ thống legal law, các nước châu Á đều thống nhất sử dụng học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm để quy định TNHS của pháp nhân trong luật hình
sự, thì các nước theo hệ thống common law lại sử dụng các học thuyết khác nhau: Thuyết trách nhiệm thay thế, thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm, thuyết văn hóa pháp nhân Thậm chí, ngay trong một nước cũng đồng thời sử dụng các học thuyết khác nhau Ví dụ: Trong luật hình sự Anh, thuyết trách nhiệm thay thế được sử dụng trong quy định TNHS của pháp nhân đối với các tội được truy cứu theo nguyên tắc buộc tội khách quan; còn thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm được sử dụng trong quy định TNHS của pháp nhân đối với các tội được truy cứu theo nguyên tắc lỗi
Thứ hai, về phạm vi pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm: Một số ít nước (như Pháp, Thái Lan) quy định chỉ pháp nhân mới là chủ thể của tội phạm Trong khi đó, nhiều nước lại quy định ngoài pháp nhân thì các tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tội phạm
Trang 29Các nước theo hệ thống luật châu Âu lục địa không giới hạn phạm vi tội phạm quy kết cho pháp nhân Điều đó có nghĩa là theo pháp luật hình sự các nước này pháp nhân có thể phải chịu TNHS đối với mọi tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự
Còn pháp luật hình sự các nước châu Á lại quy định cụ thể các tội phạm mà pháp nhân phải chịu TNHS Đó là đa số các tội phạm trong lĩnh vực kinh doanh, bảo vệ môi trường, trật tự quản lý kinh tế, trật tự an toàn xã hội, lĩnh vực bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân
Thứ tư, về điều kiện TNHS của pháp nhân cũng có những điểm khác nhau trong luật hình sự của các nước nghiên cứu
+ Trong các nước sử dụng thuyết trách nhiệm thay thế hoặc thuyết văn hóa pháp nhân, pháp nhân phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của bất kỳ nhân viên nào của pháp nhân, miễn là người đó hành động trong phạm vi thẩm quyền được pháp nhân giao
Ngược lại, ở các nước sử dụng thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm thì pháp nhân chỉ phải chịu TNHS về hành vi của người lãnh đạo, chỉ huy tổ chức và người đó hành động nhân danh, thay mặt, được ủy quyền và vì lợi ích pháp nhân Điều này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết giữa tổ chức và thể nhân trong việc truy cứu TNHS pháp nhân, đảm bào cho các quy định của pháp luật có tính khả thi, có hiệu quả
+ Đa số các nước đòi hỏi pháp nhân phải có "ý định phạm tội" (tức intention, lỗi cố ý theo quan niệm các nhà hình sự học khi đề cập đến TNHS
Trang 3027
pháp nhân) Ý định phạm tội đó được xác định thông qua hành vi của người lãnh đạo, chỉ huy pháp nhân Do người lãnh đạo, chỉ huy thực hiện hành vi phạm tội nhân danh, thay mặt và vì lợi ích của pháp nhân; cho nên ý định phạm tội của pháp nhân thông thường đã hình thành trước khi người đó thực hiện hành vi mà pháp nhân phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, cũng có những nước ngoài ý định phạm tội, còn quy định
cả TNHS của pháp nhân trong trường hợp vô ý, tức trong trường hợp tổ chức thiếu sự kiểm tra, kiểm soát để thành viên tổ chức thay mặt hay nhân danh pháp nhân thực hiện hành vi theo thẩm quyền và gây thiệt hại cho xã hội
Thứ năm, TNHS của người lãnh đạo, người chỉ huy pháp nhân khi truy cứu TNHS pháp nhân cũng được quy định khác nhau Có nước quy định khi truy cứu TNHS đối với pháp nhân thì đương nhiên người lãnh đạo, chỉ huy pháp nhân phải chịu TNHS khi pháp nhân phạm tội nhưng cũng có một số nước quy định các điều kiện cụ thể khác thể hiện người đó có lỗi đối với việc pháp nhân phạm tội thì mới phải chịu TNHS
Thứ sáu, các hình phạt bổ sung và các biện pháp cưỡng chế khác được
áp dụng khi pháp nhân phạm tội cũng được quy định khác nhau trong pháp luật hình sự
Về điều kiện xác định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại
Nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới về điều kiện xác định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và một số học thuyết nói trên cho thấy, dù có cách lý giải khác nhau nhưng hầu hết đều đưa ra những điều kiện tương đối giống nhau về hành vi phạm tội, về chủ thể của tội phạm, về quy định của pháp luật… để xác định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại Cụ thể là:
- Pháp nhân thương mại bao giờ cũng phải chịu TNHS thông qua hành
vi phạm tội của thể nhân Thể nhân đó có thể là người làm công, đại lý hoặc bất kỳ nhân viên nào của pháp nhân thương mại; có thể là người lãnh đạo,
Trang 3128
quản lý, điều hành (nhân viên cao cấp) của pháp nhân thương mại Những người này đã thực hiện hành vi cấu thành tội phạm theo pháp luật hình sự của quốc gia Không có hành vi của thể nhân thì không có TNHS của pháp nhân thương mại
Ví dụ, để thiết lập sự hiện diện của ý định trong các hoạt động của pháp nhân, luật hình sự Mỹ yêu cầu xem xét các hành động của nhân viên và truy cứu TNHS pháp nhân, nếu nhân viên đã hành động, trước hết, thuộc thẩm quyền của mình và thứ hai, với mục đích mang lại lợi ích cho tổ chức [36]
- Để xác định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại, giữa pháp nhân thương mại và thể nhân bao giờ cũng tồn tại mối quan hệ ràng buộc nhất định Pháp nhân thương mại phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của thể nhân khi người đó thực hiện hành vi nhân danh tổ chức, thay mặt hoặc đại diện cho pháp nhân thương mại Đồng thời thể nhân đó thực hiện hành vi trong phạm vi chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được pháp nhân thương mại giao Trong thuyết trách nhiệm thay thế - đó là người làm công, đại lý và ràng buộc với nhau bằng hợp đồng; trong thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm -
đó là người chỉ huy, quản lý, lãnh đạo, điều hành (nhân viên cao cấp) quyết định chính sách của pháp nhân; trong thuyết văn hóa - đó là bất kỳ nhân viên nào của pháp nhân và ràng buộc với nhau bằng văn hóa pháp nhân
- Để xác định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại, thì hành
vi phạm tội do thể nhân thực hiện phải vì quyền lợi, lợi ích của pháp nhân thương mại đó Nếu không chứng minh được hành vi phạm tội mà thể nhân
đã thực hiện là vì lợi ích của pháp nhân thương mại, thì pháp nhân thương mại đương nhiên không phải chịu TNHS đối với hành vi phạm tội đó do thể nhân thực hiện
- Thể nhân đó khi thực hiện hành vi phạm tội là do được sự nhất trí của lãnh đạo, chỉ đạo, đồng ý của pháp nhân thương mại thì lúc này, pháp nhân thương mại mới phải chịu TNHS đối với hành vi phạm tội do thể nhân thực hiện Trong trường hợp thể nhân thực hiện hành vi phạm tội một cách tự phát,
Trang 3229
không do sự chỉ đạo, đồng ý của pháp nhân thương mại thì không thể buộc pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội
do thể nhân thực hiện được
- Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại thông thường không loại trừ TNHS của cá nhân đã thực hiện hành vi cấu thành tội phạm cụ thể Nói cách khác, đồng thời với việc pháp nhân thương mại bị truy cứu TNHS, cá nhân đã có hành vi mà vì nó pháp nhân thương mại phải chịu TNHS cũng có thể bị truy cứu TNHS Điều kiện này đặc trưng cho việc truy cứu TNHS theo thuyết trách nhiệm thay thế và thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm mà không nhất thiết đối với thuyết văn hóa pháp nhân Đối với thuyết văn hóa pháp nhân, có thể truy cứu TNHS đối với tổ chức mà không nhất thiết xác định TNHS của thể nhân là thành viên pháp nhân đó
Về phạm vi tội phạm pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự
Phạm vi các tội phạm mà pháp nhân thương mại phải chịu TNHS được quy định tương đối khác nhau ở các nước
Trong luật hình sự nước Anh, TNHS đối với pháp nhân không đặt ra trong một số trương hợp đó là: 1/ những tội phạm nghiêm trọng bị trừng phạt bởi hình phạt tù hoặc hình phạt tử hình và không phải là hình phạt tiền; 2/ một
số loại tội phạm khác vì bản chất của nó, nên pháp nhân không thể thực hiện được như: tội vi phạm chế độ một vợ một chồng (bigamy offence); tội cưỡng dâm (rape offence) được quy định trong luật quy định các tội phạm về tình dục [secxual offences (amendment) act 1976]; tội phạm khai gian trước Tòa [perjury offence] theo mục 1(1) của luật về tội khai gian trước toà năm 1911 (perjury act)…
Luật hình sự của một số nước khác quy định pháp nhân chỉ phải chịu TNHS trong những trường hợp pháp luật hình sự có quy định cụ thể
Trang 3330
Nhìn chung, do những đặc thù riêng của pháp nhân thương mại mà phạm vi tội phạm quy định đối với chủ thể này mang tính đặc thù riêng biệt, chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường… Bởi lẽ, không thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại đối với tội hiếp dâm được, bởi nó hoàn toàn không thỏa mãn các điều kiện TNHS quy định đối với pháp nhân thương mại như đã phân tích ở trên
Về chế tài áp dụng đối với chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại
Nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn pháp luật một số nước cho thấy, các nước khác nhau có cách quy định hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại là khác nhau Cụ thể:
- Ở các nước theo truyền thống common law, hình phạt duy nhất được
áp dụng đối với pháp nhân phạm tội là hình phạt tiền (fine) Tuy nhiên, mức phạt tiền tối đa đối với từng loại tội phạm được quy định trong luật hình sự của mỗi nước không giống nhau
- Nghiên cứu các hình phạt mà luật hình sự các nước theo hệ thống
legal law quy định áp dụng đối với pháp nhân, tổ chức phạm tội, người ta có thể đại thể phân ra thành 4 nhóm tuỳ thuộc vào đối tượng áp dụng: 1/ các hình phạt gây hại cho thanh danh của tổ chức phạm tội; 2/ các hình phạt về tài sản; 3/ các hình phạt hạn chế các hoạt động của tổ chức phạm tội; 4/ các hình phạt nhằm vào sự tồn tại của pháp nhân, tổ chức phạm tội
Trong khi Bộ luật hình sự của Thụy Sỹ chỉ quy định hình phạt tiền là hình phạt duy nhất được áp dụng đối với pháp nhân thì Bộ luật hình sự của Pháp, Bỉ và Hà Lan lại quy định cả một hệ thống hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội Ví dụ: Điều 7bis mới của Bộ luật hình sự vương quốc Bỉ quy định các hình phạt sau:Phạt tiền; tịch thu tài sản của pháp nhân; giải thể pháp nhân; cấm tiến hành hoạt động nhất định; đóng cửa pháp nhân; niêm yết quyết định đã được Tòa án tuyên hoặc thông báo quyết định đó trên các ph-ương tiện nghe nhìn
Trang 3431
- Luật hình sự các nước châu Á cũng quy định các hình phạt khác nhau đối với tổ chức phạm tội Theo luật hình sự các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaixia pháp nhân phạm tội chỉ bị phạt tiền là hình phạt duy nhất
Tóm lại, do tính chất đặc trưng chỉ có ở pháp nhân thương mại, do đó, ở hầu hết các nước, hình phạt chính được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội là hình phạt tiền Với các đặc thù riêng, hình phạt tiền là hình phạt mà khi áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội tỏ ra hữu hiệu nhất
Bên cạnh đó, các pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị áp dụng một số hình phạt khác nhau với tư cách là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, tịch thu tài sản, giám sát tư pháp, công bố quyết định của Tòa án
Bên cạnh việc quy định hệ thống hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì, việc quy định các biện pháp trách nhiệm hình sự khác đối với pháp nhân đó cũng được nhiều nước ghi nhận Để trừng trị, răn
đe các pháp nhân thương mại phạm tội một cách có hiệu quả và hiệu lực trong thực tiễn, ngoài việc áp dụng các hình phạt nói trên, cần thiết phải có sự ghi nhận các biện pháp trách nhiệm hình sự khác đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Trong pháp luật hình sự một số quốc gia, các biện pháp TNHS khác áp dụng đối với pháp nhân thương mại có thể là: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc bồi thường, khắc phục hậu quả tội phạm gây ra và phải chịu án tích…
1.2 Khái niệm, đặc điểm, điều kiện của chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại
1.2.1 Khái niệm pháp nhân thương mại
Nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới có quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thì thấy, tên gọi của loại chủ thể này được sử dụng
Trang 35có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Pháp nhân có thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện
Tuy nhiên, một số nước quy định chỉ coi chủ thể của tội phạm là các pháp nhân hoạt động có mục đích sinh lời chứ không phải tất cả các pháp nhân, tổ chức để trở thành chủ thể của tội phạm Căn cứ để chỉ xác định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại là do các đặc tính đặc thù của pháp nhân thương mại mang lại
Ở nước ta, trong BLHS 2015, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước nhà cũng chỉ coi chủ thể của tội phạm các pháp nhân thương mại, còn các pháp nhân phi thương mại thì không
Qua nghiên cứu pháp luật của một số nước cho thấy cũng có những quy định ngoại lệ Theo quy định của pháp luật hình sự thì các chủ thể sau không thể chịu TNHS: 1/ Nhà nước ; 2/ Chính quyền các lãnh thổ [32]
Pháp nhân thương mại là một thuật ngữ không còn mới mẻ trong xã hội Việt Nam Tuy nhiên, khi nghiên cứu về pháp nhân thương mại với tư cách là một chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam, chúng ta phải tập trung nghiên cứu làm rõ về khái niệm, để phân biệt rõ pháp nhân thương mại với pháp nhân phi thương mại được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 Bởi lẽ,
Trang 3633
theo quy định của BLHS 2015, thì chỉ pháp nhân thương mại mới là chủ thể của tội phạm
Khái niệm pháp nhân thương mại lần đầu tiên được quy định tại Điều
75 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó, tại khoản 1 Điều luật này quy định: “1 Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
và lợi nhuận được chia cho các thành viên.”Như vậy, về cơ bản thì pháp nhân
thương mại trước hết phải là một tổ chức và tổ chức này phải được công nhận
là pháp nhân khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 Cụ thể:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều tổ chức được thành lập với đầy
đủ các điều kiện nói trên, nhưng không phải tổ chức nào khi có đủ các điều kiện trên cũng trở thành pháp nhân thương mại Để được coi là một pháp nhân thương mại thì phải có các đặc điểm đặc trưng, là dấu hiệu để phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
1.2.2 Đặc điểm pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, pháp nhân thương mại phải là pháp nhân có mục tiêu chính là
tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên Còn nếu tổ chức, pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận hoặc nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên thì đều không phải là pháp nhân thương mại
Trang 3734
Thứ hai, đối với pháp nhân thương mại, là các tổ chức được thành lập
nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức này
Thứ ba, về mục đích, pháp nhân thương mại được thành lập nhằm mục
tiêu chính là lợi nhuận và khi thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên của pháp nhân theo thỏa thuận, tỷ lệ phần vốn góp tùy vào loại hình của doanh nghiệp
Thứ tư, về luật điều chỉnh, việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp
nhân thương mại chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2014 Trong khi đó, pháp nhân thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị sẽ còn chịu sự điều chỉnh của các luật về tổ chức bộ máy nhà nước
1.2.3 Điều kiện trở thành chủ thể của tội phạm của pháp nhân thương mại
Cũng giống như điều kiện trở thành chủ thể của tội phạm của thể nhân thực hiện hành vi phạm tội thì cơ sở để xác định chủ thể của tội phạm đối với pháp nhân thương mại phải bao gồm hai yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp nhân thương mại đó phải thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội Điều đó có nghĩa là, nếu hành vi mà pháp nhân thương mại thực hiện không nguy hiểm cho xã hội hoặc nguy hiểm chưa đến mức đáng kể cho xã hội thì sẽ không có căn cứ để truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại
Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội mà pháp nhân thương mại thực hiện phải được quy định trong Bộ luật hình sự Trong thực tiễn chứng minh,
có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện bởi pháp nhân thương mại, tuy nhiên, nếu hành vi đó không được quy định trong BLHS thì không thể có cơ sở để truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại đó được, mà có thể chỉ xử lý bằng các biện pháp dân sự hoặc hành chính Bởi lẽ, chế tài hình
sự là chế tài nghiêm khắc nhất, được Nhà nước ta áp dụng đối với những hành
vi có tính nguy hiểm đáng kể, được quy định trong BLHS