Qua rà soát của các cơ quan chức năng cho thấy, số hộ cận nghèo và tái nghèo của Huyện vẫn còn ở tình trạng tái nghèo trở lại, đây là một điều đáng lo ngại, nếu không có các giải pháp ph
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ HỒNG VINH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, năm 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Minh Yến
Phản biện 1: TS Hoàng Ngọc Hải
Phản biện 2: TS Đinh Quang Ty
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hồi……giờ…… ngày 14/10/2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học
xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Quốc Oai là một huyện thuộc thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 14.700,62 ha, dân số của huyện là 170 nghìn người có 40.575 hộ Toàn huyện có 20 xã, 01 thị trấn và cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 20 km có vị trí địa lý, điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế xã hội theo hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân trong huyện, hiện tại
đã có 01 khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai, 02 cụm Công nghiệp (cụm công nghiệp Yên Sơn, cụm công nghiệp Ngọc Liệp) đang hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện, tạo công ăn việc làm cho các hộ dân trong huyện Trong những năm qua tỷ lệ hộ nghèo trong huyện đều giảm hàng năm nhưng hiện tại số hộ cận nghèo, hộ nghèo vẫn còn cao so với một khu vực có vị trí địa lý, điều kiện thuận lợi, tính đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn 3,65% Qua rà soát của các cơ quan chức năng cho thấy, số hộ cận nghèo và tái nghèo của Huyện vẫn còn ở tình trạng tái nghèo trở lại, đây là một điều đáng lo ngại, nếu không có các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương thì công tác giảm nghèo trên địa bàn sẽ không bền vững, đời sống người dân chậm được cải thiện, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện, tìm ra các giải pháp giảm nghèo bền vững, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương là một sự cần thiết
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội" làm
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình, nhằm góp phần vào việc tìm ra
Trang 4các giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững tại huyện Quốc Oai,
TP Hà Nội
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ đề nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam là vấn
đề được Đảng, Nhà Nước, các cấp, các ngành và nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm qua Cho đến nay ở Việt Nam
đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án, luận văn đã đề cập đến vấn đề giảm nghèo và giảm nghèo bền vững Trong đó có các công trình tiêu biểu như:
- Nguyễn Thị Nhung: “Vai trò của xoá đói, giảm nghèo đối
với phát triển kinh tế- xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam” (năm 2011), luận án tiến sỹ kinh tế, đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý
luận, thực tiễn về vai trò của XĐGN đối với phát triển kinh tế- xã hội, đưa ra kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới về XĐGN và phát triển kinh tế xã hội Trên cơ sở đánh giá thực trạng nghèo đói ở vùng Tây Bắc cũng như thực trạng của công tác XĐGN trong mối quan hệ với phát triển kinh tế xã hội, tác giả chỉ ra những cơ hội cũng như những thách thức đối với công tác XĐGN ở Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay Từ đó đưa ra những gợi ý giải pháp
cơ bản để thực hiện XĐGN một cách hiệu quả nhằm phát triển kinh
tế- xã hội ở Tây Bắc
Ngoài ra có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đề cập rất sâu và rộng liên quan tới nhiều nội dung trong công tác xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững như: Đông Thị Hồng, Trần Thị Vân Anh, Trần Ngọc Hiên, Phạm Thái Hưng Về vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, các giải pháp xóa đói giảm nghèo, các nhân tố tác động đến chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững
Trang 5Bên cạnh đó còn có những bài đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế Ở các mức độ khác nhau các bài báo này đều khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xoá đói giảm nghèo bền vững; tập trung đánh giá về đặc điểm, vai trò của Nhà nước và các ngành, các cấp trong công tác XĐGN ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung và đề xuất các giải pháp cho quá trình XĐGN có hiệu quả và bền vững
Tuy nhiên, từ trước cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về giảm nghèo bền vững ở huyện Quốc Oai Do vậy, luận văn này một mặt sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên Đồng thời tham khảo các bài viết có liên quan, những quan điểm mới, chủ trương mới về phát triển kinh tế của huyện để hoàn thiện luận văn nhằm tìm ra các giải pháp giảm số hộ nghèo và ngăn chặn được việc tái nghèo trở lại trên địa bàn huyện Quốc Oai trong thời gian tới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá thực trạng về giảm nghèo bền vững và nguyên nhân của tình trạng đói nghèo của huyện Quốc Oai, TP Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững ở địa phương trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đói nghèo và giảm nghèo bền vững; những bài học kinh nghiệm
từ thực tiễn xoá đói, giảm nghèo bền vững ở một số địa phương trong nước
- Phân tích thực trạng công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững của huyện Quốc Oai, TP Hà Nội trong thời gian vừa qua Trên
Trang 6cơ sở đó đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế của công tác này
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành Phố Hà Nội trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Việc nghiên cứu đề tài thực hiện trên địa bàn
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng về công tác xoá đói, giảm
nghèo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2014- 2016
- Về nội dung: Tìm hiểu thực trạng công tác xóa đói, giảm
nghèo bền vững đang diễn ra trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội từ đó đề xuất ra các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong những năm tới
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu, Phương pháp nghiên cứu tài liệu, Phương pháp phân tích, Phương pháp tổng, Phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp so sánh
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
- Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận
và thực tiễn cuả công tác GNBV Trên cơ sở phân tích thực trạng, đưa ra một số giải pháp cơ bản sát với thực tế, có thể ứng dụng vào
Trang 7thực tiễn trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng định hướng và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân nói chung và công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội nói riêng
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương
Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo
bền vững
Chương 2 Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Chương 3 Mục tiêu và giải pháp giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Trang 8CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1 Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về nghèo:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống trung bình của cộng đồng trên mọi phương diện Nghèo bao gồm hai loại là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối:
1.1.1.2 Khái niệm nghèo đa chiều
Như vậy, có thể nói, nghèo là một hiện tượng đa chiều, được
nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản của con người Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống
1.1.1.3 Khái niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo
có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh chóng, giúp họ nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, từng bước đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống
1.1.1.4 Khái niệm giảm nghèo bền vững
Như vậy giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng dân
cư đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn (nghèo) và duy trì được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên mức chuẩn đó ngay cả khi gặp phải các cú sốc hay rủi ro; giảm nghèo bền vững có thể được hiểu với nghĩa đơn giản là thoát nghèo bền vững hay không tái nghèo
Trang 9Để hiểu đầy đủ hơn về giảm nghèo bền vững, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về một số cách nhìn, cách tiếp cận trên các khía cạnh sau:
* Giảm nghèo bền vững nhìn theo khía cạnh thu nhập của người dân:
Giảm nghèo bền vững đó là thu nhập của người dân đạt mức 1,5 lần chuẩn nghèo
Giảm nghèo bền vững là hoạt động hỗ trợ để người dân có ý chí tự vươn lên tạo nguồn thu nhập ổn định và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người
* Giảm nghèo bền vững nhìn góc độ năng lực của người dân:
Người dân cần có khát vọng và được hướng dẫn các cách làm ăn mới để có thể giảm nghèo bền vững
Trong nền kinh tế thị trường, muốn thoát nghèo bền vững thì người dân phải biết cách làm ăn và có khả năng chống chọi với những rủi ro
* Giảm nghèo bền vững nhìn dưới góc độ xã hội:
Giảm nghèo bền vững chỉ được giải quyết khi duy trì quan
hệ xã hội tốt, người nghèo hết nghèo và vươn lên khá giả trong lúc khó khăn họ tìm được sự giúp đỡ
Như vậy giảm nghèo và phát triển bền bền vững có vai trò, mối quan hệ tương quan với nhau, đó là để phát triển bền vững cần phải thực hiện giảm nghèo hay giảm nghèo là một yêu cầu của phát triển bền vững và phát triển bền vững sẽ thúc đẩy giảm nghèo nhanh, bền vững
1.1.2 Nội dung của công tác giảm nghèo bền vững
Trang 101.1.2.1 Nâng cao thu nhập cho người nghèo thông qua các chính sách hỗ trợ
1.1.2.2 Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người nghèo
1.1.3 Tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững:
Những yếu tố bảo đảm rằng giảm nghèo là bền vững: Thứ nhất là nhìn từ góc độ năng lực/khả năng; Thứ hai là cơ hội phát triển; Thứ ba là vấn đề an toàn; Thứ tư là Dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản)
1.1.3.1 Năng lực
- Năng lực của người dân: Được thể hiện qua các nguồn vốn
sau: Vốn nhân lực (hay còn gọi là vốn con người); Vốn tài chính; Vốn vật chất; Vốn xã hội; Vốn tự nhiên
- Năng lực của chính quyền: Được thể hiện qua các nguồn
lực sau: Năng lực của chính quyền các cấp; Năng lực cộng đồng
1.1.3.2 Cơ hội phát triển
Cơ hội phát triển là điều kiện tốt để con người có thể tận dụng vào việc phát triển cuộc sống của mình Tuy nhiên người nghèo không dễ dàng có thể tiếp cận và khai thác được các cơ hội bởi những bất lợi so với những nhóm giàu hay khá giả hơn “Thế giới phẳng” với cơ hội đồng đều hơn cho mọi người trên thế giới nhờ
“dân chủ hóa công nghệ” đặc biệt là công nghệ thông tin Tuy nhiên nhiều vùng “Lõm” (nơi nhiều người nghèo) vẫn chưa được tiếp cận
và hưởng lợi Trên thực tế nhiều cơ hội còn xa vời với người nghèo
do thiếu các kênh để người nghèo tiếp cận
1.1.3.3 Tính an toàn:
Giảm nghèo bền vững gắn với khả năng chống chịu rủi ro Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro chính là nền tảng của giảm
Trang 11nghèo bền vững Thước đo đánh giá giảm nghèo bền vững về góc độ tính an toàn là xem xét mức độ và cách thức người dân, cộng đồng
và chính quyền địa phương dự phòng, giải quyết vấn đề rủi ro
để người dân thực hiện các giải pháp giảm nghèo
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững
1.1.4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
* Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng
* Kinh nghiệm của huyện Kỳ Anh- Hà Tĩnh
* Kinh nghiệm của huyện Sóc Sơn- thành phố Hà Nôi
1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Quốc Oai
Thứ nhất là: Cần lấy người nghèo làm trung tâm đề ra hoạch
định chính sách, để tác động, vận động và đầu tư, phải tập trung đẩy lùi lạc hậu, nâng cao trình độ dân trí và mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần nhân dân, coi đó là “ Chìa khóa” để giảm nghèo bền vững
Trang 12Thứ hai là: Cần tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch
vụ, xã hội cơ bản, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN và trách nhiệm của các ban ngành
Thứ ba là: Cần đầu tư đồng bộ và gắn với các chính sách
định mức cụ thể hơn, lưu ý luôn luôn đặt yêu cầu chống tái nghèo làm trung tâm của hoạch định chính sách cho chương trình giảm nghèo bền vững
Thứ tư là: Khi các chính sách chung được ban hành, phải
biết rõ mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán khác nhau để có sự điều chỉnh phù hợp, như vậy mới có thể phát huy tối đa hiệu quả, cần có thêm các chính sách đặc thù phù hợp với thực
tế của địa phương
Thứ năm là: cần mạnh dạn điều chỉnh chính sách để tránh
tình trạng có quá nhiều chính sách ưu đãi ít gắn với sản xuất dẫn đến một bộ phận người nghèo, vùng nghèo không muốn thoát nghèo để tiếp tục được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước
Trên đây là một số kinh nghiệm của một số địa phương, kể
cả kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững Những kinh nghiệm này là bài học hữu ích đối với huyện Quốc Oai trong quá trình thực hiện giảm nghèo bền vững ở địa phương mình
Tiểu kết: Như vậy, ở nội dung chương 1 đã đưa ra và phân
tích các nội dung về lý luận cũng như thực tiễn về nghèo, về giảm nghèo, giảm nghèo bền vững Đây sẽ là cơ sở khoa học để phân tích thực trạng ở chương 2, và tìm các giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ở chương 3
Trang 13CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Quốc Oai, TP Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết
Khí hậu của huyện mang đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng Sông Hồng với 2 mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh, còn mùa
hè nóng ẩm
2.1.1.3 Thủy văn, nguồn nước
Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thủy văn của các sông chính trong khu vực Trên địa bàn huyện Quốc Oai có 2 con sông chính chảy qua là sông Tích và sông Đáy Sông Đáy là phân lưu chính của sông Hồng, đoạn chảy qua Quốc Oai dài 15km,
làm nhiệm vụ tưới và tiêu
2.1.1.4 Tài nguyên đất
Quốc Oai có 3 nhóm với 8 loại đất chính:
- Đất phù sa Sông Hồng được bồi; Đất phù sa sông Hồng không được bồi; Đất phù sa Gley ; Đất phù sa úng nước; Đất lầy thụt; Đất đỏ vàng trên đá phiến sét; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước; Ngoài ra còn có các loại đất khác như đất khu dân cư, đất sông suối, núi đá;…
2.1.1.5 Tài nguyên nước