1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc điểm và hành vi đi lễ chùa của sinh viên hà nội hiện nay tt

26 857 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 372,92 KB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH THỊ TUYẾT ĐẶC ĐIỂM VÀ HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học K

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH THỊ TUYẾT

ĐẶC ĐIỂM VÀ HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA

SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY

(Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 60 31 03 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Ngọc

Phản biện 1: PGS.TS Hoàng Thu Hương

Phản biện 2: TS Trương Xuân Trường

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Vào hồi: 08 giờ 00 ngày 20 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tôn giáo hiện đại là vấn đề mang tính thời sự, các vấn đề đời sống tôn giáo ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học Phật giáo được du nhập vào nước ta từ thế kỷ thứ II TCN, đây

là một trong sáu tôn giáo lớn trên thế giới (Thiên Chúa Giáo, Do Thái giáo, Kito Giáo, Hồi Giáo và Ấn độ giáo)1

ảnh hưởng sâu sắc đến đất nước ta trên mọi mặt của đời sống xã hội

Trước đây, quan niệm dân gian cho rằng thường những người già mới tìm đến chù để tĩnh tâm, nhưng hiện nay có rất nhiều người trong độ tuổi thanh niên cũng tham gia đi lễ chùa trong đó có tầng lớp sinh viên

Thời gian gần đây đã xuất hiện những hình ảnh, hành động

“lệch chuẩn” tại những ngôi chùa - nơi được coi là chốn linh thiêng

đã được các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh, lên án Vậy chúng ta cần nhìn nhận về hành vi đi lễ chùa của sinh viên hiện nay như thế nào? Động cơ và mục đích đi lễ chùa của sinh viên là gì? Đặc điểm hành vi đi lễ chủa sinh viên là gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên?

Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề

tài “Đặc điểm và hành vi đi lễ chùa của sinh viên Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu về hành vi tôn giáo trên thế giới được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như Xã hội học, Tâm lý học, Triết học

1 Chùa Hà Nội, Nhà Xuất Bản Hà Nội, Tr 1

Trang 4

2

Sigmund Freud là bác sỹ về thần kinh và tâm lý người Áo, là người đặt nền móng và phát triển nghiên cứu về phân tâm học Theo Freud, tôn giáo như sự ám ảnh tâm thần nói chung Quan điểm này

đã bị các nhà Tâm lý học Macxit và các nhà khoa học tiếp cận tôn giáo theo khuynh hướng xã hội phản đối Tuy nhiên cũng cần khẳng định vai trò của các yếu tố tâm sinh lý, đặc biệt là hoạt động của hệ thần kinh cấp cao đối với đời sống tâm lý của những người theo tôn giáo… Khái niệm “Động lực có tính khuôn mẫu” do nhà bác học I.P.Paplop đưa ra có ý nghĩa trong việc giải thích một số khía cạnh của hành vi tôn giáo như hành vi có tính khuôn đúc của tín đồ trong nghi thức tôn giáo [7, tr.42]

Chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là phát minh quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bản chất, nguồn gốc và chức năng của tôn giáo khác biệt hoàn toàn với các nhà duy tâm học C Mác đã chỉ ra tính hư ảo của tôn giáo, theo ông “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân [22, tr570]

Ăng ghen cho rằng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người chỉ là sự phản ánh đó trong những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế Và niềm tin tôn giáo chỉ là niềm tin vào lực lượng không tồn tại trên trần thế - sản phẩm của quá trình tưởng tượng lâu dài, hình ảnh trong quan niệm của con người [7 Tr53]

Có nhiều nghiên cứu của nhà khoa học Phương Tây về ảnh hưởng của việc đi lễ nhà thờ và niêm tin tôn giáo trong đời sống con người Các nghiên cứu nước ngoài tập trung vào nghiên cứu những ảnh hưởng của việc đi lễ nhà thờ đến đời sống của con người Năm

2006, Hội Cao huyết áp Hoa kỳ (American Society of Hypertension)

đã chứng minh rằng những người đi nhà thờ có huyết áp thấp hơn người không có niềm tin [1]

Trang 5

3

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu chung về Phật Giáo Việt Nam

Viện Nghiên cứu tôn giáo đã công bố và giới thiệu nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tôn giáo Sách “Những vấn đề tôn giáo hiện đại” có nhiều bài viết đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của những tôn giáo cụ thể ở Việt Nam Những tiếp cận về nghiên cứu

xã hội học tôn giáo trong các công trình nghiên cứu là những phương pháp luận quan trọng trong nghiên cứu Xã hội học tôn giáo

Về hai đặc điểm phật giáo Việt Nam, của tác giả Nguyễn Duy

Hinh bàn về hai đặc điểm chính của Phật giáo Việt Nam là tính dân gian

và tính thống nhất Tính dân gian của Phật giáo thể hiện ở quan niệm chúng sinh bình đẳng, chúng sinh Tính thống nhất, trải qua các biến cố lịch sử, phật giáo Việt Nam không thống nhất, miền bắc phật giáo mang tính cổ kính trong khi miền nam mang tính hiện đại hóa Phật giáo miền Nam phân hóa đa dạng hơn và có nhiều điểm khác biệt.[12, tr.202-227]

Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc trong cuốn “ Giáo hội Phật giáo VIệt Nam từ 1986 đến nay” đã phân tích cụ thể cơ cấu tổ chức

của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ sau thời kỳ Đổi Mới 1986 Tác giả đưa ra những góc nhìn bao quát về hoạt động của giáo hội Phật giáo như hoạt động tăng sự, nghi lễ, giáo dục và từ thiện xã hội Ngoài ra giáo hội còn giúp mở rộng và tăng cường mối giao lưu quốc tế [29]

“Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống của người dân đô thị ở Hà Nội hiện nay” của Hoàng Thu Hương trình bày sức hút của

Phật giáo đối với cộng đồng cư dân đô thị dựa trên kết quả khảo sát định tính và định lượng người đi lễ chùa tại chùa Hà và chùa Quán

Sứ Hà Nội Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra ảnh hưởng của Phật giáo tới việc nảy sinh một số loại hình dịch vụ và phục vụ nghi lễ của Phật giáo như lễ cúng cầu an, cầu siêu, chạy đàn [19]

Trang 6

4

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đã đề cập đến nhiều vấn đề và khía cạnh khác nhau của tôn giáo, trong đó đã có những nghiên cứu về người đi lễ chùa trên địa bàn Hà Nội Tuy nhiên, ở khía cạnh vi mô, chưa có những nghiên cứu cụ thể về hành vi đi lễ chùa của đối tượng là sinh viên đang học tập và sinh sống tại địa bàn Hà Nội

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn chỉ ra động cơ, mục đích của nhóm sinh viên đi lễ chùa; đặc điểm và hành vi của nhóm sinh viên đi lễ chùa, và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất: Tìm hiểu và phân tích động cơ, mục đích đi lễ chùa của sinh viên

Thứ hai: Luận văn phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của đặc điểm và hành vi đi lễ chùa của sinh viên Hà Nội hiện nay

Thứ ba: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi đi lễ chùa của sinh viên hiện nay

4 Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Đặc điểm và hành vi

đi lễ chùa của sinh viên

4.2 Khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu của luận văn là: Sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà nội

Trang 7

Nghiên cứu thực hiện từ tháng 2 – 8 năm 2017

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Phân tích tài liệu: Tiến hành thu thập, phân tích các tài liệu

liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Là một trong những

phương pháp hiệu quả nhất để thu thập ý kiến cá nhân, quan điểm, kinh nghiệm Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 08 trường hợp sinh viên(thuộc các khoa Báo chí; Lưu trữ học; Xã hội học; Chính trị học; Lịch sử; Tâm lý học; Công tác xã hội; Du lịch gồm cả nam và nữ và

02 sư chùa (Chùa Phúc Khánh, Chùa Hà)

Phương pháp trưng cầu ý kiến : Thông tin nghiên cứu thu

được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 21 để lọc ra những thông

tin cần thiết

Chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Số lượng mẫu dự kiến là 255 người, được tính toán từ công thức sau:

Trong công thức trên:

- n: Số mẫu cần điều tra (số lượng sinh viên)

Trang 8

6

- N Tổng thể số sinh viên trường Đại học Khoa học xã Hội và Nhân văn là 6075 người (Nguồn: Kênh tuyển sinh trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn qua các năm 2013, 2014, 2015, 2016)

- t=1.96 (mức tin cậy bằng 95%)

- d: sai số có thể chấp nhận được bằng 0.06

Tỷ lệ nam/nữ và ngành học: Tác giả chia đều số lượng nam và

nữ trong mỗi năm học, do trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là hệ đào tạo bốn năm nên tôi chia thành bốn năm học, tỷ lệ Nam/Nữ bằng nhau Do đó để thuận tiện và phù hợp cho việc thu thập thông tin số mẫu rút ngắn xuống còn 240 mẫu, chia đều cho 4 năm, mỗi năm 60 người

Cách chọn mẫu: Sau khi chia đều ra bốn năm học, tác giả thu

thập thông tin một cách ngẫu nhiên, thuận tiện có quan tâm đến yếu

tố giới và năm học của sinh viên

5.2 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và lược đồ/khung phân tích

5.2.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Động cơ, mục đích của sinh viên đi lễ chùa là gì?

- Đặc điểm và hành vi đi lễ chùa của sinh viên là gì?

- Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên?

5.2.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Sinh viên đi lễ chùa có nhiều mục đích như đi lễ cầu bình an, tài lộc…có nhiều người coi đi chùa để bình an trong tâm hồn

- Sinh viên đi lễ chùa ít quan tâm đến các giáo lý, giáo luật trong Phật giáo và hành vi đi lễ chùa của sinh viên mang tính đa dạng, pha tạp

- Hành vi đi lễ chùa của sinh viên chịu ảnh hưởng của các yếu

tố giới, độ tuổi, năm học

Trang 9

Động cơ, mục đích đi

lễ chùa Điều kiện KT–VH–XH

Trang 10

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp một cái nhìn tổng thể về đặc điểm và hành vi đi lễ chùa của sinh viên Hà Nội Cho phép nhận diện đặc điểm hành vi đi lễ của sinh viên một cách khách quan dựa trên cơ sở những dữ liệu thực tế, từ

đó đánh giá vấn đề một cách khách quan, thấu đáo

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, các bảng biểu, phụ lục, tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2 Nhận diện một số đặc điểm cơ bản và hành vi đi

lễ chùa của sinh viên

Chương 3 Một số yếu tố ảnh hưởng tới hành vi đi lễ chùa

của sinh viên

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm “Hành vi”

Khái niệm hành vi theo từ điển Tiếng Việt “Hành vi con người

là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định” [32]

1.1.2 Khái niệm “Đi lễ chùa”

“Chùa là ngôi nhà làm nơi thờ Phật, thường là nơi lợp ngói, mái uốn cong”, Theo Đại từ điển Tiếng Việt hành động đi lễ chùa là đến chùa để lễ Phật

Trang 11

9

Như vậy trong luận văn này tác giả sử dụng khái niệm của Hoàng Thu Hương trong nghiên cứu Cơ cấu nhân khẩu xã hội của những người đi lễ chùa ở nội thành Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp chùa Quán Sứ & chùa Hà), 2007 “Đi lễ chùa là những người tới chùa để lễ Phật” [17]

1.1.3 Khái niệm “Sinh viên”

Sinh viên theo tiếng anh là Student, Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học sau trung học phổ thông

1.1.4 Khái niệm “Phật giáo”

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới Theo

từ điển Tôn giáo “Phật giáo là triết học tìm kiếm sự giải đáp về điều bí ẩn tồn tại trong vũ trụ, một niềm an ủi chống lại sự lo ngại

về sự sống và về chuỗi luân hồi nhất là một minh triết thông qua sự

Với những phần thưởng mang lại lợi nhuận cao và dễ thực hiện thì luôn được chủ thể lựa chọn và tiếp cận Với việc lựa chọn hành vi đi lễ chùa của sinh viên – một nhóm xã hội khá đặc thù như vậy, thì việc đi lễ chùa cũng được cân nhắn lựa chọn khá kỹ càng, khi hiện nay áp lực thi cử, học hành, áp lực cuộc sống…vv thì nhiều sinh viên lại lựa chọn đi lễ chùa – như một cách để trấn an tâm lý và cầu may mắn cho bản thân Mặc dù, việc đi lễ chùa ngày càng trở nên phổ biến, song lựa chọn đi lễ chùa ở đâu? đi cùng ai? đi

Trang 12

về đặc điểm cơ bản của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng tới hành động đi lễ chùa của họ Thông qua việc tìm hiểu và phân tích về mục đích và động cơ đi lễ chùa trong nghiên cứu sẽ thấy rõ hơn nguyên nhân mà nhiều sinh viên lại quyết định đi lễ chùa, qua đó thấy được các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi di lễ chùa của sinh viên

1.2.3 Thuyết thế tục hóa

Thuyết thế tục hóa về sự suy giảm vai trò của tôn giáo đặt cơ

sở trên hai luận điểm chính Một là sự hình thành một thế giới quan duy lý dẫn đến sự xói mòn niềm tin tôn giáo Hai là sự chuyên biệt hóa chức năng xã hội trong xã hội công nghiệp hóa dẫn đến sự suy yếu chức năng của các tổ chức tôn giáo đối với đời sống xã hội và tiếp theo sau là sự suy yếu của chính tôn giáo

Với hành vi đi lễ chùa của sinh viên được giải thích dưới góc

độ của nghiên cứu Xã hội học cũng thấy được hành vi ngày càng trở nên phổ biến, có sự đa dạng về nhu cầu, mục đích và động cơ đi lễ chùa Thông qua những mong muốn, mục đích trần tục của sinh viên khi đi lễ chùa cho thấy sự nhập thế của Phật giáo Sinh viên đi lễ chùa ít hiểu về các giáo lý giáo luật và tham gia vào các hoạt động phật giáo thuần túy mà thường nhằm đáp ứng cho nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của bản thân

Trang 13

11

1.3 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

1.3.1 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội Trụ sở chính của Trường đặt tại số 336 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo 13.000 sinh viên các hệ, trong đó có 3.100 học viên cao học và 292 nghiên cứu sinh Số lượng cán bộ, giảng viên là 500 người, trong đó có 13 Giáo sư, 72 Phó Giáo

sư, 138 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192 Thạc sĩ

Tháng 9 năm 1995, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức được thành lập, trở thành đơn vị độc lập nằm trong Đại học Quốc gia Hà Nội Hiệu trưởng đầu tiên của Nhà trường là GS.TS Phùng Hữu Phú (Nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội)

1.3.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu về Hà Nội

Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của cả nước Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 Hà nội có trên 6.4 triệu dân với diện tích 3.324 km2 Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành 1 trung tâm chính trị, kinh

tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam

Theo báo cáo thống kê công tác Phật sự tháng 12 năm 2010 của Thành Hội Phật giáo Hà Nội trên địa bàn có 29 đơn vị Phật giáo cấp quyện/huyện/thị trực thuộc (2010) 2.078 tăng Ni, 2.059 Tự viện.Việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn do số lượng tăng ni tự viện đông tuy nhiên vẫn được thực hiện với sự giám sát và báo cáo hằng năm

Ngày đăng: 06/11/2017, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w