Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước ta từ ngàn xưa cho tới ngày nay. Đồng thời Hà Nội cũng là trung tâm Phật giáo lớn mang tính đặc thù Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại. Hà Nội đang diễn ra một quá trình đô thị hoá mạnh mẽ để hòa nhịp vào nền kinh tế thị trường. Một thực tiễn tôn giáo có thể thấy rất rõ trong những năm gần đây là sự tăng vọt số người Hà Nội đi lễ chùa. Những ai đi lễ chùa? Họ đi lễ ở đâu? Họ hành lễ như thế nào? Mục đích của họ đến đó là gì? Có thể phân tích hiện tượng này như thế nào?
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN XÃ HỘI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN: XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO
TÌNH HÌNH ĐI LỄ CHÙA CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI
HIỆN NAY
Giảng viên: TS Nguyễn Đức Truyến Người thực hiện: Phạm Thị Vân
Lớp: Cao học 2008-2010 Chuyên ngành: Xã hội học
Hà Nội, 2010
Trang 2TÌNH HÌNH ĐI LỄ CHÙA CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI
HIỆN NAY
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh chung của sự nghiệp đổi mới, bên cạnh những biến đổi đáng khích lệ về mặt kinh tế, đời sống tin thần của nhân dân ta có nhiều khởi sắc và nảy sinh nhu cầu phục hồi nền văn hóa truyền thống
Trong số 6 tôn giáo lớn được Nhà nước ta công nhận (gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo, Hồi giáo), Phật giáo là tôn giáo lớn nhất và có số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam Phật giáo có một vị trí quan trọng trong cơ cấu tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa Việt Nam và hiện nay
nó đang được phục hồi và phát triển Nhiều ngôi chùa được xây dựng lại, tu
bổ thêm, với những lễ nghi ngày càng phong phú, đa dạng Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của các cộng đồng dân cư
Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước ta từ ngàn xưa cho tới ngày nay Đồng thời Hà Nội cũng là trung tâm Phật giáo lớn mang tính đặc thù Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại Hà Nội đang diễn ra một quá trình đô thị hoá mạnh mẽ để hòa nhịp vào nền kinh tế thị trường Một thực tiễn tôn giáo có thể thấy rất rõ trong những năm gần đây là sự tăng vọt số người Hà Nội đi lễ chùa Những ai đi lễ chùa? Họ đi lễ ở đâu? Họ hành lễ như thế nào? Mục đích của họ đến đó là gì? Có thể phân tích hiện tượng này như thế nào?
Trang 3II TÌNH HÌNH ĐI LỄ CHÙA CỦA NGƯỜI HÀ NỘI HIỆN NAY
* Người đi lễ chùa là ai?
Có thể thấy là trong những năm gần đây, lượng người Hà Nội đi lễ chùa rất đông Nếu như trước đây, đến chùa chủ yếu là người già, phụ nữ thì ngày nay những người đi lễ chùa rất đa dạng, có đủ các thành phần khác nhau, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội, các ngành nghề, lứa tuổi khác nhau
Những người đi lễ chùa có thể được chia làm hai loại:
Loại thứ nhất là nhóm quy y tam bảo là những người có tên trong sổ quy (được coi là tín đồ Phật giáo) Nhóm này thường gồm những người già,
cứ tới những ngày quy định thì họ theo hội quy tới chùa đọc kinh, ăn chay niệm Phật
Loại thứ hai là nhóm những người có cảm tình với Phật giáo, họ gồm
đủ mọi thành phần, tầng lớp người trong xã hội, từ công chức, viên chức tới những người kinh doanh, buôn bán, học sinh, sinh viên, v.v , ở mọi lứa tuổi khác nhau, gồm cả nam và nữ Họ thường đi chùa vào ngày rằm, mồng một đầu tháng Chính nhóm những người có cảm tình với Phật giáo đã và đang hình thành những nhu cầu mới, từ đó tạo thành những mối quan hệ xã hội vừa
đa dạng vừa phức tạp, không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt tâm linh Hàng tháng, vào mồng một, ngày rằm, họ đến chùa như một thói quen không thể thiếu và để cầu cúng mọi điều
* Họ đi lễ ở đâu, khi nào?
Ngay tại trung tâm Hà Nội, có rất nhiều ngôi chùa, tuy nhiên, số lượng người đi lễ tập trung chủ yếu ở các chùa lớn như: chùa Quán Sứ, chùa Bà Đá, chùa Hà, Phủ Tây Hồ… Ra khỏi trung tâm Hà Nội, người dân cũng có thể đi
Trang 4lễ, kết hợp với vãn cảnh ở các chùa ở các tỉnh khác như: Yên Tử (Quảng Ninh), Chùa Hương, Chùa Thầy (Hà Nội), Chùa Bái Đính, phủ Giầy, đền Trần (Nam Định) Những chùa này được người dân cho là “thiêng” Chính cái thiêng là yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ tôn giáo nào, kể cả Phật giáo Dù trong hoàn cảnh xã hội nào thì cơ sở của mọi tôn giáo tín ngưỡng cũng là niềm tin của con người vào cái thiêng, đối lập với cái trần tục hiện hữu mà ta có thể quan sát, sờ mó được Tuỳ theo mỗi loại tôn giáo, tín ngưỡng mà cái thiêng có thể được biểu hiện ra một cách khác nhau Trong trường hợp cụ thể là Phật giáo, niềm tin đó được biểu hiện ở ngôi chùa như đất chùa, tượng chùa thiêng, hay tầng lớp tăng ni sống trong chùa, v.v Yếu tố chùa thiêng được lan truyền qua nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu do truyền miệng giữa những người đi
lễ về những điều họ cầu được linh ứng
Đối với nhóm quy y tam bảo đến chùa vào những ngày nhất định, nhóm
có cảm tình với Phật giáo thường đến chùa vào ngày mồng một, ngày rằm theo âm lịch hàng tháng và vào dịp đầu xuân
* Họ hành lễ như thế nào?
Những người đi chùa có thể mang theo đồ cúng lễ, lễ vật dâng cúng để biểu thị lòng thành kính Lễ vật dâng cúng thông thường ngày nay là hương hoa, tiền vàng, nến, quả, v.v hoặc những đồ tế tự như chuông, tượng Tại các chùa, người ta cũng có thể cúng tiền thật hoặc bỏ tiền công đức vào các hòm công đức đặt tại các ban
Hình thức đồ lễ phổ biến nhất là hương, vàng mã, hoa, quả và tiền lẻ Trong đó hương, hoa là những hình thức đồ lễ thông thường từng tồn tại từ xa xưa và không thay đổi theo thời gian Việc dâng lễ bằng hương hoa ngày nay thể hiện sự bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo Trong khi
Trang 5đó, việc sử dụng tiền mặt và vàng mã như một thứ đồ lễ chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây, nhưng được đông đảo người đi lễ sử dụng Nó biểu hiện một quan niệm mới về đồ lễ và biểu hiện quá trình thế tục hóa trong Phật giáo Việc thay thế các đồ lễ bằng tiền mặt, vàng mã (là những thứ không được coi là loại đồ lễ chính thống của đạo Phật) cho thấy tính thực dụng của người đi lễ và tính thỏa hiệp của tôn giáo đối với các hiện tượng xã hội
Những người đến chùa có thể tự mình chuẩn bị đồ lễ từ nhà hoặc đến cổng chùa mới mua Họ có thể tự thực hiện các nghi thức cúng lễ hoặc nhờ người nhà chùa cúng lễ Nhu cầu của những người đi lễ về loại hình, nội dung cầu cúng cũng tăng lên, từ đó hình thành các nhóm người, các loại hình dịch
vụ mới để đáp ứng nhu cầu của các tín đồ đi lễ chùa
Thực chất các cuộc lễ của đa số người dân Hà Nội hiện nay là sự cầu xin điều gì đó từ phía thần, Phật Trong Phật giáo, giá trị tối cao là cái tâm, là đức tin của người đi lễ đối với đức Phật thì hiện nay, giá trị đó được những người đi lễ vật chất hóa bằng những thứ vật chất mà họ cho rằng trên trần thế
có như thế nào thì dâng Phật như vậy, ý nghĩa khác đó là những thứ gì mà họ cầu, muốn nhận lại thì họ dâng lên
* Mục đích đi lễ chùa của người dân Hà Nội là gì?
Do những người đi lễ chùa ngày một tăng và gồm đủ mọi tầng lớp, loại người khác nhau, do vậy nhu cầu khi đi lễ chùa của họ cũng rất đa dạng Thứ nhất, thỏa mãn đời sống tâm linh: cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý, cầu mong cho đất nước được an vui thái bình, người người no ấm; Cầu mong cho gia đình, nội tộc, con cháu được sum vầy, vui vẻ, bình an, hòa thuận, sức khỏe, hạnh phúc, công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió; Để giải tỏa tâm lý căng thẳng sau một năm tập trung làm việc và cầu may mắn cho
Trang 6một năm mới; Có người cầu an, cầu phúc, cầu may, có người cầu lộc, cầu tài, cầu công thành danh lợi Thứ hai, có những người đến chùa trong dịp đầu năm chỉ để vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hoá, như một đời sống tinh thần Có những người thì kết hợp cả hai, vừa để thỏa mãn đời sống tâm linh, vừa để giải trí
Với số lượng người dân nói chung, người Hà Nội nói riêng đi lễ chùa ngày càng tăng và với sự gia tăng các loại hình lễ nghi, các nhóm người, loại hình dịch vụ xoay quanh hoạt động của Phật giáo, cần có những cuộc khảo sát, nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, có thể phân tích hiện tượng này dựa trên lý thuyết của những người đi trước
* Phân tích hiện tượng đi lễ chùa của người Hà Nội hiện nay dựa trên lý thuyết của các nhà xã hội học tôn giáo
Đi lễ chùa đầu năm là một hành vi xã hội, hành vi tôn giáo Hành vi này như M Weber thường nảy sinh từ những kinh nghiệm đặc thù gắn với những biểu trưng tôn giáo và nhằm vào những mục đích nhất định
Từ khi đất nước ta đổi mới, nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, yếu tố may rủi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là kinh tế ngày càng tăng Đặc biệt trong một vài năm trở lại đây, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có tác động tiêu cực đến đời sống của người dân về mọi mặt: mất việc làm, thu nhập giảm, làm ăn thua lỗ, v.v Tôn giáo là một lĩnh vực của đời sống tinh thần phản ánh khát vọng của con người muốn tạo dựng cuộc sống theo ý tưởng của mình Tất cả những gì trong đời sống hiện thực con người không thực hiện được thì nay được thực hiện trong đời sống tôn giáo Đây là một trong những lý do tôn giáo bùng lên và phát triển trong thời kinh tế thị trường Sự đa dạng và phong phú của các hình thức khác nhau của đời
Trang 7sống kinh tế - xã hội tạo nên sự phong phú và đa dạng của đời sống tôn giáo, trong đó có Phật giáo Nhu cầu của tín đồ cũng nhiều thay đổi và dưới nhiều hình thức khác nhau
Rõ ràng là nhu cầu của con người là rất đa dạng, phong phú Ngoài những nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, đi lại, v.v thì cùng với xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ thì nhu cầu đó ngày càng tăng và xuất hiện những nhu cầu mới
Mặc dù có rất nhiều người đến chùa nhưng không phải ai cũng là tín đồ thực sự của Phật giáo và hiểu những giáo lý của đạo Phật Trong khi đó, ở nước ta, Nho giáo (loại tôn giáo nghi lễ) có tầm ảnh hưởng rất mạnh Do vậy,
sự đề cao tinh thần thực dụng của con người là rất lớn Hành vi đi lễ chùa của con người được định hướng bởi những ý nghĩa tôn giáo nhưng lại nhằm vào những mục tiêu thông thường của cuộc sống của họ Người ta đi chùa để cầu cho những gì họ thiếu, muốn đạt được đến với họ, như: được tăng lương, được
đề đạt vào vị trí nào đó ở cơ quan, kinh doanh làm ăn gặp may mắn, có lãi, người ốm yếu thì cầu cho có sức khỏe, người chưa hạnh phúc thì cầu tìm được hạnh phúc, v.v
Theo M Weber, hành vi tôn giáo có ảnh hưởng đến các hành vi xã hội khác của con người Nhiều điều trong tôn giáo, trong đó có Phật giáo đôi khi phản đối, cản trở những hành vi đi ngược với giáo lý của tôn giáo, đặc biệt là trong kinh tế, chính trị Tuy nhiên, mặt khác, tôn giáo đôi khi lại có tính thỏa hiệp Ở đây, trong trường hợp sự gia tăng các loại hình dịch vụ phục vụ cho các nghi lễ trong chùa và việc dâng cúng tiền mặt, vàng mã đã được các nhà chùa chấp nhận mặc dù khởi nguyên của Phật giáo không đưa ra các loại hình
lễ nghi và đồ cúng này
Trang 8Hiện tượng đi lễ chùa của người Hà Nội hiện nay cũng có thể phân tích theo quan điểm Mác xít Mặc dù K Marx không phải người khởi nguồn cho nghiên cứu tôn giáo nhưng ông là người đầu tiên nhìn nhận tôn giáo một cách biện chứng Vấn đề tôn giáo được K Marx xem là gắn chặt với các vấn đề xã hội Xã hội cụ thể sẽ góp phần nảy sinh những tôn giáo cụ thể thích ứng với
nó Ông cho rằng khi nghiên cứu tôn giáo cần phải rút ra các hình thức tôn giáo từ trong các mối quan hệ của đời sống hiện thực
Khi nhìn tôn giáo với tư cách là một hiện tượng xã hội, Mác đã chỉ ra được bản chất của tôn giáo Con người tạo ra tôn giáo để phản ánh đời sống hiện thực của mình đồng thời thông qua tôn giáo, con người thể hiện khát vọng chống lại thế giới hiện thực mình đang sinh sống Ngay từ đầu, Marx đã chỉ rõ vai trò của tôn giáo trong xã hội và từ đó chỉ ra phương pháp nghiên
cứu tôn giáo là duy vật.
Rõ ràng là từ sau khi đất nước ta đổi mới, với nhịp sôi động của kinh tế thị trường, một mặt, điều kiện sống của đa số dân cư dư dật hơn trước, người dân có khả năng thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần Mặt khác, kinh tế thị trường cũng tạo ra hàng loạt các vấn đề xã hội khác như: tình trạng thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, xu hướng làm ăn theo kiểu chụp giật, v.v… Những khó khăn bế tắc đẩy con người đến chỗ thiếu niềm tin trong cuộc sống Họ tìm chỗ giải toả bằng các loại hình tôn giáo khác nhau Đây cũng là mảnh đất để các loại hình cúng lễ phục hồi và phát triển
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, tính triết lý cao siêu khuyên con người diệt dục, hy sinh tình cảm cá nhân đi tới thoát tục của Phật giáo không còn là những tư tưởng chủ đạo mà thay vào đó là hệ tư tưởng gắn liền
Trang 9với đời sống xã hội Chùa không chỉ là nơi tu hành của người xuất gia mà là nơi đáp ứng nhiều nhu cầu của cộng đồng với đủ mọi thành phần khác nhau
IV KẾT LUẬN
Với chính sách của Nhà nước đối với tôn giáo thay đổi, nhiều ngôi chùa được tu bổ, xây dựng và có sự phục hồi các nghi lễ truyền thống Nền kinh tế thị trường đã một mặt có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, nhiều gia đình ở Hà Nội có thu nhập kinh tế cao hơn, đời sống xã hội được nâng lên, xuất hiện những nhu cầu lớn hơn về vật chất, tinh thần và tâm linh Mặt khác,
nó cũng tác động tiêu cực, làm cho đời sống của một số nhóm người khó khăn hơn do yếu tố rủi ro của thị trường khiến cho họ lại muốn tìm những chỗ dựa mới, trong đó có thần linh
Càng ngày, số người đi lễ chùa càng tăng mạnh, đặc biệt là đi lễ cầu may vào dịp đầu năm âm lịch Đặc biệt trong một vài năm trở lại đây, cùng với việc tu bổ, xây mới các chùa Người đi lễ gồm mọi tầng lớp khác nhau, nhu cầu thực hiện các lễ nghi đa dạng hơn Trong hoạt động Phật giáo, xuất hiện những nhóm người (gồm cả người của nhà chùa như sư sãi, tăng ni và những người làm dịch vụ bên ngoài chùa) để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Hà Nội Bản thân Phật giáo làm thay đổi đời sống của người Hà Nội và ngược lại, nó cũng trở nên thích nghi hơn với thực tế xã hội hiện nay