II. Nhóm giải pháp tác động đến cầu vận tải hành khách công cộng
3. Hoàn thiện hệ thống giá vé và chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên và công nhân viên chức.
viên và công nhân viên chức.
Việc tính toán giá vé phục vụ cho hành khách mới được tính toán lại bởi theo số liệu khảo sát thực tế, cự ly bình quân một chuyến đi bằng xe buýt khoảng 5km, với giá vé hiện nay là: 3000đồng/chuyến thì số tiền phải trả cho 1km là 600 đồng. Hiện nay, bình quân mỗi người dân phải thực hiện ít nhất là 42 chuyến đi trong một tháng do đó số tiền phải chi cho dịch vụ xe buýt là
khoảng 120.000 đồng/tháng. Các số liệu của các thành phố phát triển trên thế giới gợi ý rằng: giá vé cho một tháng đi xe buýt không nên vượt quá 4-5 % thu nhập bình quân.
So với các nước thì giá vé cho một chuyến đi bằng phương tiện xe buýt ở Hà nội là khá cao so với thu nhập bình quân của người lao động.Tuy nhiên so với giá xăng dầu và giá cả hiện nay thì giá vé xe buýt tương đối phù hợp, chi phí đi lại rẻ hơn nhiều so vớí sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
Đối với các loại vé tháng dành cho các đối tượng ưu tiên, hiện nay giá vé cho các đối tượng này là hợp lý:
- Vé tháng không ưu tiên:
+ 50.000 đồng/HK/Tháng/Tuyến + 80.000 đồng/HK/Tháng/ liên tuyến
+120.000 đồng/HK/Tháng/(Liên tuyến + 54) - Vé tháng ưu tiên đối với học sinh, sinh viên
+ 25.000 đồng/HK/Tháng/Tuyến + 50.000 đồng/HK/Tháng/liên tuyến +40.000 đồng/HK/Tháng/(Tuyến + 54) +80.000 đồng/HK/Tháng/(Liên tuyến + 54)
Tuy nhiên trong tương lai khi mà thành phố có chủ trương phát triển đường sắt đô thị thì giá vé này cần thay đổi lại nhằm khuyến khích nhu cầu đi lại bằng phương tiện GTCC của người dân và đảm bảo được việc chuyển phương tiện của hành khách được dễ dàng mà không phải trả chi phí cao.
C. KẾT LUẬN
Có thể nói chủ trương ưu tiên phát triển mạng lưới xe buýt phục vụ cho vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô là một hướng đi đúng đắn của CP và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội trong chiến lược phát triển giao thông vận tải của Hà nội đến năm 2020.
Sự tham gia của phương tiện vận tải công cộng vào giao thông đô thị đã góp phần làm giảm ách tắc giao thông, hạn chế số lượng các phương tiện giao thông cá nhân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu đi lại của phần đông dân cư Thủ đô. Hơn nữa, vận tải hành khách công cộng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Hà nội. Nó là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển toàn diện của đô thị.
Với ưu thế là loại phương tiện giao thông công cộng cơ động, thuận tiện, chi phí đầu tư thấp và phù hợp với hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ của Hà nội hiện tại, thì xe buýt chính là loại phương tiện thích hợp nhất đối với thành phố. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển vận tải hành khách công cộng của Thủ đô, công tác quy hoạch phát triển mạng lưới xe buýt cần được quan tâm hơn nữa để cho loại phương tiện này phát triển hợp lý và đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra cho vận tải hành khách công cộng đến năm 2010 và 2020.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, em đã có được cho mình những kiến thức cơ bản về công tác quản lý giao thông đô thị, đặc biệt là những kiến thức quy hoạch và tổ chức vận tải hành khách công cộng trong đô thị. Ngoài ra, em còn tiếp thu được rất nhiều kiến thức từ các kỹ năng về tổng hợp, phân tích số liệu và dự báo các hiện tượng. Đây chính là một trong những kỹ năng quan trọng của người quản lý cần phải có khi tham gia vào công tác quản lý đô thị.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, do trình độ và kiến thức còn hạn chế, em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em mong muốn được thầy (cô) chỉ dẫn và giúp em hoàn thiện tốt những kiến thức của mình.
Và một lần nữa, em chân thành cảm ơn các nhân viên bán vé , chuyên viên phòng thống kê của công ty vận tải “32 Nguyễn Công Trứ” và tổng công ty vận tải “số 5 Lê Thánh Tông” đã cung cấp cho em thông tin và số liệu để viết đề án. Em cũng chân thành cảm ơn thầy Th.sỹ Nguyễn Thanh Bình đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.