- Điểm dừng, nhà chờ trên tuyến:
Hiện nay toàn mạng lưới xe buýt Hà Nội có 42 điểm đầu – cuối. Hầu hết các điểm đều có quy mô rất nhỏ. Ngoại trừ các điểm đặt ở bến xe Giáp Bát, Nam Thăng Long, Hà Đông là có khu vực riêng dành cho xe buýt, các điểm còn lại đặt trên phần lòng đường, vỉa hè hoặc đất lưu không của thành phố. Các điểm đầu - cuối hiện tại chỉ đơn thuần là nơi dừng đón trả khách của nhiều tuyến xe buýt gộp lại mà trên đó không có cơ sở vật chất đáng kể nào.
Trên các tuyến xe buýt của Ha Nội có nhiều điểm dừng ngắn, có nhiều điểm cách nhau dưới 350m, đặc biệt có những điểm dừng chỉ cách nhau 150 – 200m. Điểm dừng xe buýt gần nhau có ưu điểm thu hút hành khách nhiều hơn nhưng sẽ làm hạn chế tốc độ của phương tiện trên tuyến. Trên toàn mạng lưới tuyến xe buýt, khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ xe buýt là 782 m, nhìn chung còn dài so với quảng đường đi bộ bình quân của người Hà Nội
- Vị trí điểm dừng đỗ:
Còn bất hợp lý, việc bố trí điểm dừng quá xa các điểm nút giao thông là một trong những lý do quan trọng làm giản khả năng tiếp cận dịch vụ xe buýt đồng thời làm giảm độ an toàn cho hành khách.
- Nhà chờ trên tuyến:
Hiện nay phần lớn các điểm dừng xe buýt chưa có nhà chờ nhưng các nhà chờ đều có kích thước quá nhỏ và không đạt yêu cầu về kiến trúc và mỹ quan.
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên là phần vỉa hè bố trí điểm dừng xe đều rất nhỏ, cửu hàng, cửu hiệu nằm dọc hai bên phố rất dày, khi xây dựng nhà chờ thường vấp phải sự chống đối mạnh mẽ thừ phía nhà dân.
Hơn nữa các nhà chờ sử dụng trên các tuyến xe buýt được thiết kế theo mục tiêu quảng cáo là chính, không hề quan tâm đến việc tạo sự hài hoà với khung cảnh đường phố và kiến trúc đô thị. Đa số nhà chờ phải được xây dựng tại những vị trí rất xa nơi tập trung dân cư, bất tiện khi sư dụng, khó khăn khi tiếp cận.
c. Hệ thống giá vé và thời gian đi lại bình quân
Trước đây cơ cấu giá vé áp dụng cho xe buýt Hà Nội là giá vé đồng hạng trên toàn mạng, một chuyến đi hành khách phải trả 2500 đồng không phụ thuộc vào cự ly đi lại.
Hiện nay giá vé buýt không đồng nhất 2500 đồng/lượt như trước đây nữa mà điều chỉnh theo cự ly tuyến đường. Đối với chiều dài dưới 25 km sẽ xó giá 3000 đồng/lượt, từ 25 đến 30 km sẽ có giá 4000 đồng/lượt, trên 50 km sẽ có giá 5000 đồng/lượt.
Ngoài ra, xe buýt ở Hà Nội còn áp dụng hệ thống vé tháng, bao gồm vé ưu tiên và không ưu tiên:
- Vé tháng không ưu tiên:
+ 50.000 đồng/HK/Tháng/Tuyến + 80.000 đồng/HK/Tháng/ liên tuyến
+120.000 đồng/HK/Tháng/(Liên tuyến + 54) - Vé tháng ưu tiên đối với học sinh, sinh viên
+ 25.000 đồng/HK/Tháng/Tuyến + 50.000 đồng/HK/Tháng/liên tuyến +40.000 đồng/HK/Tháng/(Tuyến + 54) +80.000 đồng/HK/Tháng/(Liên tuyến + 54)
Công tác phát hành vé được triển khai theo 3 kênh bao gồm: Bán vé trên xe, bán vé trả trước trên tuyến và vé tháng. Việc đưa vào triển khai áp dụng vé tháng liên tuyến trên toàn mạng đã tạo điều kiện cho hành khách đi lại dễ dàng và thuận tiện trong khu vực Hà nội, góp phần thu hút hành khách đi lại bằng xe buýt.
Thời gian phục vụ bình quân môt ngày trên toàn mạng là 14,5 giờ tăng 45% so với trước đây là 10 giờ/ngày. Thời gian và tần suất hoạt động các tuyến:
Đối với các tuyến trọng yếu (tuyến loại I) có lộ trình đi qua các trục chính xuyên tâm
- Thời gian hoạt động chủ yếu của tuyến: 16-17 giờ/ngày (hoạt động 22h00 hàng ngày).
- Tần suất phục vụ: Giờ cao điểm : 5 phút/lượt xe Giờ bình thường: 10 phút/lượt xe
Đối với các tuyến nội thành (tuyến loại II)
- Thời gian hoạt động của tuyến : 15-16 giờ/ngày.
- Tần suất phục vụ: Giờ cao điểm : 10-15phút/lượt xe Giờ bình thường: 15-20phút/lượt xe
Đối với các tuyến loại II và các tuyến mở mới vận hành cho giai đoạn đầu - Thời gian hoạt động của tuyến : 14-15 giờ/ngày.
- Tần suất phục vụ: Giờ cao điểm : 10-15phút/lượt xe Giờ bình thường: 20phút/lượt xe
3. Đánh giá chung về công tác vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội.
Năm 2003, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt tại Hà nội đã vận chuyển được 174 triệu lượt hành khách( bằng 116% so với kế hoạch) và tăng 3,6 lần so với năm 2002. Như vậy bình quân mỗi ngày, công ty đã vận chuyển được trên 660.000 lượt hành khách, trong đó có 500.000 lượt hành khách sử dụng vé tháng, chiếm 75% so với tổng sản lượng hành khách vận chuyển. Cũng trong năm, bình quân có 90.560 người sử dụngvé
tháng hàng tháng, gấp 27,6 lần năm 2001 và gấp 3,9 lần năm 2002, số hành khách sử dụng vé tháng đã đạt tới con số 126.000 người.
Cũng trong năm qua, trong tổng số 678 xe tham gia hoạt động buýt thì số xe mới được đầu tư giai đoạn 2002-2003 là 570 xe, chiếm 84% toàn bộ phương tiện đang hoạt động.
Bảng 5 TT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2003 KH năm 2004 KH 2004/TH 2003(%) 1 số tuyến Tuyến 40 46 115 2 Xe kế hoạch Xe 678 778 114,7 3 Lượt xe Lượt 1.768.248 2.589.816 146 4 Khách vận chuyển HK 174.055.58 0 216.501.444 124
Đến cuối năm 2003 vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đă đạt được kết quả khả quan là khối lượng vận chuyển hành khách tăng nhanh đã góp phần chống ách tắc giao thông ở Thủ đô Hà nội. Số lượng phương tiện được đầu tư nhiều hơn và có chất lượng tốt hơn, công tác quản lý điều hành mạng lưới xe buýt dần được cải thiện. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cho xe buýt còn nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là mạng lưới đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thành phố, mạng lưới xe buýt hiện tại cần xem xét khả năng liên thông giữa các vùng của Thành phố, sao cho hành khách có thể đi bằng xe buýt từ vùng nọ đến vùng kia của thành phố có số lần chuyển tuyến ít nhất.
Hệ thống các trạm dừng xe buýt đã được bổ sung trên nhiều tuyến, tuy nhiên nhà chờ có mái che cho hành khách chiếm một tỷ lệ rất ít trong số các trạm dừng đã gây ảnh hưởng cho hành khách khi thời tiết bất thường. Tại vị trí đặt các điểm dừng mặt đường chưa được mở rộng nên gây ảnh hưởng nhiều đến giao thông đô thị khi xe buýt dừng lại đón trả khách, gây mất an toàn cho hành
khách lên xuống xe và cả những phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác.
Như vậy đối với mạng lưới xe buýt hiện nay, những vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong thời gian tới là nâng cao tốc độ chạy xe, tăng tần suất phục vụ và mạng lưới xe buýt phải đáp ứng được tiêu chí chuyển tuyến ít nhất. Những vấn đề còn lại như tiện nghi, giá vé và khoảng cách đi lại có thể giữ như hiện tại.
Có thể nói, mặc dù công tác tổ chức, quản lý và điều hành mạng lưới xe buýt còn có nhiều vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới nhưng những cố gắng đẩy mạnh hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất lớn ( số người sử dụng phương tiện vận tải công cộng tăng gấp 5 lần so với trước đây). Người dân đã bắt đầu tin tưởng vào giao thông vận tải công cộng. Nhận thức của người dân đối với việc cần thiết phải phát triển xe buýt công cộng trong hệ thống giao thông đô thị là rất khả quan (có tới 53,8% cho rằng việc phát triển xe buýt công cộng là rất cần thiết; 37,4% cho rằng cần thiết). Điều này cho thấy ở Hà nội cần thiết phải xây dựng một hệ thống vận tải hành khách công cộng nhằm đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu đi lại của nhân dân, đồng thời xây dựng một thói quen lành mạnh cho mọi người dân Thủ đô là sử dụng phương tiện giao thông công cộng cho các chuyến đi của mình.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở THỦ ĐÔ HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở THỦ ĐÔ
HÀ NỘI
Hoạt động vận tải hành khách công cộng là một ngành hoạt động có tính chất phúc lợi công cộng phục vụ cho toàn bộ cộng đồng dân cư. Tuy nhiên xét trên giác độ kinh tế thì hoạt động vận tải hành khách công cộng cũng là một hoạt động sản xuất. Nó sản xuất ra hàng hoá phục vụ cho cộng đồng. Do đó đã là một hoạt động sản xuất thì nó cũng phải tuân theo các quy luật về cung – cầu, và các quy luật kinh tế thị trường. Vậy để phát triển được vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có hiệu quả và đáp ứng được các mục tiêu đề ra trong định hướng phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà nội đến năm 2020, em đề xuất một số giải pháp như sau: