1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

luận văn quá trình chuyển biến kinh tế của huyện văn quan, tỉnh lạng sơn từ năm 1986 đến năm 2010 (tt)

26 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 608,82 KB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, đời sống của nhân dân huyện Văn Quan nói riêng và của cả tỉnh Lạng Sơn nói chung trong từng giai đoạn l

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG CÔNG DOANH

QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: TS Duy Thị Hải Hường

Phản biện 1:………

………

Phản biện 2:………

………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Vào hồi… giờ… ngày… tháng… năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc gia trên thế giới Chính vì vậy, mà tất cả các quốc gia trên thế giới, dù đi theo chế độ chính trị - xã hội nào, thì cũng đề ra những chiến lược nhằm mục đích phát triển kinh tế đất nước mình

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Việt Nam chuyển sang giai đoạn độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội Trong mười năm đầu xây dựng đất nước (1976 - 1986), bên cạnh những thành tựu, đất nước chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém

và cả sai lầm, khuyết điểm Khó khăn của nước ta ngày càng lớn, sai lầm chậm được sửa chữa, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX Trước thực trạng đó, đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới

để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội

Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước Từ năm 1986 đến nay, đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX,

X, XI, mở đường và tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn: Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Văn Quan là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, cách tỉnh lỵ 45 km theo trục đường quốc lộ 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, Văn Quan có điều kiện

tự nhiên và tài nguyên phong phú, có hệ thống giao thông thuận lợi nên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế

Trải qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2010) của Đảng, huyện Văn Quan đã đạt nhiều thành tựu cơ bản trong xây dựng và phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, huyện Văn Quan vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó

Trang 4

khăn Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, đời sống của nhân dân huyện Văn Quan nói riêng và của cả tỉnh Lạng Sơn nói chung trong từng giai đoạn lịch sử, từ đó rút ra một số nhận xét, đánh giá về sự phát triển của địa phương trong giai đoạn hiện nay

là rất cần thiết

Nghiên cứu đề tài này, tác giả góp phần làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hóa của nhân dân huyện Văn Quan trong quá khứ và hiện tại, góp phần giáo dục thế hệ trẻ của huyện thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó

Từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, toàn diện về kinh tế huyện Văn Quan giai đoạn 1986 -

2010

Xuất phát từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Quá trình

chuyển biến kinh tế của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

tế ngành và phát triển mũi nhọn”, của PGS Đỗ Hoài Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1996; “Đổi mới đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại”, của tác giả Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, năm 1987; Lê Xuân Trinh (Chủ biên) trong cuốn sách: “Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2000: mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu”,

Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Hà Nội, năm 1990; “Kinh tế Việt Nam chặng

Trang 5

đường 1945 - 1995 và triển vọng đến năm 2020”, của tác giả Trần Hoàng Kim, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, năm 1996; “Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới”, của

tác giả Nguyễn Trọng Phúc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm

2000; Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay, những vấn đề lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Trần Bá Đệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 1998; “Lịch sử Việt Nam - Tập 4”, Lê Mậu Hãn, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, năm 2013; “Lịch sử Việt Nam, tập 15, từ năm 1986 đến năm 2000”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2014, Nguyễn Ngọc Mão (Chủ biên); “Đổi mới kinh tế - xã hội thành tự, vấn đề và giải pháp”,

Phạm Xuân Nam (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm

1991; “Đổi mới kinh tế và phát triển”, Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1994; Đặng Phong: “Phá rào trong kinh

tế vào đêm trước đổi mới”, Nhà xuất bản Tri thức, năm 2012; “Tư duy kinh

tế Việt Nam 1975 - 1989”, tác giả Đặng Phong, Nhà xuất bản Tri thức, năm

2012

Về vấn đề kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi, có thể kể đến các

công trình nghiên cứu như: “Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc”, do Viện Dân tộc học thực hiện, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

Hà Nội, năm 1987; “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội

ở miền núi”, của Bế Viết Đẳng (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, năm 1996; “Những đặc điểm kinh tế

- xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc”, Khổng Diễn (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1996; “Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, của

các tác giả Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (Chủ biên), Nguyễn Đình Phan, Dương Thị Thanh Mai, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998;

“Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc”, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội, năm 2006, sách do Bộ Công

nghiệp phối hợp với các ngành kinh tế, các địa phương, các doanh nghiệp

Trang 6

trong vùng thu thập thông tin xuất bản; “Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao Việt Nam”, do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường -

Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, năm 2008 v.v…

2.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn Quan trong thời kỳ đổi mới

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Văn Quan tuy chưa được nghiên cứu nhiều nhưng cũng đã được đề cập một cách khái quát trong các

công trình nghiên cứu, đó là: - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn 1986 - 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010; Địa Chí Lạng Sơn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1999; Lạng Sơn, 30 xây dựng và phát triển (1980 - 2010), Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn xuất bản, năm 2010; Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Quan (1930 - 1954), Ban Tuyên giáo huyện Văn Quan, năm 1994; Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Quan (1955

- 1985), Ban Tuyên giáo huyện Văn Quan, năm 1998; Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Quan (1986 - 2005), nhà xuất bản văn hóa - thông tin, năm

2013… Các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cấp đến truyền thống lịch sử, tinh thần đấu tranh cách mạng, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, đời sống của nhân dân huyện Văn Quan qua suốt chiều dài lịch sử Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó vẫn chưa đề cập cụ thể về tình hình kinh tế và quá trình chuyển biến kinh tế của huyện Văn Quan trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến 2010

- 1986)

Trang 7

- Thời kỳ kinh tế đất nước khó khăn, lâm vào khủng hoảng kinh tế -

xã hội (1976 - 1986), dẫn đến những tìm tòi, khảo nghiệm cách quản lý kinh

tế theo mô hình mới Đường lối đổi mới đất nước của Đảng (1986), những chủ trương, chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường từ năm 1986 đến nay

- Đường lối, chính sách dân tộc, những vấn đề cấp bách về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay để khai thác, phát huy những thế mạnh, các tiềm năng kinh tế, bảo vệ môi trường, phát huy bản sắc văn hóa, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, đoàn kết các dân tộc miền núi

Các công trình nghiên cứu về huyện Văn Quan đã đề cập, gồm có:

- Lịch sử hình thành, đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội, dân cư, hành chính, tôn giáo, dân tộc của huyện Văn Quan

- Những thành tựu và hạn chế trong quá trình khôi phục, xây dựng

và phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Quan trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ

từ năm 1930 đến năm 1975

- Những thành tựu, hạn chế trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế -

xã hội sau khi đất nước thống nhất (1976 - 1986) và quá trình phát triển kinh tế -

xã hội của huyện Văn Quan trong thời kỳ đổi mới

2.3 Những vấn đề luận văn tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa các công trình đi trước, luận văn trình bày, làm

rõ vấn một số vấn đề sau:

- Trên cơ sở trình bày về tình hình kinh tế, tác giả chú trọng làm rõ quá trình chuyển biến kinh tế của huyện Văn Quan từ năm 1986 đến năm

Trang 8

2010, qua hai giai đoạn: 1986 - 1996, 1996 - 2010 trên các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ

và xây dựng cơ sở hạ tầng

- Nêu những thành tựu và khó khăn, hạn chế về phát triển kinh tế của huyện Văn Quan trong 25 năm đổi mới (1986 - 2010)

- Đồng thời nêu lên một vài nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế

của huyện trong giai đoạn (1986 - 2010)

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua các nguồn tư liệu hiện có, luận văn trình bày quá trình chuyển biến kinh tế huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến năm

2010

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, đề tài thực hiện nghiên cứu các nhiệm

vụ sau đây:

- Trình bày khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh

tế, xã hội, dân cư của huyện Văn Quan

- Trình bày khái quát kinh tế huyện Văn Quan trước năm 1986

- Trình bày chuyển biến kinh tế huyện Văn Quan trong 25 năm đổi mới (1986 - 2010)

- Luận văn nêu lên những thành tựu về phát triển kinh tế mà huyện Văn Quan đạt được trong 25 năm đổi mới đất nước, đồng thời cũng nhìn nhận, đánh giá một cách chân thực, khách quan những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế của huyện trong thời gian đó

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về quá trình chuyển biến kinh tế của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến năm 2010

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 9

Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu huyện Văn Quan của tỉnh

Lạng Sơn hiện nay gồm 23 xã và 1 thị trấn

Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 1986 đến năm

2010

4.3 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành luận văn, tác giả dựa vào các nguồn tài liệu sau:

- Văn kiện Đảng về đường lối đổi mới và xây dựng đất nước

- Tài liệu lưu trữ tại địa phương gồm: Nghị quyết, Chỉ thị, báo cáo tổng kết, chương trình đề án phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lạng Sơn, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Văn Quan trong thời kỳ đổi mới, từ năm

1986 đến năm 2010; Tài liệu của Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, Phòng lưu trữ huyện Văn Quan

- Sách, báo, bài viết, các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước, của tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn Quan thời kỳ đổi mới

5 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

- Đề tài luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ đổi mới để nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu nhằm khôi phục lại bức tranh về kinh tế huyện Văn Quan từ năm 1986 đến năm 2010; kết hợp với phương pháp lôgíc để đánh giá, nhận xét, rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm của quá trình phát triển kinh tế huyện Văn Quan

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Trang 10

- Luận văn góp phần bổ sung về đường lối xây dựng phát triển kinh

tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

văn gồm làm 3 chương:

Chương 1: Khái quát huyện Văn Quan trước năm 1986

Chương 2: Chuyển biến kinh tế huyện Văn Quan từ năm 1986 đến

năm 1996

Chương 3: Chuyển biến kinh tế của huyện Văn Quan từ năm 1996

đến năm 2010

Chương 1 KHÁI QUÁT HUYỆN VĂN QUAN TRƯỚC NĂM 1986

1.1 Khái quát huyện Văn Quan

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Văn Quan là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 45 km theo trục đường QL 1B Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 55.066,97ha, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn

Với hệ thống giao thông khá thuận lợi, huyện Văn Quan có 2 quốc

lộ đi qua là Quốc lộ 1B và Quốc lộ 279 Quốc lộ 1B chạy từ Đông sang Tây, huyện còn có các hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ nối với 2 trục đường quốc lộ trên

Về khí hậu, Văn Quan chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng mang những nét riêng biệt Là

Trang 11

huyện có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc

Về tài nguyên nước, Văn Quan có hệ thống sông suối khá dày đặc

và phân bố khá đồng đều, thuận lợi để xây dựng hệ thống hồ đập, dự trữ nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp như

Tài nguyên đất đai của Văn Quan khá phong phú, huyện có những

vùng núi đất và núi đá vôi xen kẽ, diện tích núi đá có 11.619ha Đất đai huyện Văn Quan chủ yếu là đất feralit nâu đỏ hoặc màu vàng phát triển trên đá vôi hoặc bồn địa phù sa, thích hợp để phát triển lâm nghiệp

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên là những khó khăn do vị trí địa

lý của vùng đem lại Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc, khi gặp mưa nhiều dễ gây lũ lụt Đây là khó khăn tác động đến quá trình sản xuất, phát triển kinh tế

1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội, dân cư

Về đặc điểm kinh tế Kinh tế nghèo, vẫn mang tính chất tự cung, tự

cấp là đặc điểm nổi bật của kinh tế ở huyện Văn Quan Kinh tế trồng trọt giữ vai trò chủ yếu Trong sản xuất nông nghiệp do tập quán lao động và công cụ lạo động còn lạc hậu, cùng với đó là điều kiện tự nhiên khắc nhiệt, nên năng suất lao động thấp

Về đặc điểm xã hội, dân cư Ngoài người Kinh, huyện Văn Quan có

ba dân tộc thiểu số khác sinh sống cùng là người Nùng, người Tày và người Hoa Các cộng đồng dân cư sinh sống đoàn kết Trên địa bàn không có đồng bào theo tôn giáo, dân cư phân bố không đều Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội và dân

cư như trên, huyện Văn Quan vừa có nhiều thuận lợi để xây dựng, phát triển kinh tế song cũng có rất nhiều khó khăn

1.2 Kinh tế huyện Văn Quan trước năm 1986

1.2.1 Bối cảnh lịch sử và nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế của đất nước

Với Đại thắng mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi, đất nước được độc lập, thống

nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội

Trang 12

Sau chiến tranh, nhân dân rất phấn khởi, nhanh chóng bắt tay vào xây dựng đất nước, nhưng cũng còn một bộ phận thuộc chế độ cũ móc nối với các thế lực phản động bên ngoài, gây rối loạn trong nước Trong khi đó, các lực lượng phản động quốc tế câu kết với nhau, bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam

Trước những khó khăn nêu trên, Đảng đề ra chủ trương khôi phục

và phát triển kinh tế Nghị quyết số 24 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá III (1975) xác định cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới

Tháng 12 năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đề ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta

Đến đầu những năm 80, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng Tháng 9 - 1979, Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) đã được triệu tập, Hội nghị này được coi

là bước đột phá đầu tiên về đổi mới tư duy kinh tế của Đảng

Ngày 13 - 1 - 1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 100 - CT/TW Về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp

Tháng 3 năm 1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng

đề ra những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tháng 6 - 1985, Hội nghị

lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) đã họp bàn về giá lương - tiền, Hội nghị này được coi là bước đột phá thứ hai về đổi mới tư duy kinh tế của Đảng

-Tháng 8 - 1986, Bộ Chính trị đã xem xét kỹ ba vấn đề lý luận lớn, thuộc lĩnh vực kinh tế Từ đó, đưa ra kết luận rất quan trọng về 3 quan điểm kinh tế trong tình hình mới Đây là bước đột phá thứ ba, có vai trò định hướng cho việc soạn thảo lại một cách căn bản dự thảo Báo cáo chính trị

trình Đại hội VI của Đảng

1.2.2 Kinh tế huyện Văn Quan trước năm 1986

Thực hiện chủ trương của Đảng trong tình hình cách mạng mới, Tỉnh uỷ Lạng Sơn đã chỉ đạo các địa phương tăng cường củng cố và phát triển phong trào hợp tác xã nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển Tháng 11 - 1975, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ XI đã

Trang 13

đề ra mục tiêu là: “Củng cố phòng trào hợp tác hóa nông nghiệp lên trên 70% Năm 1976 hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng sáp nhập thành tỉnh Cao

Lạng theo Nghị quyết của Quốc hội Trong hai năm 1975 - 1976, phong trào hợp tác hóa đã đạt 76% Tháng 9 - 1977, Tỉnh ủy Cao Lạng ra Nghị quyết 04 về việc củng cố, khôi phục phong trào hợp tác xã nông nghiệp

Trong năm 1977, Huyện ủy đã có chủ trương chuyển trồng màu xuống ruộng để bù đắp số lương thực bị hao hụt Trong năm 1977, toàn huyện đã trồng được 117ha khoai lang và 602ha ngô, đưa sản lượng tăng lên 2.000 tấn

Tháng 7 năm 1978, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ XII đề ra nhiệm vụ thi đua lao động sản xuất Tháng 12 - 1978, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Cao Lạng đã được tách thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới Tháng 2 năm 1979, cùng với nhân dân các huyện trong tỉnh, nhân dân huyện Văn Quan đứng lên đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Sau khi chiến tranh kết thúc, hậu quả để lại rất nặng nề cùng với thiên tai tàn phá làm cho sản xuất nông nghiệp huyện huyện Văn Quan gặp nhiều khó khăn

Năm 1980, Đại hội Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ XIII đề ra nhiệm vụ kinh tế cho nhiệm kỳ mới

Về nông nghiệp Trong 3 năm 1980 - 1982, năng suất, sản lượng

cây trồng, vật nuôi của huyện đều tăng so với những năm trước: Năm 1980, sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 9.767,3 tấn, năm 1981 đạt 8.008,2 tấn, năm 1982 đạt 13.200 tấn thóc

Về trồng trọt, chăn nuôi Cũng trong 3 năm 1980 - 1982, đàn trâu

của huyện có 16.200 con, đàn bò có 3.146 con và lợn có 13.433 con Các lâm trường quốc doanh đã chuyển sang trồng mới, bảo vệ, chăm sóc cây hồi, cây ăn quả, thúc đẩy nghề rừng phát triển

Tháng 11 năm 1982, Đại hội Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ XIV tiếp tục đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Trong 3 năm (1983 - 1985), sản xuất nông nghiệp huyện có bước chuyển biến mới, năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 27 tạ/ha Đến năm 1985, tổng sản lượng lương thực quy ra thóc toàn huyện đã đạt 11.034,8 tấn

Ngày đăng: 06/11/2017, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w