Từ những hạn chế nêu trên dẫn đến sức cạnh tranh của các sản phẩm từ nông nghiệp chưa cao, nhiều các nhà hàng, khách sạn, siêu cũng như người dân ở ngay Ba Vì chưa biết đến sản phẩm nông
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHÙNG TIẾN DŨNG
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỊNH HƯỚNG THEO CHUỖI
TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ ANH VŨ
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng năm 2017
Cã thÓ t×m hiÓu luËn v¨n t¹i: Th- viÖn Häc viÖn Khoa häc x· héi
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế quốc dân ngành nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của xã hội; cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị; sản phẩm nông nghiệp là mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn; nông nghiệp còn tham gia vào giữ gìn bảo vệ môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn
Ba Vì là một huyện có địa bàn rộng với tổng diện tích tự nhiên là 42.402 ha, dân số trên 270 ngàn người, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 60 km Sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập về Hà Nội (tháng 8/2008),
Ba Vì là huyện miền núi của Thủ đô Hà Nội Trong tương lai xu thế phát triển của Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại và đặc biệt là thành phố một trung tâm cung cấp thực phẩm xanh, sạch cho thị trường nội thành
Từ những hạn chế nêu trên dẫn đến sức cạnh tranh của các sản phẩm từ nông nghiệp chưa cao, nhiều các nhà hàng, khách sạn, siêu cũng như người dân ở ngay Ba Vì chưa biết đến sản phẩm nông nghiệp tại địa phương; đầu ra của sản phẩm chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng,
do vậy nhiều hộ nông dân không an tâm đầu tư vào sản xuất; việc cung ứng ra thị trường còn manh mún nhỏ lẻ; chất lượng chưa thực sự đảm bảo theo yêu cầu, tiêu chuẩn đề ra Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên hiện nay
Ba Vì cũng đã hình thành được một số chuỗi sản phẩm như chuỗi gà đồi, chuỗi chè Ba Vì, chuỗi sản phẩm bò sữa Tuy nhiên sự phát triển của các
Trang 4chuỗi vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu, còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nâng cao vai trò của chuỗi trong phát triển nông nghiệp Xuất phát từ
lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp định hướng theo
chuỗi tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp ngành
Quản lý kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Một trong những nghiên cứu mới nhất về phát triển nông nghiệp
của các tỉnh miền Trung, luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững nông nghiệp
tỉnh KonTum” (2007) của Hà Ban cho rằng “nông nghiệp và nông thôn bền vững là một nhân tố của phát triển bền vững” [1], và sự bền vững ở
đây theo khái niệm kinh tế chỉ mối quan hệ ổn định và cân đối giữa sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng
Somuah và các cộng sự (2013) đã phân tích liên kết ở cấp độ vĩ
mô trong thực thi chính sách nông nghiệp và phát triển cụm ngành công nghiệp chế biến dựa trên bản đồ hóa các chuỗi giá trị và cho rằng, sự gắn kết giữa các lãnh thổ để hỗ trợ cho chuỗi sản xuất lúa gạo chưa được thiết lập
Về kết quả: Các đề tài đã hệ thống hóa được một số lý luận liên
quan đến phát triển nông nghiệp hoặc hoạt động liên kết sản xuất nông nghiệp
Về khoảng trống: Các nghiên cứu trên đã nghiên cứu về hoạt
động sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp ở một khía cạnh cụ thể hoặc đã nghiên cứu theo một hướng nhất định
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 53.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và
thực trạng phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi, đề xuất được giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi ở huyện
Ba Vì
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi
- Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi ở huyện Ba Vì; qua đó đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển nông nghiệp ở huyện Ba Vì theo chuỗi
- Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi ở huyện Ba Vì trong thời gian tới
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nông nghiệp là một ngành có phạm vi rất rộng, gồm nhiều
ngành sản xuất các sản phẩm khác nhau tạo nên sự đa dạng của nông nghiệp nhiệt đới
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp định hướng
theo chuỗi tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016, đề
Trang 6xuất giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2025
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Với góc độ nghiên cứu của đề tài là thực trạng Phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, dựa trên tiếp cận Quản lý Kinh tế, đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
để nhìn nhận và phân tích các sự việc hiện tượng trong quá trình vận động tất yếu của quá trình phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu luận văn thu thập gồm có nguồn số liệu thứ cấp và
số liệu điều tra
5.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu, tài liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, báo cáo của UBND huyện Ba Vì, UBND các xã khảo sát, các phòng ban có liên quan của huyện Ba Vì như Phòng kinh tế, Phòng Tài nguyên và môi trường, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, Hội Nông dân, Hội phụ nữ…;
5.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Để thu thập số liệu mới, tác giả luận văn tiến hành khảo sát thực địa tại một số xã và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì Trong đợt điều tra thực địa, tác giả sử dụng hai phương pháp chính: phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Địa bàn khảo sát: để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả
chọn địa điểm nghiên cứu là các xã trọng điểm phát triển nông nghiệp
Trang 7gồm Vạn Thắng, Phong Vân, Cổ Đô, Chu Minh, Tiên Phong… của huyện
Ba Vì, cũng là đại diện cho vùng nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, văn hóa
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
Để thu thập các dữ liệu phục vụ nghiên cứu, đề tài thiết kế mẫu phiếu khảo sát (Phụ lục 1) hướng tới các đối tượng:
+ Cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã, thị trấn và huyện Ba Vì:
20 phiếu
+ Hộ nông dân: điều tra bằng bảng hỏi với 170 hộ trồng trọt,
chăn nuôi ở 5 xã Vạn Thắng, Phong Vân, Cổ Đô, Chu Minh, Tiên Phong
+ Cán bộ khoa học nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì:10
phiếu (kỹ sư của xí nghiệp giống cây trồng trung ương tại Ba Vì)
- Phương pháp phỏng vấn sâu
5.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp xử lý số liệu: Luận văn sử dụng phần mềm Excel để xử lý
số liệu
Phương pháp thống kê so sánh : Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
để mô tả, phân tích và so sánh kết quả thực hiện liên kết giữa các chủ thể thông qua các chỉ tiêu định
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ lý luận về vấn đề phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi
Ý nghĩa thực tiễn
Trang 8Góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc khuyến nghị các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo chuỗi Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các viện nghiên cứu và trường đại học
7 Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp định hướng
theo chuỗi
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp định hướng theo
chuỗi ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Chương 3: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy phát triển nông
nghiệp định hướng theo chuỗi ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
ĐỊNH HƯỚNG THEO CHUỖI 1.1 Khái niệm và sự cần thiết phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi
1.1.1 Khái niệm phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi
Phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp hiện nay của Việt Nam, luận văn cho rằng
xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang nền nông nghiệp có quy mô sản xuất rộng lớn; hàng hóa nông nghiệp được
Trang 9nâng cao cả về chất và số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường mang lại hiệu quả về kinh tế và xã hội
Chuỗi sản phẩm nông nghiệp
- Cung cấp: tập trung vào các hoạt động cung cấp đầu vào cho sản xuất nông sản ra sao? chủ thể chế biến hoặc chuyển đổi trong chuỗi mua nông sản như thế nào? mua từ đâu và khi nào nông sản được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá trình sản xuất?
- Sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nông sản thành sản phẩm cuối cùng
- Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời và hiệu quả
Phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi
Phát triển nông nghiệp theo chuỗi là Phát triển nông nghiệp trên
cơ sở liên kết chuỗi nông sản bao gồm tất cả các khâu từ cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng với công nghệ phù hợp, có hiệu quả về kinh tế, không tổn hại đến môi trường và được xã hội chấp nhận nhằm đảm bảo duy trì và thỏa mãn nhu cầu của con người cả thế hệ hiện tại và tương lai”
1.1.2 Sự cần thiết của phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi
Thứ nhất, hiện nay, sản xuất và kinh doanh hàng nông sản của
nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, sự liên kết giữa sản xuất - kinh doanh - chế biến - tiêu thụ còn lỏng lẻo từ đó sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản thấp, giá thành cao
Trang 10Thứ hai, nâng cao liên kết giữa sản xuất kinh doanh chế biến
-tiêu thụ tạo thị trường -tiêu thụ ổn định không chỉ trong phạm vi trong nước
mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế
Thứ ba, trong các chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản luôn tồn tại
các mâu thuẫn do sự bất cân xứng giữa cung và cầu
1.2 Nội dung phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo định hướng chuỗi
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc thù có giá trị gia tăng cao dựa trên sự liên kết trong chuỗi sản phẩm
Đối với mỗi vùng miền, địa phương đều có những điều kiện tự nhiên khác nhau như đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, cùng với đó
là sự khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội, các yếu tố về tập quán, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật
1.2.2 Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tham gia vào chuỗi
Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là việc phối hợp các nguồn lực, điều kiện của sản xuất nông nghiệp thông qua việc thiết lập các hình thức kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp truyền thống chủ yếu theo phương thức sản xuất ra sản phẩm, sau đó cung cấp cho thị trường thu lợi nhuận và quay lại đầu tư mở rộng sản xuất …
1.2.3 Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Nền nông nghiệp đạt đến trình độ thâm canh cao theo chuỗi sản phẩm Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng
Trang 11nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp Thâm canh nông nghiệp là phương thức sản xuất chủ yếu của nông nghiệp hiện đại khi đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhu cầu nông sản tăng cao và khoa học, công nghệ ngày cang phát triển
1.2.4 Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp
Xây dựng, nâng cấp hệ thống các công trình phục vụ nông nghiệp như hệ thống điện, giao thông, thủy lợi… nhằm phục vụ tốt cho việc sản xuất nông nghiệp từ đó nâng cao năng suất và cũng tạo điều kiện tốt cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp Việc phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua các hạng mục như:
1.2.5 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Phát triển thị trường ngoài việc đưa sản phẩm nông nghiệp hiện tại vào bán trong thị trường mới còn bao gồm cả việc khai thác tốt thị trường hiện tại, nghiên cứu dự báo thị trường đưa ra những sản phẩm nông nghiệp mới đáp ứng đựoc yêu cầu của thị trường hiện tại và thị trường mới
Điểm đáng chú ý, trong sản xuất, chuỗi cung ứng trong tiêu thụ nông sản ngày càng được quan tâm hơn Vùng nông thôn đã từng bước hình thành tổ chức sản xuất đa dạng như doanh nghiệp, kinh tế hợp tác, trang trại, làng nghề, kinh tế hộ
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp định hướngtheo chuỗi
1.3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Trang 12Những nhân tố như điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước, rừng, khoáng sản, và các yếu tố sinh học khác… là những nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển nông nghiệp theo định hướng chuỗi nói riêng
1.3.2 Các yếu tố về kinh tế
Cơ cấu kinh tế: Trong bối cảnh, sự vận hành nền kinh tế nông nghiệp không chỉ phụ thuộc vào bản thân nền kinh tế quốc gia và cũng không đơn thuần chỉ là sự phát triển của riêng ngành nông nghiệp thì ngoài ảnh hưởng của thị trường, của hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước còn có sự ảnh hưởng từ những vận động phát triển của khu vực công nghiệp nói chung, phát triển các cụm, khu công nghiệp nói riêng
1.3.3 Các yếu tố về xã hội
Con người: Cả nước có 70% dân số tham gia hoạt động vào sản
xuất nông nghiệp Hiện nay, qua quá trình phát triển cơ giới hóa và lao động trực tiếp với nông nghiệp đã giảm, nhưng nguồn lực lao động vẫn chính là người nông dân
Các tổ chức, kinh tế, chính trị xã hội:Nhóm nhân tố kinh tế - xã
hội ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp đinh hướng theo chuỗi gồm có: Thị trường, hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, mức độ phát triển các khu công nghiệp, đô thị, dân số, lao động bao gồm cả số lượng và chất lượng
1.3.2 Các yếu tố thuộc về Nhà nước, nông dân và các tổ chức liên quan
Nhà nước sẽ hoạch định các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và có các chính sách định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo các hướng phù hợp với sự phát triển của đất nước
Trang 13Nông dân là lực lượng chính, là chủ thể quyết định sự thành bại của chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp theo định hướng chuỗi
1.3.4 Các yếu tố khoa học kỹ thuật
Các yếu tố khoa học kỹ thuật gồm các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, sự phát triển KH-CN và việc áp dụng KH-CN vào sản xuất
1.4 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi và bài học rút ra cho huyện Ba Vì
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo chuỗi tại tỉnh Tây Ninh
Nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư, hiện nay, Tây Ninh đang xây dựng và hoàn thiện nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy sản xuất và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo chuỗi sản phẩm như: Chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; chính sách đặc thù kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh…
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo chuỗi tại tỉnh Bến Tre
Hiện nay, Bến Tre xác định 7 sản phẩm chủ lực: dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, hoa kiểng, heo, bò và tôm sẽ được sản xuất theo chuỗi giá nhằm tăng lợi thế cạnh tranh giai đoạn 2016 - 2020 Việc sản xuất 7 sản phẩm trên được thực hiện theo các mô hình sản xuất an toàn, được chứng nhận GAP, đã hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã và có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
1.4.3 Những bài học kinh nghiệm có khả năng áp dụng cho huyện Ba
Vì