ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --- Lê Thanh Tùng ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN XÂM NHẬP MẶN SÔNG GIANH, TỈNH QUẢNG BÌNH LU
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Lê Thanh Tùng
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG
DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN XÂM NHẬP MẶN
SÔNG GIANH, TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Lê Thanh Tùng
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG
DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN XÂM NHẬP MẶN
SÔNG GIANH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Xuân Hải
Hà Nội - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Hoàng và PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải đã luôn tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đi đầu tiên xây dựng ý tưởng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn Các thầy đã luôn ủng hộ, động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận văn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường các bạn cùng lớp cao học K22 và các anh chị đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn là chỗ dựa, là nguồn động viên chia sẻ cùng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn cũng như trong cuộc sống
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Lê Thanh Tùng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4
1.1 Điều kiện tự nhiên 4
1.1.1 Vị trí địa lý 4
1.1.2 Đặc điểm địa hình 5
1.1.3 Đặc điểm khí hậu Quảng Bình 6
1.1.3.1 Chế độ nhiệt 7
1.1.3.2 Chế độ mưa 7
1.1.3.3 Chế độ gió 8
1.1.4 Sông ngòi Quảng Bình 8
1.1.5 Mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn khu vực nghiên cứu 14
1.1.6 Chế độ dòng chảy trên khu vực nghiên cứu 16
1.1.6.1 Dòng chảy năm 16
1.1.6.2 Dòng chảy lũ 17
1.1.6.3 Dòng chảy mùa cạn 17
1.1.7 Chế độ mực nước trên khu vực nghiên cứu 18
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội Quảng Bình 20
1.2.1 Về kinh tế 20
1.2.2 Về văn hóa - xã hội 21
1.3 Về ảnh hưởng của nước biển dâng đến kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 22
1.3.1 Ảnh hưởng của nước biển dâng tới chế độ thủy triều 23
1.3.2 Nước biển dâng dẫn đến nguy cơ ngập úng 24
1.3.3 Nước biển dâng ảnh hưởng đến nông nghiệp 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ XÂM NHẬP MẶN SÔNG GIANH 28
2.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.2 Mục tiêu nghiên cứu 28
Trang 52.3 Nội dung nghiên cứu 28
2.4 Khái niệm độ mặn, xâm nhập mặn và một số tiêu chuẩn liên quan 28
2.4.1 Khái niệm độ mặn 28
2.4.2 Một số tiêu chuẩn về độ mặn 29
2.4.3 Khái niệm về xâm nhập mặn 30
2.4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn 30
2.5 Phương pháp nghiên cứu 32
2.5.1 Phương pháp kế thừa 32
2.5.2 Phương pháp khảo sát, thu thập và phân tích thống kê số liệu 32
2.5.3 Phương pháp mô hình số 32
2.5.3.1 Cơ chế lan truyền và xâm nhập mặn trong nước mặt 32
2.5.3.2 Phương pháp sai phân hữu hạn giải phương trình lan truyền mặn nước mặt 35
2.5.3.3 Mô hình EFDC và số liệu đầu vào áp dụng cho mô hình tính toán xâm nhập mặn 38
CHƯƠNG 3 KếT QUả NGHIÊN CứU ĐÁNH GIÁ ảNH HƯởNG CủA NƯớC BIểN DÂNG DO BIếN ĐổI KHÍ HậU ĐếN XÂM NHậP MặN SÔNG GIANH, TỉNH QUảNG BÌNH 43
3.1 Xây dựng mô hình thủy động lực EFDC phục vụ đánh giá xâm nhập mặn sông Gianh 43
3.1.1 Giới hạn miền mô hình xâm nhập mặn sông Gianh 43
3.1.2 Số liệu đo địa hình lòng sông Gianh 44
3.1.3 Xây dựng lưới mô hình 45
3.1.4 Lựa chọn kiểu điều kiện biên và giá trị biên 47
3.1.5 Hiệu chỉnh mô hình 50
3.2 Đánh giá xâm nhập mặn sông Gianh theo các kịch bản nước biển dâng 51
3.2.1 Kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu 51
3.2.2 Mô hình đánh giá mức độ xâm nhập mặn sông Gianh theo kịch bản nước biển chưa dâng 55
Trang 63.2.3 Kết quả xâm nhập mặn nước sông Gianh theo các kịch bản nước biển dâng
60
3.2.3.1 Kịch bản nước biển dâng thấp 65cm 60
3.2.3.2 Kịch bản nước biển dâng trung bình 80cm 61
3.2.3.3 Kịch bản nước biển dâng cao 120cm 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đặc điểm hình thái sông ngòi tỉnh Quảng Bình 9
Bảng 1.2 Danh sách các trạm khí tượng 14
Bảng 1.3 Danh sách các trạm thuỷ văn đang hoạt động tại sông Gianh 15
Bảng 1.4 Danh sách các trạm đo mưa đang hoạt động 16
Bảng 1.5 Các đặc trưng mực nước tháng TBNN (1961-2005) vùng sông Gianh (cm) 18
Bảng 1.7 Nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu 24
Bảng 3.1 Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (B1) 53
Bảng 3.2 Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 53
Bảng 3.3 Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (A1F1) 54
Bảng 3.4 Chiều sâu xâm nhập mặn trong dải nồng độ muối từ 0,1g/l đến 30g/l dài nhất trong năm ở các kịch bản NBD 64
Bảng 3.5 Chiều sâu xâm nhập mặn trong dải nồng độ muối từ 0,1g/l đến 4g/l dài nhất trong năm ở các kịch bản NBD 64
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình 4
Hình 1.2 Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100 cm 25
Hình 2.1 Sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt 30
Hình 2.2 Hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào lòng sông vùng cửa sông 31
Hình 2.3 Cấu trúc cơ bản mô hình EFDC 40
Hình 2.4 Cấu trúc mô hình thủy động lực học EFDC 40
Hình 3.1 Miền mô hình sông Gianh và vị trí các mặt cắt địa hình 44
Hình 3.2 Đường bao miền mô hình và đường chủ lưu 45
Hình 3.3 Thềm mặt cắt địa hình sông 46
Hình 3.4 Lưới mô hình 46
Hình 3.5 Dao động triều năm 2013 tại biên hạ lưu 48
Hình 3.6 Bước thời gian tối ưu của mô hình 50
Hình 3.7 Mực nước triều tại thời điểm hiện tại 56
Hình 3.8 Xâm nhập mặn ở điều kiện bình thường (triều cường năm 2013) sau 11 ngày: dải nồng độ muối từ 0,1g/l đến 30g/l 56
Hình 3.9 Xâm nhập mặn ở điều kiện bình thường (triều cường năm 2013) sau 3 ngày: dải nồng độ muối từ 0,1g/l đến 30g/l 57
Hình 3.10 Xâm nhập mặn ở điều kiện bình thường (triều cường năm 2013) sau 5 ngày: dải nồng độ muối từ 0,1g/l đến 30g/l 58
Hình 3.11 Xâm nhập mặn ở điều kiện bình thường (triều cường năm 2013) sau 9 ngày: dải nồng độ muối từ 0,1g/l đến 30g/l 58
Hình 3.12 Xâm nhập mặn ở điều kiện bình thường (triều cường năm 2013) sau 11 ngày: dải nồng độ muối từ 0,1g/l đến 4g/l 59
Hình 3.13 Mực nước triều khi nước biển dâng 65cm 60
Hình 3.14 Xâm nhập mặn ở điều kiện nước biển dâng 65cm sau 11 ngày: dải nồng độ muối từ 0,1g/l đến 30g/l 60
Trang 10Hình 3.15 Xâm nhập mặn ở điều kiện nước biển dâng 65cm sau 11 ngày: dải nồng
độ muối từ 0,1g/l đến 4g/l 61 Hình 3.16 Mực nước triều khi nước biển dâng 80cm 61 Hình 3.17 Xâm nhập mặn ở điều kiện nước biển dâng 80cm sau 11 ngày: dải nồng
độ muối từ 0,1g/l đến 30g/l 62 Hình 3.18 Xâm nhập mặn ở điều kiện nước biển dâng 80cm sau 11 ngày: dải nồng
độ muối từ 0,1g/l đến 4g/l 62 Hình 3.19 Mực nước triều khi nước biển dâng 120cm 63 Hình 3.20 Xâm nhập mặn ở điều kiện nước biển dâng 120cm sau 11 ngày: dải nồng
độ muối từ 0,1g/l đến 30g/l 63 Hình 3.21 Xâm nhập mặn ở điều kiện nước biển dâng 120cm sau 11 ngày: dải nồng
độ muối từ 0,1g/l đến 4g/l 64 Hình 3.22 Chiều sâu xâm nhập mặn dài nhất trong năm 65 Hình 3.23 Chiều sâu xâm nhập mặn dài nhất trong năm 65
Trang 111
MỞ ĐẦU
Mực nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi là một nguy cơ nghiêm trọng có tính toàn cầu, và nguy cơ này càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với những nước có mật độ dân cư dày đặc ở những vùng đất thấp và ven biển như Việt Nam Mực nước biển dâng cao làm quá trình xâm nhập mặn tại vùng cửa sông thuộc dải ven biển tại Việt Nam diễn biến phức tạp và càng lấn sâu vào trong đất liền, ảnh hưởng đến quá trình khai thác nước nhạt phục vụ cấp nước sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác nhau
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2010, tổng diện tích lúa được gieo trồng ở nước ta là 7.513,7 nghìn ha với sản lượng ước đạt 39.988,9 nghìn tấn, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước Nước ta cũng được đánh giá là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, sau Thái Lan với sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng Nước biển dâng, mặn xâm nhập sâu vào trong các vùng cửa sông làm ảnh hưởng đến quá trình lấy nước nhạt phục vụ các ngành kinh tế, đặc biệt là cho nền sản xuất nông nghiệp, một trong những thế mạnh kinh tế
của Việt Nam
Đối với tỉnh Quảng Bình, do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên Quảng Bình
đã chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, vào mùa khô thường xảy ra hiện tượng hạn hán, mùa mưa chịu cảnh nước dâng gây lũ…thiệt hại nghiêm trọng tới các hoạt động sản xuất kinh tế và tính mạng con người Để ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua tỉnh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch hành động với những mục tiêu
cụ thể cần ưu tiên góp phần giảm nhẹ các thảm họa do thời tiết gây ra Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Quảng Bình có nhiệt độ trung bình tăng 3,60C vào năm 2100, số đợt nắng nóng và ngày nắng nóng cũng gia tăng Mực nước biển trung bình có thể tăng 65cm vào năm 2050, lên 80cm vào năm 2070 và có thể tăng
120cm vào năm 2100
Theo kết quả nghiên cứu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình về những tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến khu vực sông Gianh
Trang 122
nói riêng và toàn tỉnh Quảng Bình nói chung đã cho thấy cùng với tình trạng nước biển dâng và nắng hạn ngày càng gay gắt thì vấn đề nhiễm mặn sẽ xảy ra trong tương lai không xa Vùng bị nhiễm mặn chủ yếu sẽ là các vùng thấp trũng dọc theo đôi bờ của hạ nguồn các con sông lớn như: sông Gianh, Nhật Lệ, Kiến Giang…Hiện tượng nhiễm mặn là một trong những hiện tượng nổi bật của môi trường nước hạ lưu các sông và vùng cửa sông ven biển ở nước ta Xâm nhập mặn
là hiện tượng tự nhiên ở các vùng cửa sông ven biển nhưng nếu nắm được quy luật diễn biến theo không gian và thời gian thì có thể chủ động kiểm soát được quá trình lấy nước, tránh những thiệt hại khi triều cường thay đổi làm thay đổi chất lượng
nước
Ngoài vấn đề về xâm nhập mặn, vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt đối với khu vực tỉnh Quảng Bình cũng là một khía cạnh rất cấp thiết: đó là dòng chảy sinh thái Trong đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga và Nguyễn Phương
Nhung "Tài nguyên nước mặt lưu vực sông Gianh" đăng trên Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27 đã cho thấy lượng mưa hàng năm trên lưu vực sông Gianh vô cùng phong phú, chính vì vậy lượng dòng chảy hàng năm trên các sông suối cũng thuộc loại dồi dào Tuy nhiên, do dòng chảy phân phối không đều theo cả không gian và thời gian nên việc sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Gianh cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ
Việc nghiên cứu tương tác giữa dòng chảy sông và triều ở vùng cửa sông luôn luôn đặt ra cho các nhà khoa học một sự thách thức vì đây là một khoa học tổng hợp có liên quan đến nhiều lĩnh vực như diễn biến bồi xói cửa sông, sinh thái vùng ngập mặn, nước dâng, trong đó vấn đề xâm nhập triều, mặn có tính đặc thù cho mỗi cửa sông Do tác động ảnh hưởng đồng thời của nước sông từ thượng lưu, yếu tố địa hình và chế độ thuỷ triều, ranh giới xâm nhập mặn biến đổi theo không gian và thời gian rất dễ thấy theo thời đoạn (giờ, ngày) Hơn nữa, đối với khu vực đồng bằng ven biển nói chung và khu vực tỉnh Quảng Bình nói riêng xâm nhập mặn nước sông còn có nguy cơ dẫn đến xâm nhập mặn một số tầng nước ngầm nhạt
Trang 133
Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu quá trình xâm nhập mặn với sự trợ giúp của các công cụ tính toán công nghệ cao để từng bước khám phá quy luật chung và đặc thù về xâm nhập mặn vùng cửa sông, trước mắt áp dụng cho sông Gianh - Quảng Bình Kết quả của nghiên cứu trên sẽ làm cơ sở cho việc khai thác sử dụng tài nguyên nước nhạt vùng cửa sông và hạn chế tác động có hại của quá trình xâm nhập mặn vào các vùng đồng bằng cửa sông ven biển nước ta dưới tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu
Xuất phát từ mục tiêu trên, tác giả thực hiện luận văn với đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn sông Gianh, tỉnh Quảng Bình”
Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và 3 chương chính:
- Chương 1 - Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu;
- Chương 2 - Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3 - Kết quả nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nước biển dâng do biến
đổi khí hậu đến xâm nhập mặn sông Gianh, tỉnh Quảng Bình
Trang 144
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện tự nhiên
- Điểm cực Đông: 106º59ʹ37ʹʹ kinh độ Đông;
- Điểm cực Tây: 105º3ʹ55ʹʹ kinh độ Đông
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài địa giới 136,5
km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài địa giới 78,8km
Qua địa bàn Quảng Bình có Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12, tỉnh lộ 20 và 16 chạy từ Đông sang Tây Tỉnh có cửa khẩu Quốc
tế Cha Lo là cửa khẩu lớn nhất và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình
Trang 155
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Đặc điểm chung của địa hình Quảng Bình là hẹp, nơi hẹp nhất (tại Đồng Hới) theo chiều Đông - Tây chỉ xấp xỉ 50 km, dốc dần không đều từ phía Tây sang phía Đông, nhưng sự phân bậc Tây - Đông không mang tính giảm dần
Vùng đồng bằng, vùng cửa sông có nơi chỉ cao hơn mặt nước biển 2-3m, trong khi đó dải cồn cát ven biển lại cao hơn, thậm chí cao tới 40 - 50m
Cùng với sự phân hoá địa hình theo hướng Tây - Đông, địa hình theo hướng Tây - Nam cũng phân dị rõ rệt Các dạng địa hình thấp dần đi từ Bắc xuống Nam có hướng á vĩ tuyến Bắc Quảng Bình là dãy Hoành Sơn - Đèo Ngang, vùng núi Minh Hoá cao 2000m, xuống đến Quảng Ninh núi cao nhất chỉ có 1.257m Sông Gianh là
hệ quả đặc trưng của đứt gãy Rào Nậy tạo nên bồn thu nước lớn nhất
Về cấu trúc, 85% tổng diện tích tự nhiên Quảng Bình là vùng rừng núi và gò đồi, còn lại là vùng gò đồi và đồng bằng Địa hình Quảng Bình được chia thành 4 vùng rõ rệt:
- Vùng núi: có tổng diện tích 5.236,16 km2 chiếm 65% diện tích tự nhiên, được chia thành 3 loại: vùng núi cao, vùng núi trung bình và vùng núi thấp
- Vùng đồi gò đồi , có diện tích 1.677,95km2, chiếm 19,7% tổng diện tích đất
tự nhiên Vùng gò đồi có độ cao từ 50m đến 250 m, độ dốc trung bình từ 30 trở lên Vùng gò đồi Quảng Bình nằm trong địa giới 87 xã kéo dài theo chiều dọc của tỉnh Địa hình vùng gò đồi hẹp và dốc, dòng chảy các sông đều chạy theo hướng cắt ngang địa hình, nhiều dãy núi vươn ra tận bờ biển nên địa hình vùng gò đồi phức tạp và bị chia cắt tương đối mạnh Do đặc điểm bị chia cắt nên vùng gò đồi Quảng Bình tuy có kết dải nhưng không thuần nhất Trong từng tiểu vùng đồng thời tồn tại
cả khu vực bồi tích và bào mòn Các tính chất hoá lý của đất chênh lệch nhau rất xa
- Vùng đồng bằng có tổng diện tích 866,90 km2 chiếm 10,95% diện tích đất
tự nhiên Nhìn chung dải đồng bằng Quảng Bình hẹp, nơi rộng nhất 26 km bề ngang, nơi hẹp nhất khoảng 10 km Các đồng bằng liền dải chủ yếu là: đồng bằng
Lệ Thuỷ, Quảng Ninh 248 km2, đồng bằng Quảng Trạch 161 km2
Trang 166
- Vùng ven biển chủ yếu là dải cát nội đồng hình lưỡi liềm hay hình rẽ quạt
có tổng diện tích 358,40 km2 chiếm 4% tổng diện tích đất tự nhiên, độ cao từ 3 - 4 mét đến 50 mét, phân bố suốt chiều dài bờ biển của tỉnh
Vùng cát ven biển có chiều rộng và chiều cao tăng dần từ Bắc vào Nam, ở phía Bắc dải cát hẹp và thấp, có chiều rộng từ 300m đến 400m độ cao từ 5m đến 10m, càng về phía Nam dải cát càng mở rộng (từ 1 - 6km), có độ cao 17 - 20m, có đỉnh đạt đến độ cao 50m Địa hình mặt dải cát rất phức tạp Có thể phân chia thành
3 vùng chính:
- Vùng phía Bắc tỉnh, giới hạn từ Mũi Dốc đến sông Gianh, là vùng kém phát triển, bề rộng dải cát từ 600 đến 1.500m, độ cao phổ biến 5m Địa hình đơn giản, hình sống trâu, dốc về 2 phía
- Vùng từ sông Gianh đến Lý Hoà Bề rộng dải cát khoảng từ 600 đến 1.000m, độ cao phổ biến +10m, địa hình dạng sống trâu Độ dốc có nơi 30 - 400
- Vùng từ cửa Lý Hoà đến Nhật Lệ Độ rộng tăng dần từ 1.000 - 1.800m, độ cao phổ biến tăng từ 10 - 20m Địa hình, địa mạo khá phức tạp với nhiều đồi cát cao
và dài, mái dốc từ 50 - 600
- Vùng từ cửa Nhật Lệ đến giáp Vĩnh Linh, bề rộng 4 - 6 km, độ cao 30-40m
có đỉnh cao 50m, nhiều dải cát dài nối liền nhau xen lẫn nhiều khối cát cao và bồn trũng Địa hình phức tạp và thường xuyên biến động do tác động ngoại lực của thời tiết khí hậu
Sự xuất hiện hệ thống cồn cát ven biển là yếu tố địa hình bất lợi nhiều mặt Dưới tác động của gió, hiện tượng cát bay, cát chảy đã làm cho các cồn cát tiến dần
về phía lục địa, thu hẹp đồng bằng ven biển vốn dĩ đã nhỏ bé lại càng nhỏ bé hơn, làm tăng tình trạng úng lụt vùng cửa sông, nhất là cửa sông Nhật Lệ
1.1.3 Đặc điểm khí hậu Quảng Bình
Đặc điểm chung của khí hậu Quảng Bình là nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ hoàn lưu khí quyển nhiệt đới như dải hội tụ nhiệt đới, áp cao cận nhiệt đới, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và
Trang 171.1.3.1 Chế độ nhiệt
Trị số nhiệt trung bình tăng dần từ Bắc vào Nam, từ điểm đầu là Tuyên Hoá (2306) đến điểm cuối là Lệ Thuỷ (2404) chênh nhau khoảng 10C trong cùng một thời điểm
Mùa nóng bắt đầu từ tháng IV đến tháng X kéo dài khoảng 170 ngày Mùa nóng Quảng Bình có nền nhiệt rất cao, nhiệt độ trung bình 290C Biên độ nhiệt độ trong năm thường 100C ở khu vực đồng bằng và 80C ở khu vực miền núi Nhiệt độ mặt đất luôn cao hơn nhiệt độ không khí trung bình 2 - 30C Số ngày nắng trong năm có khi kéo đến 200 ngày Nhiệt độ trung bình ngày nắng 250C - 270C, đối những ngày nắng cao (trên dưới 30 ngày/ năm) nhiệt độ có thể lên tới 350C
Mùa lạnh có nhiệt độ trung bình ngày dưới 200C kéo dài trong khoảng thời gian từ đầu tháng XI đến đầu tháng III năm sau Thời gian rét đậm khoảng 60 ngày Đặc biệt, vào mùa lạnh có khảng 10 - 15 ngày rét đậm dưới 100C Trong khoảng 10 năm gần đây (1990 - 2000), thời gian rét rút xuống còn dưới 60 ngày/năm Mùa lạnh Quảng Bình chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khối không khí lạnh phía Bắc nhưng nhiệt độ trung bình vẫn cao hơn các tỉnh phía bắc đèo Ngang
1.1.3.2 Chế độ mưa
Quảng Bình có lượng mưa lớn, trung bình 2.000mm/năm, nhưng phân bố không đều
Trang 188
Mùa mưa ở đồng bằng bắt đầu từ tháng VIII và kéo dài từ 4 đến 6 tháng, vùng núi mùa mưa đến sớm hơn đồng bằng từ 2 đến 3 tháng Ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng IX, X, XI với tổng lượng mưa bằng 60% tổng lượng mưa cả năm Ba tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng II, III, IV, với tổng lượng mưa chỉ
có 130 đến 200mm, có tháng hầu như không có mưa
Biểu trình mưa có 2 cực đại Cực đại thứ nhất rơi vào tháng X với tổng lượng mưa từ 600 đến 800mm (chiếm 30% tổng lượng mưa cả năm) Cực đại phụ rơi vào tháng 5 hoặc tháng 6 với lượng mưa 100mm (mưa tiểu mãn) Cực tiểu rơi vào tháng III Độ chênh lệch mưa giữa các tháng rất cao Tháng mưa cao nhất lên tới 668mm (tháng X - Lệ Thuỷ), trong khi có tháng không mưa hoặc mưa rất ít, dưới 37mm (tháng II - Tuyên Hoá)
1.1.3.3 Chế độ gió
Mùa lạnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc dưới tác động của các đợt
áp thấp từ phía Đông - Bắc về phía Tây - Nam Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng IX
đến tháng III năm sau
Mùa nóng chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió Tây-Nam kéo dài từ tháng IV đến
tháng VIII Những năm gần đây biên độ gió Tây-Nam không ổn định
Bình quân hàng năm có khoảng 30 đến 35 ngày có gió Tây-Nam Mùa gió Tây-Nam là mùa gió đối nghịch tính chất với mùa gió từ vịnh Ben Gan qua lục địa Thái Lan và Lào trút mưa phía tây dãy Trường Sơn và hấp nhiệt đông Trường Sơn
đổ về duyên hải Bắc Trung Bộ nên bức xạ nhiệt rất lớn
1.1.4 Sông ngòi Quảng Bình
Do lãnh thổ Quảng Bình hẹp về bề ngang, độ dốc lớn nên sông ngòi thường ngắn, dốc, có hiện tượng đào lòng mạnh chảy theo hướng từ Tây sang Đông Thủy chế cũng theo 2 mùa rõ rệt, tương ứng với mùa mưa và mùa khô Trong mùa mưa, ở vùng đồi núi, sông suối có khả năng tập trung nước rất nhanh, nhưng lũ không kéo dài do khả năng thoát nước tốt
Quảng Bình có mạng lưới thuỷ văn khá dày, có tiềm năng lớn về thuỷ điện, thuỷ lợi, thuỷ sản và giao thông vận tải
Trang 199
Mật độ sông suối Quảng Bình đạt khoảng 0,6 - 1,85 km/km2 (Mật độ sông ngòi trung bình toàn quốc là 0,82 km/km2) Mạng lưới sông suối phân bố không đều, mật độ sông suối có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông Vùng núi mật độ sông suối đạt 1km/km2, vùng ven biển từ 0,45 - 0,5 km/km2
Lãnh thổ Quảng Bình có 5 lưu vực sông chính, diện tích lưu vực 7.980km2, tổng chiều dài 343km và đều đổ ra biển Đông Tính từ Bắc vào Nam có các lưu vực: sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ Trong đó, sông lớn nhất là sông Gianh có chiều dài 158km, diện tích lưu vực 4.680km2; sông Nhật Lệ có 2.650km2 diện tích lưu vực; cả 2 lưu vực sông này chiếm 92% tổng diện tích toàn lưu vực (trong đó sông Gianh chiếm 58,6%, sông Nhật Lệ chiếm 33,2%) Đặc điểm hình thái sông ngòi tỉnh Quảng Bình được mô tả ở Bảng 1.1
Bảng 1.1 Đặc điểm hình thái sông ngòi tỉnh Quảng Bình
STT Tên sông
Chiều dài (km)
Diện tích lưu vực (km 2 )
Độ cao bình quân lưu vực (m)
Mật độ sông suối bình quân (km/km 2 )
Độ dốc bình quân lưu vực (m)
Lưu lượng dòng chảy
Qo (m 3 /s)
Lượng nước cấp Wo(10 6 m 3 )
Trang 2010
Đặc điểm nổi bật của chế độ mưa và dòng chảy ở Quảng Bình là đường phân phối dòng chảy trong năm có hai đỉnh rõ rệt Đỉnh chính xuất hiện vào tháng IX, X; đỉnh phụ tiểu mãn xuất hiện vào tháng V, VI Mùa lũ tập trung vào các tháng X, XI, XII và chiếm 60 - 80% tổng lượng dòng chảy cả năm Vào mùa này, sông ngòi thường có lũ đột ngột gây úng lụt trầm trọng vùng cửa sông Trong mùa khô, nhiều đoạn sông bị cạn dòng và vùng cửa sông bị thủy triều tăng cường xâm nhập mặn vào đất liền Dòng chảy kiệt kéo dài trung bình 8 - 9 tháng, dài nhất là 10 tháng,
ngắn nhất là 7 tháng
Dòng chảy lũ trên các sông của Quảng Bình chiếm phần lớn lượng dòng chảy trong năm, vì vậy dòng chảy lũ là đặc trưng quan trọng trong chế độ thuỷ văn tỉnh Quảng Bình
Dòng chảy cạn, ở Quảng Bình ngoài lượng nước ngầm gia nhập dòng chảy sông còn phải tính đến lượng mưa, đặc biệt là mưa tiểu mãn Những tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn lượng mưa còn khá lớn, xấp xỉ 100mm Thời kỳ chuyển tiếp từ mùa cạn sang mùa lũ lượng mưa đạt khoảng 100 - 300mm Độ dài mùa cạn của các sông suối trong tỉnh trung bình 8 - 9 tháng, dài nhất là 10 tháng, ngắn nhất là 7 tháng Lượng dòng chảy mùa cạn chiếm 21 - 39% tổng lượng mưa năm Tổng lượng 3 tháng nhỏ nhất chiếm khoảng 4 - 6% so với tổng lượng dòng chảy năm
Tính từ Bắc vào Nam, Quảng Bình có 5 hệ thống sông chính đổ ra các cửa biển, bao gồm: sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ
- Sông Roòn:
Sông Roòn dài 30km bắt nguồn từ Thượng Thọ, có tọa độ 1753’00” vĩ độ Bắc, 10616’00” kinh độ Đông với độ cao 100m, diện tích lưu vực là 275km2 và chảy ra biển Đông ở cửa Bắc Hà Sông có 3 phụ lưu cấp 1 đều ngắn và nhỏ
Sông đón nước từ các nguồn suối ở chân núi phía Nam của dãy Hoành Sơn chảy len lõi giữa một vùng rừng núi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phía xã Quảng Châu dòng chảy đi vòng lên phía Bắc rồi quặt sang hướng Đông đổ nước ra
Trang 21Sông có chiều dài 158km, chiều rộng bình quân lưu vực 38,8km, lưu vực sông rộng 4.680km2, bao gồm hầu hết diện tích các huyện Tuyên Hóa, Minh Hoá, Quảng Trạch và một phần của huyện Bố Trạch Mật độ sông suối trong lưu vực là 1,04 km/km2 Sông có 16 phụ lưu cấp 1, 20 phụ lưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3 Lòng sông không đồng đều, thượng nguồn hẹp, càng về xuôi càng rộng Phần thượng nguồn do dòng sông có nhiều đoạn uốn khúc nên có bờ lồi, bờ lỡ, phần hạ lưu có những cồn nổi ở giữa dòng sông (Cồn Vượn, Cồn Sẻ ) Thuỷ chế của dòng sông thất thường, nhất là thượng nguồn Mùa nước cạn vào khoảng tháng XII đến tháng VIII, mùa nước lớn vào các tháng IX, X, XI, đây cũng là mùa lũ lụt
- Sông Rào Nậy:
Đây là nguồn chính của sông Gianh phát nguồn từ sườn phía Đông của dãy núi Giăng Màn gần vùng núi Phu Cô Pi Không kể các suối nhỏ, từ Bãi Dinh về đến
xã Thanh Hoá (Tuyên Hoá), sông chảy theo hướng Nam - Bắc Từ xã Thanh Hoá sông chảy theo một hướng duy nhất là Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra cửa Gianh Vì
đó là dòng chính nên suốt trên đường đi, sông đón nước từ rất nhiều phụ lưu của hai
bờ tả và hữu ngạn Sông chảy qua nhiều vùng địa hình đa dạng Về mùa mưa lũ, lượng nước lớn cuốn theo nhiều phù sa, nên gần về cuối có nhiều cồn cát nổi lên ở giữa sông
- Sông Rào Nan:
Ở phía Nam của sông Gianh, phát nguyên từ vùng núi Cao Mại, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam về đến Quảng Minh (Quảng Trạch) thì gặp nước của
Trang 2212
nguồn sông Son chảy về Cùng với sông Son, nước của 2 sông này đổ vào nguồn Rào Nậy hoà chung chảy ra cửa Gianh Sông có chiều dài 35km
- Sông Son (còn có tên gọi là sông Troóc)
Phát nguyên từ vùng núi Kẻ Bàng - Khe Ngang (Bố Trạch), đón nước từ các sông suối có nước chảy tràn lên mặt và các sông ngầm trong vùng chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đến ngã ba Minh Lệ (Quảng Trạch) đón thêm nước sông Rào Nan rồi đổ vào Rào Nậy thoát ra cửa Gianh Sông có chiều dài 45km (không tính các dòng ngầm trong hang động)
- Sông Lý Hòa:
Đây là con sông ngắn nhất tỉnh, chỉ dài 22km, bắt nguồn từ tọa độ 1731’30”
vĩ độ Bắc, 10626’50” kinh độ Đông (rìa núi phía Tây của huyện Bố Trạch) với độ cao 400m, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc về đến xóm Rẫy, sau đó uốn khúc chạy theo hướng Đông ra cửa Lý Hoà Lưu vực sông có diện tích 177km2và mật độ sông suối 0,70 km/km2 Sông có 3 phụ lưu cấp 1 đều ngắn và nhỏ chảy gọn trong phần đất phía Nam của huyện Bố Trạch
- Sông Nhật Lệ:
Đây là hệ thống sông lớn thứ 2 của tỉnh Quảng Bình, sau hệ thống sông Gianh Sông Nhật Lệ nhận nước từ 2 con sông chính là sông Kiến Giang và sông Long Đại Đoạn sông mang tên Nhật Lệ được tính từ ngã 3 sông Long Đại (cách
Trang 2313
cầu Long Đại 1,5km) về đến cửa Nhật Lệ (Đồng Hới) dài 17km Nếu tính từ nguồn Kiến Giang về đến cửa Nhật Lệ có chiều dài 96km Hệ thống sông Nhật Lệ có lưu vực rộng 2.647km2 Hệ thống sông bao gồm 24 phụ lưu lớn nhỏ, độ rộng bình quân của lưu vực 45km2, bình quân sông, suối trong lưu vực có chiều dài 0,84 km/km2
- Sông Kiến Giang:
Là hợp lưu của nhiều nguồn sông suối phát nguyên từ vùng núi phía Tây Nam huyện Lệ Thuỷ đổ về Luật Sơn (xã Trường Thuỷ, Lệ Thuỷ) chảy theo hướng Nam - Bắc Từ đây, sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, về đến ngã ba Thượng Phong, sông chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, đến đoạn ngã ba Phú Thọ (xã An Thuỷ, Lệ Thuỷ), sông đón nhận thêm nước của sông Cẩm Ly (chảy từ hướng Tây đổ về), tiếp tục chảy theo hướng trên, băng qua cánh đồng trũng huyện
Lệ Thuỷ (đoạn này sông rất hẹp) sắp hết đoạn đồng trũng huyện Lệ Thuỷ để vào địa phận huyện Quảng Ninh, sông được mở rộng và chảy băng qua phá Hạc Hải (có chiều dài gần 2km) về đến xã Duy Ninh (Quảng Ninh), sông tiếp tục chảy ngược về hướng Tây đến ngã ba Trần Xá thì hợp lưu với sông Long Đại đổ nước vào sông Nhật Lệ (chỉ tính riêng chiều dài sông Kiến Giang đo được 69km) Sông Kiến Giang có độ dốc nhỏ, trước lúc chưa đắp đập chắn mặn ở Mỹ Trung, về mùa hè nhiều năm nước mặn ở biển do thuỷ triều đẩy lên đã vượt quá cầu Mỹ Trạch (cách cửa biển Nhật Lệ trên 40km)
- Sông Long Đại:
Đây là hợp lưu của 3 phụ lưu chính: nhánh phía Bắc phát nguyên từ vùng núi
Cô Ta Run trên biên giới Việt - Lào chảy trọn trong vùng địa hình Karst của huyện
Bố Trạch và đến động Hiềm (gần Bến Tiêm huyện Quảng Ninh) thì gặp sông Long Đại; nhánh thứ 2 phát nguyên từ vùng núi Lèn Mụ - biên giới cực Tây của hai huyện Quảng Ninh và Bố Trạch chảy về gặp sông Long Đại ở phía động Hiềm; nhánh thứ 3 phát nguyên từ vùng núi Vít Thù Lù của huyện Lệ Thuỷ chảy băng về rừng núi của huyện Quảng Ninh, về đến Bến Tiêm thì gặp sông Long Đại Từ đây, sông Long Đại chảy dọc theo biên giới hai huyện Quảng Ninh và Bố Trạch theo hướng Tây Nam - Đông Bắc vượt qua nhiều thác ghềnh hiểm trở (thác Bồng, thác
Trang 2414
Ong, thác Tam Lu ) Trước khi đổ nước vào sông Nhật Lệ, sông Long Đại còn đón thêm nước ở 2 phụ lưu là Rào Trù và Rào Đá (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh)
Chỉ tính riêng chiều dài sông Long Đại đo từ nguồn chính (nhánh phát nguồn
từ Vít Thù Lù) dài 35km Sông Long Đại có độ dốc lớn hơn sông Kiến Giang, vì thế mỗi lúc có nước mặn (do thuỷ triều đẩy lên) sông Long Đại bị ảnh hưởng rất ít Ba nhánh sông đầu nguồn của sông Long Đại nằm trong một vùng núi có lượng mưa lớn, nên về mùa lũ, con sông này nước lên rất hỗn (những tai nạn đối với người đi rừng trong mùa mưa lũ đại bộ phận cũng xảy ra ở thượng nguồn con sông này) Sông Long Đại không lớn bằng sông Gianh nhưng cường độ cấp nước lũ lớn ngang với sông Gianh (từ 70 - 85 m3/s/km2)
1.1.5 Mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn khu vực nghiên cứu
Các trạm khí tượng thủy văn (KTTV) và đo mưa phần lớn được thành lập ngay sau ngày hoà bình lập lại, đa số đã có chuỗi số liệu đo đạc từ 43 - 45 năm
Số lượng trạm đo ở Quảng Bình trước đây tương đối nhiều, qua thời gian dài
đo đạc, do nhiều nguyên nhân mà một số trạm đã ngừng hoạt động Hiện nay toàn tỉnh chỉ còn lại có 6 trạm thủy văn, 3 trạm khí tượng và 5 điểm đo mưa nhân dân (ngành khí tượng thủy văn kết hợp với nhân dân địa phương tổ chức đo đạc) Mạng lưới trạm KTTV được phân bố như sau:
Trạm khí tượng: Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 trạm đang hoạt động, bao gồm:
- Trạm khí tượng Đồng Hới là trạm quan trắc cơ bản và phát báo Quốc tế phục vụ hàng không Đây là trạm có thời gian quan trắc dài từ năm 1956 đến nay, đo đạc đầy đủ các yếu tố thời tiết
- Trạm khí tượng Ba Đồn và trạm khí hậu Tuyên Hoá cũng có tài liệu từ năm 1962 quan trắc đầy đủ các yếu tố chính
Bảng 1.2 Danh sách các trạm khí tượng
1 Đồng Hới Đồng Hới 10636 1729 1956-2005
Trang 2515
2 Ba Đồn Quảng Trạch 10625 1745 1962-2005
3 Tuyên Hoá Tuyên Hoá 10601 1753 1962-2005
Trạm thuỷ văn: Toàn tỉnh có 6 trạm thuỷ văn hiện nay đang hoạt động, trong
đó có 3 trạm quan trắc mực nước ngọt và 3 trạm quan trắc mực nước triều, phân bố trên các sông như sau:
- Hệ thống sông Gianh có 3 trạm thuỷ văn: Đồng Tâm, Mai Hoá và Tân Mỹ
- Hệ thống sông Nhật Lệ có 3 trạm: Kiến Giang, Lệ Thuỷ và Đồng Hới
Ngoài các trạm đang quan trắc, còn nhiều trạm đã giải thể do điều kiện khó khăn vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước Các trạm này có số liệu từ 1961 -
1981, một số trạm đo đạc lưu lượng nước (trạm cấp I) sau hạ cấp chỉ còn đo mực nước, lượng mưa, nhiệt độ nước và nhiều trạm đo mưa nhân dân cũng phải ngừng hoạt động trong thời kỳ này
Trạm đại diện cho thời tiết - khí hậu khu vực đồng bằng là trạm Ba Đồn, Đồng Hới và đại diện cho khu vực miền núi là trạm Tuyên Hoá
Địa hình tỉnh Quảng Bình dài và hẹp, bị chia cắt khá phức tạp, khí hậu lại khắc nghiệt, nên mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để nghiên cứu, phục vụ sản xuất cũng như công tác phòng chống thiên tai
Bảng 1.3 Danh sách các trạm thuỷ văn đang hoạt động tại sông Gianh
1 Đồng Tâm Xã Thuận Hoá, huyện Tuyên Hoá 1961-2005
2 Mai Hoá Xã Mai Hoá, huyện Tuyên Hoá 1963-2005
3 Tân Mỹ Xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch 1963-2005
Trang 2616
Bảng 1.4 Danh sách các trạm đo mưa đang hoạt động
1 Minh Hoá Thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hoá 1975-2005
2 Việt Trung Thị trấn Nông trường Việt Trung 1971-2005
3 Tám Lu Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh 1961-2005
4 Cẩm Ly Xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ 1963-2005
5 Troóc Xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch 1961-2005
1.1.6 Chế độ dòng chảy trên khu vực nghiên cứu
1.1.6.1 Dòng chảy năm
Dòng chảy năm là một đặc trưng cơ bản của nguồn nước sông ngòi, nó được
sử dụng để đánh giá tài nguyên nước của một lưu vực sông
Chuẩn dòng chảy năm là trị số dòng chảy năm trung bình trong một thời kỳ dài nhiều năm với các điều kiện cảnh quan địa lý hầu như không thay đổi: cùng một thời đại địa chất, cùng một mức độ khai thác kinh tế của sông ngòi
Dòng chảy năm của một con sông có sự biến đổi lớn theo thời gian và không gian Do vậy, để tính toán được chuẩn dòng chảy năm, trước hết phải nghiên cứu sự biến đổi của dòng chảy năm kết hợp với sự biến đổi của mưa năm
để chọn thời kỳ tính toán cho hợp lý
Tỉnh Quảng Bình có hai trạm đo dòng chảy có số liệu liên tục từ 16 – 21 năm (1961 – 1981), đó là trạm Kiến Giang trên sông Kiến Giang và trạm Đồng Tâm trên sông Gianh Còn các trạm Tám Lu, Tân Lâm, Cao Khê, Rào Nan có tài liệu từ 4 –
14 năm
Cũng như cả nước nói chung, ở Quảng Bình mưa là nhân tố chủ yếu hình thành nên dòng chảy, do đó chu kỳ mưa và chu kỳ dòng chảy sẽ có sự tương quan với nhau
Đặc trưng chế độ thuỷ văn khu vực là lượng dòng chảy phong phú, thuộc loại lớn của Việt Nam Modun dòng chảy bình quân nhiều năm toàn tỉnh là 57 l/s/km2 tương đương 4 tỷ m3/năm Lượng dòng chảy/năm phân bố không đều trong
Trang 27Trên sông Gianh đỉnh lũ có biến đổi rất lớn giữa các năm, thể hiện rõ nhất vào các năm cực trị như năm có mực nước đỉnh lũ lớn nhất là 1970, 1993 và 1996 Năm có mực nước đỉnh lũ nhỏ như 1994 và 1998; các nhóm năm còn lại sự biến đổi không lớn bằng (so với hai nhóm cực trị trên)
Biên độ lũ lên lớn nhất trên các sông ở Quảng Bình biến đổi rất lớn giữa các năm và giữa các vùng Trung bình nhiều năm biên độ lũ lên tại trạm Đồng Tâm đạt 8,88m; tại Kiến Giang đạt 4,42m
1.1.6.3 Dòng chảy mùa cạn
Dòng chảy mùa cạn được cung cấp chủ yếu bởi lượng nước ngầm và lượng mưa trong mùa cạn Trong các tháng khô hạn như tháng III, VI, VII dòng chảy trong sông chủ yếu là do nước ngầm cung cấp Theo số liệu thống kê cho thấy dòng chảy nhỏ nhất thường xuất hiện vào tháng III, IV hoặc tháng VI, VII
Tổng lượng dòng chảy toàn mùa cạn trên sông Gianh tại Đồng Tâm trung bình nhiều năm là 650,3 x 106m3, chiếm 30,9% tổng lượng dòng chảy năm; tại Tân Lâm là 315,9 chiếm 25,8% tổng lượng dòng chảy năm
Lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất xuất hiện trong thời kỳ quan trắc trên sông Gianh rơi vào tháng IV chỉ đạt 17,8m3/s, sông Nhật Lệ rơi vào tháng VII và chỉ đạt 3,04m3/s Vì vậy, trong suốt mùa cạn từ tháng I - VIII nguy cơ hạn hán cũng có thể xảy ra trong bất kỳ tháng nào
Tháng XII, tháng I thường là tháng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất trong mùa cạn Trên sông Gianh tại Đồng Tâm tháng XII là 125,88 x 106m3, chiếm
Trang 2818
9,11%; trên sông Nhật Lệ tại trạm Kiến Giang tháng I là 34,81 x 106m3, chiếm
6,52%; tại trạm Tám Lu tháng I là 89,71 x 106m3, chiếm 4,35% tổng lượng dòng
chảy năm Nguyên nhân trong các tháng này là tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang
mùa cạn nên lượng dòng chảy ngầm do mùa lũ năm trước cung cấp còn rất phong
phú
1.1.7 Chế độ mực nước trên khu vực nghiên cứu
Sự chênh lệch giữa mực nước lớn nhất và mực nước nhỏ nhất trong năm
ở vùng hạ lưu các sông tuy không lớn như ở vùng thượng lưu, nhưng cũng thể
hiện sự phân mùa tương đối rõ rệt
Do dòng chảy sông ngòi hàng năm chia thành 2 mùa là mùa lũ và mùa
cạn nên sự biến đổi của mực nước triều trong các sông vùng hạ lưu cũng phụ
thuộc vào sự thay đổi của lượng nước trong sông Nói chung sự ảnh hưởng của
thuỷ triều trong các sông vùng hạ lưu là quanh năm, nhưng thể hiện mạnh mẽ
nhất là trong mùa cạn
Mùa cạn từ tháng XII hoặc tháng I đến tháng VII hoặc tháng VIII hàng
năm, tuỳ theo từng lưu vực sông (như phân mùa ở trên) Trong thời gian này
mực nước trung bình tháng trên các sông luôn thấp hơn mực nước trung bình
năm Còn mùa lũ từ tháng VIII hoặc tháng IX đến tháng XI hoặc tháng XII (tuỳ
từng lưu vực) thì mực nước trung bình tháng luôn lớn hơn mực nước trung bình
Trang 29Các tháng mùa khô dòng chảy thượng nguồn nhỏ, nhưng do ảnh hưởng của thuỷ triều nên mực nước trong sông vùng hạ lưu thường thay đổi từng giờ, từng ngày Sự khác biệt lớn giữa chế độ mực nước vùng sông không ảnh hưởng thuỷ triều và vùng sông ảnh hưởng thuỷ triều là sự thay đổi mực nước theo chu
kỳ của mặt trăng từng ngày trong tháng Vùng sông không ảnh hưởng thuỷ
Trang 30Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, giá trị; thu nhập, đời sống nhân dân được cải thiện, từng bước nâng cao
Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, nhiều lĩnh vực đạt trình độ trung bình của khu vực, một số sản phẩm có tính cạnh tranh và đã
có chỗ đứng trên thị trường; bước đầu xác lập được các ngành công nghiệp chủ lực làm nền tảng phát triển kinh tế như ngành công nghiệp điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, nông sản, đồ uống và may mặc
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, mạng lưới kinh doanh thương mại được
mở rộng, xuống tận địa bàn khu dân cư, làm chức năng giao lưu, trao đổi hàng hoá
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Hàng hoá trên thị trường phong phú, đa dạng, việc mua bán thuận lợi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong tỉnh Tổng
Trang 3121
mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ liên tục tăng, năm 2013 đạt 15.597 tỷ đồng, gấp
136 lần năm 1990, đạt tốc độ tăng bình quân 22%/năm Số lượng đơn vị kinh doanh thương mại tăng nhanh, đã hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị
Số lượng các phương tiện vận tải tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân Bưu chính viễn thông có bước phát triển và hiện đại hoá nhanh Các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn pháp luật, tin học, dịch vụ kỹ thuật, y tế, giáo dục được khuyến khích phát triển và
có bước phát triển khá, ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người dân
1.2.2 Về văn hóa - xã hội
xã hội phát triển hơn nên dân số chiếm 36,3% nhưng diện tích đất đai chỉ chiếm 9,5% của cả tỉnh Ngược lại hai huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá ở vùng trung du miền núi chỉ chiếm 14,8% dân số, nhưng chiếm tới 31,8% diện tích đất đai của cả tỉnh Điều đó có nghĩa là mật độ dân số của Quảng Trạch và Đồng Hới cao hơn hẳn Minh Hoá và Tuyên Hoá
Y tế và giáo dục:
+ Y tế: Toàn tỉnh hiện có 182 cơ sở y tế (09 bệnh viện, 06 phòng khám đa
khoa khu vực, 159 trạm y tế xã phường và 8 cơ sở y tế khác) với tổng số 2.175 giường bệnh, 72/159 xã, phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 109 trạm
y tế có bác sỹ; 100% số thôn, bản có nhân viên y tế Số cán bộ y tế 2.378 người trong đó ngành y 2.116 người và ngành dược 262 người Có 511 bác sỹ và trên đại học, 569 y sỹ và kỹ thuật viên; 640 y tá và 396 trình độ khác
+ Giáo dục: Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông
tương đối đồng bộ Toàn tỉnh có 640 trường và cơ sở giáo dục - đào tạo Trong đó:
Trang 3222
có 184 trường và cơ sở giáo dục mầm non, 247 trường tiểu học, 11 trường tiểu học
và trung học cơ sở, 144 trường trung học cơ sở, 6 trường trung học cơ sở và phổ thông trung học, 27 trường phổ thông trung học (trong đó có 6 trường trung học phổ thông bán công, 01 trường trung học phổ thông chuyên, 01 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và 1 trường trung học phổ thông kỹ thuật, 01 trường Đại học, 03 trường Trung học chuyên nghiệp, 06 trung tâm kỹ thuật thực hành hướng nghiệp, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, có 07 trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thành phố Có 02 trung tâm ngoại ngữ, 04 trung tâm tin học và nhiều
cơ sở đào tạo tin học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp, 01 Công ty sách thiết bị trường học Nhiều trường đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia
Văn hóa và thể dục thể thao:
+ Văn hoá: Quảng Bình hiện có 01 Trung tâm Văn hoá tỉnh, 07 trung tâm
văn hoá huyện, 01 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và 09 thư viện với 72.500 bản sách Có 03 cơ sở phát hành báo chí (Báo Quảng Bình, Tạp chí Nhật Lệ, Tạp chí Sinh hoạt chi bộ, Tạp chí Văn hóa - Thể thao)
+ Thể dục thể thao: Trong những năm gần đây, công tác thể dục thể thao
được chú trọng và phát triển, cơ sở tập luyện được tăng cường xây mới như: bể bơi tổng hợp, sân tenis , lực lượng vận động viên năng khiếu ngày càng đông Một số môn đạt giải quốc gia và khu vực như trong môn bơi lội
1.3 Về ảnh hưởng của nước biển dâng đến kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình
Do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên tỉnh Quảng Bình đã chịu nhiều tác động của BĐKH, vào mùa khô thường xảy ra hiện tượng hạn hán, mùa mưa chịu cảnh nước dâng gây lũ…thiệt hại nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp và tính mạng con người Để ứng phó với BĐKH, thời gian qua tỉnh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch hành động với những mục tiêu cụ thể cần ưu tiên góp phần giảm nhẹ các thảm họa do thời tiết gây ra
BĐKH được dự báo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của các cộng đồng dân cư ven biển, ven sông tỉnh Quảng Bình Theo Sở TN&MT tỉnh
Trang 33trị thiệt hại do lũ khoảng hơn 5.000 tỷ đồng
1.3.1 Ảnh hưởng của nước biển dâng tới chế độ thủy triều
Tác động của nước biển dâng do biển đổi khí hậu đến chế độ thuỷ động lực Biển Đông chủ yếu thông qua hoàn lưu, biên độ thuỷ triều, ngập lụt vùng ven biển do Ngoài ra, các yếu tố tác động đến chế độ thuỷ động lực Biển Đông như gió, bão, nhiệt độ không khí cũng thay đổi do biến đổi khí hậu Ta biết rằng dao động mực nước thuỷ triều tại các vùng biển ven bờ là sự cộng hưởng của các sóng dài hình thành do lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời truyền vào vùng ven bờ dưới tác động của điều kiện địa hình địa phương (theo cả phương ngang và phương thẳng đứng) Vào một thời điểm trong tương lai, dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước trung bình toàn cầu dâng lên 1m so với hiện tại thì mực nước trung bình của các khu vực khác nhau trên đại dương thế giới không giống nhau do thay đổi các hoàn lưu Đồng thời quá trình cộng hưởng sóng dài cũng thay đổi so với hiện tại do
độ sâu tăng thêm khoảng 1m và nhất là, theo phương ngang, kích thước các vùng biển có xu hướng tăng lên
Dự tính khả năng dâng cao MNB (thông thường mực nước thuỷ triều cao) hiện mới chỉ đạt được bằng cách thông qua mô hình hoá các quá trình thuỷ động lực với một số giả thiết về ảnh hưởng của mực nước dâng toàn cầu (hoặc nước biển
dâng khu vực nếu có thể) (Trần Thục, 2012)
Trang 3424
1.3.2 Nước biển dâng dẫn đến nguy cơ ngập úng
Biến đổi khí hậu ngày nay không còn là vấn đề xa lạ mà đang hiện hữu ngày càng rõ nét với tình trạng trái đất ngày càng nóng lên, băng tan chảy nhiều hơn, nước biển dâng và các hiện tượng thiên tai như: bão và lũ lụt, sóng thần, nắng nóng
và hạn hán…ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay, bão và lũ lụt thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 đúng vào thời điểm cuối vụ Hè Thu, thường gây nên thiệt hại lớn về mùa màng Lũ lụt lịch sử năm 2010, Quảng Bình có mưa rất to, trong vòng chưa đến 5 ngày, tổng lượng mưa đo được ở nhiều trạm đều ở mức kỷ lục: Minh Hóa 1.490,6mm, Mai Hóa 1.193,7mm, Trường Sơn 1.140mm…Mực nước đo được
ở các trạm trên những sông chính đều cao trên báo động Nhiều địa phương ghi nhận đây là đợt lũ lớn nhất từ trước đến nay
Đối với tỉnh Quảng Bình, có thể lấy MNB tương đương với MNB tại trạm Hòn Ngư Hiện tại MNB trung bình tại trạm Hòn Ngư là khoảng 1,81m1 Ứng với 3 kịch bản NBD MNB tại trạm Hòn Ngư sẽ là KB1=1,81m+0,65m=2,46m; KB2=1,81m+0,80=2,61m; KB3=1,81m+1,20=3,01m
Theo số liệu đo đạc từ Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, diện tích toàn tỉnh Quảng Bình là 801.200ha thì tỷ lệ nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu ứng với các mực nước biển dâng như sau:
Bảng 1.6 Nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu
đối với tỉnh Quảng Bình
Tỉnh/Thành
phố
Diện tích (ha)
Tỷ lệ ngập (% diện tích) ứng với các mực nước biển dâng
1 Nguồn: Hoàng Trung Thành.2010 Nghiên cứu đặc điểm biến thiên mực nước biển ven bờ Việt Nam Luận
án Tiến sỹ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Trang 3525
Hình 1.2 Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100 cm
1.3.3 Nước biển dâng ảnh hưởng đến nông nghiệp
Tác động của nước biển dâng đối với kinh tế-xã hội Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng rất nghiêm trọng và là một trong những thách thức lớn cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước Trong đó, sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng Riêng tại Quảng Bình, những năm gần đây đã xảy ra nhiều cơn bão lớn, có diễn biến bất thường, hạn hán kéo
Trang 36Tuy nhiên những năm qua, tỉnh đã chịu tác động xấu của nhiều loại thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng gay gắt, lũ lụt, hạn hán, gây thiệt hại lớn về tính mạng con người, của cải vật chất và đặc biệt đang thách thức ngành Nông nghiệp trước sự phát triển bền vững Hàng năm có từ 4 đến 5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến tỉnh ta, trong đó có 1-2 cơn đổ bộ trực tiếp, kèm theo đó là mưa
to gây ra lũ lụt, lốc xoáy
Ngoài ra một số khu vực đất nông nghiệp hiện có nằm ngoài đê biển về phía biển sẽ bị ngập hoàn toàn Hơn nữa, vốn đất sử dụng lâu dài cho nông nghiệp không những bị thu hẹp do nước biển dâng mà vốn đất hàng năm sử dụng cho nông nghiệp cũng bị tổn thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác của NBD gây lũ lụt và sạt lở
NBD trong bão tràn đê làm ngập ruộng lúa trên diện rộng, nhất là vùng ven biển Ngập lụt sẽ làm tăng dần theo thời gian do tần số và cường độ mưa ngày càng gia tăng theo lượng mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp Ruộng đồng bị bao bọc trong các vùng đất thấp, bao bọc bởi đê sông, đê biển, diện mưa lớn lại rộng hơn nên ngập lụt càng nghiêm trọng
NBD gây khó khăn cho công tác thủy lợi, cụ thể là:
- Nước biển dâng cao, khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, kéo theo mực nước các sông dâng lên, kết hợp với gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn
sẽ làm cho đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sông
Trang 3727
- Hầu hết công trình tiêu nước vùng ven biển hiện nay là hệ thống tiêu tự chảy sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi nước biển dâng lên: diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài
- Do lượng mưa và cường độ mưa tăng lên cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn đến nhu cầu tiêu nước và cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi Mặt khác, nước biển dâng, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các thông số thiết kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên nước
- Chi phí tưới tiêu và có thể cả chi phí cho sản xuất tăng hơn
- Vào thời gian hạn hán xâm nhập mặn trên các sông vào sâu hơn gây khó khăn cho cung cấp nước tưới
Trang 3828
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ XÂM NHẬP MẶN SÔNG GIANH
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nước sông Gianh-tỉnh Quảng Bình khu vực cửa sông chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn của nước biển ở điều kiện hiện tại và điều kiện nước biển dâng do biến đổi khí hậu Đối với một khu vực, nước biển dâng có thể do: 1) Mực nước biển
"dâng tương đối" khi mà mực nước tuyệt đối của mực nước biển không dâng, nhưng cốt cao mặt đất bị giảm, chẳng hạn do sụt lún kiến tạo khu vực; 2) Mực nước biển "dâng tương đối" khi mà mực nước tuyệt đối của mực nước biển dâng cao và cốt cao mặt đất cũng thay đổi, chẳng hạn do sụt lún hoặc nâng kiến tạo khu vực, nhưng giá trị đại lượng mực nước biển dâng cao lớn hơn đại lượng mặt đất nâng cao; 3) Mặt đất không thay đổi, nhưng mực nước biển dâng cao hơn Luận văn sử dụng giả thiết ở điều thứ 3: mặt đất không nâng, không hạ và mực nước biển dâng chỉ do biến đổi khí hậu
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá mức độ xâm nhập mặn sông Gianh dưới ảnh hưởng của các kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Tính cần thiết của dự báo nhiễm mặn cho khu vực cửa sông, đặc biệt trong bối cảnh nước biển dâng do biến đổi khí hậu;
- Phân tích đặc điểm địa hình, mạng lưới sông, hiện trạng xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh và lập phương án tính toán và lập sơ đồ tính toán;
- Áp dụng mô hình tính toán EFDC và hiệu chỉnh thông số mô hình;
- Thực hiện mô hình dự tính xâm nhập mặn trên sông Gianh - tỉnh Quảng Bình theo một số kịch bản nước biển dâng;
2.4 Khái niệm độ mặn, xâm nhập mặn và một số tiêu chuẩn liên quan
2.4.1 Khái niệm độ mặn
Độ mặn là tổng hàm lượng muối tan có trong một lít nước, với đơn vị đo thường được sử dụng là g/l hoặc mg/l
Trang 3929
Độ mặn và hàm lượng Cl- trong nước có sự tương quan mật thiết với nhau,[11,25] đã cho thấy mối tương quan giữa hai đại lượng này theo công thức:
S(g/l) = 0,0018066 x [Cl-] (mg/l) Trong đó: S là độ mặn, g/l
[Cl-] là nồng độ ion Cl-, mg/l
Độ mặn là một trong những thông số quan trọng trong đánh giá chất lượng nước biển, nước vùng cửa sông ven biển hay nước tại các khu vực có hiện tượng bị nhiễm măn Độ mặn trung bình tại nước biển thường vào khoảng 30 g/l và dao động trong khoảng từ 1g/l đến 10g/l ở các vùng cửa sông ven biển nước lợ
2.4.2 Một số tiêu chuẩn về độ mặn
Trên thực tế, ảnh hưởng của độ mặn trong mô trường nước tới đời sống thực vật và thủy sinh vật được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn so với ảnh hưởng của nó tới sức khỏa và đời sống sinh hoạt của con người Kết quả từ nhiều nghiên cứu và điều tra cho thấy rằng khi nước có độ mặn lớn hơn 4g/l thì không thể sử dụng để tưới tiêu cho nông nghiệp, nước có độ mặn lớn hơn 1g/l hầu như không thể dùng để cấp nước cho sinh hoạt
Vì có sự liên quan mật thiết với nhau nên nồng độ Cl- (mg/l) thường được lấy làm tiêu chuẩn cho độ mặn trong môi trường nước Ở nhiều nước trên Thế giới, giá trị tiêu chuẩn tối đa cho thông số Cl- trong nước uống nằm trong khoảng 0,2 đến 0,3g/l Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra tiêu chuẩn chỉ tiêu là 0,25g/l Tuy nhiên, tiêu chuẩn này được xác định dựa trên tính chất cảm quan nhiều hơn việc xem xét các tác động thực tế đối với sức khỏe con người
Ở nước ta, tiêu chuẩn cho phép của độ mặn cũng được đề cập trong một số tiêu chuẩn như Tiêu chuẩn vệ sinh nước uống của Bộ Y tế, tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thủy lợi…Theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước uống của Bộ Y tế (Ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/04/2002) [5], hàm lượng tối đa cho phép của chỉ tiêu Cl- trong nước cũng là 0,25g/l (tương ứng với giá trị này, tiêu chuẩn độ mặn là 0,45g/l) Trong Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thủy lợi (TCVN 6773-2000) [1], tiêu chuẩn Cl- được xác định là nhỏ hơn hoặc bằng 0,35g/l (ứng với độ mặn tối đa là 0,63g/l)
Ngoài ra, còn một số tiêu chuẩn, kỹ thuật khác liên quan đến độ mặn trong nước, trong ngành nuôi trồng thủy sản, ví dụ như môi trường nuôi trồng thủy sản nước ngọt có độ mặn thấp hơn 0,5g/l; nước dùng để nuôi tôm cần phải có độ mặn thích hợp là 0,12 đến 0,15g/l lượng Cl- trong nước;…
Trang 4030
2.4.3 Khái niệm về xâm nhập mặn
Nước ngọt là nguồn tài nguyên khan hiếm Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, chỉ có 2,5% tổng lượng nước trên trái đất là nước ngọt, phần còn lại là nước mặn Nguồn nước ngọt lớn nhất nằm dưới lòng đất và một phần nước mặt nằm rải rác ở nhiều khu vực trên thế giới Tuy nhiên, một trong những vấn đề đối với hệ thống nước ở những vùng ven biển chính là xâm nhập mặn Xâm nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt do cả hai quá trình tự nhiên và con người gây ra [34]
Hình 2.1 Sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt
Nguồn: Theo EOE (2012)
Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4g/l xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt
Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chính quyền địa phương, vấn đề này đã được nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ, khai thác nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển, những nguyên nhân này đang làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn [33]
2.4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn
Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chu trình thủy văn thông qua thay đổi mô hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi và độ ẩm của đất Lượng mưa có