* Điểm mới của đề tài: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu đưa ra những biện pháp gây hứng thú trong hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non nh
Trang 11 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục Mầm non Đặc biệt giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết trung ương 4
về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động Hơn nữa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy
hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu nên rất dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được Nhận thức được điều đó Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác chăm sóc giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ có 1 trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức, một thể lực khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, đặc biệt là rèn luyện ở trẻ tinh thần tập thể, tính kiên trì bền bỉ trong sinh hoạt cũng như trong học tập
Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã viết:
“ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người yêu nước’’
Vâng! lời nói đó luôn được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn phát triển của đất nước ta Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai Chính vì thế muốn xây dựng một đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất tính cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ cho đất nước - xã hội
Trang 2Giáo dục thể chất trong trường mầm non là bảo vệ và tăng cường sức khỏe đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách trẻ Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ Trên thực tế hoạt động phát triển thể chất thường khô khan cứng nhắc trẻ dễ gây nhàm chán khó thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ, mà đặc biệt trẻ ở lứa tuổi 4-5 tư duy trực quan hình tượng chiếm vị trí quan trọng và điều mà bản thân tôi luôn băn khoăn, lo lắng ở đây là điều kiện kinh tế của địa phương còn nghèo nàn việc trang bị về CSVC là điều hết sức khó khăn Nhưng với ý chí nghị lực vì tương lai con em bản thân tôi đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài
“Một số biện pháp gây hứng thú trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi’’ làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2014 - 2015 nhằm
góp phần phát triển về cơ thể trẻ một cách tốt nhất
* Điểm mới của đề tài:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu đưa ra những biện pháp gây hứng thú trong hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non nhằm góp phần nâng cao thể lực sức khoẻ của trẻ: giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, không những thế còn giúp phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức
Đề tài hướng dẫn cách chọn lựa một số yếu tố phù hợp như: kết hợp với
môi trường học tập, dụng cụ, đồ dùng tập luyện, sử dụng âm nhạc, tổ chức các
hội thi, sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao, sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục thể chất và sự phối kết hợp với phụ huynh học sinh Cách
sử dụng các yếu tố đó vào trong các hoạt động giáo dục thể chất một cách có hiệu quả nhất
Trang 31.2 Phạm vi áp dụng của đề tài:
Đề tài được thực hiện trên phạm vi các lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường Mầm non trong lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài tập trung nêu ra những giải pháp để gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
Đề tài tập trung vào những mặt đã làm được, đề xuất những quan điểm phù hợp cho quá trình hoạt động ở trường mầm non có hiệu quả
Trang 42 PHẦN NỘI DUNG:
2.1 Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.
Hoạt động phát triển thể chất là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ của trẻ, giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khoẻ tốt, một cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, không những thế còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức
Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn được phát triển
thêm cả về mặt tình cảm- xã hội cũng như thẩm mĩ Hoạt động thể chất làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ, tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui
vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan
hệ bạn bè, trong phối hợp vận động cùng các bạn Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu
Kết hợp vói âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo đặc biệt là hoạt động tạo hình…giúp trẻ trí tưởng tượng sáng tạo Đồ dùng, dụng cụ tập luyện cần phải hấp dẫn và đẹp mắt Nhưng trên thực tế trong trường mầm non nói chung và lớp mẫu giáo nhỡ nói riêng việc cho trẻ hoạt động phát triển thể chất chưa làm được điều đó, chưa tích cực linh hoạt sáng tạo vẫn còn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bò vì ở lứa tuổi này trẻ “ Học mà chơi – chơi
mà học’’, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp để gây hứng thú trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi được tốt hơn
a Tình trạng của vấn đề trước khi thực hiện:
Số cháu của lớp là: 34 trẻ
+ Số cháu trai: 18
Trang 5+ Số cháu gái: 16
Có 2 giáo viên phụ trách lớp, sức khỏe của các cháu phát triển tốt
* Thuận lợi:
- Giáo viên đã được đào tạo chuẩn, có lòng yêu nghề mến trẻ
- Được sự quan tâm của PGDĐT, Ban giám hiệu nhà trường, thường xuyên cho đi tham quan, kiến tập các trường mầm non trong huyện, các bạn đồng nghiệp
- Phòng học, sân chơi sạch sẽ
- Số trẻ nam và nữ tương đối cân bằng
- Trẻ khỏe mạnh tăng cân đều, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi không nhiều
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình học của con em mình
*Khó khăn:
- Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong hoạt động giáo dục thể chất
- Đồ dùng trực quan trong khi hoạt động còn chưa hấp dẫn, dẫn đến giờ hoạt động còn khô khan
- Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó chưa hứng thú học cho nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt hiệu quả cao
- Điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn việc trang bị về CSVC chưa đáp ứng theo nhu cầu hiện nay
b Kết quả khảo sát thực tế:
Khi chưa thực hiện đề tài thì kết quả như sau:
* Về giáo dục:
Trang 6+ Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia hoạt động: 26/34 = 76,5%
+ Kĩ năng vận động:
Vận động thô: 27/34 = 79,4%
Vận động tinh: 26/34 =76,4%
* Về sức khỏe:
+ Cân nặng: 29/34 = 85,3% trẻ kênh A
+ Chiều cao: 30/34 = 88,2 % trẻ bình thường
2.2 Các giải pháp thực hiện:
Từ những kết quả điều tra thực tiển bản thân đưa ra một số giải pháp để thực hiện như sau:
- Giải pháp 1 : Chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ:
+ Môi trường học tập:
Muốn trẻ hứng thú với giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải gây hứng thú cho trẻ khi tới lớp học, trẻ có húng thú thích đến trường thì trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động ở trường Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết
Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi trang trí lớp đẹp theo các chủ
đề để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động và tôi chọn các sản phẩm đẹp, sáng tạo của trẻ để trang trí lớp học
Từ việc cô cho trẻ tham gia tạo ra các sản phẩm trẻ được phát triển các vận động tinh như: cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu… qua đó trẻ thấy thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô
Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn Đồ chơi ngoài
Trang 7trời, nhà trường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây… Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức
kĩ năng theo yêu cầu của chương trình
Ví dụ: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn luyện kĩ năng cho nội dung chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường… hay chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường
Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ và giáo viên Qua việc vận dụng khi thực hiện trong môi trường học tập, tôi nhận thấy trẻ tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất
+ Dụng cụ, đồ dùng tập luyện:
- Thông qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động
giáo dục thể chất thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan trọng
Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục thể chất đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả của trẻ Có đồ dùng trực quan được trang trí đẹp mắt hấp dẫn đa dạng phonh phú làm cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn, khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao Hiểu được điều này thì việc tạo ra các đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối với các lớp học mầm non nhưng bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên mà người giáo viên phải quan tâm
Ví dụ: Như khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo tuần: khi thì sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục,
Trang 8nơ, cờ, lắc tay và một số dụng cụ khác…sử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ đề đang thực hiện
Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí thêm các hoa văn như cổng thể dục tôi có thể trang trí hình các con vật, thang thể dục có thể treo thêm các dây quả, tạo các đường hẹp bằng các cây hoa cỏ -mổi đồ dùng dụng cụ có màu sắc khác nhau tạo được sự hứng thú, hấp dẫn kích thích sự tập trung chú ý của trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả cao Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc: Bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ, đảm bảo
an toàn tuyệt đối cho trẻ
Trong các trò chơi vận động tôi nghiên cứu và làm đồ dùng đồ chơi hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao
Điều quan trọng ở đây bản thân thường xuyên tham mưu với nhà trường mua sắm đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ, có thể tu sữa hoặc thay mới về màu sắc của các dụng cụ đó để có thể tạo được sự hứng thú trong suốt thời gian trẻ hoạt động ở trường Mầm non
Ví dụ: Ghế thể dục, bục bật sâu, thang leo…có thể thay đổi màu màu sắc, hoa văn theo từng học kỳ, từng năm trên từng loại đồ dùng
Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ, thay đổi màu sắc các loại đồ dùng, dụng
cụ thì việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu, người giáo viên phải luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là trọng tâm kế hoạch đề
ra Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát của giáo viên đó là với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt động Tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: Sân tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập Đối với các đồ dùng như: ghế thể dục, thang leo… tôi kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng nếu thấy chưa chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động
Trang 9- Giải pháp 2: Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động thể chất:
* Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất:
- Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng
nhắc Thật như vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học Hoạt động giáo dục thể chất khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn
Bản thân tôi sau khi được tham khảo một số bài hát vui nhộn, tôi thấy có một số bài hát giai điệu dễ nhớ, vui nhộn và phù hợp với chương trình giáo dục thể chất của trẻ Từ thực tế tại lớp mình, tôi nhận thấy đối với mỗi chủ đề, mổi phần trong hoạt động thể chất nên sử dụng các bài hát nào cho phù hợp chẳng hạn như với phần khởi động nên lựa chọn các bài hát có giai điệu vui tươi, rộn ràng, với bài tập phát triển chung nên lựa chọn những bài hát có nhịp vừa phải bài hát dài hoặc ngắn để phù hợp với nhịp hô của các động tác, còn đối với phần hồi tỉnh nên lựa chọn những bài hát nhẹ nhàng, du dương
Ví dụ: Khi dạy trẻ học chủ điểm “ Thế giới động vật’’ ở phần khởi động tôi có
thể chọn nhạc bài:
“ Nhện nhện đang chăng tơ chăng tơ ta cùng leo lên này
Trời trời khi mưa to Ối nhà đâu mất rồi?
À còn đâu nữa, ông mặt trời lên kìa
Nhện, lại đi chăng tơ ta cùng leo xuống nào’’
Hoặc có thể từ các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh với nhịp 2/4 như bài hát:
“Đàn gà con’’, “Đàn gà trong sân’’.
Còn đối với phần bài tập phát triển chung tôi có thể chọn bài hát
Bài hát “ Chú mèo con - Lông trắng tinh
Mắt tròn xoe và trong rất xinh
Meo, Meo! A! Con mèo- nó rất ngoan
Trang 10Bắt chuột đôi chân nhanh thăn thoắt
A! Con mèo -nó rất ngoan
Suốt ngày em đùa vui với mèo, mèo!
Hay: bài hát Con rùa chậm chạp’’ - kết hợp với trò chơi vận động
“ Chầm chậm từng bước mà rùa vẫn cố bước đi
Và còn thi đua cùng thỏ con đang đi rất nhanh
Chớ có nghĩ, chớ có coi thường
Tưởng rùa là loài vật chậm nhất
Đôi chân, đôi chân vẫn bước đi cho đến cùng’’
Tới phần hồi tĩnh, tôi cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài: Chim bay
“ Con chim bay chim bay
Con cò bay cò bay
Vịt có bay không nào?
Không bay, không bay
Vịt thích lội dới ao
Cạp! cạp!cạp!
Hoặc có thể tôi sẽ chọn những bản nhạc nhẹ không lời, trẻ làm động tác theo nội dung của bản nhạc đi nhẹ nhàng 1-2 phút hít thở không khí trong lành
Như vậy tùy vào từng chủ đề, từng phần của hoạt động để tôi có thể lựa chọn các bài hát có nội dung, giai điệu phù hợp Tôi luôn hiểu một điều như nhiều nhà giáo dục mầm non đã hiểu là âm nhạc và vận động liên kết với nhau
từ lúc trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu
* Tổ chức các hội thi trong hoạt động giáo dục thể chất.
Trong hoạt động giáo dục thể chất trẻ tham gia hoạt động tích cực thì người giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái