Chương trình phù hợp với mọi đối tượng, dù là học sinh người Kinh hayngười dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng thuận lợi hay vùng khó khăn, học sinh cóđược chuẩn bị tiếng Việt trước khi và
Trang 1RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 QUA PHÂN
MÔN TIẾNG VIÊT 1- CGD
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết mục tiêu của Giáo dục Tiểu học là: “ Giúp HS hìnhthành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trítuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản ” Trong các môn học ở cấp Tiểuhọc thì môn Tiếng Việt đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định việc hìnhthành cho HS các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết góp phần cho các em có thể họcđược và tốt các môn học khác Vì thế ngay từ đầu cấp học, tức là từ lớp 1, thì việcdạy tốt môn Tiếng Việt là vô cùng cần thiết bởi “ Môn Tiếng Việt lớp 1 là hệthống khái niệm ngữ âm học”
Chương trình dạy Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục (TV1- CGD) dànhcho học sinh lớp 1 bắt đầu được triển khai rộng rãi ở các trường tiểu học trên địabàn tỉnh và đã đạt được những hiệu quả nhất định Vậy “ Công nghệ giáo dục” là
gì và tác dụng của nó như thế nào? Theo giáo sư Hồ Ngọc Đại thì “ Công nghệHỌC ( CnH) là hình thức biểu hiện trực quan cả Tư duy kĩ thuật, đồng minh chiếnlược của Tư duy sản phẩm Mỗi việc làm làm ra một sản phẩm… Thực thi CnH,học sinh ( HS) sẽ làm ra sản phẩm tất yếu, làm gì được nấy, làm đâu chắc đấy HS
tự mình làm ra sản phẩm với tư cách mục đích.” Vì vậy, chương trình TV1- CGDgiải quyết dứt điểm từng đơn vị học và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơhội Chương trình phù hợp với mọi đối tượng, dù là học sinh người Kinh hayngười dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng thuận lợi hay vùng khó khăn, học sinh cóđược chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1 hay chưa có sự chuẩn bị…
Đối với trường C mà tôi đang giảng dạy thuộc vùng khó khăn, đa số HSđều là con nông dân, đời sống kinh tế còn khó khăn nên một phụ huynh chưa thực
sự quan tâm sâu sát đến việc học của con cái Bên cạnh đó, đặc điểm chung của
HS vùng nông thôn là rụt rè, kĩ năng giao tiếp còn hạn chế, và việc phát âm của
Trang 2các em đa số mang nặng tính địa phương Nhưng sau gần hai năm thực hiện dạyhọc theo mô hình TV1-CGD, các em đều có thể “ ngon lành” theo CnH, các emđọc thông, viết thạo, nắm vững luật chính tả và không thể tái mù HS khắc phụcđược những lỗi về phát âm mà trước đây các em còn mắc phải Với tôi, sau mỗibài học Tiếng Việt – Công nghệ GD các em cảm thấy rất hứng thú, nghe và hiểuđược hiệu lệnh, hiểu được lời nói của giáo viên Nhiều em trả lời được rành mạch,nói đủ câu rõ ràng Các em có khả năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin hơn trong họctập và thực hành cũng như giao tiếp với cô và bạn bè, nắm chắc được về ngữ âm,
về luật chính tả, đọc tốt, viết tốt…đó là sự thành công
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy lớp 1 trong gần hai năm học vừa qua, tôimạnh dạn trao đổi những suy nghĩ của mình về rèn kĩ năng đọc cho học sinh khi
học môn Tiếng Việt theo chương trình Công nghệ giáo dục qua đề tài “ Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 – CGD”
2 Điểm mới của đề tài :
Giúp giáo viên nắm được phương pháp rèn đọc cho HS đối với mô hình
TV1 – CGD như: cách làm việc theo kí hiệu và áp dụng 4 mức độ đọc trong quátrình dạy môn Tiếng Việt, cách đọc mô hình tiếng Nguyên, phân tích tiếng trong
mô hình, biết đọc và phân biệt đúng các kiểu vần như: Vần chỉ có âm chính , vần
có âm đệm và âm chính ,vần có âm chính và âm cuối Từ đó giáo viên có thểgiúp học sinh tháo gỡ những khó khăn do sự phát triển tâm lý chưa đầy đủ để cóphương pháp luyện đọc, chiếm lĩnh tri trức một cách có hệ thống , khoa học, pháttriển năng lực trí tuệ Từ đó tạo hứng thú học tập từng bước nâng cao nănglực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh Bên cạnh đógóp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt 1 – CGD
Có sự khác biệt nhất định với chương trình cải cách giáo dụchiện hành, song môn Tiếng Việt 1 - CGD có cách rèn luyện kỹ năng đọc chohọc sinh lớp 1 với những ưu thế nổi trội riêng
3 Phạm vi sử dụng đề tài :
Trang 3Đề tài mà tôi nghiên cứu này áp dụng cho giáo viên giảng dạy lớp 1 – CGDbậc Tiểu học
II PHẦN NỘI DUNG
1 Thực trạng dạy và học Tiếng Việt 1 - CGD ở trường Tiểu học C
Năm 2015 – 2016 tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1B với
sĩ số lớp 25 gồm 13 nam và 12 nữ và trực tiếp dạy phân môn Tiếng Việt 1 –CGD Từ khi nhận lớp tháng 8 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016 tôi thường xuyênnghiên cứu thiết kế , tài liệu, tạp chí, để tìm hiểu và thấy được một số thựctrạng như sau:
a Thuận lợi
* Giáo viên
- Được sự quan tâm , chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo về chuyên môn
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên,tổ chức những buổi hoc chuẩn kiến thức kĩ năngcho học sinh tiểu học cung cấp đủ tài liệu , phương tiện để nghiên cứu , học hỏi ,giảng dạy
- Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyênhàng tháng , thao giảng dự giờ thảo luận theo chuyên đề từ đó rút ra những ý kiếnhay , những bài học bổ ích vận dụng vào trong quá trình giảng dạy hằng ngày
- Số giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 được tham gia các lớp tập huấn tạitỉnh và huyện đã nắm bắt phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới tạo điềukiện cho học sinh tích cực khám phá, chiếm lĩnh kiến thức có hệ thống
- Giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, tay nghề và luôn trăn trở về phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 –CGD
- Khi dạy chương trình này giáo viên sẽ được nâng cao rất nhiều về trình độ
và năng lực nghiệp vụ sư phạm Chương trình luôn tạo cơ hội cho giáo viên sángtạo trong tiết dạy Giáo viên không phải soạn bài nên có nhiều thời gian để quan
Trang 4tâm đến học sinh hơn, nghiên cứu tài liệu, hiểu tâm sinh lý lứa tuổi, cách thức tổchức thực hiện lên lớp đối với học sinh.
- Bản thân có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, tâmhuyết với nghề dạy học
- Giáo viên luôn có ý thức nghiên cứu kĩ thiết kế, xem băng đĩa, tìm hiểucác tài liệu liên quan đến mô hình dạy học TV1 – CGD để vận dụng vào việc đổimới phương pháp dạy học
* Học sinh
- Ở độ 6-7 tuổi học sinh lớp 1 các em còn rất ngoan , dễ vâng lời thầy côgiáo, người lớn, thích học tập và thi đua với các bạn , thích khích lệ động viênkhen thưởng,
- HS nắm các kí hiệu và áp dụng cách học theo kí hiệu khá nhanh
- Nhiều phụ huynh quan tâm, có trách nhiệm cao về việc học tập của concái mình Biết phối hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên để mua sách vở, đồdùng học tập phục vụ cho việc học tập đạt kết quả cao
b Khó khăn
* Giáo viên
- Mô hình TV1- CGD thực hiện năm thứ hai nên giáo viên chưa nắm thuần thụctiến trình dạy của từng mẫu bài nên vừa dạy, vừa phải tiếp tục nghiên cứu thiết kế,tìm hiểu tài liệu Vì vậy phải mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị tiết dạy
- Đa số GV trong trường ở xa, lại có con nhỏ nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tácgiảng dạy
- Dung lượng kiến thức trong một số bài nhiều nên thời gian dành cho một tiếthọc dài hơn so với chương trình cũ
* Học sinh
- Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều Bên cạnh các em phát triển
Trang 5thường , kèm theo sự phát triển chậm về trí nhớ , học trước quên sau, chậm tiến Nhiều em chưa đọc thuộc 29 chữ cái
- Vì hầu hết HS trong trường đều xuất thân từ vùng nông thôn có bố mẹ làmnông nên vốn từ của các em còn ít, kĩ năng nói , giao tiếp còn hạn chế
- Do ảnh hưởng phương ngữ theo vùng miền các em phát âm sai s/x;
d /gi /r Nhiều em đọc còn ngọng , đọc sai dấu thanh hỏi, thanh ngã phát âmsai vần : anh /ân; ong, ông; âc/ưc; inh/ ênh; at/ât/ ăt
- Mô hình TV1- CGD là mô hình dạy học mới, yêu cầu HS làm theo kí hiệu,
GV chỉ giao việc một lần, HS làm nhiều lần, học đến đâu chắc đến đó, vì thế các
em giai đoạn đầu còn bỡ ngỡ, lúng túng
- Một số em nhà ở xa trường, bố mẹ làm nghề nông ít có thời gian quantâm đến việc học tập của con cái
Từ những thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh đầunăm kết quả như sau: ( Tháng 9)
TSHS Đọc tốt Đọc khá Đọc trung
bình
Đọc yếu Đọc ngọng
2 Những lỗi thường gặp của học sinh lớp1 khi học phân môn Tiếng Việt.
* Sai về phụ âm đầu
- Đây là lỗi mà nhiều em mắc phải, nguyên nhân này có thể do ảnh hưởngcủa tiếng địa phương, do nói theo bạn nhiều thành quen( bạn phát âm sai), do bảnthân các em chưa kiên trì luyện tập, do bộ phận phát âm chưa hoàn chỉnh vì vậydẫn đến phát âm không chuẩn từ đó làm cho người nghe hiểu sai ý muốn nói
VD: “sáo sậu” ý muốn nói đến con chim “sáo sậu” nhưng lại phát âm là
“xáo xậu ” làm cho người nghe hiểu sai ý muốn nói
Trang 6* Sai về dấu thanh
- Lỗi về dấu thanh là lỗi HS thường xuyên bị mắc phải và lỗi về dấu thanhrất khó sửa, cần nhiều thời gian và kiên trì luyện tập
VD: “ củ sả” ý muốn nói đến củ sả để nấu ăn, nhưng HS phát âm thành “ cụsạ” dẫn đến người nghe không hiểu được nghĩa muốn nói
* Sai về vần
Lỗi này thường mắc ở một số em do thói quen sử dụng từ ngữ củavùng miền (gấc – gức, cong – công, bệnh – bạnh , rượu – riệu,thanh - thân, )
VD: “ cô Thanh” ý muốn nói đến cô tên Thanh nhưng HS lại phát âm lạiđọc là “ cô Thân” làm cho người nghe hiểu lầm sang tên cô là Thân
3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đọc sai của học sinh tiểu học hiện nay là:
Từ việc điều tra, tìm hiểu, tôi thấy việc đọc sai của học sinh lớp 1 chủ yếutập trung ở một số nguyên nhân sau:
- Do ảnh hưởng của phương ngữ
- Các em chưa hiểu một cách sâu sắc, cặn kẽ về nghĩa của tiếng, của từ, của câu.
- Chưa ý thức được phải phát âm chuẩn thì người nghe mới hiểu hết nghĩa mà
mình muốn diễn đạt
- Do bản thân các em đọc sai lại chưa kiên trì, tự giác tập luyện để sửa sai.
4 Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
Từ việc điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đọc sai của học sinh lớp 1theo tôi để khắc phục những hạn chế trên cần chú ý đến một số biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Hình thành các kĩ năng và động lực học tập trong những tuần đầu tiên của lớp 1.
Trang 7Đến với những tiết học đầu tiên ( đặc biệt là hai tuần 0) tất cả đều mới mẻ,
lạ lẫm đối với học sinh lớp 1, cần biết rằng mọi thao tác, mọi tư thế, mọi cách nóinăng, giao tiếp (nhận việc, trả lời)… được hình thành trong giai đoạn này là hếtsức quan trọng vì nó rất bền vững và sẽ theo suốt các em trong cả cuộc đời họctập, công tác Những thao tác, những thói quen, những tư thế, tác phong đúng, đẹp
sẽ rất có lợi cho lâu dài và ngược lại Bởi thế rèn luyện các thao tác, động hình, tưthế … trong tuần 0 cần phải hết sức chuẩn mực, rõ ràng, dứt khoát (không sai,không thừa, nhẹ nhàng nhưng không khoan nhượng) Để cho các buổi học đầutiên được diễn ra nhẹ nhàng, hấp dẫn mà hiệu quả, thực sự làm cho học sinh lớp 1
thấy “ Đi học là hạnh phúc ”, “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui” đòi
hỏi giáo viên lớp 1 phải đa dạng hóa việc tổ chức dạy học, đặc biệt cần coi trọng
việc tổ chức các trò chơi để củng cố kĩ năng Giáo viên không chỉ cần đọc kĩ cách
tổ chức các trò chơi trong sách Thiết kế mà còn phải tìm hiểu nhiều trò chơi khác,cải tiến luật chơi, cách chơi để học học sinh thường xuyên thấy mới lạ, hứng thú
(có thể vào mạng, đọc cuốn 100 trò chơi vận động, sưu tầm các trò chơi dân gian).
Đã là giáo viên tiểu học thì phải biết cách tiếp cận học sinh, tổ chức trò chơi
Trong hai tuần 0, quan trọng nhất là GV phải hướng dẫn HS làm quen vàthực hiện các kí hiệu học tập Bản thân tôi đã sử dụng những kí hiệu như sau: B -
HS lấy bảng con; S: HS lấy SGK; V: HS lấy vở; Đ: HS lấy đồ dùng học tập… và
kí hiệu đọc theo 4 mức độ: To - nhỏ - nhẩm - thầm Sử dụng kĩ năng đọc theo 4mức độ thành thạo giúp cho HS trong việc học thuộc lòng, và hiểu nội dung vănbản đang đọc không chỉ môn Tiếng Việt mà còn bổ trợ các môn học khác
* Ví dụ ở phần học “Tách lời thành tiếng” trong bài học về “Tiếng”, giáo viên
có thể đưa ra câu thơ:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Để giúp học sinh có thể đọc được hai câu thơ trên tuy các em chưa được họcchữ, giáo viên có thể làm theo cách sau: Nói: to – nhỏ - mấp máy môi – thầm hoặcdùng các vật liệu thay thế như mô hình hình vuông, hình tròn, hình tam giác hay
Trang 8hạt sỏi, nắp chai….Hay như với bài học về vần, từ 2 phần của tiếng, có mẫu giáoviên phân tích vật liệu bằng phát âm Mô hình hóa - ghi lại – đọc lại luyện tập vớinhiều vật liệu khác.
Khi HS đã nắm được các kí hiệu giáo viên chỉ giao việc 01 lần; câu lệnh
hoặc kí hiệu phải rõ ràng, đảm bảo 100% học sinh nghe và hiểu Khi giao việc vàlàm mẫu giáo viên phải đứng ở vị trí thích hợp để tất cả học sinh đều nghe vàquan sát được ( trung tâm trước bục giảng) Khi giao việc xong giáo viên phải đi
xuống lớp để kiểm soát việc làm của tất cả học sinh, giúp đỡ, hướng dẫn những học sinh yếu; phải đảm bảo 100% học sinh hoàn thành 1 việc mới giao việc khác.
Nhận xét, đánh giá phải trên cơ sở động viên, khích lệ học sinh để lấy việc pháthuy ưu điểm mà khắc phục nhược điểm qua 4 mức độ: làm được, làm đúng, làmđẹp, làm nhanh
Để dạy tốt lớp 1 CGD không có cách nào hơn là phải thuộc thiết kế vàthành thạo các thao tác, bởi vậy ngay từ đến khi nhận lớp, mỗi giáo viên cần phảitranh thủ đọc thiết kế và tập dạy trong nhóm; tập theo từng loại mẫu, quan trọngnhất là phải nhớ đúng quy trình của các mẫu Quá trình thực hiện nếu thấy cóvướng mắc cần hội ý tổ hoặc hỏi ngay cán bộ cốt cán; nếu chưa kịp hỏi, hoặc vẫnchưa hiểu thì trước mắt cứ làm theo thiết kế!
Việc phản ánh chất lượng học tập của học sinh hay những khó khăn vướng
mắc đối với cán bộ quản lí các cấp hoặc giáo viên cốt cán cần hết sức đúng sự thật, không giấu dốt, không chạy theo thành tích vì bất kì một lí do nào Công
nghệ giáo dục phát hiện khi kiểm chứng các sản phẩm công nghệ!
Tính chất tuyến tính của chương trình Công nghệ giáo dục là hết sức khắtkhe nên nếu những bài đầu, việc đầu mà chưa làm được thì tuyệt đối chưa làmviệc tiếp theo Cũng vì thế việc duy trì sĩ số, động viên học sinh đi học chuyêncần, đúng giờ là hết sức quan trọng, giáo viên rất cần sự hỗ trợ của CMHS trongvấn đề này Nhà trường cần phát động và tạo mọi điều kiện cho học sinh khối 1được học bán trú
Trang 9Cách tiếp cận của chương trình Tiếng Việt 1 CGD là đi từ Âm đến Chữ,bởi vậy trong quá trình sử dụng các vật liệu đòi hỏi giáo viên và học sinh phảiphát âm thật chuẩn mực, rõ ràng Cố gắng khắc phục các lỗi phát âm địa phương
để đi dần từ “chính âm” đến “chính tả”
* Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh phát âm
Hướng dẫn cách phát âm là phương pháp quan trọng hàngđầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệmvà cả kĩ năng hướng dẫn tốt Khi hướng dẫn học sinh phát âm,cần dùng lời nói rõ ràng, mạch lạc, đơn giản để học sinh dễ hiểuvà có thể tự mình phát âm đúng
a) Về âm:
– Giáo viên phải phát âm chuẩn để học sinh phát âm theo.Giáo viên chỉ phát âmmột lần, nhưng cần rõ ràng, và chính xác Nhưng đối với các em còn chậm,đặcbiệt các học sinh tiếp thu còn hạn chế, giáo viên cần quan tâm chú trọng đến các
em nhiều hơn Nếu các em phát âm còn sai âm mới, giáo viên cần phát âm lại 2-3lần, để giúp các em sửa chữa và nắm được và nắm chắc các âm đó
– Cần nắm được đó là nguyên âm hay phụ âm( thông qua phân biệt luồng hơi,khẩu hình… trong khi phát âm)
* VD: Khi phát âm nguyên âm, luồng hơi ra tự do, có thể kéo dài được: a, o, ô, u,
VD: Khi học sinh sai lẫn âm s /x giáo viên cần hướng dẫn:+ Âm s: lưỡi uốn cong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát ra mạnh, dứtkhoát
Trang 10+ Âm x: Lưỡi thẳng, cho hơi thoát ra đường mũi, sau đó mởmiệng cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo dài.Với những học sinh vẫn chưa phát âm được, giáo viên có thể yêucầu các em dùng hai ngón tay, bóp mũi lại để đọc âm
s (đối với âm x, khi bóp mũi lại sẽ không thể đọc được rõ)
- Trong mô hình TV1 – CGD có điểm khác so với chương trình Tiếng Việt cũ làcách phát âm một số âm viết khác nhau nhưng phát âm giống nhau Vì vậy GVphải nắm chắc cách phát âm các âm đó
VD: Âm /c/, /k/, /q/ đều được đọc là /cờ/
Âm đôi /iê/, /ia/, /yê/, /ya/ đều được đọc là /ia/; /uô/,/ua/ đều được đọc là /ua/; /ươ/, /ưa/ đều được đọc là /ưa/
Ví dụ: / loa/ / lờ/- / oa/ -/loa/
– Nắm chắc các mẫu vần đã học để khi đưa tiếng vào mô hình không bị sai.Các em đôi khi còn sai khi đưa tiếng đã học vào mô hình.Vì vậy, giáo viên cầngiúp các em nắm chắc các mẫu vần, nếu sai giao viên kịp thời giúp học sinh sửalỗi Tránh nhầm lẫn khi đưa vào mô hình( phần đầu là phụ âm, phần vần bao giờcũng là nguyên âm)
Ví dụ:
ch a
Phụ âm Nguyên âm
- Cần cho HS nắm chắc các mẫu vần để cho các em phát âm đúng, phân biệt sựkhác nhau giữa các mẫu vần
Trang 11VD: HS sai lẫn ở những âm đầu vần và cuối vần “ac” đọc thành
“at”:, giáo viên cần hướng dẫn:
+ ac: mở miệng rộng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi
+ at: môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên mặtlưỡi
c, Về tiếng:
Các em còn nhầm lẫn với cách đánh vần ở mẫu giáo, và do ảnh hưởng dophụ huynh Theo Giáo sư Hồ Ngọc Đại : “Tiếng trong cuộc sống là một thể thốngnhất, tư dyu đã phân giải nó, thì nay phải trả lại tiếng tổng thể ban đầu: đọc trơn Hai thao tác phân tích/tổng hợp phải đi liền nhau Một thao tác “ phân tích”không có mục đích tự thân, mà chỉ là phương tiện để nhận thức đối tượng ( tiếng)trong thể toàn vẹn của nó Đọc trơn/ đọc phân tích nên sử dụng liên hoàn Đọcphân tích để kiểm tra đọc trơn Đọc trơn để thẩm định đọc phân tích Đánh vầntheo cơ chế phân đôi có năng lực kiểm tra tính bền vững của sản phẩm đã có”
Vì vậy giáo viên cần giúp các em nắm chắc cơ chế đánh vần với các bước: Bước 1: Tạm thời tách thanh ra để lại tiếng thanh ngang
Bước 2: Đọc tiếng thanh ngang
Bước 3: Trả lại thanh
Ví dụ 1: /toan/ /tờ/ - /oan/
/oan/ /o/ - /an/
/an/ /a/ - /n/
Ví dụ 2: /toàn/ /toan/ - huyền - /toàn/
- Đối với các học sinh chậm tiếp thu hạn chế, nếu các em không đọc được,thì chúng ta cần chia nhỏ tiếng ra
VD: Tiếng /bà/ các em không đọc được, thì cho các em đánh vần ra: