2.1.2.4 Bảo hiếm tai nạn thuyền viên Thuyền viên được bảo hiểm bao gồm: thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, các sỹ quan, thủy thủ, thợ máy, nhân viên phục vụ, cán bộ khoa học
Trang 1của bản thân tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác
Tác giả luận văn
Lê Văn ủt
Trang 2hiện luận văn tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP HỒ CHÍ MINH và trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang đã truyền đạt các kiến thức chuyên môn tạo nền tảng về lý luận cho nghiên cứu của tôi
Cảm ơn lãnh đạo các cơ quan, ban ngành liên quan và cán bộ, đồng nghiệp, bạn
bè thân hữu đã tận tình cung cấp thông tin và dữ liệu, giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Lê Văn Út
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khá năng tham gia BHTS ĐBXB 27
Bảng 2 Đe xuất các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS 29
Bảng 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của đối tượng tiềm năng 31
Bảng 4 Tổng phí bảo hiểm dự kiến theo Nghị định 67 52
Bảng 5 Số lượng tàu tham gia bảo hiểm phân theo côngsuất máy 54
Bảng 6 So sánh kết quả triển khai năm 2015 và 2016 59
Bảng 7 Thống kê giới tính của mẫu khảo sát 61
Bảng 8 Thống kê độ tuổi của mẫu khảo sát 62
Bảng 9 Phân chia đối tượng là cá nhân/tổ chức 63
Bảng 10 Thống kê thu nhập của chủ hộ KTTS xa bờ 64
Bảng 11 Thống kê nhận định về thu nhập của chủ hộ KTTS 65
Bảng 12 Thống kê trình độ của chủ hộ 66
Bảng 13 Nhận định mức độ rủi ro 68
Bảng 14 Nhận định mức độ quan tâm đến rủi ro 68
Bảng 15 Nhận định về kênh bảo vệ trong hoạt động 69
Bảng 16 Cảm nhận mức độ an tâm khi tham gia BHTS 69
Trang 3Bảng 20 Mức độ quan tâm đến sản phẩm BHTS 71
Bảng 21 Mức độ cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích bảo hiểm 72
Bảng 22 Mức độ phù hợp của BHTS về quyền lợi bảo vệ 72
Bảng 23 Ket quả khảo sát về độ khó của quy tắc bảo hiếm 73
Bảng 24 Ket quả khảo sát về mức độ am hiểu các quy tắc bảo hiểm 73
Bảng 25 Thống kê mức độ đcm giản của các thủ tục 74
Bảng 26 Mức độ phù hợp của quy trình bồi thường 75
Bảng 27.Ket quả khảo sát thời gian bồi thường 75
Bảng 28 Ket quả khảo sát thủ tục bồi thường 75
Bảng 29 Ket quả khảo sát mức ảnh hưởng của cộng đồng về loại hình BHTS 76
Bảng 30 Ket quả khảo sát mức ảnh hưởng của cộng đồng đến quyết định mua 76
Bảng 31 Ket quả khảo sát mức độ hỗ trợ tốt từ địa phương 77
Bảng 32 Ket quả khảo sát mức độ an tâm của người dân 77
Bảng 33 Mức độ tái tục hoặc mua mới khi được hỗ trợ 78
Bảng 34 Mức độ phù hợp của giá BHTS 78
Bảng 35 Mức độ tham gia BHTS khi không được trợ giá 78
Bảng 36 Mức độ tham gia BHTS khi hiệu quả khai tháctăng 79
Bảng 37 Tính điểm các nhân tố trên SPSS 79
Bảng 38 Tống hợp điểm các nhân tố 80
Bảng 39 Tổng hợp điểm các nhân tố 81
Bảng 40 Thống kê nhận định về quy tắt bảo hiếm 84
Bảng 41 về thủ tục tham gia bảo hiếm 85
Bảng 42 về thủ tục bồi thường 85
Bảng 43 về thời gian bồi thường 85
Bảng 44 về chi phí cho BHTS 86
Bảng 45 về Bảo hiểm & Bảo Việt 87
Bảng 46 Tổng hợp kết quả nhận định 87
DANH MỤC CÁC BIẺU ĐỒ Biểu đồ 1 Số lượng tàu KTTS tại Kiên Giang 49
Biểu đồ 2 Tổng công suất tàu KTTS theo các năm 50
Trang 4Biểu đồ 6 Thống kê số lượng các đối tượng tham giaBHTS ĐBXB 53
Biểu đồ 7 Tổng phí bảo hiểm 54
Biểu đồ 8 Tỷ lệ tàu tham gia bảo hiểm phân theo công suất máy 55
Biểu đồ 9 Tỷ lệ tham gia bảo hiếm của các loại tàu 55
Biểu đồ 10 Phí bảo hiểm phân theo các loại hình bảo hiểm 56
Biểu đồ 11 Cơ cấu phí bảo hiếm 57
Biểu đồ 12 Hỗ trợ phí bảo hiếm từ Nghị định 67 58
Biểu đồ 13 Cơ cấu đóng phí bảo hiểm 58
Biểu đồ 14 So sánh kết quả triển khai năm 2015 và 2016 59
Biểu đồ 15 Tỷ lệ nơi cư trú của nhóm khảo sát 63
Biểu đồ 16 Thu nhập của chủ hộ KTTS xa bờ 65
Biểu đồ 17 Điểm các nhân tố 80
Biểu đồ 18 Tổng hợp kết quả nhận định 88
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1 Yai trò của bảo hiểm 9
Hình 2 Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ 12
Hình 3 Bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ 16
Hình 4 Mô hình thuyết hành vi dự định 18
Hình 5 Quy trình nghiên cứu 28
Hình 6 Khung phân tích nghiên cứu sơ bộ 30
Hình 7 Khung phân tích chính thức 32
Hình 8 Hỗ trợ của chính phủ với BHTS ĐBXB 38
Hình 9 Quy trình triển khai Bảo hiểm thân tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP 42 Hình 10 Quy trình triển khai Bão hiểm ngư lưới cụ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP 45 Hình 11 Quy trình triển khai BHTN thuyền viên theo Nghịđịnh 67/2014/NĐ-CP 47
Trang 5BVKG
cv
ĐBXB ĐKKD DNBH DNMGBH DNTBH HTX KTTS PJICO PTI PVI TRA TPB TNDS UBND VIN ARE
An toàn kỹ thuật Bảo hiểm thuỷ sản Bảo Việt Kiên Giang
Mã lực - đơn vị đo công suất (theo ký hiệu tại Pháp) Đánh bắt xa bờ
Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp bảo hiếm Doanh nghiệp môi giới bảo hiếm Doanh nghiệp tái bảo hiểm Hợp tác xã
Khai thác thuỷ sản Petrolimex Joint Stock Insurance Company Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Công ty cố phần Bảo hiếm Dầu khí Việt Nam Theory of reasoned action
Theory of planned behavior Tai nạn dân sự
Uỷ Ban Nhân Dân Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN cứu 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.2.1 Mục tiêu chung 5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5
1.3 Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu 6
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
1.4 Phương pháp nghiên cứu 6
1.5 Kết cấu luận văn 6
CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT YÀ KHUNG PHÂN TÍCH 8
2.1 Lược khảo lý thuyết 8
2.1.1 Bảo hiêm phi nhân thọ 8
2.1.2 Bảo hiêm thủy sản đánh băt xa bờ 14
2.2 Lý thuyết hành vi dự định 18
2.2.1 Lý thuyết hành vi dự định 18
2.2.2 Các nhân tố ảnh hướng ý định tiêu dùng 19
2.3 Lược khảo các nghiên cứu trước 23
2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước 23
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước 24
2.4 Đúc kết các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB 26 2.5 Quy trình nghiên cứu 28
2.6 Khung phân tích cho nghiên cứu 28
2.6.1 Khung phân tích sơ bộ 28
2.6.2 Khung phân tích chính thức 30
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC HÕ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC DÀNH CHO BẢO HIỀM THỦY SẢN ĐANH BẮT XA BỜ 35
3.1 Các hỗ trợ cho hoạt động ĐBXB theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP 35
3.1.1 Trích lục Nghị định 67/2014/NĐ-CP 35
3.1.2 Tiêu chí và điều kiện hỗ trợ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP 37 3.1.3 Những ưu
Trang 73.2 Quy trình triển khai bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP 41
3.2.1 Bảo hiểm thân tàu 41
3.2.2 Bảo hiêm ngư lưới cụ 44
3.2.3 Bảo hiếm tai nạn thuyền viên 46
3.2.4 Các bước cơ bản trong quy trình thực hiện 47
3.2.5 Hạn chế quy trình triển khai BHTS ĐBXB theo Nghị định 67 48
3.3 Hiện trạng triển khai BHTS đánh bắt xa bờ tại Kiên Giang 49
3.3.1 Tiềm lực khai thác thuỷ sản Kiên Giang 49
3.3.2 Kết quả triển khai BHTS ĐBXB 53
3.3.3 Các đúc kết từ phân tích hiện trạng thực hiện bảo hiểm đánh bắt xa bờ tài Kiên Giang: 60
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN KHẢ NĂNG THAM GIA BẢO HIỂM THỦY SẢN ĐÁNH BẮT XA BỜ 61
4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát 61
4.2 Các nhân tố ảnh hưửng đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB của các đối tượng tiềm năng 64
4.2.1 Thu nhập từ ĐBXB 64
4.2.2 Trình độ của người tham gia 66
4.2.3 Khả năng nhận thức rủi ro trong hoạt động đánh bắt 67
4.2.4 Kinh nghiệm đánh bắt xa bờ 69
4.2.5 Quyên lợi của sản phâm bảo hiêm thuỷ sản 71
4.2.6 Nghĩa vụ của đối tượng tham gia 73
4.2.7 Các thủ tục đê tham gia bảo hiêm 74
4.2.8 Quy trình bồi thường thiệt hại 75
4.2.9 Cộng đồng lân cận gần nhất 76
4.2.10 Chính sách hỗ trợ từ địa phương và Chính phủ 77
4.2.11 Giá thành sản phẩm BHTS 78
4.3 Bảng điểm các nhân tố 79
4.3.1 Nhóm nhân tố có tác động mạnh nhất 81
4.3.2 Nhóm nhân tố có ít tác động 82
4.3.3 Nhóm nhân tố quan trọng 83
4.4 Thống kê nhận định của khách hàng 84
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀKHUYÊN NGHỊ 90
5.1 Kết luận 90
5.2 Khuyến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
i Sách và các bài báo khoa học 1
ii Văn bản Luật 2
iii Tài liệu nước ngoài 2
iv Các trang thông tin điện tử 3
Trang 8GIỚI THIỆU NGHIÊN cứu 1.1 Lý do chọn đề tài
Năm 2015, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, thị trường bảo hiếm tiếp tục tăng trưởng tích cực Tính đến 31/12/2015, 61 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) hoạt động tại Việt Nam, trong đó gồm 29 DNBH phi nhân thọ, 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, 17 DNBH nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiếm và 2 doanh nghiệp tái bảo hiếm Tống doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ ước đạt 32.038 tỷ đồng, tăng 17,18% so với cùng kỳ năm 2014 Dần đầu thị trường về doanh thu phí gốc là PVI với doanh thu đạt 6.675
tỷ đồng, tăng 16,66% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm 20,84% thị phần Tiếp đến là Bảo Việt với doanh thu ước đạt 5.934 tỷ đồng, tăng 4,97% so với năm 2014, chiếm 18,52% thị phần, Bảo Minh đứng thứ ba với doanh thu ước đạt 2.845 tỷ đồng, tăng 9,46% so với năm 2014, chiếm 8,88% thị phần, PTI đứng thứ tư với doanh thu ước đạt 2.432 tỷ đồng, tăng 41,5% so với năm 2014, chiếm 7,59% thị phần, PJICO đứng thứ 5 với doanh thu ước đạt 2.231 tỷ đồng, tăng 5,07% so với năm 2014, chiếm 6,96% thị phần (1)
Kiên Giang là địa phương có tiềm năng và trữ lượng nguồn lợi thuỷ hải sản rất lớn Ngành thuỷ sản Kiên Giang có tác động mạnh đến chỉ số kinh tế xã hội địa phương Sản lượng khai thác thuỷ sản (KTTS) ngày càng tăng, số lượng công, ngư
cụ khai thác được đầu tư, phát triển mạnh Neu như năm 2005, tổng số tàu đánh bắt hải sản trên địa bàn Kiên Giang là 7.700 chiếc, với tống công suất 1.170.446CV Năm 2010 tăng lên 11.904 chiếc, tống công suất cũng tăng lên 1.425.733CV Năm
2015 số tàu giảm còn 10.322 chiếc, nhưng tống công suất tăng lên 2.077.887CV Tống sản lượng khai thác tăng lên theo từng năm 2005, 2010, 2015 làn lượt là: 305.565 tấn, 375.687 tấn, 494.000 tấn 1 2
Việc gia tăng năng lực khai thác hiện nay đồng thời việc ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, một mặt làm gia tăng hiệu quả cho chủ đầu tư, góp phần không nhỏ vào các chỉ tiêu phát triến kinh tế địa phưcmg Nhưng bên cạnh đó cũng mang lại tác hại khá nghiêm trọng: Nguồn lợi thuỷ sản bị mất cân đối, một số loài cá
Trang 9có nguy cơ bị biến mất nhất là nhóm cá nổi, cá tầng đáy do sự mất cân đối giữa hai lực lượng khai thác ven bờ và khai thác xa bờ Nhiều hệ sinh thái, nơi cư trú, nơi cung cấp dinh dưỡng, bãi sinh sản cho các loài thủy sản đang bị đe dọa Bên cạnh đó
là sự biến động, tranh chấp ngư trường biển trong khu vực và quốc tế ngày càng gay gắt làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng, trừ lượng khai thác thuỷ hải sản Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung
Việt Nam là quốc gia có tiềm lực lớn về kinh tế biển, là một trong số 10 quốc gia trên thế giới, có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biến so với diện tích lãnh thố Với chiều dài bờ biến khoảng 3.260km và 28 tỉnh thành có bờ biến, hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế Bình quân cứ 100km2 đất liền có lkm bờ biển, cao gấp 6 lần chỉ số trung bình của thế giới Vùng biển Việt Nam có hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật phong phú, đến nay đã phát hiện hơn 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn
20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc về sáu vùng đa dạng sinh học biến và nhiều loại động vật quí hiếm khác, về nguồn lợi hải sản, trữ lượng cá toàn vùng biến Việt Nam ước tính khoảng 4,2 triệu tấn, với ngưỡng khai thác bền vững 1,4 - 1,7 triệu tấn/năm Việt Nam hiện đang được xếp thứ 12 thế giới về năng lực khai thác hải sản Nhưng hiện nay việc khai thác xa bờ tại các ngư trường xa có nhiều rủi ro và gặp rất nhiều khó khăn
Nhằm tăng cường hỗ trợ và bảo vệ ngư dân, doanh nghiệp khai thác thuỷ hải sản chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản Nghị định này quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển thủy sản Tại Điều
5 Nghị định này qui định chính sách bảo hiểm dành cho Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; Chủ tàu; Tố chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản “Ngân sách nhà
Trang 10nước hồ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên:
1 Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu
2 Hồ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiếm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới
cụ trên mồi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức:
a) 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV
b) 90% kinh phí mua bảo hiếm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.”3
Đồng thời cũng quy định thời gian thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại Khoản 4 Điều 13 “Thời gian thực hiện các chính sách quy định tại các Điều 4, 5, 7,
8 của Nghị định này đến hết năm 2016 và tống kết rút kinh nghiệm triến khai trong giai đoạn tiếp theo”4
Việc triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, theo thống kê sơ bộ đến tháng 6/2016 của BVKG: số lượng tàu đánh bắt xa bờ (ĐBXB) tại Kiên Giang phù họp với Nghị định 67 (trên 90CV) là: 4.297 chiếc được duyệt,
số lượng đã tham gia tính đến thời đếm này là: 1.136 chiếc chiếm 26,44% Số lượng thuyền viên của ngành 36.920 và 9.760 thuyền viên đã được bảo hiểm với tỷ lệ: 26,43% 5
Tổng phí dự kiến chi theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh là 46.944.290.700đ trong đó chi cho tàu từ 90-400CV là 2.073.203.200đ và tàu trên 400CV là 44.921.087.500đ
Qua số liệu nghiên cứu sơ bộ cho thấy tại Kiên Giang loại tàu có công suất lớn trên 400CV chiếm tỷ lệ rất cao 95,69% tương ứng với số tàu là 4110 nhưng
3 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07//07/2014
4 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07//07/2014
5 BVKG, Báo cáo sơ bộ đến tháng 6/2016
Trang 11việc triển khai công tác bảo hiểm hồ trợ phát triển thuỷ sản tại địa phương chưa cao trong khi thời hạn ưu đãi, hỗ trợ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP sắp hết Nguyên nhân dẫn đến nhiều khó khăn, rủi ro và việc thực hiện Nghị định của chính phủ chưa cao có cả các yếu tố chủ quan lẫn khách quan Nhưng trọng tâm là các nguyên nhân sau:
- Nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân Việt Nam đã được hình thành từ rất lâu và được xem là ngành nghề truyền thống của những người sống ven biển Tuy nhiên đa phần đều thuộc dạng tự phát, nhỏ lẻ Phương tiện đánh bắt chủ yếu là các thuyền nhỏ thích họp đánh bắt ở vùng nước nông, gần bờ Các phương tiện phục vụ cho ĐBXB như tàu thuyền, ngư cụ chưa đảm bảo
an toàn trước sóng to gió lớn bất thường
- Tuy ngư trường rộng lớn nhưng điều kiện tự nhiên, khí hậu, quy luật thiên nhiên, đường đi, đá ngầm, không nhiều khu lưu tránh trên biến Bên cạnh đó, tuy có sự hỗ trợ, đầu tư lớn phục vụ công tác khai thác nhưng một
số trang thiết bị còn hạn chế, kỳ thuật chưa cao, khả năng dự báo chưa hiệu quả là những tiềm ẩn rủi ro cho các nhà khai thác, nó có thể gây nguy hiếm bất kỳ lúc nào cho tàu thuyền và ngư phủ
- Khi ra khơi cần phải có kinh nhiệm, bản lĩnh, am hiểu ngư trường những vấn đề này chưa được đào tạo, hướng dẫn một cách bài bản và chuyên nghiệp mà chỉ được truyền dạy ở dạng “nối nghiệp gia truyền” nên chưa phát huy hết tiềm lực
- Phần còn lại là những rủi ro thường xuyên trước tình trạng tranh chấp lãnh hải, nhiều quốc gia chưa đồng thuận luật, công ước quốc tế về biến thường xuyên xẩy ra tình trạng bắt giam, tịch thu trang thiết bị, máy móc của các tàu thuyền lớn nước ngoài và nguy cơ an toàn, bảo toàn tính mạng thuyền viên cũng gia tăng và diễn ra liên tục trong thời gian gàn đây
- Vướng mắc về các điều kiện theo qui định như việc thành lập tố, đội, họp tác xã ở địa phương tuy có nhimg còn nhỏ lẻ, chậm; tố chức hoạt động
Trang 12của tổ, đội, hợp tác xã chưa theo qui định; một số ngư dân là thành viên của nghiệp đoàn nghề cá thì không thuộc đối tượng hồ trợ trong nghị định Vì vậy kết quả thực hiện chính sách chưa đạt như kỳ vọng
Những tiềm ấn rủi ro về người và tài sản trong ngành kinh tế thuỷ hải sản ngày càng gia tăng, việc hỗ trợ của Chính phủ kịp thời nhằm gia tăng an toàn về người và tài sản cho ngư dân nhưng vấn đề thực hiện hỗ trợ này còn chậm và thời gian hồ trợ sắp hết hiệu lực Mặt khác, trong khi thời hiệu của Nghị định đang còn hiệu lực mà tỷ lệ ngư dân tham gia đã tham gia thấp vậy khi hết thời hiệu của Nghị định thì sẽ mức độ tham gia của ngư dân sẽ duy trì bền vững như thế nào? Những nguyên nhân nào người dân tham gia loại hình bảo hiểm này? Ngành Bảo hiếm Kiên Giang sẽ có những đề xuất gì nhằm phát triến loại hình BHTS ĐBXB? Với bối cảnh và từ những câu hỏi nghiên cứu trên nên tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM THỦY SẢN ĐÁNH BẮT XA BỜ:
NGHIÊN cứu ĐIỂN HÌNH TẠI KIÊN GIANG”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu vận dụng khoa học quản lý kinh tế để đánh giá, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn về việc triến khai Bảo hiếm thuỷ sản (BHTS) tìm ra giải pháp thực hiện tiếp theo sau hiệu lực của Nghị định 67/2014/NĐ-CP Nghiên cứu xây dựng một loại hình BHTS độc lập không có sự bảo trợ của nhà nước góp phần ổn định và phát triển kinh tế địa phương
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiện trạng các hỗ trợ của nhà nước dành cho BHTS ĐBXB
- Xác định các nhân tố ảnh hương đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB của các đối tượng tiềm năng
- Kiến nghị các chính sách từ ngành bảo hiếm tỉnh Kiên Giang để gia tăng
sự tham gia của các ngư dân đối với BHTS ĐBXB
1.3 Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cửu
- Khoa học quản lý kinh tế: các học thuyết, các quan điểm và các mô hình
Trang 13thực tiễn
- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản
- Luật Bảo hiếm, Luật Doanh nghiệp và một số pháp luật liên quan
- Chính sách BHTS Thực tiễn triển khai BHTS ĐBXB tại Kiên Giang
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát thực tiễn triển khai BHTS ĐBXB tại Kiên Giang
- Chính sách, luật, nghị định và một số pháp luật liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu
- Phạm vi khảo sát bao gồm các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Hà Tiên,
An Biên và Kiên Hải đây là các địa phương có số lượng tàu nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, vận dụng một số phương pháp sau:
- Thu thập số liệu về thực tiễn triến khai BHTS ĐBXB tại Kiên Giang từ
2014 đến 2016 bằng các phương pháp: quan sát, khảo sát thực tế thông qua phiếu điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, ghi âm, ghi hình
- Phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia: đối tượng là các chuyên gia đang họat động trong lĩnh vực bảo hiểm với bài phỏng vấn bằng các câu hỏi mở
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát bằng bảng câu hỏi được thiết kế phù họp với hiện trạng trên cơ sở rút ra từ các nghiên cứu tiền nhiệm và thiết kế mới Đối tượng khảo sát là các đối tượng hiện đang tham gia BHTS ĐBXB
1.5 Ket cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và phần kết luận kiến nghị thì luận văn trình bày các chương tiếp theo như sau: Chương 2 Trình bày cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước đế hình thành khung phân tích cho nghiên cứu này Chương 3 Phân tích các hỗ trợ của nhà nước dành cho BHTS
Trang 14ĐBXB Chương 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB của các đối tượng tiềm năng Chương 5 là phần kết luận và kiến nghị.
Trang 15CHƯƠNG 2
LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1 Lược khảo lý thuyết
2.1.1 Bảo hiểm phi nhân thọ
2.1.1.1 Vai trò của bảo hiểm
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy
cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân Bất kế do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất việc hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của tố chức, doanh nghiệp, cá nhân sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung
Bảo hiểm là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân Theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, bảo hiếm là sự chuyến giao rủi ro trên cơ sở họp đồng Theo quan điếm xã hội, bảo hiêm không chỉ là chuyên giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thế tiên đoán về các tốn thất khi chúng xảy ra Bảo hiếm là công cụ đối phó với hậu quả tốn thất do rủi ro gây ra, có hiệu quả nhất Như vậy, bảo hiểm ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hiện nay, bảo hiểm ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của mình đối với đời sống kinh tế xã hội Vai trò quan trọng của bảo hiểm với tư cách là một loại hình dịch vụ tài chính và là một trong những cơ chế đảm bảo an sinh xã hội Vai trò bảo hiếm nói chung và bảo hiếm phi nhân thọ nói riêng có thế được kế đến như:
1 Chuyển giao rủi ro
Bảo hiếm vận hành giống như một cơ chế chuyến giao rủi ro Cùng với việc đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm đã chuyển giao những hậu quả rủi ro về tài chính sang công ty bảo hiểm
Hình 1 Vai trò của bảo hiểm
Trang 16Nguồn: Beto Việt Kiên Giang
Ví dụ: Một chủ tàu tại Kiên Giang đã tham gia bảo hiểm có số giấy chứng nhận bảo hiểm là 0130 số tàu: KG-92981TS tham gia bảo hiểm thân tàu với giá trị 2 tỷ đồng Hiệu lực bảo hiểm từ ngày 11/05/2015 đến 10/05/2016 Phí bảo hiểm phải đóng là: 40.200.000đ trong đó Nhà Nuớc hồ trợ: 36.390.000đ chủ tàu đóng thêm 3.810.000đ Vào ngày 02/02/2016 tàu đang hoạt động lên cá tại cảng thì phát hiện sự cố vở mạng phải Nguyên nhân của sự cố là do va chạm với cầu cảng Sau khi xẩy ra chủ tàu báo ngay cho BVKG BVKG đã tiếp nhận thông tin, cử cán bộ giám định đến hiện trường đế giám định thiệt hại, lên dự toán kinh phí sửa chữa và thống nhất phương án bồi thường Sau khi được sự thống nhất của BVKG chủ tàu
đã đem tàu đi sửa chữa, nghiệm thu và đưa tàu vào hoạt động trở Chủ tàu thu thập
đủ chứng từ, hóa đơn gửi BVKG và đến 02/08/2016 chủ tàu được BVKG bồi thường với tổng số tiền là 16,717,000đ Đây là một rủi ro ngoài ý muốn và thiệt hại gây ra sẽ do chủ tàu gánh chịu Nhưng với sự đồng hành của BVKG nên rủi ro này đã được san sẽ và BVKG đã nhận chuyển giao hậu quả rủi ro và bù đắp bằng một số tiền tương ứng
2 San sẻ tổn thất
Trang 17Bảo hiểm có tác dụng san sẻ tổn thất tài chính của một số ít người cho số đông nhiều người Đây là tác dụng hết sức quan trọng của bảo hiếm Khi số đông tham gia bảo hiểm, không phải tất cả mọi người tham gia đều gặp phải rủi ro tổn thất mà chỉ một số ít người trong đó không may gặp phải rủi ro Do đó, thông qua việc đóng góp một khoản tiền nhỏ, người tham gia bảo hiếm không những được bảo vệ trước những thiệt hại về tài chính (nếu có) mà còn góp phàn hồ trợ, giúp đỡ những người không may khác Tác dụng này đã thể hiện rõ nguyên tắc lấy số đông
bù số ít và nguyên tắc tương hỗ
3 Giảm thiểu tổn thất, thiệt hại
Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ, các công ty bảo hiêm luôn chú ý đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết đế bảo vệ đối tượng bảo hiếm, góp phần đảm bảo an toàn cho tính mạng, sức khỏe con người, của cải và vật chất của xã hội
Giải quyết hậu quả kịp thời giúp khách hàng nhanh chóng ổn định kinh doanh và cuộc sống Ví dụ: Khi xảy ra rủi ro với đối tượng được bảo hiểm, các công ty bảo hiểm nhanh chóng thực hiện cứu hộ, khôi phục, sửa chữa tài sản thiệt hại, nhanh chóng chi trả, giải quyết quyền lợi cho bên mua bảo hiếm!4
4 Ồn định chi phí
Neu không tham gia bảo hiếm, khách hàng có thế tiết kiệm được một khoản chi phí (phí bảo hiếm) giúp giảm chi (nếu các yếu tố khác không đối) Nhưng thay vào đó họ phải tự mình lập ra những khoản dự phòng (có thế rất lớn) đế đề phòng cho những rủi ro, tốn thất có thế sẽ gặp phải trong tương lai, hoặc "chờ đợi" khi rủi ro, tổn thất xảy ra sẽ phải có những khoản chi phí phát sinh (có thể rất lớn) đế
bù đắp, giải quyết thiệt hại, tổn thất Như vậy dù bằng cách này hay cách khác, khi không tham gia bảo hiểm, với những rủi ro tổn thất có thể sẽ xảy ra trong tương lai, khách hàng không thể chủ động về mặt chi phí để "đối phó" với những rủi ro, tốn thất này Ngược lại, khi tham gia bảo hiếm, khách hàng có thế chủ động về mặt chi phí Bằng việc đóng những khoản phí bảo hiếm (rất nhỏ so với những thiệt hại, tổn thất khi rủi ro xảy ra), khách hàng sẽ được đảm bảo an toàn bởi các công
Trang 18kỳ Hay nói cách khác, khi không có rủi ro xảy ra, bảo hiêm là một trong những hình thức tiết kiệm hiệu quả cho khách hàng
7 Đầu tư phát triển kinh tế
Một trong những đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là phí nộp trước, việc bồi thường, chi trả tiền bảo hiếm chỉ được thực hiện khi có sự kiện quy định trong họp đồng xảy ra Do vậy, các công ty bảo hiếm có một quỳ tiền tệ tập trung khá lớn Lượng vốn này sẽ được các công ty bảo hiếm tính toán đầu tư sao cho có hiệu quả bởi lẽ khả năng cạnh tranh của mỗi công ty bảo hiếm phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động đầu tư Trên cơ sở của kết quả đầu tư, các công ty
sẽ có điều kiện giảm phí đế từ đó thu hút khách hàng, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Các tổ chức bảo hiểm đầu tư vào nền kinh tế theo nhiều kênh khác nhau, trong đó có thị trường bất động sản, thị trường vốn và đặc biệt là thị trường chứng khoán
8 Tạo công ăn việc làm
Xét trên bình diện vĩ mô, bảo hiếm đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và là lĩnh vực thu hút lao động xã hội không nhỏ Ngoài
Trang 19việc làm cho các ngành khác
2.1.1.2 Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiếm phi nhân thọ là sự cam kết chi trả cho người tham gia hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm là một số tiền nhất định khi có các sự kiện bảo hiểm
đã định trước xảy ra từ người bảo hiểm và người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn
- Bảo hiêm tài sản
Bảo hiểm tài sản là loại một loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định hay lưu động) của người được bảo hiểm như: bảo hiểm cho thiệt hại vật chất xe cơ giới; bảo hiếm cho hàng hoá xuất nhập khẩu của các chủ hàng; bảo hiểm tài sản của gia chủ khi bị mất cắp, bảo hiểm thân tàu
Các bảo hiếm về tài sản đều có một số đặc điếm chung sau:
+ Áp dụng nguyên tắc bồi thường khi thanh toán chi trả bảo hiếm, số tiền bồi thường mà bên được bảo hiếm nhận được trong mọi trường họp không được vượt quá thiệt hại thực tế trong sự cố bảo hiểm
Hình 2 Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ
Nguồn: Tác giả luận văn
Trang 20Ví dụ: Một chủ tàu tại Kiên Giang đã tham gia bảo hiểm có số giấy chứng nhận bảo hiểm là 0356 số tàu: KG-90209TS tham gia bảo hiểm thân tàu với giá trị 2,8 tỷ đồng Hiệu lực bảo hiểm từ ngày 08/07/2015 đến 07/07/2016 Phí bảo hiểm phải đóng là: 46.760.000đ trong đó Nhà Nước hỗ trợ: 42.294.OOOđ chủ tàu đóng thêm 4.466.000đ Vào ngày 02/02/2016 tàu đang hoạt động trên vùng biển Kiên Giang thì phát hiện sự cố cốt máy bị nứt Nguyên nhân của sự cố là do cốt máy bị ẩn tỳ Sau khi phát hiện thì chủ tàu có thông báo cho BVKG ghi nhận thông tin về tai nạn, BVKG đã cử cán bộ giám định ra hiện trường để giám định thiệt hại và lên dự toán kinh phí sửa chữa đồng thời thống nhất phương án chi trả cho chủ tàu Sau khi được sự thống nhất của BVKG, chủ tàu đã đem tàu đi sửa chữa, nghiệm thu và đưa tàu vào hoạt động đánh bắt Sau khi thu thập đủ chứng
từ, hóa đơn đến 19/07/2016 chủ tàu đến BVKG và nhận tiền bồi thường cho tai nạn trên với tống số tiền là 73.022.000đ
+ Áp dụng nguyên tắc thế quyền họp pháp khi xuất hiện người thứ ba có lỗi và do đó có trách nhiệm đối với thiệt hại của người được bảo hiểm Theo nguyên tắc này, sau khi trả tiền bồi thường, người bảo hiểm sẽ được hưởng các quyền và hành động của người bảo hiểm để thực hiện việc truy đòi trách nhiệm của người thứ ba có lỗi Nguyên tắc thế quyền họp pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người bảo hiếm, chống lại hành vi rũ bỏ trách nhiệm của người thứ ba có lỗi, đồng thời đảm bảo cả nguyên tắc bồi thường
+ Bảo hiêm trùng trong bảo hiêm tài sản
Một đối tượng bảo hiếm đồng thời được bảo đảm bằng nhiều họp đồng bảo hiếm cho cùng một rủi ro Những họp đồng này, có điều kiện bảo hiếm giống nhau, thời hạn bảo hiểm trùng nhau và tổng số tiền bảo hiểm từ tất cả những hợp đồng lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm thì bảo hiểm đó là bảo hiếm trùng
- Bảo hiêm trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự gồm các nghiệp vụ bảo hiểm như: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới; Bảo hiểm TNDS của chủ lao động; Bảo hiểm trách nhiệm sản phấm; Bảo hiếm trách nhiệm công cộng
- Bảo hiểm con người phi nhân thọ
Trang 21Là loại hình bảo hiếm liên quan đến tai nạn, bệnh tật, ốm đau thai sản liên quan đến thân thế và sức khoẻ của con người; Bảo hiếm tai nạn 24/24; Bảo hiếm trợ cấp nằm viện phẫu thuật; Bảo hiếm tai nạn hành khách; Bảo hiếm học sinh
So với bảo hiểm nhân thọ, thời hạn bảo hiểm con người phi nhân thọ ngắn hơn và thường là 1 năm, thậm chí có nghiệp vụ thời hạn bảo hiểm chỉ trong vòng vài ngày Phí bảo hiểm thường được nộp 1 lần khi kư kết họp đồng Các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ, thường được triển khai kết hợp với các nghiệp
vụ bảo hiểm khác, trong cùng một họp đồng bảo hiểm
2.1.2 Bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ
Với lợi thế là một quốc gia ven biển và có hệ thống sông ngòi dày đặc, kinh doanh vận tải đường thủy là ngành kinh tế mũi nhọn và luôn thu hút được sự quan tâm phát triển của Chính phủ
Nghề khai thác xa bờ bao gồm: Nghề lưới kéo (còn gọi là nghề giã cào), nghề lưới vây (còn gọi là nghề vây rút chì), nghề lưới rê (còn gọi là nghề lưới cản), nghề câu khơi, nghề lặn, nghề khai thác cá ngừ
- Nghề lặn khá phổ biến và nổi tiếng nhất là ngư dân vùng đảo Lý Sơn, vùng cửa Sa Kỳ (xã Bình Châu, Quảng Ngãi), họ có thể lặn tới độ sâu 30 m - 40 m nước Ngư trường của nghề lặn bắt hải sản là các gò rạn từ vùng ven bờ cho tới các quần đảo ngoài khơi xa như Trường Sa, Hoàng Sa;
- Nghề khai thác cá ngừ: Cá ngừ nói chung, cá ngừ đại dương nói riêng là đối tượng khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao, tiềm năng về nguồn lợi còn phong phú, thị trường ổn định được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là đối tượng chủ lực để thúc đẩy phát triển KTXB trong thời gian tới
Đánh bắt xa bờ là hoạt động đánh bắt cá trong vùng nước sâu (hơn 30 mét)
và tại một khoảng cách nhất định tính từ đất liền Theo quy định tại Điều 2, Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho các dự án mới, cải hoán tàu đánh bắt và dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ, ban hành kèm theo Quyết định số 393/TTg ngày 9/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ là: "vùng biển được giới hạn bởi đường đẳng sâu 30 mét từ bờ biển trở ra đối với vùng biển vịnh Bắc Bộ, đông và tây Nam Bộ, vịnh Thái Lan, và đường đẳng sâu 50 mét từ bờ biển trở ra đối với vùng biến miền
Trang 22Trung" Đường đắng sâu là đường nối các toạ độ có cùng một độ sâu tính từ mặt nước xuống đến đáy biến Như vậy, vùng biến xa bờ là các vùng biển có độ sâu từ
30 mét trở ra đối với vùng biển vịnh Bắc Bộ, đông và tây Nam Bộ, vịnh Thái Lan;
có độ sâu từ 50 mét trở ra đối với vùng biến miền Trung Trường họp các đảo thuộc địa phận vùng biển xa bờ cũng được coi là xa bờ
Tàu đánh cá xa bờ là tàu có lắp máy chính công suất từ 90 cv trở lên; có
đăng ký hành nghề đánh cá xa bờ tại địa phương nơi cư trú hoặc giấy phép hành nghề đánh cá xa bờ do cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp
Đánh bắt xa bờ nhằm khai thác được nguồn thủy sản tiềm năng xa bờ Nguồn thủy hải sản xa bờ vừa có trữ lượng lớn vừa đa dạng, phong phú về chủng loại, đồng thời lại có giá trị kinh tế cao Do đó, đánh bắt xa bờ không chỉ góp phần tăng trưởng, phát trien kinh tế mà còn hiện thực hóa ước mơ vươn khơi của quốc gia
Đánh bắt xa bờ giảm thiểu tình trạng khai thác cạn kiệt đối với nguồn thủy sản gàn bờ Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, phần lớn quốc gia lựa chọn hình thức đánh bắt ven bờ vừa đáp ứng nhu càu về thủy hải sản và vừa không đòi hỏi chi phí lớn, trình độ khoa học kỹ thuật cao Tuy nhiên, theo đà tăng trưởng kinh tế, chỉ tập trung vào đánh bắt vùng hải sản ven bờ đã làm cho trữ lượng hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt và khó phục hồi Từ đó dẫn đến tài nguyên biến bị suy giảm, hệ sinh thái môi trường biến bị mất cân bằng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và các vấn đề an sinh xã hội khác Mặt khác, sản phẩm thủy hải sản ven bờ thường có giá trị thấp Trong hoàn cảnh đó, đánh bắt xa bờ là một giải pháp thiết thực Vừa tránh gây cạn kiệt cho nguồn thủy hải sản ven bờ vừa góp phần cung cấp được nguồn thủy hải sản đa dạng, có giá trị cao
Ngoài ra, đánh bắt xa bờ còn góp phần bảo vệ an ninh trên biển và chủ quyền quốc gia Thực hiện chính sách ngư dân “bám biến”, vừa tham gia sản xuất, khai thác hải sản, vừa làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên biến, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành động xâm phạm lợi ích, chủ quyền quốc gia Đánh bắt xa bờ là hoạt động có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
Trang 23và bảo vệ tổ quốc, góp phần thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển
Nhưng với đặc thù riêng, đây cũng là ngành kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro thiên tai, va chạm, cháy nổ có khả năng gây hậu quả lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp Nhằm chia sẽ rủi ro trong các hoạt động trên sông, biển Bảo Việt đã triển khai gói BHTS ĐBXB
Nguồn: Tác giả luận vãn
BHTS ĐBXB là loại hình bảo hiếm phi nhân thọ kết họp Trong nhóm bảo hiểm này thì cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tham gia các loại bảo hiểm: Bảo hiếm thân tàu; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu; Bảo hiếm rủi ro của người đóng tàu; Bảo hiếm tai nạn thuyền viên
2.1.2.1 Bảo hiêm thân tàu
Bảo hiểm cho những tổn thất về vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị của tàu do những hiểm họa của biển/sông nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ như đắm, cháy, mắc cạn, đâm va, no nồi hơi, gẫy trục cơ trong đó được phân ra: Bảo hiểm thân tàu biển hoạt động tuyến quốc tế; Bảo hiểm thân tàu biển hoạt động tuyến trong nước; Bảo hiểm thân tàu thủy nội địa; Bảo hiểm thân tàu cá
2.1.2.2 Bảo hiêm trách nhiệm dân sự chủ tàu
Bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến những trách nhiệm và các chi phí
Hình 3 Bảo hiểm thủy sản đảnh bắt xa bờ
Trang 24theo luật định mà chủ tàu, người quản lý, người điều hành, người thuê tàu (không
kể người thuê tàu chuyến) phải chi trả đối với các thiệt hại của người thứ ba do quá trình hoạt động của tàu, thuyền gây ra bao gồm cả thiệt hại về con người và tài sản
BVKG hiện đang cung cấp các gói sản phẩm sau: Bảo hiểm trách nhiệm dân
sự chủ tàu đối với tàu biển hoạt động tuyến quốc tế; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển hoạt động tuyến trong nước; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu thủy nội địa; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu
cá
2.1.2.3 Bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu
Bảo hiểm cho các rủi ro đối với vỏ tàu, máy móc và các trang thiết bị trên tàu trong thời gian đóng tàu tại xưởng và những cơ sở khác của người đóng tàu trong phạm vi cảng, hay địa điểm đóng tàu thuộc nơi đặt xưởng của người đóng tàu, và trong quá trình vận chuyển giữa những nơi đó Gói bảo hiểm này còn cung cấp Bảo hiểm TNDS của người đóng tàu với tư cách là chủ tàu
2.1.2.4 Bảo hiếm tai nạn thuyền viên
Thuyền viên được bảo hiểm bao gồm: thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, các sỹ quan, thủy thủ, thợ máy, nhân viên phục vụ, cán bộ khoa học kỳ thuật làm công tác nghiên cứu, chuyên gia, thực tập sinh hoặc những người lao động chính, lao động phụ làm việc trên tàu, thuyền hoặc phương tiện thủy như: phà, sà lan (gọi chung là tàu, thuyền)
Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm là những tai nạn bất ngờ xảy ra làm thuyền viên được bảo hiểm bị chết, thương tật thân thể hoặc mất tích khi họ đang làm việc
và sinh hoạt trên các phương tiện lưu thông trên sông, hồ, kênh rạch, đầm, phà, vùng biển của Việt Nam hoặc trong lúc đang thừa hành công việc ở trên bờ hoặc dưới nước Phạm vi bảo hiểm còn được mở rộng cả trong trường họp thuyền viên
bị chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra ngoài thời gian đi sản xuất hoặc sửa chữa tàu, thuyền
2.2 Lý thuyết hành vi dự định
2.2.1 Lý thuyết hành vi dự định
Hình 4 Mô hình thuyết hành vi dự định
Trang 25Nguồn: Ajzen, I (1991), “The theory of pỉanned behavìor”
Lý thuyết hành vi dự định (Theory of planned behavior - TPB) là một trong những
lý thuyết có tầm ảnh hưởng rộng được sử dụng trong các nghiên cứu hành vi của con người, lý thuyết này được Ajzen phát triến từ lý thuyết hành động họp lý (Theory of reasoned action - TRA) Nhân tố thứ 3 mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định của con người là yếu tố nhận thức kiếm soát hành vi
Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) cho rằng động cơ hay ý định tiêu dùng như là nhân tố thúc đẩy cơ bản của hành vi người tiêu dùng Động cơ này bị dẫn dắt bởi 3 yếu tố cơ bản là thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi
Lý thuyết hành vi dự định phù hợp với nghiên cứu của luận văn khi hướng tới việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia bảo hiểm của người dân tại tỉnh Kiên Giang Việc xác định các nhân tố thực tế gắn với khả năng tham gia bảo hiếm đánh bắt xa bờ của người dân tại tỉnh Kiên Giang sẽ được tác giả luận văn xác định ở các nội dung tiếp theo của chương này
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng ý định tiêu dùng
2.2.2.1 Nhóm yếu tố văn hoá
“Văn hóa có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ
Trang 26bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân ” 6
Văn hóa ấn định những điều cơ bản về giá trị, sự thụ cảm, sự ưa thích và những sắc thái đặc thù của sản phấm vật chất và phi vật chất Truyền thống âm nhạc, văn chương, ngôn ngữ, nghi thức, phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, y dược co truyền, bí quyết về quy trình công nghệ và các nghề truyền thống đều chứa đựng bản sắc văn hóa của một dân tộc, một quốc gia
Văn hóa ấn định cách cư xử được xã hội chấp nhận: những tục lệ, thể chế, ngôn ngữ, cử chỉ giao tiếp, cách biểu lộ tình cảm, cảm xúc Dễ dàng nhận thấy sự khác biệt nói trên ở những nền văn hóa khác nhau qua cách thức chọn mua, thái
độ, tác phong người tiêu dùng bộc lộ trong giao tiếp, giao dịch và bày tỏ quan điểm
Ảnh hưởng của văn hóa có tính hệ thống và tính chế ước Với mỗi cá nhân, văn hóa được hấp thụ ngay từ thời khắc đầu tiên của đời sống con người và theo
họ suốt cuộc đời Với xã hội, văn hóa được giữ gìn, truyền bá qua các thiết chế của
nó như gia đình, nền giáo dục, tôn giáo, nhà nước Đặc biệt các giá trị văn hóa truyền thống, được con người trong cộng đồng chấp nhận những chế ước đó bằng
cả ý thức lẫn vô thức, bằng cả lập luận logic lẫn phi logic, được hợp thức hóa bằng văn bản lẫn những “quy ước bất thành văn”
Các nhân tố văn hóa luôn được đánh giá là có ảnh hưởng sâu rộng đến hành
vi của người tiêu dùng Văn hóa là lực lượng cơ bản đàu tiên biến nhu cầu tự nhiên của con người thành ước muốn Những người tiêu dùng trong cùng nhóm văn hóa có thể có hành vi ứng xử tương đối giống nhau, dẫn đến hành vi tiêu dùng tương tự nhau
Trang 27tham khảo, gia đình và giai tầng xã hội
Nhóm tham khảo là những người có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan điểm và cách ứng xử của cá nhân Các nhóm tham khảo ảnh hưởng đến hành
vi người tiêu dùng bởi vì họ ảnh hưởng đến thông tin, quan điểm, cách đánh giá tạo nên các tiêu chuẩn tiêu dùng
Gia đình đóng vai trò như một trung tâm mua của xã hội, vì nhu cầu của một người thường thay đối theo tình trạng gia đình và các thành viên trong gia đình người mua có thế tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua của người ấy Giai tầng xã hội là một nhóm bao gồm những người có những địa vị tương đương trong một xã hội Một xã hội phân hóa thành nhiều giai tầng, mồi giai tầng
có một địa vị khác nhau Trong một xã hội các thành viên tiếp nhận các nền giáo dục khác nhau, có hệ thống niềm tin và giá trị khác nhau, làm những công việc khác nhau, đạt được những mức thu nhập khác nhau, có cuộc sống mối quan hệ khác nhau Những người có đặc điếm sống tương đồng nhau sẽ hình thành một tầng lớp xã hội Mối giai tầng sẽ gắn liền với địa vị xã hội Địa vị xã hội được xác định bằng một hay nhiều các yếu tố: kinh tế - xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tài sản sở hữu và nhiều yếu tố khác như quyền lực về chính trị, quân sự, kinh tế Sự khác biệt của các yếu tố này trong mỗi giai tầng tạo ra sự khác biệt trong giá trị, thái độ và hành vi Những người trong một tầng lóp xã hội
có khuynh hướng cư xử giống nhau kể cả hành vi tiêu dùng Có những sở thích tương tự về sản phẩm, dịch vụ, về việc chọn nhãn hiệu về những nơi thường mua sắm, và thường có những phản ứng như nhau đối với những chương trình quảng cáo và về giá cả của sản phẩm
2.2.2.3 Yếu tố cá nhân
Quyết định của người mua còn chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm cá nhân, đặc biệt là tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, cá tính và quan niệm riêng của người đó Tuối tác, chu kỳ sống, nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế ảnh hưởng rõ ràng đến quyết định mua của người tiêu dùng vì chúng liên quan đến nhu cầu và khả năng thanh toán của họ Do đó, chúng là những yếu
Trang 28tố quan trọng cần xét đến khi phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu
và định vị sản phẩm
Phong cách sống của một người là sự biểu hiện của người đó được thể hiện
ra thành những hành động, mối quan tâm và quan điểm của người ấy trong cuộc sống Sự phân tích cách sống của người tiêu dùng đã tạo ra nhiều hiếu biết về hành
vi người tiêu dùng, từ đó giúp ích cho nhà quản trị trong phân đoạn thị trường, xác định khách hàng mục tiêu và xây dựng các chương trình truyền thông Cá tính là những đặc tính tâm lý nối bật của một người dẫn đến cách ứng xử nhất quán trước hoàn cảnh riêng của người ấy Cá tính là một thông số hữu ích để phân tích cách ứng xử của người tiêu dùng
Nhiều doanh nghiệp có thế sử dụng cá tính làm tiêu thức để phân đoạn thị trường, và làm cơ sở xây dựng chiến lược truyền thông Khái niệm có liên quan đến cá tính gọi là sự ý niệm về bản thân (self-concept) hay sự cảm nhận về chính mình Niềm tin về bản thân thường là động lực thúc đấy người tiêu dùng chọn mua một sản phấm hay nhãn hiệu nào đó giúp họ củng cố hình ảnh trong mắt của chính họ và trong mắt của người khác
2.2.2.4 Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý
Tâm lý học giúp cho các nhà marketing hiểu được người tiêu dùng có hành
vi như thế nào và tại sao họ lại hành động như vậy Yếu tố tâm lí được đề cập thông qua động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và thái độ (quan điểm)
Động cơ là yếu tố tâm lý có ý nghĩa đặc biệt để mô tả tại sao người tiêu dùng lại làm cái này mà không làm cái kia Khi nói đến động cơ, có ba lý thuyết quan trọng được đề cập là lý thuyết của Sigmund Freud, Federick Herzberg và Maslow Việc nghiên cứu động cơ của người tiêu dùng sẽ giúp nhà quản trị đưa ra các chính sách marketing hiệu quả và biết được những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và không hài lòng của khách hàng đối với sản phấm
Nhận thức là một quá trình, mà nhờ đó một cá nhân lựa chọn, tô chức và giải thích thông tin từ đó tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới Một người tiêu dùng đã có động cơ thì sẵn sàng hành động nhưng hành động đó chịu ảnh hưởng
Trang 29bởi sự nhận thức về hoàn cảnh thực của họ
Cứ mỗi lần con người hành động, họ lại học tập những kiến thức để hiểu biết một điều gì đó Phần lớn hành vi người tiêu dùng là dựa trên sự học hỏi Học tập liên quan đến những thay đối trong hành vi của một người được nảy sinh từ kinh nghiệm của người đó Với lý thuyết về kiến thức, các nhà marketing có thể tạo ra nhu cầu có khả năng thanh toán bằng cách gắn liền sản phẩm ấy với sự thôi thúc mạnh mẽ, sử dụng những gợi ý có tính chất thúc đấy đế khách hàng mua sản phẩm
Niềm tin là sự nhận định có ý nghĩa cụ thể mà con người có được về sản phẩm Nhà quản trị cần quan tâm đến niềm tin mà người tiêu dùng có về sản phẩm, dịch vụ cụ thế vì người tiêu dùng hành động dựa trên lòng tin của họ Niềm tin sai lệch sẽ gây cản trở cho việc mua Thái độ mô tả những đánh giá có ý thức, những cảm xúc và những xu hướng hành động của con người có tính chất thuận lợi hay bất lợi về sản phấm Thái độ của người tiêu dùng rất khó thay đối, một doanh nghiệp tốt nhất nên làm cho các sản phấm của mình phù hợp, hơn là cố gắng sửa đối những thái độ của người tiêu dùng
Qua cơ sở lý luận về quyết định mua của người tiêu dùng cho thấy rằng quyết định tham gia hay chưa tham gia loại hình BHTS trong quá trình khai thác
xa bờ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tài sản bên cạnh những tục lệ, thể chế và cảm nhận về độ rủi ro trong hoạt động khai thác xa bờ Mặt khác yếu tố giai tầng trong xã hội mà gắn liền với tuổi tác, trình
độ, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, địa vị xã hội, phong cách sống, cá tính và quan niệm riêng của người cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định khi tham gia Bên cạnh đó yếu tố niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cần xem xét bởi khi có niềm tin cao ở sản phẩm giúp cho quyết định mạnh, nhanh hơn và dứt khoát hơn Vì thế khi nghiên cứu đến ý định cần quan tâm đến các yếu tố này
2.3 Lược khảo các nghiên cứu trước
2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước
- Min-Sun Horng and Yung-Wang Chang (2007), The Demand for Non-Life
Trang 30Insurance in Taiwan, u9127907 @ccms.nkfust.edu.tw, bài báo giúp người nghiên cứu tìm ra nhân tố “thu nhập” và “nhận thức sự rủi ro” có ảnh hưởng đến nhu cầu mua bảo hiếm phi nhân thọ
- Vered Rafaely (2006), Perception of traffic risks for older and younger adults, được đăng trong “Accident Analysis và Prevention”, bài viết giúp người nghiên cứu hiếu hơn về sự khác biệt về tuối đối với nhận thức sự rủi ro khi tham gia giao thông
- Lennart, Moen và Rundmo (2004), Explaining risk perception: An evaluation of the psychometric paradigm in risk perception research, được đăng trong “Rounde no.84”, bài viết giúp người nghiên cứu hiểu những mô hình đánh giá về tinh thần đối với nhận thức rủi ro
- Goto (2003), Non-life insurance, e-commerce, and the importance of proper risk communication, Occasional Paper 52, CJEB Occasional Papers, bài viết giúp tác giả hiểu rõ hơn nhận thức sự rủi ro có liên quan với ý định mua bảo hiếm phi nhân thọ
- Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh huởng đến quyết định mua sữa công thức của nguời tiêu dùng tại thành phố Malang, Indonesia” của tác giả Suroto K và cộng sụ (2013) Tác giả thục hiện nghiên cứu dựa trên 120 mẫu khảo sát là các bà mẹ có con duới năm tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh huởng đến quyết định mua của nguòi tiêu dùng là văn hóa (môi truờng, tầng lóp xã hội), tâm lý (động cơ, cảm nhận, ký ức), xã hội (nhóm tham khảo, bạn bè, gia đình), đặc tính
cá nhân (tuổi, giới tính, thu nhập), chất luợng sản phẩm Trong đó yếu tố văn hóa
có ảnh huởng mạnh nhất và cuối cùng là yếu tố chất luợng sản phẩm
Qua nhóm nghiên cứu ngoài nuớc cho thấy, các nhân tố: nhận thức về sụ rủi
ro khi khai thác xa bờ; tuối tác của chủ tàu và thuỷ thủ; thu nhập của chủ tàu có tác động nhu thế nào đến quyết định tham gia mua bảo hiếm? Đây là những nhân tố cần phải xem xét khi thục hiện nghiên cứu luận văn
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
- Nguyễn Thị Búp (2011) với nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh huởng
Trang 31đến quyết định mua Bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn Trà Vinh” Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh huởng đến quyết định mua bảo hiếm nhân thọ nhằm cung cấp thông tin cho các công ty bảo hiểm ở Trà Vinh về hành vi mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng để gia tăng doanh số bán của các công ty Để thục hiện đuợc mục tiêu chung đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thế sau: (1) Phân tích thực trạng tham gia bảo hiếm của nguời dân Trà Vinh tại công ty bảo hiếm Bảo Việt nhân thọ tỉnh Trà Vinh (2) Phân tích các yếu tố ảnh huởng đến quyết định sản phấm bảo hiếm nhân thọ (3) Đe xuất những giải pháp nhằm thu hút khách hàng cho công ty Bảo Việt nhân thọ tỉnh Trà Vinh
- Nguyễn Xuân Cuờng, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu (2013) với đề tài
“Một số nhân tố ảnh huởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tụ nguyện của nguời buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá và phân tích các nhân tố ảnh huởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiếm xã hội tụ nguyện của nguời lao động buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh
Nghệ An Tác giả đã tiến hành khảo cứu các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng nói chung như TRA và TPB, đánh giá tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến hành vi người tiêu dùng nói chung và các nghiên cứu về sự quan tâm của người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nói riêng Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng có 7 biến tác động có ý nghĩa thống kê lên sự quan tâm tham gia bảo hiếm
xã hội tự nguyện với tầm quan trọng lần lượt là: Tuyên truyền về bảo hiểm xã hội
tự nguyện, Ý thức sức khỏe, Kiến thức về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Thái độ, Kỳ vọng gia đình, Trách nhiệm đạo lý và Kiểm soát hành vi Từ đây, tác giả đề xuất các hàm ý ứng dụng nhằm gia tăng sự quan tâm của những người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Dương Công Định (2014) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiếm và giá sẵn lòng trả cho bảo hiếm cây lúa ở huyện Châu Phú -
An Giang” Ket quả nghiên cứu cho thấy: có tất cả 8 yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động đến sự sẵn sàng tham gia (WTJ) của nông hộ về việc có mua bảo hiểm cây lúa hay không Đồng thời cũng xác định được 4 yếu tố có ý nghĩa thống kê tác
Trang 32động đến giá sẵn lòng trả (WTP) của nông hộ để từ đó tính toán được mức giá sẵn lòng trả cho việc mua bảo hiếm cây lúa của nông hộ khu vực nghiên cứu là 43.300 VNĐ, mức giá này cao hơn mức giá tham khảo trước khi thu thập số liệu và cao
hơn mức giá của Trang (2013) nghiên cứu tương tự ở tỉnh Đồng Tháp Hai trong
số những gợi ý chính sách mà tác giả đưa ra đế tăng số người tham gia mua bảo hiếm cây lúa là: thứ nhất là tăng cường công tác tuyên truyền đến các nông hộ về BHNN thông qua các hình thức trên đài phát thanh địa phương, các tổ chức xã hội
ở địa phương, các tổ trưởng, tờ rơi, các công ty vật tư nông nghiệp để tăng cường
sự hiểu biết của nông hộ về những ích lợi của việc tham gia mua bảo hiểm; thứ hai
là tạo lòng tin cho nông hộ và có cơ chế đền bù linh hoạt theo thực tế ở xã thay vì
sử dụng chỉ số năng suất để xác định mức độ thiệt hại dùng chung của huyện khi
có thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra
- Phan Đình Khôi và Quách Vũ Hiệp (2014) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân Tại Tỉnh Bạc Liêu” Ket quả chỉ ra rằng có mối tưcmg quan thuận giữa làm việc tại địa phương và tiếp cận thông tin bảo hiểm, và diện tích ao nuôi với quyết định tham gia bảo hiểm của nông hộ Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy yếu
tố trình độ học vấn càng cao có xu hướng ít tham gia vào loại hình bảo hiểm này Ket quả nghiên cứu cũng cho thấy các đặc điểm của hộ như yếu tố giới tính, tập huấn, kinh nghiệm, vay vốn, và chi phí sản xuất không có ý nghĩa thống kê trong quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi
- Lương Thị Ngọc Hà (2015) với nghiên cứu “Đánh giá mức độ sẵn sàng chi trả bảo hiểm nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn Việt Nam - Trường họp nghiên cứu ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” Ket quả cho thấy quy mô sản xuất của hộ gia đình và các chính sách hỗ trợ (như tín dụng và khuyến nông) có ảnh hưởng lớn tới quyết định tham gia cũng như chi trả cho bảo hiếm cây lúa (BHCL) của hộ gia đình Như vậy, để triển khai BHNN sâu rộng thì cần nắm bắt nhu cầu của từng đối tượng hộ gia đình để có các chính sách hỗ trợ phù hợp
Qua nhóm nghiên cứu trong nước cho thấy, các nhân tố có thể được cân nhắc
Trang 33khi xem xét ý định tham gia BHTS ĐBXB bao gồm: Văn hóa địa phương; Môi trường hoạt động; Tầng lóp xã hội; Tâm lý (động cơ, cảm nhận, ký ức); Xã hội (nhóm tham khảo, bạn bè, gia đình); Đặc tính cá nhân (tuối, giới tính, thu nhập; trình độ học vấn, kinh nghiệm,); Chất lượng sản phấm; Ý thức sức khỏe và an toàn; Kiến thức về BHTS; Tiếp cận thông tin bảo hiếm, tuyên truyền, tập huấn về BHTS; Thái độ; Kỳ vọng gia đình; Trách nhiệm đạo lý; Kiếm soát hành vi; Quy
mô khai thác; Nguồn vốn và chi phí khai thác; Các chính sách hồ trợ: tín dụng, khuyến ngư
2.4 Đúc kết các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB
Việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hành vi dự định và các nhân tố ảnh hưởng ý định tiêu dùng cùng lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước là
cơ sở, nền tảng để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB của các ngư dân vùng biển Kiên Giang ở bảng sau:
Trang 34Bảng 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB
stt Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS
ĐBXB
1 Nhận thức về sự rủi ro khi khai thác xa bờ
2 Tuổi của chủ tàu và thuỷ thủ
3 Thu nhập của chủ tàu
4 Văn hóa địa phương
5 Môi trường hoạt động
14 Kiến thức về bảo hiếm
15 Tiếp cận thông tin bảo hiếm
16 Tuyên truyền, tập huấn về bảo hiểm
Trang 352.6 Khung phân tích cho nghiên cứu
2.6.1 Khung phân tích Stf bộ
2.6.1.1 Đe xuất các nhân tố ảnh hương đến khả năng tham gia BHTS
Qua các kết quả nghiên cứu trước, Bảng tổng họp các nhân tố đây là cơ sở
2.5 Quy trình nghiên cứu
Hình 5 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả luận văn xây dựng
Trang 36giúp tác giả định hướng, chọn lọc và đề xuất các nhân tố Cụ thể là:
Trang 372.6.1.2 Khung phân tích sơ bộ
Qua Bảng đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của đối tượng tiềm năng và đút kết, sắp xếp lại đế xây dựng khung phân tích nghiên cứu
sơ bộ:
Bảng 2 Đe xuất các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS
stt Mức đô ảnh hưởng của nhân tố Đen khả năng tham gia bảo hiểm thủy sản xa bờ của
các đối tượng tiềm năng 1 2 3 4 5
1 Thu nhập từ đánh bắt khai thác xa bờ
2 Trình độ văn hoá
3 Khả năng nhận thức
4 Kinh nghiệm đánh bắt khai thác xa bờ
5 Sản phẩm BHTS ĐBXB Quyền lợi và nghĩa vụ của đối
tượng tham gia bảo hiếm
6 Công tác liên quan đến Marketing sản phẩm
7 Các thủ tục đế tham gia bảo hiếm
8 Quy trình bồi thường thiệt hại
9 Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ
10 Chính sách hỗ trợ từ UBND tỉnh
11 Chính sách hỗ trợ từ UBND huyện
12 Giá thành sản phẩm bảo hiểm
13 Truyền thống, phong tục địa phương
Trang 38Hình 6 Khung phân tích nghiên cứu sơ bộ
I Thu nhập từ đánli bắt xa bà
I Trình độ của người tham áa
Khả năng nhận thức rủi ro trong hoạt động
đánh bắt
|Kinh nghiệm đánh bất xa bò
I Quyền lọi của sản phấm BHTS
ỊNghĩa yụ của đối tượng ứiam gia
I Các thú tục đế tham gia bảo hiểm
I Quy trình bồi thường thiệt hại
I Chính sách hỗ ừạ từ Chính phủ
Chính sách hỗ ừợ từ UBND tình Chính
sách hỗ ừợ từ UBND huyện
I Phong tục địa phương
Nguồn: Tác giả luận văn
2.6.2 Khung phân tích chính thức
Với bảng đề xuất 18 các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của đối tượng tiềm năng, khung phân tích sơ bộ do tác giả đề xuất Qua phân tích đóng góp của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong quản lý địa phương và quản trị ngành bảo hiếm gồm: 2 Phó Giám đốc BVKG, Trưởng phòng Marketing BVKG, Trưởng phòng Quản trị Khách hàng BVKG, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triến Nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc trung tâm khuyến ngư, Sở Thông tin truyền thông cùng các đại diện hiệp hội nghề cá và các nhà quản lý địa phương Đã thống nhất lựa chọn 11 nhân tố có tác động, ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định tham gia BHTS ĐBXB của các đối tượng tiềm năng:
Qua ý kiến của các chuyên gia cho rằng yếu tố cộng đồng lân cận gần nhất nên đưa vào nghiên cứu vì nó chính là sự ảnh hưởng của cộng đồng sống gần nhất với các đối tượng tiềm năng Qua sự tác động “lan truyền” từ cộng đồng gần nhất
Trang 39sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hay không của đối tượng tiềm năng.
Trang 40Đồng thời yếu tố giá thành, trong nghiên cứu này có tác động không lớn đến quá trình tham gia hay không do được sự hồ trợ từ nhà nước rất lớn Nhưng vẫn đưa vào nghiên cứu vì kết quả nghiên cứu càn ứng dụng sau khi hết thời hiệu của Nghị định, mặt khác dù có sự hỗ trợ từ Chính phủ nhưng với tài sản của đối tượng tiềm năng có giá trị rất lớn, điều đó dẫn theo phí bảo hiếm sẽ khá cao nên mức độ ảnh hưởng của yếu tố này cũng cần phải xem xét Đó là cơ sở cho mô hình nghiên cứu của tác giả
Bên cạnh đó gom ba nhân tố Chính sách hồ trợ từ Chính phủ; Chính sách hồ trợ từ UBND tỉnh; Chính sách hồ trợ từ UBND huyện thành một nhân tố là Chính sách hỗ trợ từ chính phủ và địa phương để thuận lợi cho việc điều tra, phân tích, nghiên cứu
Bảng 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của đối tượng tiềm năng
stt
Mửc đò ảnh hưởng của nhản tó
Đen khả náng tham gia bảo hiềm thủy sản đánh
bát xa bờ của các đối tượng tiêm nấng
1 2 3 4 5
1 Thu nhập từ đánh bắt xa bờ
2 Trình độ của người tham gia
3 Khả năng nhận thức rủi ro Ưong hoạt động đánh bẳt
4 Kinh nghiệm đánh bắt xa bờ
6 Nghĩa vụ của đồi tượng tham gia
7 Các thù tục đé tham gia bão hiếm
8 Quv trình bồi thường thiệt hại