Tài liệu nhằm giúp các cá nhân, đơn vị hoạt động trong lịnh vực xây dựng nắm bắt tốt hon quy trình thủ tục, các căn cứ pháp lý theo quy định của pháp luật về xây dựng nhằm nâng cao công tác quản lý, điều hành, giám sát trong quản lý giám sát dự án đầu tư xây dựng nhằm tăng hiệu quả đầu tư dự án
Trang 1UBND HUYỆN ĐƠN DƯƠNG TRUNG TÂM QL&KT CTCC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TRUNG TÂM QL&KT
CTCC HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
1
Trang 2-Đơn Dương, năm 2017 UBND HUYỆN ĐƠN DƯƠNG TRUNG TÂM QL&KT CTCC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TRUNG TÂM QL&KT
CTCC HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
Người thực hiện : Từ Thế Hưng
Chức vụ : Trưởng Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản
Đơn vị công tác : Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương
Trang 3Đơn Dương năm 2017
3
Trang 4-I Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài:
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là công việc hết sức quan trọngtrong quá trình thực hiện dự án đầu tư và phải được tiến hành nghiêm ngặt trong tất cả cáckhâu từ lập kế hoạch, khảo sát, thiết kế, thẩm định, thi công, lắp đặt, nghiệm thu bàn giaođưa công trình vào sử dụng Để đưa công trình có chất lượng vào sử dụng đảm bảo hiệu quảphụ thuộc rất lớn vào nhà thầu tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công, các nhà thầu tư vấn vànhà thầu thi công phải là những nhà thầu có đầy đủ năng lực về chuyên môn, về kinh tế và
cả về đạo đức nghề nghiệp
Qua xem xét tình hình thực tế về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trìnhtrong lĩnh vực xây dựng cơ bản ở Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương hiện naycòn chưa thực sự hiệu quả đặt biệt trong khâu thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu cònnhiều hạn chế dẫn đến chất lượng trong khâu lựa chọn nhà thầu không cao
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của chủ đầu tư là làm thế nào để lựa chọnđược các tổ chức và cá nhân có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc trong quy trìnhcủa một dự án, phương pháp có hiệu quả nhất thực hiện mục tiêu này đảm bảo sự thành côngcủa chủ đầu tư là công tác lựa chọn nhà thầu Công tác lựa chọn nhà thầu được xem như mộtphương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăngcường cạnh tranh giữa các nhà thầu
Thông qua đấu thầu cả chủ đầu tư và nhà thầu đều có được nhiều lợi ích Đối với chủđầu tư (bên mời thầu): khai thác được năng lực của nhà thầu, có ngay được đội ngũ lao độnglành nghề năng lực cao, các trang thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại phù hợp để xây dựngđược công trình đảm bảo chất lượng cao, thời gian hợp lý và giá cả phải chăng (có thể là giáthấp nhất); tiếp nhận được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật xây dựng các công trình phứctạp cũng như nâng cao tay nghề đội ngũ lao động trong nước thông qua hình thức thầu phụ,liên danh liên kết
Thông qua đấu thầu (kể cả chọn tư vấn) mà hiệu quả của các hoạt động đầu tư pháttriển không ngừng được nâng cao Do các bước của chu trình dự án đều được thực hiện vớichất lượng cao, từ lập dự án đầu tư đến vận hành các kết quả đầu thầu
Đối với các nhà thầu: Thông qua đấu thầu có thể có được ngay dự án để thực hiện, tạoviệc làm, tăng thu nhập và do có tính chất cạnh tranh mà nhà thầu sẽ không ngừng tìm cácbiện pháp cải tiến kỹ thuật, hiện đại hoá trang thiết bị máy móc, nâng cao tay nghề cho côngnhân, nâng cao năng lực quản lý, giảm thiểu các chi phí không cần thiết để giảm giá thànhnhằm thắng thầu các công trình, điều đó sẽ làm cho hiệu quả các hoạt động đầu tư được đảmbảo
Trang 5Tuy nhiên trong tình hình hiện nay công tác đầu tư XDCB đã được phân cấp mạnh vềđịa phương, đặc biệt phân cấp cho đơn vị sử dụng làm chủ đầu tư các công trình do mìnhđược sử dụng, nhưng cán bộ chuyên trách cho công tác này là không có Do đó công tácđánh giá xét duyệt năng lực của nhà thầu còn gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến công tác lựachọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều hạn chế.
Là cán bộ chuyên trách trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, trực tiếp thựchiện trong công đầu tư xây dựng cơ bản, qua nghiên cứu văn bản và tình hình thực tế tại địaphương nên tôi chọn sáng kiến “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng”
Đây là đề tài không chỉ áp dụng tại Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương màcòn có thể áp dụng cho tất cả các chủ đầu tư trong toàn huyện để hoàn thiện và nâng cáonăng lực quản lý đầu tư xây dựng công trình
2 Giới hạn đề tài:
Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp Mặc
dù đã được sự tận tình giúp đỡ của các đồng nghiệp, nhưng sự hiểu biết của bản thân cònhạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia
sẻ của những người quan tâm đến lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng để đề tài đượchoàn thiện hơn
Tác giả đề tài xin bày tỏ lòng biết ơn đối các đồng nghiệp và cơ quan Trung tâmQL&KT CTCC huyện Đơn Dương đã giúp đỡ tác giả hoàn thiện đề tài này
Xin chân thành cảm ơn!
Đơn Dương, ngày tháng năm 2017
Tác giả đề tài
Từ Thế Hưng
5
Trang 6-MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của luận văn
2 Mục đích nghiên cứu
3 Đối tượng nghiên cứu
4 Phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Kết cấu và nội dung của đề tài
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1
1.1 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Mục tiêu 2
1.1.3 Vai trò 4
1.2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 4
1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình 4
1.2.2 Vai trò của dự án đầu tư 6
1.2.3 Nội dung và đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng công trình 7
1.3 QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 12
1.3.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nhiệm vụ của QLDAĐTXDCT 12
1.3.1.1 Khái niệm 12
1.3.1.2 Đặc điểm 12
1.3.1.3 Vai trò của QLDA đầu tư xây dựng 13
1.3.1.4 Nhiệm vụ QLDA đầu tư xây dựng công trình 13
1.3.2 Các hình thức QLDA đầu tư xây dựng công trình phổ biến 16
1.3.2.1 CĐT xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn QLDA ĐTXDCT 16
1.3.2.2 CĐT xây dựng công trình trực tiếp QLDA đầu tư xây dựng công trình 18
1.3.3 Nội dung QLDA đầu tư xây dựng công trình 19
Trang 71.3.3.1 Quản lý vĩ mô đối với dự án 19
1.3.3.2 Quản lý vi mô đối với dự án 19
1.3.3.3 Lĩnh vực QLDA 20
1.3.3.4 Quản lý theo chu kỳ của dự án 21
1.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC BAN QLDA 21
1.4.1 Khái niệm về Ban QLDA 21
1.4.2 Phân loại về Ban QLDA 22
1.4.2.1 Ban QLDA được lập từ nhân sự của CĐT 22
1.4.2.2 Ban QLDA được CĐT thuê mướn 22
1.5 YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QLDAĐTXDCT 22
1.5.1 Môi trường vĩ mô 23
1.5.1.1 Môi trường kinh tế 23
1.5.1.2 Môi trường chính trị và pháp luật 23
1.5.1.3 Môi trường văn hóa – Xã hội 24
1.5.1.4 Môi trường tự nhiên 24
1.5.1.5 Môi trường công nghệ 24
1.5.2 Môi trường vi mô 25
1.5.2.1 Tầm quan trọng của dự án 25
1.5.2.2 Yếu tố con người tham gia quản lý dự án 25
1.5.2.3 Hệ thống kiểm soát 26
1.5.2.4 Nhà thầu thi công 26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TRUNG TÂM QL&KT CTCC HUYỆN ĐƠN DƯƠNG 28
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM QL&KT CTCC HUYỆN ĐƠN DƯƠNG .28
2.1.1 Vị trí, nguyên tắc hoạt động 28
2.1.1.1 Vị trí 28
7
Trang 8-2.1.1.2 Nguyên tắc hoạt động 28
2.1.2 Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn 29
2.1.2.1 Nhiệm vụ 29
2.1.2.2 Quyền hạn 31
2.1.2.3 Trách nhiệm 32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương 32
2.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN CỦA TRUNG TÂM QL&KT CTCC HUYỆN ĐƠN DƯƠNG 35
2.2.1 QLDA trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 35
2.2.1.1 Nguyên nhân khách quan 36
2.2.1.2 Nguyên nhân chủ quan 38
2.2.2 QLDA trong giai đoạn thực hiện dự án 43
2.2.2.1 Công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán 43
2.2.2.2 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 45
2.2.2.3 Công tác đấu thầu 45
2.2.2.4 Công tác ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng 50
2.2.2.5 Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng và nghiệm thu công trình 50
2.2.2.6 Công tác quản lý an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường 55
2.2.2.7 Công tác thanh toán vốn đầu tư 55
2.2.3 QLDA trong giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác 56
2.2.3.1 Công tác bảo hành công trình 56
2.2.3.2 Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 56
2.2.3.3 Đánh giá quá trình thực hiện dự án 57
2.3 NHỮNG TỒN TẠI, KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN KHÁC TRONG QUÁ TRÌNH QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA TRUNG TÂM QL&KT CTCC HUYỆN ĐƠN DƯƠNG 57
2.3.1 Thủ tục văn bản pháp lý 57
Trang 92.3.2 Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên 57
2.3.3 Hệ thống lưu trữ hồ sơ dự án 58
2.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QLDA 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA TRUNG TÂM QL&KT CTCC HUYỆN ĐƠN DƯƠNG 60
3.1 ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẾN NĂM 2021 60
3.1.1 Quan điểm phát triển 60
3.1.2 Mục tiêu phát triển 61
3.1.3 Quy hoạch phát triển đến năm 2020 62
3.1.3.1 Về giao thông vận tải 63
3.1.3.2 Về quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt 63
3.1.3.3 Về quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sang đô thị 64
3.1.3.4 Về quy hoạch cấp nước 64
3.1.3.5 Về quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường 65
3.1.3.6 Về quy hoạch khu, cụm công nghiệp 65
3.1.3.7 Về quy hoạch hệ thống trung tâm và công trình công cộng 66
3.1.3.8 Về quy hoạch khu dân cư 67
3.1.3.9 Về quy hoạch công viên cây xanh 68
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM QL&KT CTCC HUYỆN ĐƠN DƯƠNG 69
3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 70
3.3.1 Hoàn thiện khâu lập dự án và kế hoạch hóa vốn đầu tư 70
3.3.2 Hoàn thiện trong quá trình thực hiện dự án 70
3.3.2.1 Đổi mới khâu lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán 70
3.3.2.2 Hoàn thiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 71
3.3.2.3 Công tác hoạt động tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu 72
9
Trang 10-3.3.2.4 Hoàn thiện trong soạn thảo và ký kết hợp đồng 73
3.3.2.5 Đổi mới trong công tác quản lý chất lượng công trình và khâu nghiệm thu 73
3.3.2.6 Giải pháp hoàn thiện quản lý an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường 75
3.3.2.7 Giải pháp hoàn thiện phương pháp quản lý tài chính dự án 75
3.3.3 Hoàn thiện trong quá trình kết thúc dự án 77
3.3.3.1 Đổi mới công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 77
3.3.3.2 Đánh giá các vấn đề liên quan khi thực hiện dự án sau khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 78
3.4 ĐỔI MỚI CƠ CẤU TỔ CHỨC, ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC 78
3.4.1 Đổi mới cơ cấu tổ chức 78
3.4.2 Đào tạo phát triển nguồn lực 79
3.4.2.1 Đối với lãnh đạo của Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương cần 80
3.4.2.2 Đối với nhân viên Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương cần 81
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
DANH MỤC VIẾT TẮT
BCKTKT – Báo cáo kinh tế kỹ thuật
BXD – Bộ xây dựng
CĐT – Chủ đầu tư
ĐT – Đầu tư
GDP – Tổng sản phẩm quốc dân
GNP – Tổng sản lượng quốc gia
GPMB – Giải phóng mặt bằng
GTVT – Giao thông vận tải
HQKT – XH – Hiệu quả Kinh tế - Xã hội
HSĐX – Hồ sơ đề xuất
Trang 11HSYC – Hồ sơ yêu cầu
Trang 12-DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thống kê một số dự án mà Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương
thực hiện 39
Bảng 2.2 Tổng hợp các gói thầu của một số dự án thực hiện công tác đấu thầu 48
DANH MỤC HÌNH VẼ – ĐỒ THỊ Hình 1.1 Quá trình đầu tư xây dựng 2
Hình 1.2 Mục tiêu, hiệu quả đầu tư 3
Hình 1.3 Chu trình dự án đầu tư xây dựng 11
Hình 1.4 Hình thức CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án 17
Hình 1.5 Hình thức CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án 19
Hình 1.6 Môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động QLDA đầu tư xây dựng 25
Hình 1.7 Môi trường vi mô tác động đến hoat động QLDA đầu tư xây dựng 26
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương 32
Hình 3.1 Bảng đồ quy hoạch chung xây dựng huyện Đơn Dương đến 2021 62
Hình 3.2 Bảng đồ quy hoạch phân khu chức năng thị trấn Thạnh Mỹ 68
Hình 3.3 Các kỹ năng quan trọng đối với cán bộ quản lý dự án, lãnh đạo Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương 81
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của luận văn
Mô hình Ban QLDA hiện rất đa dạng và phức tạp Chức năng giữa các Ban QLDA rấtkhác nhau Có Ban QLDA quyền rất lớn nhưng có Ban chỉ như một bộ phận hành chính Cónhững Ban chỉ quản lý một dự án, có Ban quản lý rất nhiều dự án, trong đó có Trung tâmQL&KT CTCC huyện Đơn Dương Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương là đơn vịđại diện CĐT điều hành QLDA xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng công trìnhcủa huyện Đơn Dương; chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện Đơn Dương,đồng thời chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các sở - ngành chức năng đối với các hoạt động liênquan Để phát huy hết chức năng và nhiệm vụ mà UBND huyện Đơn Dương giao cho, thìTrung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương cần có biện pháp hoàn thiện quản lý các dự ánđầu tư xây dựng, nhằm nâng cao chất lượng công trình, đạt yêu cầu về tiến độ và sử dụngvốn đầu tư hiệu quả Do vậy, tôi đã thực hiện đề tài này để góp một phần vào mục tiêu đó
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư xây dựng công trình mà Trung tâmQL&KT CTCC huyện Đơn Dương quản lý và xây dựng Đánh giá hoạt động QLDA tronggiai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án và kết thúc đưa công trình vào khai thác và xemxét một số tồn tại, khó khăn khác trong quá trình quản lý Chủ thể tham gia QLDA là cácphòng nghiệp vụ của Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương
Trang 14-Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và kết hợp phương pháp chuyêngia để thực hiện đề tài.
6 Kết cấu và nội dung của đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu chính của đề tàiđược trìnhbày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về QLDA đầu tư xây dựng công trình
Chương 2: Phân tích đánh giá QLDA đầu tư xây dựng công trình tại Trung tâmQL&KT CTCC huyện Đơn Dương
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình tạiTrung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương
Trang 15CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1.1 Khái niệm
Đầu tư theo nghĩa rộng nhất của nó có thể hiểu như là một quá trình bỏ vốn (baogồm tiền, nguồn lực, công nghệ) để đạt được mục đích hay tập hợp các mục đích nhất
định nào đó Mục tiêu cần đạt được của đầu tư có thể là mục tiêu chính trị, văn hoá,
kinh tế, xã hội hay cũng có thể chỉ là mục tiêu nhân đạo Hiện nay có rất nhiều kháiniệm về đầu tư và mỗi quan điểm khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau lại có cách nhìnnhận không giống nhau về đầu tư
Trong hoạt động kinh tế, đầu tư được biểu hiện cụ thể hơn và mang bản chất kinh tếhơn Đó là quá trình bỏ vốn (tiền, nhân lực, nguyên vật liệu, công nghệ ) vào các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận Đây được xem làbản chất cơ bản của hoạt động đầu tư Trong hoạt động kinh tế không có khái niệm đầu
tư không vì lợi nhuận Như vậy, có thể hiểu đầu tư là đưa một lượng vốn nhất định vàoquá trình hoạt động kinh tế nhằm thu được một lượng lớn hơn sau một khoảng thời giannhất định
Các hoạt động đầu tư có thể gọi chung là hoạt động sản xuất kinh doanh (với hoạtđộng đầu tư bỏ vốn để nâng cao năng lực sản xuất cả về chất lượng và số lượng)
Sau đây là một số khái niệm cụ thể của vấn đề đầu tư
- Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là việc bỏ vốn để tạo nên các tiềm lực và dựtrữ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt Các tài sản cố định được tạo nên trong quátrình đầu tư này tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kế tiếp nhau, có khả năng tạo điềukiện thúc đẩy sự phát triển của một đối tượng nào đó
- Theo quan điểm tài chính: Đầu tư là một chuỗi hành động chi tiền của CĐT vàngược lại CĐT sẽ nhận được một chuỗi thu tiền để đảm bảo hoàn vốn, đủ trang trải cácchi phí và có lãi
- Theo góc độ quản lý: Đầu tư là quá trình quản lý tổng hợp kinh doanh, cơ cấu tàisản nhằm mục đích sinh lời
Tóm lại đầu tư là quá trình bỏ vốn vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội để thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau
1
Trang 16-Hình 1.1: Quá trình đầu tư của một dự án
Hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định gọi làđầu tư xây dựng cơ bản Ở đây xây dựng được coi như là một phương tiện để đạt đượcmục đích đầu tư Quá trình đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ các hoạt động của CĐT
từ khi bỏ vốn đến khi thu được kết quả thông qua việc tạo ra và đưa vào hoạt động cáctài sản cố định, hay nói khác đi là toàn bộ các hoạt động để chuyển vốn đầu tư dướidạng tiền tệ sang tài sản phục vụ mục đích đầu tư Mục đích của hoạt động xây dựng
cơ bản là tạo ra được các tài sản có năng lực sản xuất hoặc phục vụ phù hợp với mụcđích đầu tư
1.1.2 Mục tiêu
Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn được biểu hiện dưới những mục tiêu kinh tế
xã hội cụ thể Xác định cụ thể mục tiêu là nhân tố đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệuquả Tuy nhiên, ở mỗi khía cạnh khác nhau thì quan điểm về hiệu quả lại không giốngnhau Đối với doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế là tối đa hoá lợi nhuận còn đối với Nhànước lại muốn hiệu quả kinh tế phải gắn với hiệu quả xã hội
Trang 17Hình 1.2 Mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư
Trong đó có:
* Mục tiêu đầu tư của Nhà nước:
- Đảm bảo phúc lợi công cộng dài hạn
- Đảm bảo sự phát triển về kỹ thuật, kinh tế chung và dài hạn của đất nước
- Điều chỉnh cơ cấu phát triển kinh tế qua từng thời kỳ
- Đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường, tài nguyên của đất nước
- Đảm bảo an ninh quốc phòng
- Đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp riêng lẻ, tư nhân không thể đầu tư
do nhu cầu vốn quá lớn, độ rủi ro cao, mà các lĩnh vực này lại rất cần thiết đối với sự phát triển chung của đất nước và hết sức cần thiết đối với đời sống con người
- Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và các lợi ích công cộng như:phát triển giáo dục, tạo việc làm, phân phối thu nhập
- Tóm lại mục tiêu chính của Nhà nước là tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân,mục tiêu phát triển và cải thiện, phân phối thu nhập quốc dân (mục tiêu công bằng xãhội)
1.1.3 Vai trò
Trong quá trình phát triển của xã hội đòi hỏi phải mở rộng quy mô của sản xuấtnhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần Để đáp ứngđược nhu cầu đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế luôn luôn cần sự bùđắp và hoàn thiện mở rộng thông qua hoạt động đầu tư cơ bản
3
Trang 18-Hoạt động đầu tư cơ bản có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến quy
mô xây dựng và tốc độ phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốcdân và từng ngành kinh tế
1.2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015:
“Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn
để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích pháttriển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian
và chi phí xác định”
Theo một quan điểm khác thì dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụngcác nguồn tài nguyên hữu hạn sẵn có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư
và cho xã hội
Dự án đầu tư có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư: dự án đầu tư có thể được hiểu như là
kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trongmột khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các hoạtđộng đầu tư
Xét về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chitiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kếtquả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai
Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụngvốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội
Xét trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết để thực hiệnchương trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc raquyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư
Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: Dự án đầu tư thể hiện sự phân công, bốtrí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế khácnhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên
Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mốiliên hệ biện chứng, nhân quả với nhau để đạt được mục đích nhất định trong tương lai
Trang 19Dự án đầu tư là công cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư, do đó bên trong nó chứacác yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư.
Trước hết, dự án đầu tư phải thể hiện rõ mục tiêu đầu tư là gì, có thể là mục tiêu dàihạn, trung hạn hay ngắn hạn hoặc là mục tiêu chiến lược hay là mục tiêu trước mắt Mụctiêu trước mắt được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể như năng lực sảnxuất, quy mô sản xuất hay hiệu quả kinh tế Còn mục tiêu lâu dài có thể là các lợi íchkinh tế cho xã hội mà dự án đầu tư phải mang lại Hai là, nguồn lực và cách thức để đạtđược mục tiêu Nó bao gồm cả các điều kiện và biện pháp vật chất để thực hiện như vốn,nhân lực, công nghệ Ba là, với khoảng thời gian bao lâu thì các mục tiêu có thể đạtđược và cuối cùng là ai có thể thực hiện hoạt động đầu tư này và kết quả của dự án
Vậy các đặc trưng chủ yếu của dự án đầu tư đó là:
- Xác định được mục tiêu, mục đích cụ thể
- Xác định được hình thức tổ chức để thực hiện
- Xác định được nguồn tài chính để tiến hành hoạt động đầu tư
- Xác định được khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu dự án
1.2.2 Vai trò của dự án đầu tư
Dự án đầu tư có vai trò quan trọng sau:
- Phương diện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư
- Phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợcho vay vốn
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi đôn đốc quá trình thựchiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án
- Văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấyphép đầu tư
- Căn cứ quan trọng nhất để theo dõi đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồnđọng và vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác dự án
- Dự án đầu tư có tác dụng tích cực để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan
hệ giữa các bên có liên quan đến thực hiện dự án
- Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét, xử lý hài hoà mối quan hệ vềquyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước ViệtNam Và đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gialiên doanh
5
Trang 20Dự án đầu tư còn là căn cứ quan trọng để xây dựng hợp đồng liên doanh, soạnthảo điều luật của doanh nghiệp liên doanh.
Với những vai trò quan trọng như vậy không thể coi việc xây dựng một dự án đầu
tư là việc làm chiếu lệ để đi tìm đối tác, xin cấp vốn, vay vốn, xin giấy phép mà phải coiđây là một công việc nghiên cứu nghiêm túc, bởi nó xác định rõ ràng quyền lợi, nghĩa
vụ của chính bản thân đơn vị lập dự án trước Nhà nước và nhân dân
1.2.3 Nội dung và đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án đầu tư xây dựng có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, bao gồm một tổ chức
có mục tiêu và trình tự thực hiện các hoạt động đã được xác định rõ
Một số đặc trưng cơ bản của dự án:
- Dự án có mục đích, có yêu cầu chặt chẽ và kết quả, chất lượng, chi phí và thờigian Mỗi dự án khác nhau có thể có nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhiệm vụ lại có một kếtquả độc lập, do đó một dự án có thể có nhiều kết quả độc lập khác nhau kết hợp hìnhthành nên kết quả chung của dự án Việc quản lý các hoạt động này đòi hỏi dự án phảiđược phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệ khác nhau để thực hiện nhưng quản lýchung phải thống nhất để đạt các mục tiêu chung mà dự án cần đạt được
- Dự án có vòng đời riêng từ lúc hình thành phát triển đến khi kết thúc và có thờigian tồn tại hữu hạn; Một dự án bao giờ cũng có một quá trình hình thành, phát triển vàkết thúc Khi dự án kết thúc, kết quả của dự án được chuyển giao cho bộ phận quản lý,vận hành, sau đó nhóm QLDA giải tán
- Sản phẩm của dự án mang tính chất sáng tạo, đơn chiếc, duy nhất, độc đáo: mỗi
dự án được điều phối bởi một đội ngũ cán bộ khác nhau, tại một thời điểm, một khônggian, thời gian khác nhau về kết quả thực hiện Do đó khác với quá trình sản xuất, kết quảcủa dự án không phải là sản phẩm hàng loạt, mà có tính khác biệt cao
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản
lý chức năng với QLDA, giữa CĐT, nhà tư vấn, nhà thầu, nhà điều hành và các cơ quanquản lý Nhà nước Các bộ phận này có chức năng và sự tham gia vào dự án khác nhaunhưng phải thường xuyên có quan hệ với nhau để cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ đểđạt mục tiêu chung của dự án đặt ra
- Môi trường hoạt động “va chạm”, phức tạp, bất định và rủi ro Các dự án cùngchia nhau nguồn lực khan hiếm của tổ chức Các dự án cạnh tranh lẫn nhau và trong
Trang 21nhiều trường hợp khi hình thành tổ chức dự án các cán bộ tham gia dự án có thể đượcđiều động từ các tổ chức khác nhau, họ vừa chịu sự điều hành của dự án chung và chịuảnh hưởng của tổ chức ban đầu Do đó môi trường hoạt động của dự án có nhiều phức tạpnhưng cũng đầy năng động.
- Dự án sử dụng các nguồn lực có hạn: Tài chính, nhân lực, vật lực các dự án đòihỏi quy mô nguồn lực lớn để thực hiện trong một thời gian nhất định nhưng thời gian đầu
tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao
Chu trình của dự án đầu tư xây dựng gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư (Lập, thẩmđịnh, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình), thực hiện dự án đầu tư và kết thúc xâydựng đưa công trình vào khai thác sử dụng Ba giai đoạn được mô tả ở hình 1.3
Chuẩn bị đầu tư (Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư):
Nội dung công việc bao gồm:
- Nghiên cứu sự cần thiết về đầu tư và quy mô đầu tư
- Tiến hành tiếp xúc tham dò thị trường trong và ngoài nước để xác định nhu cầutiêu thụ, khả năng cạnh tranh sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất,xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư
- Tiến hành kiểm tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng
- Lập thuyết minh và thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chứccho vay đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư
Tại luật xây dựng năm 2003 quy định rõ: “CĐT có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức
tư vấn lập báo cáo đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật và chính các tài liệu này là cơ sởcho CĐT nghiên cứu, so sánh và lựa chọn phương án đầu tư để trình cơ quan có thẩmquyền, người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định”
Như vậy, khối lượng công việc cần thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư củaCĐT là rất lớn, đòi hỏi trách nhiệm cao Xét về quy trình, tính chất và yêu cầu của côngtác đầu tư xây dựng và thực tế công tác quản lý đầu tư xây dựng thời gian qua cho thấy:chất lượng hồ sơ của giai đoạn chuẩn bị đầu tư có ảnh hưởng nhiều đến các bước tiếptheo của quá trình đầu tư, và hiệu quả đầu tư của toàn bộ dự án
7
Trang 22-Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình:
Nội dung thực hiện dự án đầu tư bao gồm:
- Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất)
- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên
- Thực hiện việc giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch định cư và phục hồi (đốivới dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi) chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Mua sắm công nghệ và thiết bị
- Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng
- Thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán công trình
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng
- Tiến hành thi công xây lắp
- Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng
- Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: quản lý chất lượng xây dựng, quản
lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trườngxây dựng, quản lý môi trường xây dựng
- Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
- Vận hành thử, chuẩn bị hồ sơ cho việc nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sửdụng
Như vậy một khối lượng rất lớn được giao cho CĐT thực hiện trong giai đoạn quantrọng này
Kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Nội dung cần thực hiện của giai đoạn này bao gồm:
- Nghiệm thu, bàn giao công trình
- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình
- Bảo hành công trình
- Đánh giá sau dự án
- Quyết toán vốn đầu tư
- Phê duyệt quyết toán
Thực chất đây là những công việc mà CĐT phải thực hiện để đảm bảo các thủ tụcpháp lý và điều kiện kỹ thuật trong công việc bàn giao công trình cơ quan quản lý, sửdụng công trình thực hiện tốt được việc khai thác, vận hành công trình với hiệu quả caonhất
Trang 23Như vậy, các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối quan hệ hữu cơ với kết quả làtiền đề của giai đoạn sau Trong suốt quá trình đầu tư xây dựng, CĐT phải đảm nhiệmnhiều công việc, trong đó có nhiều công việc do CĐT trực tiếp thực hiện và có nhữngcông việc CĐT có thể thông qua các tổ chức tư vấn, cơ quan giúp việc để tổ chức thựchiện Tuy vậy dưới bất kỳ hình thức nào thì CĐT phải có trách nhiệm xuyên suốt, luônluôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án.Tuy nội dung và phạm vi hoạt động của CĐT về cơ bản không khác nhau giữa các dự án,nhưng đối với từng dự án cụ thể lựa chọn hình thức QLDA phù hợp và do vậy nội dung
cụ thể lựa chọn hình thức QLDA phù hợp và do vậy nội dung cụ thể hoạt động quản lýcủa CĐT có thể sẽ khác nhau
Thẩm định phê duyệt thiết kế và
dự toán công trìnhXin phép xây dựng và chuẩn bị mặt bằng
Trang 24Hình 1.3: Chu trình dự án đầu tư xây dựng
1.3 QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.3.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nhiệm vụ của QLDA đầu tư xây dựng
dự án Tuy nhiên, giữa họ không có sự thống nhất trong việc sử dụng con người vào cáclĩnh vực của dự án, cũng như công việc huy động lượng vốn vào từng công việc, hạngmục công trình, thời gian sắp xếp cho từng công việc đến khi hoàn thành
Tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựngThi công xây dựng, lắp đặtNghiệm thu công trình
Kết thúc dự ánBảo hành, bảo trì công trình
Bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng
Trang 25- QLDA đòi hỏi người thực hiện phải tiến hành nhiều hoạt động quản lý khác nhauvới quá trình quản lý sản xuất liên tục của các doanh nghiệp:
+ Phải tiến hành quản lý rủi ro một cách thường xuyên: do tính bất định và độ rủi rocao trong QLDA
+ Quản lý sự thay đổi: Môi trường của QLDA là biến động mà ổn định như doanhnghiệp sản xuất liên tục Quản lý tốt sự thay đổi nhằm thực hiện tốt mục tiêu của dự án.+ Quản lý nhân sự: Do tỷ lệ sử dụng nguồn nhân lực cao, sự mới mẻ về nhân sự chomỗi dự án mới, do đó việc lựa chọn một mô hình tổ chức thích hợp phân rõ trách nhiệm,quyền lực của từng cá nhân trong tổ chức là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thànhcông của dự án Đồng thời việc giải quyết nhân sự hậu dự án cũng là vấn đề cần tính tới
1.3.1 3 Vai trò của QLDA đầu tư xây dựng:
Mặc dù QLDA đòi hỏi sự nổ lực, tính tập thể và sự hợp tác nhưng vai trò của nó làrất lớn:
- Liên kết tất cả hoạt động, công việc của dự án: để đảm bảo dự án hoàn thành như
kế hoạch đặt ra thì các công việc cần phải có sự sắp xếp tuần tự một cách hợp lý Chính
vì vậy QLDA đã góp phần đảm bảo cho các công việc có sự liên quan, thống nhất vớinhau, diễn ra tuần tự như kế hoạch đề ra, góp phần thúc đẩy hoàn thiện dự án như kếhoạch
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm QLDAvới khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho các dự án
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thànhviên tham gia dự án
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn, vướng mắc nảy sinh và điều chỉnhkịp thời những thay đổi và điều kiện không dự đoán được Tạo điều kiện cho việc đàmphán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng
- Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn
1.3.1 4 Nhiệm vụ QLDA đầu tư xây dựng công trình:
Nhiệm vụ của công tác QLDA đầu tư cần phải được phân biệt trên hai góc độ: quản
lý Nhà nước và quản lý cơ sở
- Quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư:
Nhiệm vụ của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư bao gồm:
11
Trang 26-+ Xây dựng các chiến lược phát triển, có kế hoạch định hướng cho các địa phương vàvùng lãnh thổ, làm cơ sở hướng dẫn đầu tư cho các nhà đầu tư.
+ Xây dựng pháp luật, quy chế và các chính sách quản lý đầu tư: luật đầu tư, luậtthuế, luật bảo vệ môi trường, luật đất đai
+ Tạo môi trường kinh tế thuận lợi và các quy định khuôn khổ pháp lý cho hoạt độngđầu tư thông qua các kế hoạch định hướng, dự báo thông tin, luật pháp và các
chính sách đầu tư
+ Điều hòa thu nhập CĐT, chủ thầu xây dựng, người lao động và các dịch vụ tư vấn,thiết kế phục vụ đầu tư Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với người lao động tronglĩnh vực thực hiện đầu tư
+ Quản lý việc sử dụng đất đai tài nguyên một cách hợp lý, bảo vệ môi trường, quản
lý việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, điện nước và kếtcấu hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa để đảm bảo các điều kiện phát triển kinh
tế xã hội và cải thiện đời sống của mọi người dân
+ Tổ chức các doanh nghiệp thực hiện đầu tư của Nhà nước để điều tiết tham giađiều tiết thị trường và thực hiện đầu tư ở các lĩnh vực chỉ có Nhà nước mới được đảmnhận
+ Xây dựng chính sách đãi ngộ hoạt động đầu tư, quy định chức năng, tiêu chuẩn cán
bộ, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, và xử lý cán bộ thuộc thẩm quyền Nhà nước.+ Thực hiện kiểm soát Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, chống các hoạtđộng tiêu cục trong đầu tư
+ Đảm bảo đòi hỏi phát triển kinh tế đất nước phù hợp hoàn cảnh Việt Nam trongnền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa một cách hợp lý
+ Vận dụng kinh nghiệm của các nước vào hoàn cảnh của Việt Nam để xây dựng luật
lệ thể chế và phương thức quản lý đầu tư phù hợp với yêu cầu của quản lý kinh tế nóichung và mở rộng quan hệ với các nước khác trong lĩnh vực đầu tư
+ Đề ra giải pháp quản lý sử dụng vốn cấp phát cho đầu tư ngân sách suốt từ khâuxác định chủ trương đầu tư, phân phối vốn, quy hoạch thiết kế và thi công xây lắp côngtrình Đồng thời quản lý việc sử dụng các nguồn vốn khác để có các biện pháp thích hợpnhằm đảm bảo sự cân đối tổng thể của toàn bộ nền kinh tế
+ Đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng, bảo vệquyền lợi người tiêu dùng và an toàn xã hội
Trang 27+ Quản lý đồng bộ các hoạt động đầu tư từ khi bỏ vốn cho đến khi thanh lý các tàisản do đầu tư tạo ra.
- Quản lý của cơ sở:
+ Tổ chức thực hiện từng công cụ đầu tư cụ thể của đơn vị theo dự án đã được duyệtthông qua các hợp đồng ký kết của các đơn vị có liên quan theo pháp luật hiện hành.+ Quản lý sử dụng các nguồn vốn từ khi lập dự án, thực hiện đầu tư và vận hành cáckết quả đầu tư theo yêu cầu đề ra trong dự án được duyệt
+ Quản lý chất lượng, tiến độ và chi phí hoạt động đầu tư ở từng giai đoạn khácnhau, từng hoạt động khác nhau của dự án và toàn bộ dự án
- Sự khác nhau giữa quản lý Nhà nước và quản lý cơ sở:
Trên cơ sở nhiệm vụ quản lý vĩ mô và cấp cơ sở, chúng ta có thể phân biệt sự khácnhau giữa quản lý của Nhà nước và quản lý về phía cơ sở đối với hoạt động đầu tư nhằmtránh tình trạng Nhà nước vừa là người điều hành vừa là người thực hiện, có thể gây ratiêu cực rất lớn Sự khác nhau căn bản thể hiện ở các mặt sau:
+ Xét về mặt thể chế, Nhà nước là chủ thể quản lý chung hoạt động đầu tư của đấtnước Cơ sở quản lý hoạt động đầu tư ở đơn vị mình
+ Xét về mặt phạm vi, quản lý Nhà nước bao quát ở tầm vĩ mô, còn quản lý ở cơ sởchỉ bó hẹp ở phạm vi từng đơn vị
+ Về mục tiêu, quản lý Nhà nước nhằm mục tiêu chủ yếu là bảo vệ quyền lợi Quốcgia, bảo vệ những lợi ích chung nhất của mọi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là lợiích lâu dài Các cơ sở thì xuất phát chủ yếu từ lợi ích trực tiếp của mình trong khuôn khổpháp luật do Nhà nước quy định
+ Về phương hướng và nội dung phát triển đầu tư: Nhà nước chỉ đề ra các chiến lược
và kế hoạch định hướng, đưa ra các dự báo và thông tin về tình hình thị trường, nhu cầuđầu tư, điều tiết lợi ích cho toàn xã hội; còn các cơ sở phải nghiên cứu cho cơ hội đầu tưcủa mình, lập các dự án đầu tư cụ thể, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế, tài chínhcủa công cuộc đầu tư, được hưởng các lợi ích chính đáng và chịu sự điều lợi ích của Nhànước Riêng đối với công cuộc đầu tư từ vốn ngân sách thì Nhà nước phải quản lý trựctiếp nhiều hơn, phải quản lý cả hiệu quả tài chính lẫn hiệu quả kinh tế xã hội đối vớinhững dự án sản xuất kinh doanh
+ Về phương pháp quản lý, quản lý Nhà nước và quản lý cơ sở đều dựa trên nhữngnguyên lý và nguyên tắc quản lý cơ bản của khoa học quản lý Tuy nhiên cũng có khác
13
Trang 28-nhau: Nhà nước đóng vai trò người hướng dẫn, hỗ trợ giám sát và kiểm tra, còn các cơ sở
là người bị quản lý và người bị kiểm tra Nhà nước quản lý vừa bằng quyền lực thông quapháp luật và các quy định hành chính có tính chất bắt buộc, vừa bằng biện pháp kinh tếthông qua các chính sách cơ chế đầu tư, còn cơ sở thì quản lý bằng các phương pháp kinh
tế và nghệ thuật tiến hành đầu tư Các cơ sở là những đơn vị tự chủ có tư cách pháp nhân,bình đẳng trước pháp luật, chịu sự kiểm tra của các cơ quan Nhà nước Về mặt tài chínhthì cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư chỉ hoạt động bằng vốn cấp phát từ ngân sách,các cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính bằng nguồn vốn tự có, tín dụng, cấpphát (nếu công cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ)
1.3.2 Các hình thức QLDA đầu tư xây dựng công trình phổ biến
Theo Điều 62 của Luật xây dựng số 50 quy định: Căn cứ điều kiện năng lực của tổchức, cá nhân, người quyết định đầu tư, CĐT xây dựng công trình quyết định lựa chọnmột trong các hình thức QLDA đầu tư xây dựng công trình sau đây:
1.3.2.1 CĐT xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn QLDA đầu tư xây
dựng công trình:
Trường hợp CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đóphải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án.Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức tư vấn QLDA được thực hiện theo hợp đồng thỏathuận giữa hai bên Tư vấn QLDA được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lýnhưng phải được CĐT chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với CĐT Khi áp dụnghình thức thuê tư vấn QLDA, CĐT vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộmáy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tưvấn QLDA
Nhiệm vụ, quyền hạn của CĐT và tư vấn QLDA trong trường hợp CĐT thuê tư vấnQLDA được quy định như sau:
- CĐT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự
án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệuquả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật CĐT có trách nhiệmlựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn QLDA đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý
để giúp CĐT quản lý thực hiện dự án CĐT có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thựchiện hợp đồng của tư vấn QLDA
Trang 29- Tư vấn QLDA thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng kýkết giữa CĐT và tư vấn QLDA Tư vấn QLDA chịu trách nhiệm trước pháp luật và CĐT
về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng
Trình
Hợp đồng Hợp đồng
Phê duyệt
Quản lý Thực hiện
Hình 1.4 Hình thức CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án
1.3.2.2 CĐT xây dựng công trình trực tiếp QLDA đầu tư xây dựng công
trình:
Trường hợp CĐT trực tiếp QLDA thì CĐT thành lập Ban QLDA để giúp CĐT làmđầu mối quản lý dự án Ban QLDA phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ QLDAtheo yêu cầu của CĐT Ban QLDA có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc
mà Ban QLDA không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ýcủa CĐT
Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì CĐT
có thể không lập Ban QLDA mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điềuhành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dựán
Nhiệm vụ, quyền hạn của CĐT và Ban QLDA trong trường hợp CĐT thành lập BanQLDA
- CĐT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện đếnkhi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả,tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật Ban QLDA có thể được
DỰ ÁNNhà thầu
Trang 30giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phảiđảm bảo nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theođúng quy định Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho Ban QLDA phải được thể hiện trongquyết định thành lập Ban QLDA CĐT có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu tráchnhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA.
- Ban QLDA thực hiện nhiệm vụ do CĐT giao và quyền hạn do CĐT ủy quyền BanQLDA chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạnđược ủy quyền
Hợp đồng
Hình 1.5 Hình thức CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án
1.3.3 Nội dung QLDA đầu tư xây dựng công trình
1.3.3.1.Quản lý vĩ mô đối với dự án:
Quản lý nhà nước đối với các dự án bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác độngđến các yếu tố của quá trình hình thành, thực hiện và kết thúc dự án
Trong quá trình thực hiện triển khai dự án, Nhà nước mà đại diện là các cơ quan quản
lý Nhà nước về kinh tế sử dụng công cụ quản lý vĩ mô chính của Nhà nước để quản lýcác dự án bao gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch như chính sách về tài chính tiền
tệ, tỷ giá, lãi suất, chính sách đầu tư, chính sách thuế, hệ thống luật pháp, những quy định
về chế độ kế toán, thống kê, bảo hiểm tiền lương theo dõi chặt chẽ, định hướng và chiphối hoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đóng góp tích cực vào sự phát triểnkinh tế xã hội
1.3.3.2.Quản lý vi mô đối với dự án:
Quản lý ở tầm vi mô là quá trình quản lý các hoạt động cụ thể của dự án Nó bao gồmnhiều khâu công việc: như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát các hoạt động của dự án
Trang 31QLDA bao gồm hàng loạt vấn đề như quản lý thời gian, chi phí, nguồn vật tư, rủi ro,quản lý hoạt động mua bán quá trình QLDA được thực hiện trong suốt các giai đoạn từchuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến giai đoạn vận hành kết quả của dự án Trong từnggiai đoạn, tuy đối tượng quản lý cụ thể có khác nhau nhưng đều phải gắn bó với ba mụctiêu cơ bản của hoạt động QLDA là thời gian, chi phí và kết quả hoàn thành.
1.3.3.3 Lĩnh vực QLDA:
Theo đối tượng quản lý, QLDA có các lĩnh vực sau:
- Lập kế hoạch tổng quan: là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự logic, là việcchi tiết hóa các mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một chươngtrình để thực hiện các công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau củamột dự án để được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ
- Quản lý phạm vi: là việc xác định giám sát việc thực hiện mục đích, mục tiêu của
dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án cần phải thực hiện, công việc nào ngoàiphạm vi dự án
- Quản lý thời gian: là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời giannhằm đảm bảo tiến độ thời gian hoàn thành dự án Nó chỉ rõ mỗi công việc kéo dài baolâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án khi nào hoàn thành
- Quản lý chi phí: là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến
độ cho từng công việc và toàn bộ dự án là việc tổ chức, phân tích số liệu và báo cáonhững thông tin về chi phí
- Quản lý chất lượng: là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượngcho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong muốncủa CĐT
- Quản lý nhân lực: là việc hướng dẫn, phối hợp những nổ lực của mọi thành viêntham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án
- Quản lý thông tin: là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cáchnhanh nhất và chính xác nhất giữa các thành viên dự án với các cấp quản lý khác nhau
- Quản lý rủi ro: là việc xác định các yếu tố rủi ro dự án, lượng hóa mức độ rủi ro và
kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro
- Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: là quá trình lựa chọn, thương lượng,quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịchvụ cho dự án
17
Trang 32-1.3.3.4 Quản lý theo chu kỳ của dự án:
Một dự án thường có một hay một số mục tiêu cần thực hiện, có thời gian dài và có độchính xác nhất định nên khi đơn vị quản lý thường chia dự án thành một số giai đoạn thựchiện Mỗi giai đoạn bao gồm một hoặc nhiều công việc Tổng hợp các giai đoạn này đượcgọi là chu kỳ của dự án Chu kỳ dự án xác định điểm ban đầu, điểm kết thúc dự án, đồngthời cũng xác định công việc nào sẽ được thực hiện từng pha và ai sẽ tham gia thực hiện
Nó cũng chỉ ra những công việc còn lại nào ở giai đoạn cuối sẽ thuộc hoặc không thuộcphạm vi dự án
Thông qua chu lỳ dự án có thể nhận thấy một số đặc điểm: thứ nhất, mức chi phí vàyêu cầu nhân lực thường thấp khi bắt đầu dự án, tăng cao hơn vào thời kỳ phát triển,nhưng giảm nhanh chóng khi dự án bước vào giai đoạn kết thúc Thứ hai, xác suất hoànthành dự án thành công nhất và do đó rủi ro là cao nhất khi bắt đầu dự án Xác suất thànhcông khi dự án bước qua các pha sau Thứ ba, khả năng ảnh hưởng của CĐT tới đặc tínhcuối cùng của sản phẩm dự án và do đó tới chi phí là cao nhất vào thời kỳ bắt đầu vàgiảm mạnh khi dự án được tiếp tục ở các pha sau
1.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC BAN QLDA
1.4.1 Khái niệm về Ban QLDA
Ban QLDA là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, chịu trách nhiệm trước phápluật về các vấn đề nảy sinh trong quá trình QLDA Ban QLDA có thể được thành lập từnhân sự của CĐT hoặc là một tổ chức có đăng ký giấy phép kinh doanh thực hiện thayCĐT công tác tổ chức, giám sát điều hành để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ,đúng yêu cầu kỹ thuật, kinh tế
1.4.2 Phân loại Ban QLDA
1.4.2.1 Ban QLDA được lập từ nhân sự của CĐT:
Theo hình thức CĐT trực tiếp QLDA: CĐT tự lập ra Ban QLDA riêng từ chính nhân
sự của mình hoặc sử dụng chính Ban QLDA đã tham gia QLDA công trình cũ để QLDAmới
Theo hình thức quản lý theo bộ phận chức năng: CĐT giao công việc QLDA cho mộtphòng ban của tổ chức mình để QLDA hoặc giao cho các cán bộ từ các phòng ban trong
tổ chức của mình làm việc kiêm nhiệm công việc QLDA
1.4.2.2 Ban QLDA được CĐT thuê mướn:
Trang 33Hình thức chìa khoá trao tay: CĐT giao cho nhà thầu hoặc các nhà thầu nhỏ liên kếtdưới hình thức liên danh thực hiện việc QLDA Hình thức này bao gồm toàn bộ quá trìnhlập dự án đầu tư cho đến khi kết thúc công trình và bàn giao lại cho CĐT.
Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: CĐT giao cho Ban QLDA chuyên ngành hoặcthuê một doanh nghiệp, tổ chức có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn đứng ra quản lýtoàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án Ban QLDA là một pháp nhân độc lập chịutrách nhiệm trước pháp luật và CĐT về toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án
1.5 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Hoạt động QLDA phải chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường vĩ mô và môitrường vi mô Việc nghiên cứu sự tác động của môi trường đó sẽ phần nào giúp hoạtđộng QLDA đầu tư xây dựng công trình đúng đắn, chất lượng tốt, tránh tình trạng quản
lý đầu tư không hiệu quả và dẫn đến những rủi ro cao
1.5.1 Môi trường vĩ mô
1.5.1.1 Môi trường kinh tế:
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động QLDA đầu tư xây dựng côngtrình, sự tác động của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động hơn các môitrường khác trong môi trường vĩ mô
- Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân: Thông qua sốliệu về tốc độ tăng trưởng của GDP và GNP hàng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng củanền kinh tế và tốc độ tăng thu nhập tính bình quân đầu người Từ đó biết được xu hướngđầu tư cơ sở hạ tầng công trình giao thông tăng hay giảm
- Nguồn vốn đầu tư: Các dự án đầu tư xây dựng công trình hiện nay ở nước ta chủyếu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ Khi nền kinh tế ổn định,các khoản dự trù của ngân sách Nhà nước để đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng ổn địnhhoặc nhiều hơn góp phần đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng công trình Nhưng khi nềnkinh tế khó khăn nguồn vốn đầu tư hạn chế, thì việc đầu tư xây dựng công trình, pháttriển cơ sở hạ tầng cũng hạn chế rất nhiều
- Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát và vấn đề chống lại lạm phát là một trong những yếu tốcần xem xét Trên thực tế nếu tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả vật tư vật liệu
và giá nhân công rất khó Lạm phát tăng lên là mối đe dọa cho việc đầu tư xây dựng côngtrình do các công trình xây dựng giá trị rất lớn và thời gian thi công kéo dài Điều này đòi
19
Trang 34-hỏi công tác quản lý tính toán phải hết sức chặt chẽ về chi phí đầu tư xây dựng côngtrình.
1.5.1.2 Môi trường chính trị và pháp luật:
Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thốngpháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ, và những diễn biếnchính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới
- Vai trò của Chính phủ đối với nền kinh tế: Chính phủ có một vai trò quan trọng tolớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ vàcác chương trình chi tiêu của mình Chính Phủ quyết định các chiến lược, quy hoạch pháttriển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; các chương trình, dự án quốc gia thuộccác lĩnh vực quản lý nhà nước và ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm
vi quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động QLDAđầu tư xây dựng công trình
- Luật pháp: Đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc ràng buộcđòi hỏi công tác QLDA phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh
- Các xu hướng chính trị và đối ngoại: Chứa đựng những tín hiệu về các vấn đề hợptác với các nước, các tổ chức quốc tế về việc thu hút nguồn đầu tư xây dựng các dự ánphát triển cơ sở hạ tầng giao thông của cả nước như ODA, WB, JBIC…
1.5.1.3 Môi trường văn hóa – Xã hội:
- Văn hóa: Những công trình xây dựng giao thông có đặc điểm xây dựng thời giankéo dài và trải dài đi qua nhiều tỉnh thành Nên yếu tố văn hóa về lối sống của người dân,phong
tục tập quán, trình độ nhận thức ảnh hưởng đến công tác QLDA
- Dân số: (1) Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động đến các chínhsách của xã hội và xu hướng đầu tư mở rộng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng giao thông (2)Công trình xây dựng đi qua các khu vực có mật độ dân cư khác nhau đông hay thưa,phương tiện đi lại nhiều hay ít sẽ đưa ra các phương án thi công phù hợp
1.5.1.4 Môi trường tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu cảnh quan thiên nhiên, đất đai,sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản, môi trường nước và không khí Do vậy đòihỏi công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình cao, kỹ lưỡng Hạn chế những tácđộng không tốt gây ô nhiễm môi trường xung quanh nơi công trình đi qua
Trang 351.5.1.5 Môi trường công nghệ:
Sự ra đời của những công nghệ mới hiện đại đã làm tăng khả năng thi công côngtrình của các nhà thầu Tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào thi công côngtrình để xây dựng công trình đạt chất lượng tốt và rút ngắn thời gian Điều này cũngđồng nghĩa với việc công tác quản lý cũng yêu cầu chặt chẽ, người quản lý phải luôn nắmbắt quy trình công nghệ mới phát huy được những ưu điểm mà công nghệ mới hiện đạiđem lại
Hình 1.6: Môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động QLDA đầu tư xây dựng
1.5.2 Môi trường vi mô:
1.5.2.1 Tầm quan trọng của dự án:
Các dự án với tầm quan trọng cao, có tính chất chiến lược phát triển kinh tế Quốcgia, kinh tế vùng hay được ưu tiên để hoàn thành sớm theo yêu cầu đòi hỏi công tácQLDA tập
trung cao, tập trung vốn nhiều, đạt đúng tiến độ và chất lượng công trình đảm bảo
1.5.2.2 Yếu tố con người tham gia quản lý dự án:
Người lãnh đạo: Người lãnh đạo càng am hiểu kiến thức, có kinh nghiệm quản lý, ra
quyết định đúng đắn kịp thời sẽ giúp cho công tác quản lý công trình xây dựng hiệu quả.Trình độ năng lực nhân sự đội ngũ quản lý: Với đội ngũ nhân sự có trình độ chuyênmôn cao, tinh gọn, làm việc hiệu quả càng cao sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý cànglớn và ngược lại
Công tác tổ chức cán bộ tham gia dự án: Việc sắp xếp cơ cấu các phòng ban và tổchức bộ máy nhân viên làm việc hợp lý tác động đến hiệu quả công tác QLDA và ngược
Môi trường văn hóa –
xã hội
Môi trường tự nhiên
Môi trường công nghệ
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Trang 36lại Việc sắp xếp không hợp lý không phân rõ chức năng sẽ quản lý một cách chồng chéo,
có thể dẫn đến đổ lỗi trách nhiệm cho nhau
1.5.2.3 Hệ thống kiểm soát:
Các kế hoạch được đặt ra và việc thực hiện chúng như thế nào vừa là thước đo chocông tác QLDA vừa là biện pháp kiểm soát đo lường tốc độ dự án Công tác báo cáohàng tháng, hàng quý tình hình thực hiện dự án đối với lãnh đạo và cơ quan cấp trêncũng là yếu tố để kiểm soát đến công tác QLDA
1.5.2.4 Nhà thầu thi công:
Số lượng và quy mô của các nhà thầu hoạt động trong ngành xây dựng công trìnhngày càng nhiều, với năng lực trong ngành nghề xây dựng rất đa dạng Nhà quản lý có rấtnhiều lựa chọn những nhà thầu có đủ trình độ, năng lực phù hợp với yêu cầu của từnggói thầu Tuy nhiên cũng có rất nhiều nhà thầu thi công khi trúng thầu lại không đủ nănglực thực hiện gói thầu hoặc thi công chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chấtlượng công trình
Hình 1.7: Môi trường vi mô tác động đến hoạt động QLDA đầu tư xây dựng
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã đề cập đến các vấn đề chung nhất về QLDA đầu tư và xây dựng nóichung và trong đó nói rõ một số khái niệm cần thiết về đầu tư, dự án đầu tư và các hìnhthức QLDA đầu tư xây dựng công trình Chương 1 cũng nêu được khái niệm về BanQLDA và các mô hình Ban QLDA Tìm hiểu những tác động của môi trường vĩ mô và vi
mô đến hoạt động QLDA đầu tư xây dựng công trình Từ những lý luận ở chương 1 sẽ là
cơ sở để phân tích được các vấn đề trong chương 2
lý dự án
Hệ thống kiểm soát
Nhà thầu thi công
MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Trang 37CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ QLDA ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TRUNG TÂM
QL&KT CTCC HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM QL&KT CTCC HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
2.1.1 Vị trí, nguyên tắc hoạt động
2.1.1.1 Vị trí:
- Văn phòng làm việc của Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương đặt tại, số
297 đường 2/4, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương
Ban quản lý dự án huyện Đơn Dương (nay là Trung tâm QL&KT CTCC huyệnĐơn Dương) được thành lập theo Quyết định số 2345/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 củaUBND tỉnh Lâm Đồng về việc thành lập Trung Tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dươngthuộc Ủy ban nhân dân huyện Đơn Dương
2.1.1.2 Nguyên tắc hoạt động:
- Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương là đơn vị đại diện CĐT điều hànhthực thi dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹthuật, công trình dân dụng công nghiệp, quy hoạch đô thị, chịu trách nhiệm trước UBNDtỉnh giao, sở - ngành, UBND huyện Đơn Dương và Nhà nước về quản lý vốn trong nước
và vốn nước ngoài, nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
- Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương là đơn vị sự nghiệp công lập; đượcgiao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế vàtài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Điều 152 Luật xây dựng 50/2014/QH13ngày 18/06/2014 của Chính phủ; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước huyện Đơn Dương
- Giám đốc điều hành Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương theo chế độ thủtrưởng chịu trách nhiệm trước UBND huyện Đơn Dương và pháp luật về mọi hoạt độngcủa Trung tâm QL&KT CTCC huyện Các phó giám đốc điều hành theo các phần việcđược phân công của giám đốc; Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc và phápluật trong việc điều hành nghiệp vụ tài chính kế toán của Trung tâm QL&KT CTCChuyện theo quy định quản lý tài chính – kế toán hiện hành
2.1.2 Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn
23
Trang 38-2.1.2.1 Nhiệm vụ của Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương:
Thay mặt UBND huyện quản lý quá trình đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư củahuyện Đơn Dương giao theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày ngày 18/06/2015 về QLDAđầu tư xây dựng:
Được UBND huyện giao nhiệm vụ Chủ đầu tư tuyển chọn các tư vấn đầu tư xâydựng để làm các công việc:
- Điều tra, khảo sát lập dự án đầu tư
- Khảo sát thiết kế, lập tổng dự toán, dự toán công trình; lập hồ sơ mời thầu (xâylắp, mua sắm vật tư thiết bị), giám sát kỹ thuật xây dựng, nghiệm thu bộ phận và toàn bộcông trình thuộc dự án đầu tư; Thẩm định, phê duyệt công việc, kết quả đấu thầu, đềcương nhiệm vụ, chi phí khảo sát lập báo cáo đầu tư dự án và điều chỉnh dự án đầu tư
- Chuẩn bị hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án, thiết kế kỹthuật, tổng dự toán và giao các hồ sơ được duyệt cho các nhà thầu
- Đàm phán, thương thảo, ký kết hợp đồng xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị, trợgiúp kỹ thuật và quản lý khai thác dự án với các nhà thầu để thực hiện nhiệm vụ thi côngxây lắp công trình và các nhiệm vụ khác quy định trong hợp đồng
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, kể cả điều chỉnh, bổ sungđối với dự án thiết kế 3 bước, hoặc những dự án được người quyết định đầu tư ủy quyềnnhưng không làm thay đổi quy mô, tiêu chuẩn thiết kế của dự án và không vượt Tổngmức đầu tư đã được duyệt, trừ những trường hợp phức tạp phải xin ý kiến của ngườiquyết định đầu tư
- Thẩm định, phê duyệt dự toán bổ sung khối lượng phát sinh, bù giá hợp đồng theoquy định hiện hành đã được thể hiện trong hợp đồng, tổng giá trị dự toán bổ sung khôngvượt quá dự phòng của gói thầu đã ghi trong hợp đồng; trường hợp vượt phải có văn bảntrình người quyết định đầu tư xem xét quyết định
- Công tác lựa chọn nhà thầu trong quá trình đầu tư:
+ Quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; phê duyệt hồ sơ mời thầu quan tâm,danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu đối với đấu thầu rộng rãi gói thầu tư vấn.+ Tổ chức lựa chọn và phê duyệt danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu đối với đấuthầu hạn chế
Trang 39+ Tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các góithầu tư vấn: kiểm toán, bảo hiểm công trình các dự án nhóm B,C; thẩm định, phê duyệt
hồ sơ mời thầu thẩm tra thiết kế và dự toán
- Quản lý chặt chẽ kinh phí của dự án trong tổng dự toán được duyệt theo đúng cácquy định hiện hành của Nhà nước, khi tổng dự toán, hoặc dự toán hạng mục công trìnhtăng lên phải báo cáo kịp thời cho người quyết định đầu tư quyết định
- Theo dõi, kiểm tra, nghiệm thu và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, thanhtoán phiếu giá công trình cho các nhà thầu xây lắp theo hợp đồng đã ký kết Làm việc vớicác cơ quan chức năng để giải quyết chế độ chính sách, định mức, đơn giá
- Lập và thực hiện kế hoạch huy động nguồn nhân lực và sử dụng vốn đầu tư, kếhoạch tài chính của dự án
- Được CĐT giao giải quyết các thủ tục đất đai, tổ chức thực hiện đền bù, giảiphóng mặt bằng, xin phép xây dựng và khai thác tài nguyên
- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình, đưa công trình vào khai thác, sử dụngtheo quy định hiện hành và hợp đồng đã ký kết
- Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
và đưa vào khai thác sử dụng theo quy định hiện hành
- Trình UBND tỉnh, Sở - Ngành, UBND huyện Đơn Dương duyệt kế hoạch,phương thức thực hiện, cơ chế quản lý kinh tế kỹ thuật, cấp phát quản lý vốn cho phùhợp với thông lệ Quốc tế và các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam
- Tư vấn quản lý điều hành dự án xây dựng các công trình trên địa bàn huyện ĐơnDương theo đúng quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số
32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ.
- Thực hiện việc quản lý sử dụng vay thu hồi và hoàn trả vốn theo quy định phápluật đối với các dự án đầu tư do UBND huyện Đơn Dương giao cho sử dụng nhiều nguồnvốn khác nhau
Trang 40Từ chối nghiệm thu, thanh toán những khối lượng công việc không đảm bảo yêucầu chất lượng, tiến độ hoặc không đúng thể chế hiện hành.
- Yêu cầu các nhà thầu xuất trình các chứng từ, thủ tục giấy tờ cần thiết theo quyđịnh để đảm bảo cho việc thanh quyết toán khối lượng đã được nghiệm thu đúng chínhsách chế độ hiện hành
- Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để giải quết những vướng mắc vượt quáthẩm quyền giải quyết
2.1.2.3 Trách nhiệm:
- Đảm bảo tính pháp lý về các hồ sơ thiết kế, dự toán, chất lượng và giá thành côngtrình
- Nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng hoàn thành theo đúng tiến độ và thời hạn
đã được cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các nhà thầu
- Kiểm tra tính đúng đắn hợp pháp của hồ sơ hoàn công công trình theo quy địnhhiện hành
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm QL&KT CTCC huyện Đơn Dương
- Giám đốc và các phó giám đốc giúp việc
- Các phòng tham mưu giúp việc
- Các bộ phận chuyên môn
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC