1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Phân tích khả năng cháy nổ và biên pháp phòng ngừa của xăng dầu

17 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 250,5 KB

Nội dung

I. TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHÁY NỔ CỦA XĂNG DẦU1. Sơ lược về xăng dầu2. Phân tích khả năng cháy, nổ của xăng, dầu3. Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của xăng dầuII. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCC ĐỐI VỚI XĂNG DẦU1. Phân loại nguy hiểm cháy, nổ2. Tình hình cháy, nổ, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các cửa hàng xăng dầu3. Thực trạng công tác PCCC tại các cửa hàng xăng dầuIII. NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ DẪN TỚI CHÁY, NỔ XĂNG DẦU1. Nguy cơ do con người2. Nguy cơ do thiên nhiênIV. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ XĂNG DẦU1. Trong công tác đầu tư xây dựng2. Trong quá trình hoạt độngV. BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ1. Biện pháp chữa cháy theo mặt lửa2. Biện pháp chữa cháy theo chu vi3. Biện pháp chữa cháy theo diện tích

Trang 1

MỤC LỤC

2 Phân tích khả năng cháy, nổ của xăng, dầu

3 Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của xăng dầu

1

1 Phân loại nguy hiểm cháy, nổ

2 Tình hình cháy, nổ, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các cửa hàng xăng dầu

3 Thực trạng công tác PCCC tại các cửa hàng xăng dầu

III NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ DẪN TỚI CHÁY, NỔ XĂNG DẦU

1 Nguy cơ do con người

2 Nguy cơ do thiên nhiên

7

1 Trong công tác đầu tư xây dựng

2 Trong quá trình hoạt động

V BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

1 Biện pháp chữa cháy theo mặt lửa

2 Biện pháp chữa cháy theo chu vi

3 Biện pháp chữa cháy theo diện tích

15

Trang 2

I Tính chất nguy hiểm cháy nổ của xăng, dầu.

1.1 Sơ lược về xăng dầu

1.1.1 Giới thiệu chung về xăng dầu

Hàng năm trên thế giới sử dụng một lượng nhiên liệu rất lớn: hơn 3 tỷ tấn dầu và hơn 2 tỷ tấn khí Cho đến nay với công nghệ khai thác và chế biến dầu ngày càng phát triển, con người tiếp tục tìm ra những mỏ dầu mới và sử dụng nhiều hơn nguồn nhiên liệu dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ Ở Việt Nam dầu mỏ bắt đầu được khai thác từ năm 1986 cho tới nay

Từ dầu mỏ, bằng các quá trình chế biến hóa học có thể tạo ra hàng loạt các sản phẩm như:

- Các sản phẩm năng lượng: Những sản phẩm này được sử dụng để làm chất đốt

và nhiên liệu động cơ như Xăng, dầu hỏa, dầu diezel, dầu FO

- Các sản phẩm phi năng lượng: Những sản phẩm này không sử dụng như một dạng năng lượng mà được sử dụng vào các mục đích khác như dầu nhờn, mỡ bôi trơn, nhựa đường

- Các sản phẩm hóa học: Những bán thành phẩm thuộc loại các hóa chất trung gian như axit, rượu, aldehit, xeton và các sản phẩm hóa học cung cấp cho sản xuất hoặc tiêu dùng, như các loại chất dẻo, cao su, sợi hóa học, phân bón, các chất động bề mặt, thuốc nhuộm…

1.1.2 Khái niệm cửa hàng xăng dầu:

Công trình xây dựng phục vụ việc mua/bán xăng, diezel, dầu hỏa, các loại dầu mỡ nhờn và khí dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai (LPG) v.v…

1.2 Phân tích khả năng cháy nổ của xăng, dầu.

Cháy là gì?

Cháy là quá trình phản ứng hóa học tạo ra khói, bụi, nhiệt và ánh sáng Quá trình này gọi

là quá trình phát hỏa Và tất nhiên khi cháy chúng ta dễ dàng nhìn thấy ngọn lửa của đám cháy tạo ra

Trang 3

Cháy xuất phát từ đâu?

Cháy gây ra bởi quá trình phản ứng tiếp xúc giữa 3 yếu tố

- Nhiệt

- Nhiên liệu

- Oxy

Nhiệt : Nhiệt được tạo ra bởi rất nhiều nguồn như điện, tia lửa, ma sát vv

Nhiên liệu: Bất kỳ cái gì có thể cháy được đề là nhiên liệu của quá trình cháy Ví dụ như

những cái mà chúng ta thấy hàng ngày như giấy, gỗ, xăng, dầu, vải, vvv Nhiên liệu cháy

có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí (gas)

Oxy: Oxy luôn có sẵ trong không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày trong quá trình cháy

thì Oxy quanh đám cháy sẽ tham gia phản ứng cháy Có càng nhiều Oxy tham gia thì đám cháy càng trở lên mạnh hơn và hung hãn hơn

Cái gì có thể tạo nên một đám cháy?

Như đã nói ở trên, cháy được tạo ra bởi ba yếu tố cần thiết (Nhiệt, Nhiên liệu và Oxy) Tuy nhiên chúng ta hãy nghĩ xem những yếu tố kia đến từ đâu nhé

- Nguồn điện : Nguồn điện từ bất cứ đâu mà chúng ta thấy như được tạo ra bở sét, điện sinh hoạt hàng ngày, máy phát điện, bình trữ điện hay các đường dây truyền tảiđiện vv

- Rò rỉ của một số loại hóa chất: Một số loại hóa chất khi tiếp xúc với không khí hoặc tạp chất khác có sẵn quanh đó sẽ tạo ra nhiệt

- Ma xát: như chúng ta gõ hai hòn đá vào nhau ở thời kỳ đồ đá Hay ngày nay chúng ta

Trang 4

quẹt que diêm Sự ma sát của những vật chuyển động (trục quay, bánh đà )

- Nhiện liệu: Là giấy, gỗ, vải, nhựa xăng dầu và các lọai hóa chất khác vvv

- Oxy: Luôn có sẵn trong không khí và chúng hiện diện khắp nơi

Thế nào là quá trình nổ

Bản chất của quá trình nổ là sự gia tăng áp xuất độ ngột ở một không gian hạn chế Đôi khi xảy ra nổ ở một vài đám cháy đó là do nguồn nhiên liệu cháy dồi dào Đám cháy phát triển rất nhanh trong một khoảng thời gian cực ngắn lúc này nhiệt độ tại tâm đám cháy tăng lên một cách nhanh chóng làm tăng áp xuất của điểm cháy lên - quá trình nổ xảy ra ngay lúc đó

Làm thế nào để ngăn ngừa cháy nổ xảy ra?

Như chúng ta đã nói ở trên, muốn xảy ra cháy thì phải hội đủ ba yếu tố (Nhiệt, nhiên liệu

và Oxy) Việc ngăn ngừa cháy nổ được tiến hành đơn giản nhất là cách ly một trong ba yếu tố trên

Do không ôxy luôn tồn tại trong không khí, mà không khí thì có mặt khắp mọi nơi nên chúng ta hãy tập trung vào việc làm hạ nhiệt độ của môi trường và cách ly nguồn nhiên liệu

- Không để ngọn lửa tiếp xúc với các nguồn nhiên liệu: Không hút thuốc, đốt nóng, hay hàn cắt nơi có có các chất dễ cháy

- Luôn kiểm tra các chi tiết chuyển động của thiết bị, máy móc đề phòng sự gia nhiệt do

ma sát tạo ra

- Không sử dụng quá tải cho các loại dây dẫn điện

- Trang bị các thiết bị bảo vệ quá tải cho nguồn điện

- Kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị điện thường xuyên

- Trang bị hệ thống chống sét

- Sử dụng những vật liệu an toàn không gây lên tia lửa điện hoặc nhiệt

- Các kho chứa hàng, hóa chất luôn thông thoáng

- Thùng hàng, hoặc bồn chứa hóa chất phải được đậy nắp kỹ và kiểm tra thường xuyên

- Không để các chất có phản ứng trực tiếp gần nhau v v

1.2.1 Tính chất vật lý liên quan đến cháy, nổ

- Xăng dầu là chất lỏng dễ bay hơi Hơi xăng, dầu nhẹ hơn không khí do đó hơi xăng dầu thoát ra khỏi thiết bị chứa (đường ống, bể chứa v.v), khuyếch tán trong không khí kết hợp với không khí ở một tỷ lệ nhất định tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ

- Hơi xăng, dầu bắt cháy ở nhiệt độ thấp Xăng các loại bắt cháy ở nhiệt độ dưới

00C, (ví dụ như xăng ôtô A92 có nhiệt độ bắt cháy là -360C) Do vậy ở bất kỳ điều kiện khí hậu nào ở nước ta, xăng dầu đều bay hơi và có khả năng tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ

- Xăng dầu không tan trong nước và có tỷ trọng nhẹ hơn nước (tỷ trọng của xăng dầu từ 0,7 đến 0,9), vì vậy khi thoát ra xăng dầu có thể nổi trên mặt nước, dễ dàng chảy loang nhanh ra xung quanh

Trang 5

- Xăng dầu cháy toả ra nhiều nhiệt, do vậy khi cháy khó tiếp cận khu vực cháy Thực nghiệm cho thấy 1kg xăng dầu cháy toả ra một nhiệt lượng là 10450 - 11250 kcal, trong khi đó 1kg gỗ nếu cháy hết chỉ toả ra 2400 đến 2500 Kcal Xăng dầu có khả năng phát sinh tĩnh điện Xăng dầu là một loại chất lỏng hầu như không dẫn điện (điện trở suất rất lớn 1012 đến 1017Ω.m)

- Trong quá trình bơm rót, xuất nhập, vận chuyển, xăng dầu dễ bị va đập mạnh, ma sát với nhau và với thành các đường ống, thiết bị bể chứa sinh ra các điện tích Các điện tích này tích tụ lại đến một thế hiệu đủ lớn sẽ gây ra hiện tượng phóng tia lửa điện (thế hiệu đạt tới 200.000 V)

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng trên là do các phương tiện, dụng cụ dùng

để bảo quản, vận chuyển, xuất nhập xăng dầu không có bộ phận tiếp đất hoặc có nhưng không đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật

Khả năng nhiễm điện ở xăng dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ tinh khiết của xăng dầu, trạng thái bề mặt bên trong của thiết bị chứa xăng dầu, đặc tính của xăng dầu khi cháy ở các thiết bị chứa dẫn đến hiện tượng sôi trào

- Tốc độ cháy lan của xăng dầu: Tốc độ cháy lan trên bề mặt đạt từ 20 -30 m/phút, vận tốc cháy khối lượng 195 kg/m2.h Đặc điểm này là nguyên nhân tạo thành các đám cháy xăng dầu lớn

- Giới hạn cháy nổ dưới của xăng là 0.5% thể tích và giới hạn trên là 70% thể tích

- Nhiệt độ tự bắt cháy là nhiệt độ mà ở đó có phản ứng cháy tự xảy ra đối với hỗn hợp không khí- nhiên liệu (hoặc Oxy - nhiên liệu) - Nhiệt độ tự bắt cháy tối thiểu phụ thuộc:

+ Thiết bị thử nghiệm

+ Tỷ lệ không khí / nhiên liệu

+ Áp suất hỗn hợp

- Nhiệt độ tự bắt cháy của xăng:

+ Trong oxi: lớn hơn 240 độ C

+ Trong không khí là 280 – 430 độ C

- Nhiệt độ tự bắt cháy của DO:

+ Trong oxi: lớn hơn 240 độ C

+ Trong không khí: 250 – 430 độ C

1.2.2 Tính chất hóa học liên quan đến cháy, nổ

Trang 6

- Trong thành phần của xăng dầu chứa hàm lượng nhất định hợp chất lưu huỳnh ở dạng hòa tan Khi sử dụng bể thép để bảo quản xăng dầu, sunfua sắt được tạo thành theo phản ứng sau:

2Fe(OH)3 + 3H2S = Fe2S3 + 6H2O

Sunfua sắt Fe2S3 tạo thành, lắng đọng ở đáy bể và bám vào thành bể tiếp xúc với ôxy tạo phản ứng ôxy hóa và tỏa nhiệt và gây cháy, nổ thiết bị chứa

Fe2S3 + 3O2 = 2Fe2O3 + 6S + Q

- Xăng dầu có khả năng tạo thành các sunphua sắt: Trong xăng dầu luôn có một hàm lượng nhất định nguyên tố lưu huỳnh (S), lưu huỳnh trong xăng dầu thường tồn tại dưới dạng hợp chất H2S hoà tan hay bay hơi Do vậy các thiết bị, đường ống, bể chứa bằng thép dễ bị ăn mòn bởi lưu huỳnh tác dụng với thành bể, tạo thành các sunphua sắt tác dụng với ôxy của không khí, quá trình phản ứng toả nhiệt (nhiệt độ ở vùng ôxy hoá đạt tới

6000C) có thể gây cháy, nổ hỗn hợp tạo thành

- Xăng dầu có tính độc hại, nhất là loại xăng có pha chì, do đó nếu tiếp xúc với xăng dầu mà không có các thiết bị bảo hộ lao động sẽ dễ bị ngộ độc, có khi dẫn đến tử vong hoặc mắc các bệnh về phổi

* Khả năng cháy nổ của các loại nhiên liệu phụ thuộc vào nhiệt độ chớp cháy, nhiệt

độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy

- Giả sử có một chất cháy ở trạng thái lỏng, ví dụ nhiên liệu diezel, được đặt trong cốc bằng thép Cốc được nung nóng với tốc độ nâng nhiệt độ xác định Khi tăng dần nhiệt độ của nhiên liệu thì tốc độ bốc hơi của nó cũng tăng dần Nếu đưa ngọn lửa trần đến miệng cốc thì ngọn lửa sẽ xuất hiện kèm theo tiếng nổ nhẹ, nhưng sau đó ngọn lửa lại tắt ngay

=> Vậy, nhiệt độ tối thiểu tại đó ngọn lửa xuất hiện khi tiếp xúc với ngọn lửa trần sau đó tắt ngay gọi là nhiệt độ chớp cháy của nhiên liệu

Nếu ta tiếp tục nâng nhiệt độ của nhiên liệu cao hơn nhiệt độ chớp cháy thì sau khi đưa ngọn lửa trần tới miệng cốc quá trình cháy xuất hiện sau đó ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy Nhiệt độ tối thiểu tại đó ngọn lửa xuất hiện và không bị dập tắt gọi là nhiệt độ bốc cháy của nhiên liệu

Nung nóng bình có chứa metan và không khí, từ từ ta sẽ thấy ở nhiệt độ nhất định thì hỗn hợp khí trong bình sẽ tự bốc cháy mà không cần có sự tiếp xúc với ngọn lửa trần

=> Vậy, nhiệt độ tối thiểu tại đó hỗn hợp khí tự bốc cháy không cần tiếp xúc với ngọn lửa trần gọi là nhiệt độ tự bốc cháy của nó

Trang 7

· Áp suất tự bốc cháy Áp suất tự bốc cháy của hỗn hợp khí là áp suất tối thiểu tại đó quá trình tự bốc cháy xảy ra Áp suất tự bốc cháy càng thấp thì nguy cơ cháy, nổ càng lớn

· Thời gian cảm ứng của quá trình tự bốc cháy Khoảng thời gian từ khi đạt đến áp suất

tự bốc cháy cho đến khi ngọn lửa xuất hiện gọi là thời gian cảm ứng Thời gian cảm ứng càng ngắn thì hỗn hợp khí càng dễ cháy, nổ

Ví dụ: Sự cháy của hydrocacbon ở trạng thái khí với không khí có thời gian cảm ứng chỉ vài phần trăm giây, trong khi đó thời gian này của vài loại than đá trong không khí kéo dài hàng ngày thậm chí hàng tháng

- Xăng và dầu hoả thuộc loại nhiên liệu lỏng bay hơi Sự cháy của xàng và dầu hoả thuộc loại chất cháy do bay hơi Sự cháy do các chất bay hơi có liên quan đến sự dẫn lửa và điểm bắt lửa của các nhiên liệu lỏng Điểm bắt lửa liên quan đến nhiệt độ thấp để trên bề mặt nhiên liệu lỏng có thể biến thành hơi trộn lẫn với không khí thành hỗn hợp cháy Ví

dụ điểm bắt lửa (hay điểm chớp lửa) của xăng khoảng trên dưới -46°c Điểm bắt lửa của dầu hoả từ 28 – 45°c Những chất lỏng có điểm bắt lửa lớn hơn 45°c là những chất cháy được Dầu mazut, dầu thực vật thuộc loại này Những chất có điểm bắt lửa từ 22 – 45°c thuộc loại chất dễ cháy, dầu hoả thuộc loại chất dễ cháy Các chất có điểm bắt lửa nhỏ hơn 22°c thuộc loại chất cháy nguy hiểm, cồn có điểm bắt lửa là1°c thuộc loại chất cháy nguy hiểm Xăng có nhiệt độ bắt lửa thấp hơn thuộc loại chất cháy rất nguy hiểm

- Xăng có điểm bắt lửa thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài nhiều Trên bề mặt của xăng ở nhiệt độ thường dễ bay hơi để tạo thành với không khí hỗn hợp cháy nên chỉ cần tiếp xúc với lửa ngọn hoặc tia lửa là sẽ bắt cháy đùng đùng Sau khi lớp hơi xăng trên mặt xăng lỏng bị cháy, xăng lại tiếp tục bay hơi mạnh hơn và sự cháy tiếp tục được duy trì

- Đối với dầu hoả thì tình hình có khác Ví dụ khi nhiệt độ bên ngoài là 25°c, do chưa đạt đến điểm bắt lửa của dầu hoả nên trên bề mặt dầu hoả không có lượng hơi dầu đủ trộn với không khí thành hỗn hợp cháy nên sẽ không bắt được lửa để cháy Vì vậy khi bạn đem que diêm đang cháy lại gần bề mặt dầu hoả, dầu hoả không thể nào cháy được Nhưng nếu bạn lại tẩm dầu hoả vào bấc đèn thì tình hình lại khác Khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn (ví dụ làm bằng sợi vải, hay sợi bấc), dưới tác dụng của các mao quản trong sợi vải, dầu sẽ ngấm toàn bộ vào bấc đèn Do bấc đèn là vật dễ cháy, nên khi đem châm lửa vào bấc đèn, nhiệt độ xung quanh sợi bấc sẽ lớn vượt quá điểm bắt lửa của dầu hoả nên

Trang 8

làm cho dầu hoả trên bề mặt bấc đèn bốc cháy Dầu hoả ở đầu sợi bấc đã cháy hết, dầu ở bên dưới lại được ngấm lên do lực mao quản, do đó sự cháy được duy tri lâu dài

Sự cháy của dầu hoả nói chung gắn chặt với tim đèn Nhưng nếu trong một số điều kiện đặc biệt, nhiệt độ xung quanh dầu hoả cao hon điểm bắt lửa, bấy giờ không cần có tim đèn dầu hoả vẫn bốc cháy Ví dụ khi có một xe chở dầu đã bị cháy, nhiệt độ có thể lên đến mấy trăm độ Trong điều kiện đó các nhiệt độ xung quanh đã vượt quá điểm bắt lửa của chất dễ cháy, kể cả các chất có điểm bắt lửa cao như dầu mazut, dầu ăn, thậm chí nhựa đường cũng sẽ cháy rất mãnh liệt, bấy giờ dĩ nhiên không cần đến tim đèn

II Thực trạng công tác PCCC đối với xăng dầu:

2.1 Phân loại nguy hiểm cháy, nổ.

2.1.1 Đối với xăng dầu:

Dựa vào mức độ nguy hiểm cháy (nhiệt độ chớp cháy), xăng dầu được chia làm 3 loại:

- Xăng dầu loại 1: Gồm các loại xăng dầu có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn 280C

- Xăng dầu loại 2: Gồm các loại xăng dầu có nhiệt độ chớp cháy từ 280C đến 610C

- Xăng dầu loại 3: Gồm các loại xăng dầu có nhiệt độ chớp cháy lớn hơn 610C

2.1.2 Đối với cửa hàng xăng dầu:

- Cửa hàng xăng dầu được phân cấp theo tổng dung tích chứa xăng dầu như sau:

Cấp cửa hàng Tổng dung tích (m3)

1 Từ 151 đến 210

2 Từ 101 đến 150

3 Nhỏ hơn hoặc bằng 100

- Cửa hàng xăng dầu được phân loại theo quyết định số 4213/QĐ-C11-C23 ngày 27/8/2009 của Tổng cục trưởng tổng cục Cảnh sát, quy định mức độ nguy hiểm của cửa hàng xăng dầu theo số lượng cột bơm như sau:

+ Có từ 04 cột xuất xăng dầu trở lên (Loại I) (Mức độ nguy hiểm cao)

+ Có từ 2 đến 3 cột xuất xăng dầu (Loại II) (Mức độ nguy hiểm trung bình)

+ Có 01 cột xăng dầu hoặc bán lẻ bằng phương tiện đong rót (Loại III) (Mức nguy hiểm cháy thấp)

III Những nguy cơ có thể gây cháy, nổ tại các cửa hàng xăng, dầu.

3.1 Nguy cơ do con người.

- Trong công tác đầu tư xây dựng:

Trang 9

+ Không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC (Trong các khu dân cư luôn tiềm ẩn nguy hiểm cháy: yếu tố bên ngoài tác động, do sự bất cẩn của khách hàng, sự cháy lan của các cơ sở xung quanh )

+ Không thực hiện quy định thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC trước khi xây dựng, trước khi đưa cửa hàng xăng dầu vào hoạt động; không khắc phục các tồn tại về PCCC theo kiến nghị của Cơ quan chức năng

- Trong quá trình hoạt động:

+ Không chấp hành, chấp hành không đầy đủ các quy định của Pháp luật về PCCC trong quản lý, bảo quản chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt

+ Không thực hiện các giải pháp an toàn PCCC

+ Nguy cơ tiềm ẩn cháy tại các cây xăng còn do sự bất cẩn của CBCNV tại cửa hàng do không nắm bắt được các nội quy, quy định tại cửa hàng như hút thuốc, nghe điện thoại

+ Nguy cơ cháy còn do sự xuống cấp của các cửa hàng do xây dựng quá lâu luôn rình rập nguy cơ cháy nổ cao do sự cố kỹ thuật

+ Thực hiện không đúng quy trình xuất, nạp xăng dầu từ xe xitec vào các téc xăng dầu, quy trình bơm rót xăng dầu cho khách hàng

+ Không thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm định, đo đếm định kỳ (Kiểm dịnh đường ống, chống sét, tiếp địa )

3.2 Nguy cơ do thiên nhiên:

- Sét đánh

- Động đất

- Lũ lụt, núi lửa

IV Biện pháp phòng cháy xăng dầu:

4.1 Trong công tác đầu tư xây dựng:

Phải chấp hành nghiêm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng: Ngay

từ khi lập dự án xây dựng cửa hàng phải nghiên cứu đảm bảo về vị trí, khoảng cách, giao thông:

a Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch, đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường Kiến trúc cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với yêu cầu kiến trúc đô thị

b Đường và bãi đỗ xe dành cho xe ra vào mua hàng và nhập hàng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Chiều rộng một làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 3,5m Đường hai làn xe

đi không nhỏ hơn 6,5 m

+ Bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có nhựa đường

c Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao kín có chiều cao không nhỏ hơn 2,2 m bằng vật liệu không cháy Đối với các hạng mục công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (không bao gồm nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công trình công cộng) có bậc chịu lửa I, II, trường hợp mặt tường về phía cửa hàng xăng dầu là tường ngăn cháy thì không yêu cầu khoảng

Trang 10

cách an toàn từ hạng mục đó đến tường rào cửa hàng xăng dầu nhưng phải tuân thủ các quy định về xây dựng hiện hành

d Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc chịu lửa I, II theo quy định tại QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

an toàn cháy cho nhà và công trình

e Khu vực đặt cột bơm xăng dầu nếu có mái che bán hàng thì kết cấu và vật liệu mái che phải có bậc chịu lửa I, II theo quy đ ịnh tại QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình Chiều cao của mái che bán hàng không nhỏ hơn 4,75 m

f Nếu có gian bán khí dầu mỏ hóa lỏng đóng chai trong khu vực cửa hàng, phải tuân thủ quy định về yêu cầu an toàn tại TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn

g Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng xăng dầu không nhỏ hơn quy định sau:

Khoảng cách tối thiểu giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng

Đơn vị tính bằng mét

2 Họng nhập kín Không quy định Không quy định 3

3 Cột bơm Không quy định Không quy định Không quy định

4 Các hạng mục xây dựng

khác

h Cột bơm xăng dầu

- Vị trí lắp đặt cột bơm xăng dầu trong cửa hàng xăng dầu phải phù hợp các yêu

cầu sau:

+ Cột bơm phải được đặt tại các vị trí thông thoáng Nếu cột bơm đặt trong nhà, phải đặt trong gian riêng biệt, có biện pháp thông gió và có cánh cửa mở quay ra ngoài

+ Đảm bảo các phương tiện có thể dừng đỗ dễ dàng dọc theo cột bơm và không làm cản trở các phương tiện giao thông khác ra, vào cửa hàng

- Cột bơm phải được đặt trên đảo bơm Đảo bơm phải được thiết kế phù hợp với

các yêu cầu sau:

+ Cao độ phải cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe ít nhất 0,2 m

+ Chiều rộng không được nhỏ hơn 1,0 m

+ Đầu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái che bán hàng hoặc cột bơm ít nhất 0,5m

- Khoảng cách an toàn từ cột bơm đến các công trình bên ngoài cửa hàng được quy định sau:

Khoảng cách an toàn từ bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài cửa hàng

Đơn vị tính bằng mét

{không nhỏ hơn (2), (3)}

Cửa hàng cấp 1

Cửa hàng cấp 2

Cửa hàng cấp 3

Ngày đăng: 31/10/2017, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w