Kế hoạch hóa nguồn vốn nhằm tạo ra sự chủ động trong hoạt động huy

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ tài CHÍNH tên đề tài tìm hiểu các nguồn tài trợ ngắn hạn tại công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 25 - 26)

động huy động vốn và thanh toán

Có nhiều phương pháp dự đoán nhu cầu vốn kinh doanh nhưng để dự đoán nhu cầu vốn cần tài trợ của Vinamilk có thể sử dụng các phương pháp sau:

• Phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu

Đây là phương pháp dự đoán nhu cầu tài chính ngắn hạn và đơn giản. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải hiểu đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (quy trình sản xuất, tính chất sản phẩm, tính thời vụ…) và phải hiểu được tính quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm với tài sản, tiền vốn, phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Phương pháp này được tiến hành theo 4 bước sau:

Bước 1: Tính số dư của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán thực hiện.

Bước 2: Chọn các khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỉ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.

Bước 3: Dùng tỉ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn kinh doanh cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến cho năm kế hoạch.

Bước 4: Định hướng nguồn trang trải cho nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh của kỳ kế hoạch.

• Dự đoán nhu cầu vốn bằng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng:

Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu tài chính, và luôn mong muốn hệ thống chỉ tiêu tài chính

này được hoàn thiện. Do vậy, để dự đoán nhu cầu vốn và tài sản cho kỳ kế hoạch, người ta thường xây dựng hoặc dựa vào một hệ thống chỉ tiêu tài chính được coi là chuẩn và dùng nó để ước lượng nhu cầu vốn cần phải có tương ứng với một mức doanh thu nhất định. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong thực tế, đặc biệt là việc hoạch định cơ cấu tài chính cho một doanh nghiệp mới được thành lập. Các chỉ tiêu đặc trưng tài chính được sử dụng ở đây có thể là các tỉ số trung bình của ngành hoặc của doanh nghiệp cùng loại (doanh nghiệp này cùng tuổi, cùng quy mô, trong cùng một vùng địa lý, thị trường có thể so sánh được) hoặc là tự xây dựng. Điều kiện để áp dụng phương pháp này là người lập kế hoạch phải nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, quy mô sản xuất (được đo bằng mức doanh thu dự kiến hàng năm).

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ tài CHÍNH tên đề tài tìm hiểu các nguồn tài trợ ngắn hạn tại công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 25 - 26)