1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường mỹ và EU tt

27 333 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản thương mại để sản phẩm cá da trơn và tôm của Việt Nam trụ vững và ngày càng có thị phần lớn trên thị trường Mỹ và EU là yêu cầu cấp thiết hiện

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÔM VÀ CÁ DA TRƠN

Trang 2

Công trình hoàn thành tại:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn

2 TS Chu Thị Kim Loan

Phản biện 1: GS.TS Mai Ngọc Cường

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Phản biện 2: PGS.TS Mai Thanh Cúc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 3: TS Nguyễn Mạnh Hải

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Tuấn Sơn và Chu Thị Kim Loan (2014)

Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam Tạp chí Khoa học và Phát triển 12 (8) tr 869-876

2 Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Tuấn Sơn và Chu Thị Kim Loan (2014)

Rào cản kỹ thuật của EU đối với thuỷ sản của Việt Nam Tạp chí Kinh tế

và Phát triển 200 (II) tr 40-46

Trang 4

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã tích cực, chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế, tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và ký kết các hiệp định thương mại song phương với nhiều đối tác thương mại, trong đó có các đối tác thương mại lớn như Mỹ và EU Năm 1995 Việt Nam ký Hiệp định Thương mại với EU Năm 2001, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức được ký kết Đây là những cơ hội để hàng hóa nói chung, hàng thủy sản nói riêng của Việt Nam có điều kiện đi vào các thị trường lớn nhiều tiềm năng

Với điều kiện sản xuất thuận lợi, giá nhân công rẻ cộng với các hiệp định thương mại đã được ký kết, hơn 20 năm, kể từ năm ký kết các hiệp định thương mại lớn, ngành thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến lớn Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu USD năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm, với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm và đã đạt 7,8 tỷ USD năm 2014 Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 164 nước và vùng lãnh thổ, với ba thị trường chính là EU chiếm 18%, Mỹ 20% và Nhật Bản 16% Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp

nguồn thủy sản toàn cầu (VASEP, 2016b)

Trong ngành thủy sản Việt Nam, tôm và cá da trơn là hai mặt hàng chủ lực, với đặc điểm ngon, dễ chế biến giá bán rẻ đã đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của nhiều khách hàng, nên đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần lớn trong thị trường hàng thủy sản trên hai thị trường Mỹ và EU và đã trở thành nhà cung cấp lớn đối với hai mặt hàng tôm và cá da trơn trên hai thị này Với mặt hàng tôm, Việt Nam luôn là nước đứng ở vị trí thứ 4, thứ 5 trong các nước xuất khẩu nhiều tôm nhất vào thị trường Mỹ, và thị trường EU Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 1,06 tỷ USD bằng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam và chiếm 12,9 % thị phần của thị trường tôm tại Mỹ Con số này với thị trường EU là 491,5 triệu USD.Với bước tiến này, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh và Thái Lan để trở thành nhà xuất khẩu tôm lớn thứ tư vào EU Trước đó, Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trong năm 2013 và 2012, đứng thứ 5 vào năm 2011 và thứ 6 vào năm 2010 (Trung Nghĩa, 2015)

Với mặt hàng cá da trơn, Năm 2014, Việt Nam là nước xuất khẩu cá da trơn đứng đầu thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,768 tỷ USD và là nhà cung cấp sản phẩm cá da trơn fillet đông lạnh chính cho hai thị trường Mỹ và EU Hai thị trường này luôn chiếm vị trí hàng đầu trong tốp 7 thị trường nhập khẩu nhiều cá da trơn của Việt Nam Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 380,6 triệu USD, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cá da

trơn Con số này với thị trường EU là 385,6 triệu USD và 21,9% (VASEP, 2014b)

Trang 5

Việc xuất khẩu tôm và cá da trơn vào thị trường Mỹ và EU đã đem lại những kết quả tốt, đóng góp đáng kể vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và thúc đẩy ngành nuôi tôm và cá da trơn phát triển vượt bậc Năm

2014, diện tích nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 692.000 ha, tăng gần 2,9 lần so với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4,1 tỷ USD, tăng 2,4 lần so với năm 2009, diện tích nuôi cá da trơn đạt hơn 5.500 ha, tăng gấp 5 lần so với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu ca da trơn đạt gần 1,77 tỷ USD tăng 1,34 lần

so với năm 2009 (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2015)

Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều rào cản thương mại, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật đã và đang gây trở ngại lớn cho việc tăng cường mở rộng xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ và EU Việc sử dụng rào cản thương mại nói chung, rào cản kỹ thuật nói riêng là quyền của mỗi quốc gia trong quan hệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất, người tiêu dùng của các quốc gia nhập khẩu Tuy nhiên, hiện nay, rào cản thương mại là vấn đề phức tạp, nó không chỉ còn là các công cụ, biện pháp để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất, người tiêu dùng mà nó còn chứa đựng cả các yếu tố, chính trị, kinh tế và các mâu thuẫn giữa các đối tác thương mại Những năm qua, Mỹ và EU đã liên tiếp sử dụng các hệ thống rào cản thương mại nói chung và rào cản kỹ thuật nói riêng với tính chất ngày càng tinh

vi và phức tạp, để gia tăng sự kiểm soát chặt chẽ đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ và EU Việc làm đó đã gây ra nhiều tổn hại và không ít khó khăn cho ngành nuôi tôm và cá da trơn của Việt Nam, không chỉ làm giảm sút

về kim ngạch xuất khẩu mà còn làm cho nhiều doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến tôm, cá da trơn xuất khẩu bị thua lỗ, người lao động mất việc làm, thu nhập thấp (Thiên Việt, 2014)

Trước tình hình nêu trên, các doanh nghiệp chế biến tôm, cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp vượt rào cản thương mại nhằm duy trì và phát triển thị phần ở hai thị trường lớn nhiều tiềm năng này Tuy nhiên, đến nay, hệ thống rào cản thương mại nói chung và hệ thống các rào cản kỹ thuật nói riêng hiện hữu trên thị trường Mỹ và EU vẫn đang là những thách thức, trở ngại lớn nhất đối với việc duy trì, mở rộng và phát triển việc xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam vào hai thị trường lớn nhiều tiềm năng này (Nguyễn Thị Bích, 2015)

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi có liên quan đến các rào cản thương mại đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU

- Hệ thống rào cản đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và

EU là gì?

- Các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU thời gian qua là gì?

Trang 6

- Kết quả thực thi các giải pháp vượt rào cản như thế nào? Những tồn tại, nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi các giải pháp vượt rào cản thương mại là gì?

- Để vượt qua các rào cản đẩy mạnh xuất khẩu tôm và cá da trơn vào thị trường Mỹ và EU trong thời gian tới cần đề xuất những giải pháp gì?

Việc nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản thương mại để sản phẩm cá da trơn và tôm của Việt Nam trụ vững và ngày càng có thị phần lớn trên thị trường

Mỹ và EU là yêu cầu cấp thiết hiện nay, nó không chỉ giúp các doanh nghiệp chế biến tôm, cá da trơn xuất khẩu, một ngành hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam phát triển mà còn giúp hàng triệu người dân nuôi tôm và cá da trơn thoát khỏi khó khăn, có việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản đã được thực thi đối với tôm

và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU thời gian qua đề xuất và hoàn thiện các giải pháp vượt qua rào cản, tăng cường xuất khẩu tôm và cá da trơn vào hai thị trường nói trên trong thời gian tới

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi các giải pháp vượt rào của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ

và EU;

- Đề xuất và hoàn thiện các giải pháp vượt rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu tôm

và cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ và EU đến năm 2020 và các năm tiếp theo

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp vượt rào cản thương mại trong xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ

và EU

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Hệ thống rào cản nói chung và đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang Mỹ

và EU nói riêng là rất phong phú và đa dạng Do vậy, để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, luận án chỉ tập trung vào một phạm vi nghiên cứu phù hợp với yêu cầu

Trang 7

và mục tiêu của một đề tài luận án tiến sỹ kinh tế Cụ thể:

- Nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm

và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU

Về thời gian:

- Số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu: 2011-2015

- Thời gian nghiên cứu: 2011-2015

Về không gian: Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về

hệ thống rào cản thương mại nói chung và hệ thống rào cản đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam tại hai thị trường Mỹ và EU nói riêng, từ đó định hướng việc tổ chức nuôi, chế biến tôm, cá da trơn theo hướng tiếp cận và vượt qua được các hệ thống rào cản của hai thị trường Mỹ và EU

- Đánh giá thực hiện các giải pháp vượt rào cản pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam sang hai thị trường Mỹ và

EU trong giai đoạn từ 2011- 2015 Luận án đi sâu vào việc phân tích đánh giá làm

rõ những thành công, những tồn tại, nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi các giải pháp vượt rào cản mà các doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn của Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua

- Trên cơ sở nghiên cứu thị trường Mỹ, thị trường EU, thực trạng chế biến, xuất khẩu tôm và cá da trơn của các doanh nghiệp và kết quả phân tích các giải pháp vượt rào cản hiện đang áp dụng Luận án đã bổ sung, đề xuất các giải pháp vượt rào cản đối với sản phẩm tôm và cá da trơn được xuất khẩu sang thị trường

Mỹ và EU Từ đó giúp các doanh nghiệp có căn cứ để tổ chức và quản lý việc chế biến, xuất khẩu tôm và cá da trơn vào thị trường Mỹ và EU Đồng thời giúp các đơn vị, tổ chức khác có liên quan đến việc nuôi chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÔM VÀ CÁ DA TRƠN

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm rào cản thương mại

Trong cuốn “Rào cản thương mại ở Châu á và Châu Đại Dương”, Conway (2007) đưa ra định nghĩa: “Rào cản thương mại là những chính sách hoặc quy định của chính phủ nhằm hạn chế thương mại quốc tế”

Trang 8

Theo Đinh Văn Thành (2003): Rào cản thương mại, theo cách hiểu chung nhất

là bất kỳ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế Tóm lại, rào cản thương mại được hiểu là các luật lệ, chính sách, quy định hay tập quán của Chính phủ mỗi nước trong khuôn khổ pháp lý chung nhằm hạn chế hay ngăn cản hoạt động thương mại hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài

2.1.1.2 Khái niệm cá da trơn

Luận án sử dụng thuật ngữ cá da trơn thay cho cá tra, cá basa của Việt Nam

2.1.2 Hệ thống rào cản thương mại của Mỹ và EU đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU

Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thổ

2.1.2.1 Hệ thống rào cản thương mại của Mỹ đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ

a Các đạo luật quản lý việc sản xuất và nhập khẩu hàng hóa thực phẩm

Mỹ quy định tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu vào thị trường Mỹ đều phải chịu sự điều tiết của các luật sau:

- Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm, Mỹ phẩm - FDCA;

- Luật về Bao bì và Nhãn hàng - FPLA;

- Một số điều khoản của Luật Dịch vụ Y tế, và các quy định của Bộ Nông nghiệp

- Đạo luật Nông nghiệp (Farm bill - 2014)

b Cơ quan quản lý nhà nước về nhập khẩu hàng hóa

Cơ quan quản lý nhà nước của Mỹ về nhập khẩu thực phẩm vào thị trường

Mỹ là FDA Theo FDCA, cũng như các điều luật có liên quan khác, tất cả thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ, trừ một số loại gia cầm, đều phải chịu sự kiểm tra của FDA Cơ quan này thực hiện việc kiểm tra tất cả các loại thực phẩm nhập khẩu thuộc quyền quản lý của mình tại cảng trước khi được cho phép nhập khẩu vào thị trường

c Một số quy định chủ yếu trong Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm, Mỹ

phẩm – FDCA

Quy định về bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng; Quy định về bảo vệ lợi ích kinh tế của người tiêu dung; Quy định về nhãn hàng hóa; Quy định về điều kiện vệ sinh hàng hóa; Quy định về sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản

Ngoài những quy định mang tính pháp lý do nhà nước ban hành, còn có một số quy chuẩn tự nguyện do một số tổ chức phi chính phủ có ảnh hưởng đưa ra

Quy định về phụ gia thực phẩm; Quy định về tiêu chuẩn thực phẩm; Cảnh báo nhập khẩu và tự động giữ hàng; Quy định về kiểm tra trước hàng hoá; Quy định về lưu thông hàng hoá trên thị trường; Quy định về thực phẩm đóng hộp; Quy định về đăng ký cơ sở sản xuất theo luật chống khủng bố sinh học

Trang 9

2.1.2.2 Hệ thống rào cản thương mại của EU đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường EU

Hệ thống rào cản thương mại đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU là hệ thống các luật, các quy định của EU quy định về việc sản xuất, nhập khẩu hàng thủy sản nói chung và hàng thủy sản của Việt Nam nói riêng Việc xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam sang thị trường EU phải tuân thủ đúng yêu cầu trong các quy định của EU Hệ thống các Luật, các quy định của EU đối hàng thủy sản gồm:

a Các quy định đối với sức khỏe và an toàn thực phẩm

Quy định của EU về dư lượng; Quy định của EU về bao gói, ghi nhãn sản

phẩm; Các quy định trong tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch - Global GAP; Quy định của

hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn; Các quy định về các biện

pháp bảo vệ người tiêu dùng

b Các quy định về tiêu chuẩn của EU trong quản lý chất lượng

Tiêu chuẩn của EU về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ISO 9000; Quy định của EU về kiểm tra chứng nhận

c Quy định của EU về bảo vệ môi trường và nguồn lợi

Hệ thống tiểu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường – ISO 14000; Hệ thống kiểm tra và quản lý sinh thái; Quy định của EU về phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ các hoạt động khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo; Các quy định về việc đăng ký, đánh giá và cấp phép sử dụng hóa chất; Quy định của EU về trách nhiệm

a Đối với các quốc gia

Khẳng định được tầm quan trọng của quốc gia đó, tạo ảnh hưởng lớn đối với các quốc gia trong khu vực cũng như toàn thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các quốc gia khác

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra các nước khác, thu được nguồn ngoại tệ mạnh, tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động trong nước, phát triển ngành sản xuất bền vững, tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước

Chứng tỏ các mặt hàng sản xuất trong nước được cải tiến về mẫu mã cũng như chất lượng

b Đối với các doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Trang 10

Giúp doanh nghiệp có uy tín trên thị trường quốc tế, từ đó doanh nghiệp tự tin khi đối mặt với các rào cản thương mại trên thế giới

Chứng tỏ hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra không những đáp ứng về mẫu

mã mà còn đáp ứng về chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu tương đối khắt khe của khách hàng về chất lượng và quy cách, phù hợp với tiêu chuẩn trên thế giới nhờ áp dụng máy móc, công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại

Chứng tỏ doanh nghiệp rất chú trọng đến vấn đề môi trường, các công ước quốc tế về lao động

2.1.3.2 Một số lợi ích đối với doanh nghiệp Việt Nam khi vượt qua rào cản thương mại

Khẳng định được vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế; Tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam; Nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp việt Nam; Các doanh nghiệp tự tin trước các khiếu kiện từ phía các doanh nghiệp nước ngoài; Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện học hỏi những kinh nghiệm, phương pháp sản xuất, kinh doanh tiên tiến trên thế giới

2.1.4 Nội dung nghiên cứu giải pháp vượt rào cản thương mại trong xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ và EU

- Thực trạng các rào cản thương mại đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU

- Hệ thống các giải pháp vượt rào cản thương mại các doanh nghiệp chế biến tôm va cá da trơn đã sử dụng trong quá trình xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi các giải pháp vượt rào cản thương mại đối với sản phẩm tô và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang thị

trường Mỹ và EU

- Định hướng và đề xuất bổ sung hoàn thiện các giải pháp vượt rào cản thương mại đối với hai loại sản phẩm cá da trơn và tôm của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU trong thời gian tới

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng vượt rào cản thương mại trong thương mại quốc tế

2.1.5.1.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Năng lực nghiên cứu và phát triển; Nguồn nhân lực; Tài chính; Thiết bị và công nghệ sản xuất; Cơ sở hạ tầng

2.1.5.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Cơ chế, chính sách; Người cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác;

Yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm; Mối liên kết của doanh nghiệp với các tổ chức khác

Trang 11

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI TÔM VÀ CÁ DA TRƠN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

VÀ EU

2.2.1 Thực trạng xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU

2.2.2.1 Tổng quan về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong những năm gần đây

Năm 2014 tổng kim nga ̣ch xuất khẩu thủy sản đa ̣t 7.836 triệu USD, tăng 16,6% so vớ i năm 2013, bình quân tăng 14,27%/năm (1995-2014), chiếm 25,39% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiê ̣p và 2,65% tổng kim nga ̣ch xuất khẩu toàn quố c (Nguyễn Tiến Hưng, 2015)

Năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,7 tỷ USD giảm 14,5%

so với năm 2014 Trong đó kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,07 tỷ USD, giảm 25%, kim ngạch xuất khẩu cá da trơn đạt 1,59 tỷ USD giảm 10% so với năm 2014 (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng liên tục được mở rộng

Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 156 thị trường Trong đó, 5 thị trường chủ lực là Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kong, chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, riêng thị trường Mỹ chiếm 21,81%, tiếp đến là thị trường EU và Nhật Bản chiếm 18,9% và 15,3%

2.2.2.2 Thực trạng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ và EU

Theo số liệu báo cáo của VASEP từ năm 2012 đến 2015, tác giả đã tổng hợp thành các bảng số liệu: 2.2, 2.3 2.4, 2.5, 2.6 Từ các số liệu ta thấy:

Trong các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam, Mỹ là thị trường tiêu thụ

lớn nhất Năm 2014, đạt 1,06 tỷ USD , bằng 26% tỷ tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam chiếm 12,9% thị phần của thị trường tôm tại Mỹ So với năm 2014, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm vào các thị trường đều bị giảm, giảm 25% so với năm 2014 đặc biệt thị trường Mỹ kim ngạch xuất khẩu giảm 39% (bảng 2.2)

Trang 12

Bảng 2.2 Kim nga ̣ch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thi ̣ trường Mỹ

Bảng 2.3 Giá trung bình nhập khẩu tôm của Mỹ (USD/kg)

Thị trường EU: EU là một trong những thị trường tiêu thụ tôm lớn của Việt

Nam, bình quân mỗi năm kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường

EU đạt trên 400 triệu USD, chiếm từ 13 đến 17% tổng kim ngạch tôm xuất khẩu của Việt Nam

Bảng 2.4 Kim nga ̣ch xuất khẩu tôm Việt Nam

sang thi ̣ trường EU 2012 – 2015

Trang 13

Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ 2012- 2015

Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu cá da trơn sang thị trường EU 2012- 2015

2.2.2 Kinh nghiệm của một số nước về vượt qua rào cản thương mại trong xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và EU

2.2.2.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan đã biết nắm bắt thị hiếu khách hàng cũng như những quy định khắt khe của Mỹ và EU; Thái Lan đã thực hiện thành công công tác quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng cách tiến hành đầu tư trang bị máy móc, các công nghệ tiên tiến cho các phòng kiểm nghiệm chất lượng; Thái Lan cũng tham gia vào các Hiệp định, Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường để được hưởng các ưu đãi về tài chính, tận dụng những ưu đãi hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cũng như khu vực thị trường

2.2.2.2.Kinh nghiệm của Indonesia

Quản lý hoạt động nuôi trồng, chế biến và kiểm tra chất lượng thủy sản chặt chẽ và thống nhất; Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thức ăn, hóa chất, kháng

Ngày đăng: 31/10/2017, 09:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w