mot so bai tap hay phan dien truong 87810 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả...
Trang 1Bài tập phần điện trường
Bài 1: Một điện tích điểm q = 4.10-8C được đặt trong môi trường là dầu hỏa
a Hãy xác định cường độ điện trường do điện tích trên gây ra tại điểm M cách điện tích 1 đoạn 5cm
b Nếu tại M đặt điện tích q’ = -2.10-8 C thì q’ có bị tác dụng bởi lực tĩnh điện hay không? Nếu có, hãy tính độ lớn của lực này ?
Bài 2: Tại một điểm N nằm cách điện tích q1 một khoảng 2 cm tồn tại một điện trường E = 2V/m
a Hãy xác định điện tích q1 ?
b Nếu tại điểm M nằm cách q1 1 khoảng 5cm có điện tích q2 = 4.10-8C Hãy tính lực điện do q1 tác dụng lên q2 ? Điện tích q2 có tác dụng lực lên q1 hay không ?
Bài 3: 2 điện tích điểm q1 = 3.10-7 C, q2 = 3.10-8C lần lượt đặt tại 2 điểm A,B trong chân không AB = 9cm
a Tìm cường độ điện trường do q1, q2 gây ra tại điểm C nằm giữa AB cách B 3cm ? Vẽ hình
b Giả sử tại C có điện tích q3 = 3.10-5C, lực điện tác dụng lên q3 sẽ có độ lớn như thế nào?
Bài 4: Trong chân không có 1 điện tích điểm q1= +4.10-8C đặt tại điểm O
a Tính cường độ điện trường tại điểm M cách O 1 khoảng 2cm
b Vectơ cường độ điện trường tại M hướng ra xa hay lại gần O ? Vẽ hình ?
Bài 5: Cho 2 điện tích điểm q1 = 3.10-5 C và điện tích q2 = -3.10-6 C được đặt trong chân không lần lượt tại 2 điểm A,B cách nhau 9cm
a Tính lực điện giữa 2 điện tích và cho biết nó là lực hút hay lực đẩy ?
b Tìm cường độ điện trường do 2 điện tích gây ra tại điểm C nằm giữa AB và cách A 3cm ? Vẽ hình minh họa Bài 6: Hai điện tích q1 = 5.10-5C và q2 = -5.10-5 C đặt tại 2 điểm A,B cách nhau 10cm trong chân không Hãy xác định:
a Cường độ điện trường do q1 , q2 gây ra tại điểm C là trung điểm của AB ?
b Cường độ điện trường do q1 , q2 gây ra tại điểm D nằm cách A 15cm, cách B 5cm bằng bao nhiêu ? Vẽ hình? Bài 7*: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-8 C và q2 = 5.10-8 C được đặt cách nhau 20 cm trong chân không
a Hãy tìm các điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không ? Tại các điểm đó có điện trường hay không ?
b Nếu đặt điện tích q3 = -4.10-8C tại điểm vừa tìm được thì điện tích này có ở trạng thái cân bằng hay không ?
Vì sao?
Bài 8: Tại 2 điểm A, B cách nhau 5 cm trong chân không có 2 điện tích q1 = 16.10-5 C và q2 = -9.10-5 C Tính cường độ điện trường tổng hợp và vẽ vectơ cường độ điện trường tại điểm C nằm cách A một khoảng 4cm, cách B một khoảng 3cm Bài 9: Hai điện tích q1= q2 = 5.10-16 C, đặt tại 2 đỉnh B và C của một tam giác đều ABC có cạnh bằng 8cm,trong không khí Hãy tính cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ?
Bài 10 : Một điện tích q = 10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của lực F = 3.10-3 N
a Hãy tính cường độ điện trường do Q gây ra tại điểm M
b Nếu điểm M cách Q 5cm, hãy xác định độ lớn của Q ?
Bài 11: Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm M trong không khí là trung điểm của hai điện tich q1 và q2 cách nhau một khoảng 20 cm ( vẽ hình)
A, q1 = 2.10-8 C, q2= 2.10-8 C B, q1 = 4 10-10 C, q2 = -4 10-10 C
c q1 = 4 10-10 C, q2 = -2 10-10 C
Bài 12: Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra một điện trường có cường độ E = 3 104 V/m tại điểm M cách điện tích một khoảng 30 cm Tính độ lớn điện tích Q ?
Bài 13: Một điện tích điểm q = 10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của một lực F = 3.10-3 N Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại M có độ lớn là bao nhiêu ?
Bài 14: Cho hai điện tích q1 = 4 10-10 C, q2 = -4 10-10 C, đặt tại A và B trong không khí biết AB = 2 cm Xác định vectơ cường độ điện trường E tại:
a H, là trung điểm của AB
b M, MA = 1 cm, MB = 3 cm
Bài 15: Một điện tích điểm Q = 10-6C đặt trong không khí
a Xác định cường độ điện trường tại điểm cách điện tích 30cm
b Đặt điện tích trong chất lỏng có hằng số điện môi ε = 16 Điểm có cường độ điện trường như câu a cách điện tích bao nhiêu ?
Trang 2Bài 16: Hai điện tích q1 = -10-6 C, q2 = 10-6 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 40cm trong chân không Xác định vectơ cường độ điện trường tại
a M là trung điểm của AB
b N có AN = 20cm; BN = 60cm
Trang 3Bài 20 Một điện tích điểm Q = 10-6C đặt trong không khí
a Xác định cường độ điện trường tại điểm cách điện tích 30cm
b Đặt điện tích trong chất lỏng có hằng số điện môi ε = 16 Điểm có cường độ điện trường như câu a cách điện tích bao nhiêu?
Bài 21 Hai điện tích q1 = -10-6 C, q2 = 10-6 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 40cm trong chân không Xác định vectơ cường độ điện trường tại
a M là trung điểm của AB
b N có AN = 20cm; BN = 60cm
Bài 22.Tại ba đỉnh của tam giác vuông ABC, AB = 30cm, AC = 40cm đặt ba điện tích dương q1 = q2 = q3 = q= 10-9 C
Xác định urE
tại chân đường cao hạ từ đỉnh góc vuông xuống cạnh huyền
Bài 23 Tại ba đỉnh A, B, C của hình vuông cạnh a trong chân không đặt ba điện tích dương q Xác định cường độ điện
trường:
a Tại tâm O của hình vuông
b Tại đỉnh D
Bài 24 Tại ba điểm A, B, C trong không khí tạo thành tam giác vuông tại A; AB = 4cm; AC = 3cm Tại A đặt q1 = -2,7.10
-9 C, tại B đặt q2 Biết Eur
tổng hợp tại C có phương song song AB Xác định q2 và E tại C
Bài 24 Hai điện tích +q và -q (q > 0) đặt tại hai điểm A, B với AB = 2a trong không khí.
a Xác định cường độ điện trường tại M nằm trên trung trực của AB, cách AB một đoạn x
b Tính x để EM cực đại và tính giá trị cực đại này
Bài 25Hai điện tích q1 = 4q > 0 và q2 = - q đặt tại hai điểm A và B cách nhau 9 cm trong chân không Xác định điểm M để cường độ điện trường tổng hợp tại đó bằng 0
Bài 26: Cho ba điện tích điểm q1, q2, q3 đặt tại ba đỉnh A, B, C của hình vuông ABCD trong không khí Xác định hệ thức giữa q1, q2, q3 để cường độ điện trường tại D bằng không
Bài 27Một electron bay dọc theo đường sức của điện trường đều ur
E với vận tốc v0 = 10 6 m/s và đi được quãng đường d = 20 cm thì dừng lại Tìm độ lớn của cường độ điện trường E
Bài 5: Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 1,53.10-10 kg, mang điện tích 2,4.10-15 C, nằm lơ lửng giữa 2 tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu Cách nhau 1 khoảng 4cm Lấy g = 10m/s2.Hãy tính cường độ điện trường giữa 2 bản kim loại ( coi điện trường là đều)
Bài 6: Cho 2 điện tích điểm q1 = 3.10-5 C và điện tích q2 = -3.10-6 C được đặt trong chân không lần lượt tại 2 điểm A,B cách nhau 9cm
a Tính lực điện giữa 2 điện tích và cho biết nó là lực hút hay lực đẩy ?
b Tìm cường độ điện trường do 2 điện tích gây ra tại điểm C nằm giữa AB và cách A 3cm ?
c Nếu tại C đặt điện tích q3 = 5.10-5 C, hãy cho biết q3 sẽ dịch chuyển về phía điện tích nào?