Ngoài ra, Vòng tay bè bạn cũng tổ chức các chương trình nâng cao năng lực với những buổi tập huấn hoặc trao đổi hàng tuần cho thành viên, các tổ chức đối tác và các bạn trẻ khác có quan
Trang 1DỰ ÁN “ HÒA BÌNH CHO EM”
CỦA TỔ CHỨC TÌNH NGUYỆN “VÒNG TAY BÈ BẠN” THỰC HIỆN TẠI LÀNG HOÀ BÌNH THANH XUÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I/ Tìm hiểu chung về tổ chức tình nguyện trẻ “ Vòng tay bè bạn”
Vòng tay bè bạn là một tổ chức gồm những thanh niên nhiệt huyết và
có trách nhiệm tập hợp nhau nguyện cùng phấn đấu trau dồi bản thân, giúp
đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và góp sức xây dựng một cộng đồngtốt đẹp hơn
Vòng tay bè bạn hoạt động trên nguyên tắc tình nguyện và phi lợi
nhuận Hoạt động c là tổ chức thực hiện các dự án phát triển bền vững và cả các hoạt động cụ thể nhằm giúp đỡ trực tiếp những người có hoàn cảnh khó khăn hoặc kêu gọi, nâng cao nhận thức của cộng đồng với họ Ngoài ra, Vòng tay bè bạn cũng tổ chức các chương trình nâng cao năng lực với
những buổi tập huấn hoặc trao đổi hàng tuần cho thành viên, các tổ chức đối tác và các bạn trẻ khác có quan tâm
1.1 Tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức.
1,1,1, Tầm nhìn:
Một thế hệ trẻ Việt Nam với năng lực và ý chí sẵn sàng hoạt động vì
lợi ích và sự phát triển của cộng đồng
1.1.2 Sứ mệnh :
Trang 2Công tác cộng đồng: tiến hành những hoạt động phát triển cộng
đồng, trong đó có chú ý đối tượng là thanh niên và trẻ em
Phát triển bản thân: từng thành viên của Vòng tay bè bạn có hoài
bão phát triển bản thân, phấn đấu trang bị cho mình và các thành viên khác năng lực và kỹ năng cần thiết để cùng hợp tác phát triển cộng đồng
Mở rộng mô hình: đẩy mạnh liên kết với các tổ chức khác, đặc biệt
là những tổ chức làm việc trong lĩnh vực cộng đồng, từ thiện và tình nguyện để học hỏi, hợp tác và cùng đóng góp cho lợi ích chung
1.2 Quá trình thành lập và phát triển.
1.2.1 Quá trình hình thành :
VÒNG TAY BÈ BẠN được thành lập vào đầu năm 2006 Sau hơn 3
năm thành lập, từ 6 thành viên sáng lập hiện nay Vòng tay bè bạn đã có hơn
60 thành viên thường trực, là đội ngũ chủ chốt phát triển và xây dựng
VTBB, 150 thành viên không thường trực là đội ngũ tình nguyện viên nhiệt tình và trách nhiệm cho các dự án Thành viên VTBB rất đa dạng, bao gồm các bạn trẻ hiện đang công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức và đại diện nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân… Ngoài
ra, Vòng tay bè bạn còn có một số lượng đông đảo thành viên là sinh viên các trường đại học tại Hà Nội và du học sinh đang học tập tại nước ngoài
Sau 3 năm thành lập, tổ chức Tình nguyện trẻ VTBB đã thực hiện mộtcách chuyên nghiệp và hiệu quả rất nhiều các dự án lớn nhỏ khác nhau trên các lĩnh vực hoạt động cộng đồng và hoạt động nâng cao năng lực Một sô các con số đầy ấn tượng về kết quả hoạt động của VTBB:
Trang 3Tổng số tiền kêu gọi tài trợ để thực hiện các dự án: gần 700.000.000 VND
Chương trình có nhiều trẻ em tham dự nhất: 1.100 trẻ em trong
chương trình Bay Cao Những Ước Mơ, với sự tham dự và hỗ trợ của đôngđảo các tổ chức tình nguyện khác
Chương trình đấu giá, gây quỹ từ thiện lớn nhất “Cho em nụ cười, cho
em tương lai” thu về 32.000 USD
Chương trình màu sắc nhất, thu hút nhiều người tham dự và tình
nguyện viên tổ chức nhất: Hội Họa kết nối 2008 với 1.200 người tham dự,
150 tình nguyện viên với sự có mặt của các vị khách quý, các quan chức
lãnh đạo, và bảo trợ của đài truyền hình VTV
1.2.2 M ột số ho ạt động, cột mốc quan tr ọng:
22/2/200: Khởi động dự án Hòa Bình Cho Em – dự án mang tính
bền vững, phối hợp với làng trẻ Hòa Bình Thanh Xuân, nghiên cứu, sản xuất
và phân phối các sản phẩm có nguồn gốc từ chính những sáng tác của các
em bị ảnh hướng chất độc màu da cam
10-12/1/2009: “Xuân ấm áp trên vùng cao Tây Bắc - Ấm áp nụ
cười Sơn La 2009” đến thăm, động viên tặng quà Tết, xây dựng thư viện,
phổ cập tin học và các hoạt động văn hóa khác cho bà con 2 bản Noong Đúc – Quỳnh Sơn – Sơn La và trung tâm nuôi dưỡng trẻ mô côi tỉnh Sơn La
29/7/2008 : “Hội họa kết nối Việt Nam 2008” phối hợp với công ty
truyền thông Scorp và tổ chức Circle Painting được tổ chức tại Hà
Nội, mang lại cơ hội sang tạo nghệ thuật gần 1200 người, bao gồm trẻ em thiệt thòi và người khuyết tật 31/05/2008: Chương trình ngày cộng
đồng “GE”, đến tặng quà, học bổng và tổ chức vui chơi cho các em TTBT
XH 1 cùng với các cán bộ tập đoàn GE
Trang 414/05/2008: Chương trình tài năng trẻ (Talent Pool Program) –
đào tạo, huấn luyện và trang bị những kỹ năng sống và làm việc cho các bạn trẻ xuất sắc được tuyển từ các trường đại học
31/
26–27/01/2008: “Xuân ấm áp trên vùng cao Tây Bắc” ủng hộ vật
chất và tinh thần cho Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mô côi tỉnh Sơn La với 70
em nhỏ mồ côi
5/12/2007: VTBB phối hợp với General Electric International, tổ chức
chiếu phim cho trẻ em ở Trung Tâm Nuôi Dưỡng Trẻ Em Mồ Côi Hà Cầu ( Hà Đông);
10/9/2007: Tình nguyện viên VTBB tham gia trực tiếp trong chương
trình phẫu thuật nụ cười miễn phí cho trẻ em hở hàm ếch sứt môi tại Bệnh
viện Việt Nam - CuBa
31/7/2007: Chuyển 26.000 đô la Mỹ cho tổ chức Operation Smile
Vietnam để tiến hành phẫu thuật nụ cười miễn phí cho trẻ em hở hàm ếch
sứt môi
24-30/6/2007: Hợp tác với tổ chức phi chính phủ Cứu trợ trẻ em -
Anh (Save the Children – UK) gửi tình nguyện viên tham gia
chương trình tập huấn, sinh hoạt hè cho các trẻ em ở Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
10/06/2007: Giai đoạn 3 của chiến dịch CHO EM NỤ CƯỜI, CHO
EM TƯƠNG LAI - Đấu giá gây quỹ từ thiện tại Sông Bé - tỉnh Bình
Dương
Trang 514/04/2007: Hợp tác với CLB Golf Hà Nội tổ chức buổi đấu giá gây
quỹ từ thiện – giai đoạn 2 của chiến CHO EM NỤ CƯỜI, CHO EM
TƯƠNG LAI tại Press Club Hà Nội.
24/03/2007: Phát động chiến dịch gây quỹ CHO EM NỤ CƯỜI,
CHO EM TƯƠNG LAI bằng tuần lễ đấu giá cùng ngôi sao thể thao Việt
Nam tại trang điện tử www.chodientu.vn nhằm gây quỹ phẫu thuật nụ cười
01/10/2006: Đêm hội rằm Trung thu “Vầng trăng em mơ” tổ chức
cho các em nhiễm HIV/AIDS ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội số II Hà Nội, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
27/05/2006: Ngày hội “Bay cao những ước mơ” tổ chức cho 1.100
trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn với sự hỗ trợ của các nhóm tình nguyện trên địa bàn Hà Nội: VN8X, Vì Người nghèo, Câu lạc bộ Trái tim Tình Nguyện
15-16/04/2006: Phối hợp với Báo Công an Nhân dân và Tỉnh đoàn
Tuyên Quang tổ chức đi thăm và tặng quà Làng Phong thôn Đồng Lệnh và các em khuyết tật ở Trung tâm Hương Sen tỉnh Tuyên Quang
12/04/2006: Trang điện tử http://vongtaybeban.info và diễn đàn
của Vòng tay bè bạn chính thức ra đời
25/02/2006: Bắt đầu chương trình nâng cao năng lực tổ chức hằng
tháng Buổi tập huấn đầu tiên với chủ đề “Suy nghĩ sáng tạo”
27/01/2006: Chương trình quyên góp ủng hộ và chúc Tết Trung tâm
Bảo trợ Xã hội IV – Tây Đằng - Huyện Ba Vì - Tỉnh Hà Tây Chương trình
được một số báo như Hà Nội Mới, Phụ nữ Thủ đô, v.v…đã đưa tin
03/01/2006: Vòng tay bè bạn chính thức được thành lập.
1.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của VTBB được xây dựng và điều chỉnh phù hợp và vững mạnh hơn qua từng thời kỳ Vòng Tay Bè Bạn được điều hành bởi 1
Trang 6ban chấp hành bao gồm 1 chủ tịch, 3 phó chủ tịch và các ủy viên ban chấp hành cùng với các ban chức năng và các nhóm hoạt động: Nhân sự, hoạt động cộng đồng, nâng cao năng lực, Đối ngoại và kỹ thuật.
Ban chấp hành hoạt động theo nhiệm kỳ được xây dựng trên cơ chế bầu cử dựa trên lá phiếu của thành viên chủ chốt Mỗi nhiệm kỳ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm (điều chỉnh theo tình hình thực tế)
Hiện nay VTBB đang ở nhiệm kỳ thứ 3 với đội ngũ ban chấp hành như sau:
1 Tống Thị Thu Lan, Công ty tư vấn giải pháp đô thị Urban Solutions –
Chủ tịch
2 Phạm Minh Hà, Công ty Chứng Khoán VNS – Phó Chủ tịch phụ trách
hoạt động cộng đồng
3 Nguyễn Thu Trang – Ngân hàng Vietcombank - Phó Chủ tịch phụ trách
Nâng cao năng lực
4 Lê Hồng Minh - ĐH Kinh tế - Phó chủ tịch
5 Phạm Thị Ngọc Hòa, Yamaha Việt Nam - Ủy Viên phụ trách đối nội
6 Đoàn Văn Tuyển, FPT - Ủy Viên phụ trách thong tin
7 Phạm Quang Hưng – CTIN Việt Nam - Ủy Viên phụ trách nhân sự
8 Đặng Thị Thu Hiền - IBM Việt Nam - Ủy Viên
Vũ Khắc Thành – phụ trách đối ngoại
Trang 7Ngoài ra, để duy trì tính kế thừa và phát huy những thành quả VTBB
đã xây dựng được, đồng thời để hỗ trợ các hoạt động của VTBB khi cần thiết, VTBB có một đội ngũ Ban Cố vấn, là những người đã từng gắn bó, tâm huyết với VTBB, hoặc những anh chị có kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ xã hội rộng lớn, để hỗ trợ tư vấn trong việc xây dựng chiến lược và thực hiện các hoạt động
Ban Cố vấn nhiệm kỳ 3 của VTBB
Anh Nguyễn Hoành Tiến SAP, CHLB Đức
Chị Lưu Thị Thanh Loan, Cheveron Việt Nam
Anh Nguyễn Mạnh Tường, MBA Chicago, USA
Anh Bùi Tuấn Linh, MBA John Hopkin, USA
Trang 8Chị Nguyễn Thùy Dương, Eviva – công ty du lịch.
1.4 Cách thức hoạt động.
VTBB có 3 Ban chức năng chính:
- Ban Hoạt động cộng đồng – phục vụ sứ mệnh 1 – phó CT HDCD điều hành
- Ban Nâng cao năng lực – phục vụ sứ mệnh 2 - phó CT NCNL điều hành
- Ban Nhân sự - thực hiện công tác phát triển nhân sự – Trưởng ban Nhân Sự - ủy viên Ban chấp hành điều hành
Dựa trên cơ chế này, các phó chủ tịch và trưởng ban nhân sự điều phối và dẫn dắt các hoạt động của từng ban, lập kế hoạch và phân công triển khai dựa trên ý kiến đóng góp của thành viên và đồng thuận của ban chấp hành
VTBB vận hành thường xuyên thông qua các buổi họp cuối tuần, kết hợp với các chương trình nâng cao năng lực Ngoài ra phương tiện liên lạc chính của VTBB là kênh trao đổi thông tin qua hệ thống email nhóm, và thông qua diễn đàn
CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THÀNH VIÊN, được coi là một trong những trọng tâm của VTBB Hiện nay cơ chế tiếp nhận thành viên và đào tạo bồi dường nguồn nhân lực như sau :
- Thành viên mới được tham gia 1 khóa định hướng, giới thiệu rõ về VTBB và truyền tải những kỹ năng làm việc cơ bản
- Các thành viên chủ chốt được tham gia các buổi tọa đàm nâng cao năng lực, thường được tổ chức vào sáng ngày CN
- 1 năm/ lần VTBB có 1 khóa đào tạo mở rộng, cho thành viên và các đối tượng bên ngoài, nhằm thu hút người tài cho tổ chức
Trang 9- Thực hiện cơ chế
1.5 Hoạt động truyền thong xây dựng thương hiệu.
VTBB có một mạng lưới các mối quan hệ rộng khắp do sự đang dạng trong thành phần thành viên Mỗi thành viên được coi là một mắt xích góp phần mở rộng mối quan hệ đó Bản thân các thành viên của VTBB, cũng có nhiều thành viên hoạt động trong ngành báo chí truyền thông
VTBB xây dựng hình ảnh một tổ chức tình nguyện trẻ, hướng đến hoạt động cộng đồng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả Một số chương trình lớn của VTBB đã tổ chức họp báo
Thống kê Các một số cơ quan báo chí truyền thông VTBB đã cùng làm việc qua các chương trình :
Đài truyền hình : VTV1, VTV4, Hà Nội, VCTV6
- Thanh Nien Online
- Báo Hà Nội mới
Trang 10- Báo Việt Nam
- Báo điện tử Tổ Quốc
- Dân trí
- Vietnam Net…
1.6 Nguyên tắc và cơ chế tài chính:
Vòng tay bè bạn hoạt động tình nguyện và phi lợi nhuận với ngân
sách từ nguồn đóng góp của các thành viên, cá nhân, tổ chức và đối tác khác.Chúng tôi có 3 Quỹ hoạt động độc lập và riêng biệt:
Quỹ Từ thiện: do những người hảo tâm đóng góp thường xuyên hoặc
trong các chương trình của Vòng tay Bè bạn Quỹ từ thiện do Vòng tay Bèbạn điều phối và sẽ được chuyển toàn bộ đến những người có hoàn cảnh khókhăn trong các chương trình và hoạt động cụ thể dưới dạng tiền mặt hoặchiện vật
Quỹ Hoạt động: phục vụ chi phí thường xuyên liên quan đến tổ chức,
liên lạc, hậu cần, vận tải, … (không tính chi phí trong những dự án cụ thể),chủ yếu huy động từ đóng góp tự nguyện của các thành viên Chúng tôi camkết không sử dụng Quỹ Từ thiện cho các hoạt động thường xuyên của Vòngtay bè bạn
Quỹ Chương trình: để thực hiện các Dự án/ Chương trình cụ thể (có
thể có nhiều Quỹ Chương trình khác nhau) Quỹ Chương trình lấy từ QuỹHoạt động và do những cá nhân, tổ chức và đối tác của Vòng tay Bè bạnđóng góp
- Để đảm bảo nguyên tắc công khai và minh bạch về tài chính, đóng góp bằng tiền và hiện vật của các cá nhân và tổ chức có lòng hảo tâm vào Quỹ Từ thiện và Quỹ Chương trình được Vòng tay bè bạn công bố trên trang
Trang 11điện tử http://www.vongtaybeban.info Ngoài ra, tổ chức cũng cam kết gửi Báo cáo tài chính sau khi kết thúc mỗi hoạt động cho các nhà tài trợ và/hoặc khi có yêu cầu.
- Báo cáo tài chính được lập sau mỗi dự án, cùng với toàn bộ chứng từthu chi dự án
- Các cơ chế hỗ trợ tình nguyện viên được công khai và công bố rõ ràng
II/ Vài nét về Làng trẻ Hoà Bình Thanh Xuân.
Làng Hoà Bình nằm tại 35 Nguyễn Huy Tưởng , Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà N ội; còn có tên gọi khác là Làng Hoà Bình Thanh Xuân Đây
là một đơn vị trực thuộc làng Hoà Bình Việt Nam, được liên minh các tổ chức Việt Nam vì hoà bình, đoàn kết và hữu nghị bảo trợ Đây cũng là tổ chức nhân đạo phi chính phủ, được thành lập với sự giúp đỡ của Friendend Oberhausen (một làng hoà bình của Đức) và Chính phủ Đức
Làng Hoà Bình Thanh Xuân tiến hành các hoạt động chuyên nghiệp,
kỹ thuật mang tính nhân đạo để chăm sóc và phục hồi chức năng cho những trẻ em bị tàn tật, tật nguyền bẩm sinh (điều này là hậu quả của những hoá chất độc hại do chiến tranh để lại), bệnh di truyền và những thương tật khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển và cản trợ sự hoà nhập của các
em vào cộng đồng và đời sống xã hội
Theo đó, làng có 4 chức năng hoạt động chính
Chăm sóc sức khoẻ sử dụng vật lý trị liệu;
Giáo dục cơ bản cho trẻ em;
Hướng nghiệp trẻ tàn tật tới một số loại hình nghề nghiệp như may, thêu, dệt, khâu, vẽ, tin học;
Chăm sóc trẻ em sử dụng các phương tiện đặc biệt
Trang 12Mục đích cuối cùng là giúp cho các em hoà nhập vào nhịp sống của xã hội.
Được thành lập từ tháng 12/1991, ban đầu làng chỉ nhận các em từ 3 đến 10tuổi vào để chăm sóc nội trú Những năm tiếp theo, nhờ trang thiết bị đượcnâng cấp, làng Hoà Bình có thể nhận các em nội trú thuộc nhiều lứa tuổikhác nhau
Hiện nay Làng Hòa Bình chăm sóc khoảng 120 trẻ bị tàn tật bẩm sinh dochất độc màu da cam Các em không thể tự mình sinh hoạt, chăm sóc bảnthân Có em không bao giờ được nhìn thấy ánh mặt trời, không bao giờ đượcnghe và nói như bao trẻ em khác Cuộc sống của các em được bao bọc và ủ
ấm bằng tình yêu thương của các thầy cô nơi đây Các bác sĩ của làng cũngthường xuyên đi khám tại cộng đồng để phát hiện kịp thời các trường hợp bịnhiễm chất độc da cam và nhận các em về nuôi, kể cả những trường hợp tậtnguyền bẩm sinh không do phơi nhiễm Sự ra đời của làng Hòa Bình gópphần hàn gắn vết thương chiến tranh, xoa dịu nỗi bất hạnh mà các nạn nhânchất độc da cam/điôxin đang phải chịu đựng
Gần 50 cán bộ chịu trách nhiệm chăm sóc, dạy dỗ cho hơn 100 em học sinh trong đó khoảng một nửa nội trú do gia đình các em ở xa, nên họ khá vất vả Các em được dạy văn hóa hết cấp II, tập trung chủ yếu vào các môn: Toán, tiếng Việt, tự nhiên, xã hội, đạo đức và vẽ Sau khi kết thúc bậc tiểu học, em nào có khả năng sẽ tiếp tục được theo học tại các trường THCS,THPT tại Hà Nội Đến tận nơi mới thực sự cảm thông với điều kiện cơ sở vật chất còn vô cùng thiếu thốn của làng Trước kia làng là khu nhà kho cũ của quân đội được sửa sang lại, tường vôi ẩm thấp, cả dãy mới có một nhà
vệ sinh Máy móc, dụng cụ dành cho việc chữa bệnh của các em còn thiếu