1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ

69 140 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 443 KB

Nội dung

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông – lâm nghiệp, là thành phần quan trọng nhất trong môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng, là nơi tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội.

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trongnông – lâm nghiệp, là thành phần quan trọng nhất trong môi trường sống, là địabàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế văn hóa – xã hội, an ninh –quốc phòng, là nơi tồn tại của xã hội loài người Đất đai là tài nguyên có hạn về sốlượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển theo ýmuốn chủ quan của con người Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyênquý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triểncủa nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xãhội

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,cùng với sự tăng nhanh về dân số, các khu công nghiệp, các khu du lịch sinh thái,

… đã và đang gây sức ép cho đất đai do diện tích đất chỉ có giới hạn Cùng với sựthay đổi mạnh mẽ của đất nước sau khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTOcùng với xu thế hội nhập toàn cầu đã và đang làm phức tạp các quan hệ đất đaicũng như gây ra nhiều bất cập cho việc quản lý, sử dụng đất

Nhằm thực hiện việc quản lý đất đai theo quy chế chặt chẽ, phải nâng caotrách nhiệm của các tổ chức, công dân, đặc biệt là các cơ quan quản lý Nhà nướctrong việc quản lý sử dụng đất Từ đó có kế hoạch sử dụng đất một các hợp lý, cóhiệu quả, sử dụng tiết kiệm nhằm vừa phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, vừabảo vệ môi trường, bảo vệ quỹ đất hiện có cho các thế hệ sau trong tương lai Mỗiđịa phương cần phát huy lợi thế hiện có, tận dụng tối đa các nguồn lực, tranh thủ

sự giúp đỡ về mọi mặt như kỹ thuật, vốn, trang thiết bị hiện đại, để nâng caohiệu quả sử dụng đất đai

Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, là trung tâm kinh tế, chính trị của

tỉnh Nhằm thực hiện đề án "Phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,

từ nay đến năm 2025, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện

Trang 2

tích 250 km² với dân số dự kiến là 800.000 - 1.000.000 người Trước tình hình đó,cùng với quá trình đô thị hóa, sức ép về đất đai của Thành phố sẽ không ngừngtăng lên trong khi diện tích thì có hạn và dân số ngày một tăng thêm Do đó, việcđánh giá lại tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời gian qua trên địa bànthành phố, rút ra những hạn chế cũng như có những giải pháp, đề xuất thực hiệncông tác quy hoạch sử dụng đất được khả thi và hiệu quả hơn trong thời gian tớiđang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Vinh tỉnh Nghệ An”

1.2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục đích

- Tìm hiểu công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Vinh

- Tìm ra xu thế biến động và nguyên nhân biến động tạo tiền đề cho phướnghướng lập quy hoạch sử dụng đất, làm cơ sở cho việc lập chiến lược sử dụng đấtphù hợp tình hình hiện nay, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai

- Rút ra những tồn tại và hạn chế, đề xuất một số phương hướng, biện phápnhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục những mặt còn tồn đọng trongcông tác quy hoạch sử dụng đất, từ đó khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn tàinguyên đất, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường

1.2.2 Yêu cầu

- Nắm vững và vận dụng quy định của Nhà nước về pháp luật đất đai

- Nắm vững chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2010 – 2015) đến năm

2014 của quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An

- Số liệu điều tra thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời

Trang 3

2.1 Cơ sở lý luận chung của vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm đất đai

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đấtđai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất,bao gồm tất cả các cấu thành củamôi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổnhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, ), các lớp trầm tích sát bề mặtcùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật,trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ vàhiện tại để lại (san nền, đường sá, nhà cửa, )”

Như vậy,“Đất đai” là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳngđứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, độngvật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theochiều nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủyvăn,thảm thực vật cùng với các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ýnghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người

2.1.2 Khái niệm về quy hoạch sử dụng sử dụng đất

Theo Viện điều tra quy hoạch đất đai : “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thốngcác biện pháp quản lý, kĩ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng vàquản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả nhất thông qua việc phân

bổ quỹ đất (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dung đấtnhư tự liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng đất cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả sảnxuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường”

2.1.3 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng sử dụng đất

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự chuyển dịch cơcấu kinh tế từ Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ sang Công nghiệp – Dịch vụ

- Nông nghiệp đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai

Việc sử dụng hợp lý đất đai liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của từngngày và từng linh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng

Trang 4

người dân cũng như vận mệnh của cả Quốc gia Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôncoi đây là vấn đề rất bức xúc, cần được quan tâm hàng đầu.

Hệ thống các văn bản pháp luật như: Hiến pháp, Luật và các văn bản dướiluật đã tạo cơ sở vững chắc trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giúp giải quyết

về mặt nguyên tắc những vấn đề đặt ra:

- Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ?

- Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ?

- Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ?

* Sự cần thiết phải về mặt pháp lý phải lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳngđịnh: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý

là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thốngnhất quản lý”, “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng

phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (chương III, điều 53, khoản 1 điều 54).

Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân doNhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”

Khoản 4, Điều 22 Luật đất đai 2013 xác định quản lý quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Như vậy, để sử dụng và quản lý đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệuquả nhất thiết phải làm quy hoạch, kế hoạch

2.2 Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất

2.2.1 Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên Thế giới

Trang 5

Ở Đức, điển hình là thành phố Berlin, hệ thống quy hoạch sử dụng đất đãđược xây dựng từ rất sớm Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổđất nước, năm 1994, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỷ

lệ 1:50.000 Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai cho phùhợp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiếnhành thường xuyên Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Berlinnói riêng, nước Đức nói chung có hiệu quả cao, tiết kiệm và bền vững

Ở Pháp, quy hoạch đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình hóanhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và laođộng; áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc sản xuất hợp lý, thúc đẩynền kinh tế phát triển

Ở Thái Lan, quy hoạch đất đai được phân bố theo 3 cấp: Quốc gia, vùng vàđịa phương Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các chương trình kinh tế xã hội củaHoàng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước phối hợpvới chính phủ và chính quyền địa phương Dự án phát triển Hoàng gia đã xác địnhvùng nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội của TháiLan Các dự án đều tập trung vào vấn đề quan trọng là nguồn nước, đất đai nôngnghiệp, thị trường lao động

Để có một phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác lập quyhoạch sử dụng đất đai trên phạm vi toàn thế giới, năm 1992, FAO đã đưa ra quanđiểm quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất có hiệu quả, bền vững đáp ứng tốt nhấtnhững yêu cầu hiện tại và đảm bảo an toàn cho tương lai, chú trọng đến hiệu quảkinh tế xã hội và môi trường gắn liền với khả năng bền vững Phương pháp quyhoạch đất đai này áp dụng ở 3 mức: Quốc gia, huyện, xã; những bước này khôngnhất thiết phải kế tiếp nhau nhưng tương ứng với các mức và các quyết định sửdụng đất được đưa ra tương tác giữa 3 mức càng lớn càng tốt Tổ chức FAO đưa raphương pháp này nhằm áp dụng vào điều kiện cụ thể cho từng quốc gia ( có chỉnhsửa và bổ sung cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước) Đối với quốc gia

Trang 6

đang phát triển thì quy hoạch đất đai hướng tới việc bảo vệ, cải tạo môi trườngsinh thái, phát triển du lịch cảnh quan thiên nhiên.

2.2.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

Việt Nam là nước có dân số đông, diện tích đất hạn hẹp, vì vậy công tácquy hoạch sử dụng đất sao cho hiệu quả, hợp lý luôn là một đòi hỏi khác quan

* Thời kỳ trước Luật đất đai 1993

Quy hoạch sử dung đất đai chưa được coi là công tác của ngành Quản lý đấtđai mà chỉ được thực hiện như một phần của quy hoạch phát triển ngành nông –lâm nghiệp Các phương án phân vùng nông – lâm nghiệp đã đề cập tới phươnghướng sử dụng tài nguyên tất trong đó có tính toán đến quỹ đất nông nghiệp, lâmnghiệp và coi đây là phần quan trọng Tuy nhiên, do còn thiếu các tài iệu điều tra

cơ bản và chưa tính được khả năng đầu tư nên tính khả thi của phương án cònthấp

Từ năm 1981 đến năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V trongchương trình lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Namthời kỳ 1986 – 1990, có 5 vấn đề trong đó có vấn đề về tài quy hoạch sử dụng đấtđai Cũng trong thời kỳ này, Chính phủ ra Nghị quyết số 50 về xây dưng quyhoạch tổng thể kinh tế xã hội của 500 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước

Từ năm 1987 đến trước Luật đất đai năm 1993, công tác quy hoạch sử dụngđất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôndiễn ra sâu sắc, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã nổi lên như một vấn đề cấp bách

về giao đất, cấp đất Đây là mốc đầu tiên triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp

xã trên phạm vi toàn quốc

* Giai đoạn từ khi có Luật đất đai năm 1993 đến năm 2003

Trang 7

thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước Sau hội nghị, công tác lập quyhoạch sử dụng đất được triển khai ở 4 cấp là: cả nước, tỉnh, huyện, xã.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được quy định trong LuậtĐất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ – CP ngày 01/10/2001quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất củacác cấp địa phương Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai xây dựng quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 Tuy vậy, cũng phải đếnnăm 2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI, Quốc hội mới ra Nghị quyết số29/2004/QH11 thông qua quy hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 và kếhoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2005; Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tiếnhành công tác rà soát quy hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng và đã đượcChính phủ phê duyệt

* Giai đoạn từ khi có Luật đất đai 2003 đến năm 2013

Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội nói chung và đòi hỏi về công tácquản lý đất đai nói riêng, Luật đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 Khung pháp lý đối với côngtác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ: Luật đất đai năm 2003 quyđịnh tại mục 2 chương II ( gồm 10 điều, từ điều 21 đến điều 30); Nghị định số181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai quy định tại chươngIII ( gồm 18 điều, từ điều 12 đến điều 29)

Luật đất đai năm 2003 quy định rõ nội dung việc lập quy hoạch, kế hoạch

sử dung đất các cấp Đối với kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và kỳ kế hoạch

là 5 năm Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là 5 năm một lần gắn với việckiểm kê đất đai để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtđược tốt hơn.Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập 10 năm một lần gắn với kỳquy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải được lập trênnền bản đồ địa chính.Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư hướng

Trang 8

dẫn số 30/2004/TT – BTNMT về quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụngđất, kế hoạch sử dụng đất.

* Giai đoạn từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay

Quá trình công trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra ngàycàng nhanh chóng và mạnh mẽ, cùng với đó là sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh

tế toàn cầu, tốc độ đô thị hóa cũng như sự bùng nổ dân số đang đặt ra những sức

ép rất lớn về nhu cầu khai thác và sử dụng đất đai Trước tình hình mới đó, sau 10năm thực hiện, Luật đất đai 2003 đã không còn phù hợp với nhiều điểm bất cậpcũng như nảy sinh nhiều vấn đề mới cần kịp thời sửa chữa, xây dựng và bổ sunghoàn thiện hơn Vì vây, tại kỳ họp thứ 6 khoá XIII, Quốc hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật đất đai năm 2013 vào ngày 29/11/2013, cóhiệu lực ngày từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 Tại đây, khung pháp lý đối với côngtác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng được quy định rõ tại: Chương IV ( gồm

17 điều, từ Điều 35 đến Điều 51); Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 củaChính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 Cùng với đó, Bộ Tàinguyên và Môi trường cũng ban hành Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày30/09/2014 của về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất

Theo GS.TSKH Lê Đình Thắng, TS.Trần Tú Cường: Quy hoạch sử dụng đấttrong nền kinh tế thị trường ở nước ta, đặc biệt do đất đai đã được tiền tệ hóa vàtham gia vào nền sản xuất hàng hóa, khi nước ta đã là thành viên đầy đủ củaWTO, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quan hệ đất đai ở nước ta Vìthế, quy hoạch sử dụng đất phải được xây dựng trên cơ sở định hướng của quyhoạch tổng thể, đồng thời phải phù hơp với đặc điểm riêng từng địa phương, từng

Trang 9

chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất Kế hoạch sử dụng đất là việcphân đoạn thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo từng thời gian, từng thời điểm đểđịnh ra được tiến độ, khối lượng, địa điểm cần thực hiện phù hợp với yêu cầu vàkhả năng vật chất của xã hội Kế hoạch sử dụng đất cần đảm bảo tính ổn định vàkhả thi cao, vì thế cần phân đoạn thời gian ngắn từ 1 – 3 năm

3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 10

3.1.1.Đối tượng nghiên cứu

Tình hình sử dụng Các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp trên địabàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Phạm vi thời gian: 20/01/2015 – 20/05/2015

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1.Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội thành phố Vinh

a Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện tự nhiên

- Các nguồn tài nguyên

- Vấn đề môi trường

b Điều kiện kinh tế- xã hội

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế năm 2014

3.2.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai

- Đánh giá tình hình sử dụng và biến động đất đai

Trang 11

+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,lập bản đồ hành chính.

+ Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất vàbản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựnggiá đất

+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụngđất

+ Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

+ Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Thống kê, kiểm kê đất đai

+ Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

+ Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

+ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụngđất

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy địnhcủa pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

+ Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản

lý và sử dụng đất đai

+ Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

3.2.3 Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kì đầu (2010 – 2015) đến năm 2014 của quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Trang 12

3.2.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực thi quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Vinh

- Giải pháp về kinh tế;

- Giải pháp về kỹ thuật;

- Giải pháp về chính sách;

- Giải pháp về tổ chức.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

Điều tra,thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội,hiện trạng sửdụng đất ,kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các tài liệu,số liệu khác cóliên quan đến đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn bànThành phố qua các năm

3.3.2 Phương pháp thống kê và phân tích,xử lý tổng hợp

Trên cơ sở các số liệu,tài liệu thu thập được,tiến hành phân nhóm,thống kêdiện tích đã thực hiện theo quy hoạch;tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đếnkết quả triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

3.3.3 Phương pháp thống kê

Thống kê theo các biểu bảng thống kê : Đánh giá chung tình hình biến độngđất đai bằng các biểu bảng thống kê có độ chính xác cao sát với thực tế

3.3.4 Phương pháp minh họa bằng bản đồ,biểu đồ

- Phương pháp thu thập tổng hợp các tài liệu có liên quan

Thu thập từ các biểu mẫu thống kê diện tích năm sử dụng đất hiện trạng vàmấy năm biến động trước đó, các số liệu biến động, các bản đồ hiện trạng của dơn

vị hành chính cấp dưới

Trang 13

đồ hiện trạng sử dung đất giai đoạn trước Trên cơ sở số liệu điều tra thu thập được

và điều tra thực địa tiến hành chỉnh lý biến động đất đai, quy hoạch sử dụng đấtdựa trên bản đồ hiên trạng giai đoạn trước

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá về điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội của thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An

4.1.1 Điều kiện tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên

Trang 14

* Vị trí địa lý

Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnhNghệ An, là một trong hai đô thị lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên

là 104,97 km2 bao gồm 16 phường và 9 xã Trung tâm Thành phố cách thủ đô Hà

Nội 295 km (về phía Bắc) và cách Huế 350 km; Đà Nẵng 472 km; Thành phố HồChí Minh 1.447 km (về phía Nam)

+ Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Nghi Lộc;

+ Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên;

+ Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh

Thành phố Vinh nằm ở trung độ cả nước trên trục giao thông quan trọngxuyên Bắc - Nam, giữa hai Thành phố: Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai trung tâmlớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất trong cả nước

Từ Vinh có thể đi đến Lào (qua ba cửa khẩu: Cầu Treo, Thanh Thuỷ vàNậm Cắn) và các tỉnh vùng Đông Bắc của Thái Lan Đến Vinh cũng xem như đãđến thị xã Cửa Lò (15 km); Kim Liên - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (12 km);Tiên Điền, Nghi Xuân - quê hương đại thi hào Nguyễn Du (10 km) cùng với cácđịa danh nổi tiếng khác ở quanh vùng

Vị trí địa lý của Thành phố và hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại cũngnhư các hạng mục hạ tầng kinh tế và xã hội khác ngày càng được hoàn thiện đang

và sẽ là những điều kiện thuận lợi để thành phố Vinh có thể tiếp thu nhanh tiến bộkhoa học kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển mộtnền sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh cao với những ngành mũi nhọn đặc thù,đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước vàthế giới, đưa nền kinh tế của Thành phố nhanh chóng hòa nhập theo xu thế phát

Trang 15

biển Địa hình dốc đều về hai hướng Nam và Đông - Nam, độ cao trung bình từ

3-5 m so với mực nước biển Vinh còn có núi Quyết nằm ven bờ sông Lam ở phíaĐông Nam Thành phố Núi dài trên 2 km, đỉnh cao nhất 101,5 m; đây là địa danhgắn liền với Phượng Hoàng Trung Đô, với sự nghiệp lẫy lừng của thiên tài quân sựNguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung

* Khí hậu

- Nhiệt độ trung bình hằng năm của Thành phố 230C - 240C Mùa nóng từtháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,10C.Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độthấp tuyệt đối 40C Với nền nhiệt độ cao và ổn định đã đảm bảo cho tổng tích nhiệtcủa Thành phố đạt tới trị số 8.600 - 9.0000C; biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm

từ 5 - 80C; số giờ nắng trung bình năm 1.500 - 1.600 giờ

- Lượng mưa trung bình hằng năm của toàn Thành phố khoảng 2.000 mm,lượng mưa năm lớn nhất (năm 1989) là 3.520 mm, lượng mưa ngày lớn nhất (năm1931) là 484 mm và tháng mưa nhiều nhất (tháng 10 năm 1989) trên 1.500 mm.Lượng mưa chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm khoảng80% - 85% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất tháng 8, 9 có lượngmưa trung bình 200 - 500 mm Mùa này thường trung với mùa bão, áp thấp nhiệtđới nên dễ gây ra lụt, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mưa ít, lượng mưachiếm khoảng 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1,2, lượngmưa chỉ khoảng 20 - 60 mm

- Độ ẩm không khí hằng năm ở Vinh khá cao, trung bình năm dao động từ80% - 90%, một số ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp Độ ẩm không khíthấp nhất là 15%, độ ẩm không khí cao nhất là 100%

- Lượng bốc hơi cả năm trung bình 928 mm Tháng 7 là tháng có lượng bốchơi cao nhất 183 mm, tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất 27 mm

Trang 16

- Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, hằngnăm có một vài cơn bão đổ bộ vào với sức gió trung bình cấp 8 - 10 và có khi đếncấp 12 Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quảđến sản xuất và đời sống nhân dân trong Thành phố.

Trang 17

Chế độ gió (hướng gió thịnh hành) ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự

phân bố rõ theo mùa Cụ thể:

+ Gió mùa Đông Bắc: Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc giántiếp đến Vinh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt

độ đột ngột từ 5 - 100C so với ngày thường gây tác động xấu đến sản xuất và đờisống

+ Gió Tây Nam khô nóng: là loại hình thời tiết đặc trưng của vùng BắcTrung Bộ Bình quân số ngày có gió Tây Nam ở Vinh là 30 - 40 ngày/năm, thườngbắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 8, cao điểm là tháng 6, 7 Gió Tây Nam có

tốc độ gió lớn (20 m/s), lại khô và nóng gây ảnh xấu đến sản xuất và đời sống sinh

hoạt của nhân dân trong thành phố

* Thuỷ văn và nguồn nước

Trên địa bàn Thành phố có các sông chính như: sông Lam, sông Cửa Tiền,trong đó Sông Lam (sông Cả) là con sông lớn nhất tỉnh Nghệ An bắt nguồn từthượng Lào, đoạn chảy qua Thành phố có chiều dài trên 5 km thuộc phần hạ lưu,lòng sông rộng, tốc độ dòng chảy hiền hòa hơn so với vùng thượng lưu

Sông Cửa Tiền (sông Vinh) và sông Đừng là hai sông nhỏ, lòng sông hẹp,lượng nước không lớn và chịu ảnh hưởng trực tiếp thủy chế của sông Lam

Do nằm ở vùng hạ lưu nên sông ở Vinh chịu ảnh hưởng của mưa lũ ởthượng nguồn và chế độ thuỷ triều Vào mùa mưa nước từ thượng nguồn dồn vềlàm mực nước sông lên cao, dòng sông chảy xiết, đôi khi gặp phải bão, áp thấpnhiệt đới gây nên tình trạng lụt lội

Trong hơn 15 năm lại đây những cơn bão lớn ít xuất hiện ở Thành phố nênhiện tượng lũ lụt cũng không xảy ra và hiện tượng khí hậu thời tiết có những thayđổi bất thường Mực nước các con sông trong trận lũ tháng 10 năm 1978 (ứng vớitần suất 2%):

Ngoài ra, Thành phố có hệ thống ao, hồ tự nhiên và nhân tạo khá phongphú, như hồ Cửa Nam và các ao, hồ xen kẽ trong các khu dân cư

Trang 18

Vể nước ngầm: phụ thuộc địa hình và lượng nước mặt Nước ngầm có hai lớp:

+ Lớp trên nằm trong tầng cát ở độ sâu 0,5 - 2 m, không có áp lực;

+ Lớp dưới nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét pha

* Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - BộNông Nghiệp và Phát triển nông thôn, tài nguyên đất của thành phố Vinh có 3nhóm đất chính, gồm:

+ Nhóm đất cát biển:

Đất cát có diện tích 3.345 ha, phân bố tập trung ở xã Hưng Lộc, Nghi Phú,Nghi Liên, Nghi Đức, Nghi Ân Đất có thành phần cơ giới cấp hạt thô, tỷ lệ cátthường 80% - 90%, dung tích hấp thu thấp Hàm lượng các chất dinh dưỡng nhưmùn, đạm, lân đều nghèo Kali tổng số trung bình ở tất cả các tầng đất, Kali dễtiêu lớp đất mặt trung bình (16,2mg/100g đất), xuống các tầng dưới Kali dễ tiêu ởmức độ nghèo Nhìn chung đất cát biển có độ phì nhiêu thấp, song lại thích hợpcho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như rau, khoai, lạc, đỗ,vừng, dâu, tằm,

Trong quá trình canh tác cần chú ý các biện pháp để cải tạo đất như: Bónnhiều phân hữu cơ, trồng cây các loại cây họ đậu để cải tạo đất Bón các loại phânkhoáng, nên bón làm nhiều lần để phân không bị rửa trôi, bón phân hữu cơ nên vùisâu

+ Nhóm đất mặn:

Trang 19

Đất mặn hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, vẫn bị ảnh hưởng của nguồnnước Đất mặn có 2 nhóm đất phụ (Đất mặn trung bình, đất mặn ít) có diện tíchkhoảng 1.252 ha, phân bố chủ yếu ở xã Hưng Hòa và một phần ở Hưng Dũng Đất

có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng Đất có phản ứng ít chua (PHkcl>5,0) hàm lượng cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu CEC trung bình Hàmlượng mùn, đạm lân tổng số tầng mặt trung bình

Hiện nay hầu hết diện tích đất mặn trên địa bàn Thành phố trồng 2 vụ lúa.Ngoài ra, một phần diện tích đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản

Để đảm bảo tăng năng suất cây trồng cần chú ý chống bốc hơi nước, chốnghạn cho đất, ngăn ngừa muối trong nước ngầm bốc lên Tăng cường cày sâu, bónnhiều phân hữu cơ, chú trọng bón lân cho đất

+ Nhóm đất phù sa:

Đất phù sa có diện tích 4.367 ha, chiếm 48,50% diện tích tự nhiên của tậptrung chủ yếu ở xã Hưng Đông, Nghi Liên, Nghi Kim, phường Vinh Tân, phườngĐông Vĩnh Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, phản ứng ít chua, hàm lượng mùntổng số tầng mặt trung bình khá, các tầng dưới thấp; đạm tổng số tầng khá, cáctầng dưới nghèo Lân tổng số ở các tầng trung bình thấp, kali tổng số từ nghèo đếnkhá; lân và kali dễ tiêu đều ở mức độ nghèo

Hiện nay quỹ đất phù sa đã được sử dụng hết để phát triển các cây lươngthực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày

Ngoài 3 loại đất chính trên, trên địa bàn Thành phố còn có 1 phần diện tíchđất xói mòn trơ sỏi đá (41 ha), phân bố ở phường Trung Đô Hiện nay, diện tíchđất này đã được trồng rừng nhằm bảo vệ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi đất

- Tài nguyên nhân văn

Trang 20

Ngay từ thời sơ khai của đất nước, thành phố Vinh đã là địa bàn thích hợpcho sự dừng chân và tụ cư của con người Trải qua biến thiên của lịch sử, vị trí củathành phố ngày càng quan trọng hơn, vì nó nằm trên con đường thiên lý xuyênViệt trong quá trình mở mang bờ cõi của tổ tiên Cuối năm 1788, Hoàng đế QuangTrung đã chọn Vinh để xây kinh đô mới và Vinh đã trở thành Phượng HoàngTrung Đô

Dưới thời thuộc Pháp, người Pháp đã nhận ra vị trí đắc địa của thành phốVinh và xây dựng Thành phố thành một trong những đô thị công nghiệp vào loạilớn trong cả nước Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thể kỷ trước, thànhphố Vinh được biết đến như một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng,nhà băng nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ấn Kiều Đó cũng là cái nôi củaphong trào yêu nước và cách mạng Năm 1930 - 1931 cao trào cách mạng Xô Viết

- Nghệ Tĩnh diễn ra tại đây Không chỉ nổi tiếng là Thành phố giàu truyền thốnglịch sử và cách mạng, thành phố Vinh còn được biết đến là một Thành phố côngnghiệp và thương mại Hơn nữa thành phố Vinh là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá xứNghệ và sớm hình thành những giá trị của văn hoá đô thị

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thành phố Vinh là luỹ thépkiên cường, tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa

Trang 21

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới thành phố Vinh đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, xây dựng hạ tầng và quản lý đô thị Thành phốVinh là trung tâm kinh tế - xã hội, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh, đầu mốicủa nhiều tuyến đường giao thông đối ngoại đi các huyện và liên tỉnh, liên vùng.

Vì vậy, tài nguyên du lịch của Thành phố khá đa dạng như khu du lịch Lâm Viên núi Quyết, du lịch sông Lam Tiềm năng du lịch nhân văn cũng rất phong phú, ítđịa phương nào có thể sánh bằng, với nhiều di tích lịch sử - văn hoá như ĐềnHồng Sơn với 3 kỳ lễ hội, Đền thờ vua Quang Trung, Núi Quyết, chùa Cần Linh,cồn Mô, thành cổ Vinh Đây còn là quê hương của các điệu hò ví dặm, hátphường vải.v.v Các trung tâm du lịch văn hóa hiện đại như công viên trung tâmthành phố, công viên Nguyễn Tất Thành

-* Cảnh quan môi trường

Trong những năm qua, vấn đề môi trường đã được các cấp, các ngành củaThành phố quan tâm thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án

về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp sống vănminh đô thị, quản lý tốt vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, trật tự an toàn giaothông, quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị qua đó đó đã góp phần cải thiện chấtlượng môi trường của Thành phố

- Thu gom chất thải

Theo số liệu thống kê của Công ty môi trường đô thị, tổng lượng rác thảisinh hoạt của Thành phố khoảng 300m3/ngày.đêm

Trang 22

Việc thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác thải của Thành phố hiện nay doCông ty Môi trường Đô thị đảm nhận Hàng ngày, Công ty đảm nhận việc quét vàgom rác trên các tuyến phố chính, 23 chợ và các khu dân cư tại các phường, xã với

290 ga rác Ngoài ra, rác của các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan và một phần rác thảicủa bệnh viện được hợp đồng định kỳ để Công ty vận chuyển xử lý Toàn bộ rácthải của thành phố được đưa về bãi rác Đông Vĩnh, bãi rác được xây dựng và đãqua nhiều lần được mở rộng, có tường bao quanh cao 3 m và hệ thống mươngthoát nước Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng bãi rác đã quá tải, nước thải rò rỉ từbãi rác chưa được xử lý kịp thời làm ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất và phátsinh khí độc, mùi hôi thối từ bãi rác theo gió vào các khu dân cư đã làm ảnh hưởngcuộc sống của người dân gần bãi rác

Hiện tại Thành phố mới có một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt bằng côngnghệ SERAPHIN với công suất 200 tấn/ ngày Đối với rác thải y tế tại bệnh việntrong Thành phố đã được xử lý bằng hai lò đốt rác thải y tế được xây dựng tạibệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

Nhìn chung, việc thu gom, xử lý rác thải của Thành phố cũng mới chỉ đạt85% lượng rác thải thực tế

- Môi trường nước

+ Nước dưới đất: Qua kết quả quan trắc các điểm đo tại phường QuangTrung, xã Hưng Lộc, xã Hưng Hòa trong những năm gần đây (áp dụng tiêu chuẩnTCVN 5944 – 1995) cho thấy chất lượng nước dưới đất ở thành phố Vinh chưa cóbiểu hiện của sự ô nhiễm Tại tất cả các điểm quan trắc, giá trị các chỉ tiêu thấphơn so với tiêu chuẩn cho phép; ngoại trừ điểm lấy mẫu tại xã Hưng Hòa, HưngLộc có hàm lượng cặn, Mn, Fe, vượt tiêu chuẩn cho phép

Trang 23

+ Nước mặt: Sông Lam là nơi tiếp nhận lượng lớn nước thải Thành phố đổvào qua hàng loạt các công trình tiêu nước Qua kết quả quan trắc chuỗi số liệunước sông Lam tại bara Bến Thủy cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm cácchất hữu cơ, vi sinh vật: các thông số NH4+, Coliform, BOD của các đợt quan trắcthường vượt TCVN 5942 - 1995 từ 2 - 4 lần đặc biệt là vào mùa mưa.

+ Nước thải: Kết quả quan trắc nước thải tại kênh N3 (kênh thoát nước thảisinh hoạt, sản xuất tại khu vực phường Bến Thủy) đổ ra sông Lam cho thấy nước

đã bị ô nhiếm các chất hữu cơ, giá trị các thông số NH4+, Coliform, BOD, thường vượt TCVN 5945 - 1995 Đây cũng chính là tình trạng ô nhiễm chung tạinhiều kênh, mương thoát nước thải của Thành phố

S2 Môi trường không khí

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu của Thành phố là dohoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, khu tiểu thủ côngnghiệp, phương tiện giao thông phát sinh khí thải (SO2, NOx, CO2, CO, CXHy),bụi và tiếng ồn Nhìn chung, giá trị các thông số đều thấp hơn TCVN 5937 - 1995,riêng tại điểm ngã tư chợ Vinh nồng độ bụi, tiếng ồn thường xuyên vượt TCCP.Nồng độ bụi trong khu vực (dọc đường giao thông, chợ, làm đường, công trìnhxây dựng, gần các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng) có giá trị 0,19 - 0,36 mg/m3

(trung bình trong 24h) gấp 1 - 1,8 lần tiêu chuẩn cho phép; còn lại chưa bị ô nhiễmbụi, khí thải hay tiếng ồn

Nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của Thành phố đó là quátrình đô thị hoá, phát triển kinh tế và sự gia tăng nhanh dân số tạo ra nguồn rácthải, nước thải chưa qua xử lý; thải xuống sông, kênh rạch làm ô nhiễm nguồnnước và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư

4.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

a Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Nông nghiệp

Trang 24

Khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản phẩm quốc

nội (1,7% GDP) Trong những năm qua, nông nghiệp của Thành phố phát triển

theo hướng chuyển từ độc canh trồng cây lương thực sang sản xuất nông nghiệphàng hóa, đồng thời đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống câycon, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, hình thành vùng rau an toàn, hoa cây cảnh, pháttriển mạnh nuôi trồng thủy sản

Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp năm 2014 đạt 446,0 tỷ đồng ( theo giá so sánh năm 1994), hơn gần 36 tỷ đồng so với năm 2010.

* Công nghiệp

Thành phố Vinh từ lâu nổi tiếng là trung tâm công nghiệp của cả nước Giá

trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2014 là 15.755,0 tỷ đồng ( theo giá so sánh 1994), tăng 21% so với năm 2010 Tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế năm

2010 công nghiệp - xây dựng chiếm 31,9%, trong đó xây dựng và công nghiệpmỗi ngành chiếm 50%

- Thành phố hiện có 5 khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong đó:khu công nghiệp Bắc Vinh diện tích 60,16 ha, cơ bản được lấp đầy và tạo việclàm cho hơn 1.548 lao động; 3 cụm công nghiệp (Đông Vĩnh, Nghi Phú, HưngLộc) cũng cơ bản đã được lấp đầy với diện tích 24,9 ha, các doanh nghiệp đã đivào sản xuất ổn định và phát triển Dự án khu công nghiệp Hưng Đông đangtriển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật để các doanh nghiệp vào sản xuất kinhdoanh

Trang 25

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp khác trên địa bàn Thành phố chủ yếu làcông nghiệp sạch; những cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã và đang được dichuyển ra các khu công nghiệp tập trung Các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phầnhoá, tăng cường đầu tư mở rộng và đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hoạt độngsản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt, như: bia, dầu ăn tinh luyện, dệt may, cơ khí,

gỗ mỹ nghệ, xay xát bột mỳ, phân vi sinh NPK, da chế biến Các sản phẩm đượcxuất khẩu ra nước ngoài được đánh giá có chất lượng cao: thuỷ hải sản, dệt may,chế biến gỗ, dầu ăn tinh luyện, bột đá siêu mịn

- Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng ngày càng phát triển, góp phầnquan trọng trong việc giải quyết việc làm và dịch chuyển cơ cấu kinh tế Công tác

du nhập, đào tạo nghề cho người lao động được khuyến khích và tạo điều kiệnphát triển Đến nay, trên địa bàn thành phố có 2 làng nghề chiếu cói ở Hưng Hoàđược công nhận, các nghề khác tiếp tục được duy trì, phát triển, như: nghề thêuren, móc đan sợi xuất khẩu, mây tre đan xuất khẩu, mộc mỹ nghệ

Những ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn và có nhịp độ tăng trưởng caothời gian qua là những sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, khoáng phi kim, sản xuất cácsản phẩm từ gỗ, tre nứa, đồ dùng gia đình, dệt may, phương tiện vận tải Sựchuyển dịch cơ cấu các phân ngành công nghiệp đang theo chiều hướng tích cực,phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mục tiêu trở thành Trungtâm kinh tế văn hóa xã hội Bắc Trung Bộ

Khu vùc dÞch vô cã møc t¨ng trëng kh¸ cao và có xu thế ngày càng tăng

Từ năm 2010 đến nay, giá trị sản xuất đã tăng từ 9.227,5 tỷ đồng lên 14.571,0 tỷđồng vào năm 2014 Nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao xuất hiện, giúp

mở rộng nền sản xuất xã hội trên địa bàn

* Dịch vụ - thương mại

Trang 26

Hoạt động thương mại diễn ra đa dạng, chất lượng ngày càng cao Hànghoá ngày càng phong phú bao gồm sản phẩm hàng hóa trên địa bàn, sản phẩm thuhút từ các vùng miền khác trong nước và hàng hóa nhập khẩu từ Lào qua các cửakhẩu và hàng hoá từ các nước khác qua các cảng: Cửa Lò, Lạch Quèn, Bến Thủy.

Từ thành phố Vinh, hàng hóa được phân phối tới các trung tâm thương mại lớncủa khu vực như: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, các trung tâmthương mại cấp huyện khác của tỉnh Nghệ An và đi các nước: Lào, Trung Quốc Hoạt động thương mại của thành phố Vinh đã có sức chi phối trong vùng BắcTrung Bộ Giá trị gia tăng dịch vụ thương mại - du lịch năm 2008 đạt 1.887 tỷđồng, tăng 16,9% so với 2007, cho thấy khu vực dịch vụ thương mại của Thànhphố khá phát triển, là tiền đề để trở thành trung tâm dịch vụ của vùng Bắc TrungBộ

Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có 2 siêu thị lớn (Big C, Intimex), một

số siêu thị nhỏ kinh doanh tổng hợp với trên 2.000 mặt hàng các loại về điện tử,điện máy, hàng tiêu dùng, đồ gỗ mỹ nghệ, xe máy, quần áo…

Hệ thống mạng lưới chợ được quy hoạch và tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoạtđộng có hiệu quả Dự án chợ Vinh đưa vào sử dụng, đáp ứng được chức năng làđầu mối bán buôn bán lẻ, xuất nhập khẩu của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung

Bộ Các chợ khu vực được phân bố hợp lý, đáp ứng nhu cầu trao đổi mua sắm tạichỗ của nhân dân, cũng như việc tiêu thụ hàng nông sản của Nghệ An và cung cấpcho các huyện trong tỉnh Thành phố đang thực hiện đề án chuyển đổi hình thứcquản lý chợ theo tinh thần: tư nhân, HTX hoặc doanh nghiệp đầu tư, quản lý chợ

Hệ thống chợ nội thành: chợ Ga, Cửa Bắc, Quang Trung, Bến Thuỷ, Hưng Dũng,Cửa Nam, Nghi Phú…

Trang 27

Dân số trung bình của thành phố Vinh năm 2008 khoảng 313,72 nghìnngười trong đó nam khoảng 152 nghìn người, chiếm 48,45% và nữ khoảng 161,72nghìn người, chiếm 51,55% tổng dân số.

Tỷ lệ sinh hằng năm của năm 2014 là 16,30 %, tăng 4,76 % so với năm

2010 Trong khi đó, cùng khoảng thời gian này, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên củathành phố đạt 13,00 % năm 2014, vượt 5,45 % so với năm 2010 Tuy hàng năm

biến động thất thường, song tỷ lệ tăng dân số đang có xu thế tăng (chủ yếu tăng cơ học từ khu vực nông thôn vào thành thị), phù hợp với tỷ lệ đô thị hóa của một đô

thị đang phát triển

* Lao động và nguồn nhân lực

Số người trong độ tuổi lao động (tính từ 15 tuổi đến 60 tuổi) năm 2014

khoảng 180,90 nghìn người, chiếm khoảng 57,66 % dân số của Thành phố Trong

đó số lao động nữ chiếm khoảng 51,8 % tổng số lao động Số lao động làm việctrong các ngành kinh tế khoảng 138,2 nghìn lao động, chiếm 76,38 % số lao độngtrong độ tuổi, trong đó: lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 28,6nghìn người; ngành công nghiệp xây dựng khoảng 39,6 nghìn người; dịch vụkhoảng 69,9 nghìn người

Hàng năm có khoảng 3 nghìn người trong độ tuổi lao động được bố trí việclàm Nhìn chung, lực lượng lao động của Thành phố khá dồi dào và có trình độ taynghề cao hơn các huyện thị xã trong tỉnh, theo đánh giá năm 2014 đạt khoảng 38%tổng số lao động, trong đó công nhân kỹ thuật chiếm 68%

* Thu nhập và mức sống

Trang 28

Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của người dân tăng lên rõ rệt thunhập bình quân đầu người của Thành phố tăng nhanh qua các năm: Năm 2010 là31,5 triệu/người/năm, năm 2014 đạt 50,8 triệu đồng, cao gấp 2 lần khu vực venbiển và gấp 2,2 lần so với mức bình quân chung của toàn tỉnh Khoảng cách về thunhập giữa các xã, phường đã được thu hẹp Nhiều chỉ tiêu về xã hội ngày càngđược hoàn thiện, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố giảm từ 2,51 % năm 2010xuống còn 0,87 % năm 2008 (theo chuẩn mới) Thành phố đã hoàn thành việc xoánhà tạm cho hộ nghèo, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

c Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Trước năm 2008, thành phố Vinh có 15 phường và 5 xã Đến ngày 17 tháng

4 năm 2008, Chính phủ có Nghị định số 45/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địagiới hành chính các huyện: Hưng Nguyên, Nghi Lộc để mở rộng địa giới hànhchính thành phố Vinh với diện tích tự nhiên là 10.497,58 ha Số đơn vị hành chính

là 25 đơn vị phường, xã; bao gồm: 16 phường và 9 xã

* Thực trạng phát triển đô thị

Trang 29

Khu vực nội thị bao gồm 16 phường, diện tích đất đô thị là 3.530,65 ha,chiếm 33,60% tổng diện tích tự nhiên, với 208.138 khẩu Đây là khu vực làm việccủa các cơ quan đầu não của tỉnh và Thành phố, ngoài ra còn có các cơ quan củatrung ương, các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Nơi tập trung các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, thương mại, các công trình xây dựngcông cộng, văn hoá, thể thao và phúc lợi xã hội Trên cơ sở Quyết định số239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt

Đề án phát triển thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng BắcTrung Bộ, trong những năm qua thành phố Vinh đã đầu tư, cải tạo hệ thống đô thịnên kiến trúc đô thị đã có nhiều thay đổi mang dáng dấp của một đô thị hiện đại.Các công trình xây dựng cơ bản của nhà nước, của các doanh nghiệp và ngay củanhân dân cũng được thiết kế xây dựng theo kiến trúc mới, hợp mỹ quan Hệ thống

cơ sở hạ tầng phát triển nhanh như: Giao thông, điện lực, cấp thoát nước, thươngmại, bưu chính - viễn thông, dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, thể thao - vănhoá Đối với đất ở, hiện nay Thành phố có một số khu tập thể cũ, trong nhữngnăm qua những khu nhà này đã và đang được đầu tư cải tạo nên đã cải thiện đượcmột phần về mặt hạ tầng Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã xây dựng được một sốkhu đô thị mới với mang dáng dấp của các khu đô thị hiện đại, phù hợp với kiếntrúc, cảnh quan đô thị Đối với nhà ở của nhân dân, do dân tự xây dựng với tầngcao trung bình 1,6 tầng (đối với nhà mặt đường 2 - 7 tầng)

* Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Khu dân cư nông thôn bao gồm diện tích dân cư nông thôn của 9 xã vớidiện tích là 6.976,41 ha, chiếm 66,40 % tổng diện tích tự nhiên

Trang 30

Khu dân cư nông thôn của Thành phố vẫn còn mang đậm sắc thái của làng,

xã từ hình thái quần cư, kiến trúc nhà ở đến tập quán sinh hoạt trong cộng đồngdân cư Đến nay, khu dân cư nông thôn của Thành phố có nhiều đổi mới, hệ thốnggiao thông đã được xây dựng hoàn chỉnh Nhà ở của nhân dân hầu hết đã đượcngói hoá hoặc bê tông hoá, đời sống của nhân dân được cải thiện cả về vật chất vàtinh thần, các công trình công cộng cũng được tập trung đầu tư phát triển nhằmđáp ứng nhu cầu xã hội của người dân

d Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Thành phố Vinh là đầu mối giao thông lớn của cả tỉnh và vùng Bắc Trung

Bộ, có nhiều tuyên giao thông quan trọng của tỉnh, vùng và cả nước, bao gồm cácloại hình giao thông sau:

- Về đường bộ:

+ Các tuyến đường đối ngoại: Thành phố có tuyến đường 1A cũ đi xuyênqua Thành phố; bên cạnh đó Thành phố còn có tuyến quốc lộ 1A mới (đườngtránh Vinh), mới xây dựng được xây dựng (điểm đầu cách thị trấn Quán Hành vềphía Bắc gần 1 km, điểm cuối nhập vào đường 1A cũ tại cầu Bến Thuỷ) Ngoài

ra, thành phố Vinh còn là đầu mối các quốc lộ 46, 48, 7, 8 đi các huyện trong tỉnh,

đi Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan

+ Các tuyến đường trong Thành phố gồm: đường phố chính có chiều rộng

từ 40 - 56 m như Đường Cao Thắng, đường Quang Trung, đường Trường Thi,đường Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Mai Hắc Đế, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Nguyễn

Du, Lê Mao, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Lê Nin ; đường có chiều rộng từ 30 - 40

m bao gồm đường Nguyễn Sỹ Sách, Phan Bội Châu, Trần hưng Đạo, Trường

Trang 31

Nhìn chung hệ thống giao thông thành phố Vinh cơ bản được hình thành do

có quy hoạch và quản lý nên mặt cắt ngang đường tương đối rộng rãi so với nhiều

đô thị khác

+ Hiện tại, Thành phố có hai bến xe chính là bến xe Vinh nằm bên đường LêLợi gần trung tâm Thành phố và bến xe chợ Vinh, ở phía sau chợ Vinh, diện tích mỗibến xe khoảng 1 ha Ngoài ra trên địa bàn Thành phố có nhiều điểm đậu xe đón kháchkhá tấp nập, như trước ga Vinh, Cửa Nam … Chất lượng phục vụ và công tác quản lýhoạt động vận tải tại các bến xe khách có chuyển biến tích cực

- Về đường sắt: Thành phố Vinh có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua

phía Tây của Thành phố Trên địa bàn Thành phố còn có nhà Ga Vinh là một gatác nghiệp lớn, quy mô thuộc loại II, thường xuyên có 28 chuyến tàu qua lại mỗingày Ngày cao điểm như lễ, ngày tết lên đến 80 chuyến mỗi ngày Lưu lượnghành khách lên xuống trung bình 5.000 lượt người/ ngày trong dịp tết có khi lêntới 12.000 lượt người ngày Hiện tại ga Vinh dùng chung cho ga hàng hoá và gahành khách, tuy lượng hàng hoá không lớn, nhưng nằm chung với ga hành kháchgây cản trở trong giao lưu

- Về đường thủy: Sông Lam ở phía Nam thành phố Vinh là tuyến đườngthủy quan trọng của tỉnh Tại Vinh có cảng Bến Thủy (là cảng hàng hóa) với 4 bếntổng chiều dài 150m Năng lực thông qua 300.000-500.000 tấn hàng hóa/năm.Luồng cảng cạn chỉ cho tầu dưới 1000 tấn ra vào Hướng phát triển sắp tới sẽ quyhoạch cảng Bến Thủy thành cảng du lịch còn cảng hàng hóa được đưa về cảngHưng Hòa

Cảng dầu Hưng Hoà, nằm ở sông Lam đoạn qua xã Hưng Hoà, hàng nămnhập 1 triệu tấn xăng dầu, là cảng chuyên dụng cho tàu phà trọng tải 1.200 tấn ravào được

Trang 32

- Về đường hàng không: Sân bay Vinh nằm ở phía Bắc Thành phố là sân

bay cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO, có đường băng dài 2400m, rộng 45m, tiếp nhậncác loại máy bay hạng trung A320-A321 và tương đương Hiện mỗi ngày có 2chuyến bay đi TP.Hồ Chí Minh

Sân bay Vinh có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và bảo

vệ quốc phòng an ninh của Vùng Bắc Trung Bộ, tuy nhiên sân bay Vinh được xâydựng đã lâu đời, tuy mới được nâng cấp, song các hạng mục công trình mới đượcxây dựng chưa đồng bộ với các hạng mục xây dựng lâu năm

Nhìn chung hệ thống giao thông Thành phố khá hoàn chỉnh và ngày càngđược đầu tư nâng cấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướngcông nghiệp hóa và hiện đại hóa

* Văn hóa thông tin

Hoạt động văn hoá văn nghệ đã có sự chuyển biến tích cực, từng bước pháttriển rộng và đi vào chiều sâu, góp phần đẩy lùi văn hoá phẩm độc hại, tệ nạn mê tín

dị đoan, giữ gìn trật tự xã hội quốc phòng, an ninh Trong Thành phố đã xuất hiệnnhiều loại hình cơ sở văn hóa đa dạng, phong phú phù hợp với tính chất, đặc thù củadân cư các vùng, đã đáp ứng một phần nhu cầu và mức độ hưởng thụ của người dân.Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục truyền thông, thông tin cổ động, củaThành phố phát triển tốt cả về quy mô, nội dung và hình thức đã góp phần giáo dụcnâng cao dân trí, xây dựng con người mới với nếp sống văn minh lành mạnh; nângcao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân

Trong những năm qua, Thành phố đã xây dựng hệ thống các thiết chế vănhóa cơ sở ở các đơn vị phường xã, hệ thống truyền thanh khối xóm được phủ sóngđều khắp

Trang 33

Thời gian qua, Thành phố đã tiến hành trùng tu, củng cố các công trình vănhóa, lịch sử trên địa bàn thành phố Các công trình có giá trị lớn về văn hóa và lịch

sử như Thành cổ Vinh, Thành Phượng Hoàng Trung Đô, Khu di tích cách mạngBến Thuỷ, Đền Trìa, Làng Đỏ Hệ thống các bảo tàng trên địa bàn Thành phố đã

và đang phát huy tính tích cực của nó, là những nơi để mọi người dân và du khách

có thể tìm hiểu về quá khứ, truyền thụ những truyền thống quý báu và niềm tự hàodân tộc của cách mạng Các công trình văn hóa gắn với danh nhân ghi nhớ cônglao của các bậc tiền bối như: Quảng trường Hồ Chí Minh với Công viên trung tâm,Đền thờ Vua Quang Trung với Lâm viên Núi Quyết, là những địa điểm tổ chứccác hoạt động văn hóa, được nhiều người dân trong vùng và khách du lịch đếntham quan, vãn cảnh và tìm hiểu về lịch sử

và 10 trung tâm chuyên khoa Y tế tuyến Thành phố có 7 bệnh viện, phòng khámkhu vực, viện điều dưỡng với 2.055 giường bệnh; các trạm y tế cấp phường, xã, cơquan xí nghiệp có 40 cơ sở với 183 giường bệnh Hiện nay, một số bệnh việnngoài công lập đang đầu tư, xây dựng: Bệnh viện Minh Khang, Bệnh viện mắt SàiGòn Thành phố đang mở rộng các cơ sở y tế về cả chiều rộng và chiều sâu nhằmđưa lĩnh vực y tế trở thành trung tâm cấp vùng, hiện tại đã triển khai xây dựngBệnh viện vùng với quy mô lớn 700 giường với trang thiết bị hiện đại

Trang 34

Số cán bộ ngành y thuộc các bệnh viện, phòng khám đa khoa, viện điềudưỡng, trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp do Thành phố quản lý là 1.602người (gồm Bác sỹ, y sỹ, y tá); cán bộ ngành dược là 478 người (gồm Dược sỹ caocấp, dược sỹ trung cấp, dược tá) Nhìn chung, đội ngũ cán bộ y tế được bồi dưỡng,đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Các chương trình y tế quốc gia,phòng chống các bệnh xã hội, giám sát dịch tễ, phòng trừ và ứng phó dịch bệnhđược chú trọng và hoạt động có hiệu quả; công tác khám, chữa bệnh cho ngườinghèo đã được triển khai thực hiện đạt kết quả tương đối tốt

* Giáo dục - Đào tạo

Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục một cách toàn diện, đa dạng Trongnhững năm qua ngành giáo dục có những bước phát triển toàn diện cả về xây dựngmạng lưới trường lớp cũng như chất lượng giáo dục

- Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp phát triểnnhanh, đến nay đã có: 2 trường đại học, đang xây dựng phân hiệu Đại học Y, Đạihọc Xây dựng, Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Đại học VTC, Đạihọc Vạn Xuân; 6 trường cao đẳng, 9 trường trung cấp, quy mô đào tạo trên 55.000sinh viên đại học và cao đẳng, trên 18.000 học viên, sinh trung cấp chuyên nghiệp

Số học sinh đã tốt nghiệp trên 14.000 học sinh

- Ngoài ra còn có: Trường Chính trị Nghệ An, Trung tâm Chính trị thànhphố Vinh hàng năm thu hút trên 8.000 học viên; các trung tâm huấn luyện và 20trung tâm học tập cộng đồng cùng 3 trung tâm ngoại ngữ và tin học ứng dụnghoạt động trên địa bàn Thành phố

- Hệ thống giáo dục do thành phố Vinh quản lý được quan tâm, phát triểntốt Cụ thể:

Ngày đăng: 30/10/2017, 19:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w