Top 10 bài viết về quản lý nhà nước về đất đai

Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực, việc quản lý và sử dụng đất ngày càng có hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn tồn đọng những hạn chế cần phải khắc phục.

Trong bài viết dưới đây, chúng mình xin giới thiệu tới quý bạn đọc top 10 bài viết hay và đầy đủ nhất về chủ đề Quản lý nhà nước về đất đai để quý bạn đọc tham khảo và tìm hiểu.

I. Top 10 bài viết quản lý nhà nước về đất đai

1. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam

Đất đai là tài nguyên quan trọng đóng vai trò không nhỏ trong việc xây dựng KT-VH-XH và an ninh quốc phòng của quốc gia. Tuy nhiên hiện nay con người đang khai thác đất đai một cách ồ ạt và không có sự kiểm sát. 

Vấn đề cần làm ngay lúc này đó là áp dụng thực hiện nghiêm túc các chính sách quản lý từ Đảng và Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng chúng mình nhé.

Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam
Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam

Download tài liệu

2. Thực trạng về công tác đất đai tại phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Hiện nay việc tranh chấp đất đai đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, các khu dân cư mới được xây dựng trên đất lúa vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Trước tình trạng đó, để việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả thì cần phải xây dựng các biện pháp phù hợp nhằm quản lý và sử dụng đất hiệu quả hơn. Luận văn dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn chân thực và chính xác nhất về các vấn đề xoay quanh công tác quản lý đất đai tại quận Thanh Xuân.

Thực trạng về công tác quản lý đất đai tại phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Thực trạng về công tác quản lý đất đai tại phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Download tài liệu

3. Tiểu luận đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Hoa Sơn, Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cùng với mong muốn của bản thân khi tìm hiểu về thực trạng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở xã Hoa Sơn, huyện Lương Sơn. Tác giả đã rút ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý này, từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp khắc phục phù hợp.

Tiểu luận đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Hoa Sơn, Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Tiểu luận đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Hoa Sơn, Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Download tài liệu

4. Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường sự quản lý Nhà nước về đất đai

Quản lý và sử dụng đất đai là việc làm cấp thiết và quan trọng, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chủ trương, chính sách nhằm quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Các chủ trương, chính sách đó đã được triển khai đồng bộ đến tất cả các tỉnh trên cả nước. Tài liệu sau đây sẽ cho các bạn cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý của Nhà nước về đất đai.

Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường sự quản lý Nhà nước về đất đai

Download tài liệu

5. Tăng cường quản lý về vấn đề đất đai ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

Việc nghiên cứu đề tài Tăng cường quản lý về vấn đề đất đai ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc. Đề tài sẽ tìm hiểu về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn trong quản lý Nhà nước về đất đai, đánh giá thực trạng công tác này để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Tăng cường quản lý về vấn đề đất đai ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

Download tài liệu

6. Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa hàng đầu của nước ta. Đây cũng là nơi có số lượng người dân đông nên các vấn đề về nhà ở, sinh hoạt luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. 

Để hiểu thêm về vấn đề này, bài viết sau đây của chúng mình sẽ làm rõ các khó khăn, thắc mắc của bạn đọc về công tác quản lý và sử dụng đất đai tại Hà Nội, hãy cùng chúng mình tham khảo thôi nào.

Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

Download tài liệu

7. Các vấn đề pháp lý về phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai

Việc phân quyền mạnh cho các cấp chính quyền địa phương về quản lý đất đai là việc làm rất cần thiết để các địa phương có thể chủ động giao đất, cho thuê hay nhanh chóng thực hiện các dự án đầu tư nhằm góp phần vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đây là một chủ đề quan trọng mà quý bạn đọc không nên bỏ qua.

Các vấn đề pháp lý về phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai

Download tài liệu

8. Đề tài quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Quảng Nam 

Công tác quản lý đất đai tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải thay đổi, khắc phục. Chính vì vậy công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải được quan tâm đúng mức, kịp thời để việc sử dụng và quản lý nguồn đất được hiệu quả, tiết kiệm.

Đề tài quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Quảng Nam

Download tài liệu

9. Luận văn quản lý Nhà nước về đất đai tại tỉnh Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp

Luận văn trên cơ sở tiến hành phân tích các vấn đề lý luận với chủ đề quản lý Nhà nước về đất đai, đánh giá công tác quản lý đất đai tại tỉnh Hà Tĩnh. Qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp để công tác quản lý Nhà nước về vấn đề đất đai mang lại kết quả cao nhất. 

Luận văn quản lý Nhà nước về đất đai tại tỉnh Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp

Download tài liệu

10. Xử lý tình huống khiếu nại các hành vi quản lý Nhà nước về đất đai và tranh chấp đất đai

Thực tế cho thấy trong những năm qua việc khiếu nại, tố cáo của người dân về các tranh chấp liên quan đến đất đai diễn ra ngày càng nhiều và có xu hướng tăng mạnh. Do đó đòi hỏi các cơ quan tổ chức có thẩm quyền phải thực hiện tốt việc tiếp dân, giải quyết tốt các kiến nghị, tố cáo của công dân và coi đây là nhiệm vụ thiết thực để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Xử lý tình huống khiếu nại các hành vi quản lý Nhà nước về đất đai và tranh chấp đất đai

Download tài liệu

 

II. Những điều cần biết về lĩnh vực Quản lý Nhà nước về đất đai

1. Khái niệm

– Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động thực thi quyền lực của nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác lập trật tự ổn định, phát triển theo những định hướng, mục tiêu đã đề ra. 

– Các hoạt động quản lý này được điều hành một cách thống nhất và đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước thông qua những quy định của pháp luật. 

– Trong lĩnh vực này Nhà nước đã sử dụng các công cụ để điều chỉnh các quan hệ đó là Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn khác nhau như Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các cơ quan chuyên môn, các văn bản, công văn, nghị quyết, quyết định… của các cơ quan có chuyên môn tại địa phương.

2. Nội dung trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm 15 nội dung chính như sau:

– Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật để quản lý, tổ chức thực hiện và sử dụng đất đai theo các văn bản đó.

– Lập và quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính. Tiến hành xác định địa giới hành chính.

– Tiến hành điều tra, xây dựng giá đất, điều tra, đánh giá tài nguyên đất. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch đất.

– Quản lý hoạt động quy hoạch, kế hoạch để sử dụng nguồn đất.

– Quản lý đầy đủ, sát sao việc giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

– Quản lý, giải quyết hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi áp dụng biện pháp thu hồi đất.

– Lập và quản lý hồ sơ địa chính, thực hiện đăng ký đất đai, tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng và sở hữu nhà đất và các tài sản khác có liên quan cho chủ hộ.

– Bên cạnh đó, tiến hành thống kê và kiểm kê đất đai theo đúng quy định. 

– Quản lý nguồn đất thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai.

– Quản lý các vấn đề liên quan đến tài chính về đất đai, giá đất.

– Giám sát, quản lý người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

– Tiến hành kiểm tra, giám sát và theo dõi để qua đó đánh giá việc thực hiện quy định của pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

– Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về đất đai.

– Giải quyết thỏa mãn các tranh chấp đất đai; các khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

– Cuối cùng là quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai.

3. Mục đích của việc quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai

– Thứ nhất, giúp bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người được sử dụng đất.

– Thứ hai, quản lý nhà nước về đất đai nhằm sử dụng hợp lý quỹ đất đai hiện có của đất nước.

– Thứ ba, nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng của nguồn đất.

– Cuối cùng, quản lý Nhà nước về đất đai còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ và cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hy vọng rằng với những thông tin và kiến thức mà chúng mình chia sẻ có thể giúp ích cho quý bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó 123doc cũng luôn sẵn sàng để cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích thuộc các chủ đề khác nhau. Hãy luôn theo dõi chúng mình để có thể cập nhập thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất nhé.