1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quan điểm triết học Mác về con người và vai trò của con người trong sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước

21 481 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 574,93 KB

Nội dung

Con người là đề tài muôn thuở, là vấn đề tưởng chừng như cũ nhưng thực ra nó luôn luôn mới, bởi lẽ, những hiểu biết của con người về chính con người vẫn còn khiêm tốn. Những ngành khoa học cụ thể, tùy vào nhiệm vụ, góc độ nghiên cứu mà các khoa học đó quan tâm và giải quyết vấn đề con người ở góc độ khác nhau. Đối với triết học nói chung và triết học MácLênin nói riêng rất quan tâm đến vấn đề bản chất của con người và hoạt động của chính con người trong lịch sử. Trong lịch sử triết học, những trường phái, những nhà triết học khác nhau lại quan niệm khác nhau về bản chất con người nhưng nhìn chung, từ thời cổ đại cho đến triết học cổ điển Đức, các nhà triết học lý giải bản chất con người chưa

Trang 1

—————a->«*+t2sec= +——

TRUONG DAI HOC SU PHAM DA NANG

Giảng viên hướng dẫn : TS PHẠM HUY THÀNH

Sinh viên thực hiện : Tông Phan Ngọc Chau

; ;

Da Nang, 2016

eS +——

Trang 2

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Con người là đề tài muôn thuở, là vẫn đề tưởng chừng như cũ nhưng thực ra

nó luôn luôn mới, bởi lẽ, những hiểu biết của con người về chính con người vẫn còn khiêm tôn Những ngành khoa học cụ thể, tùy vào nhiệm vụ góc độ nghiên cứu mà các khoa học đó quan tâm và giải quyết vẫn đề con người ở góc độ khác nhau Đối với triết học nói chung và triết học Mác-Lênin nói riêng rất quan tâm đến vẫn đề bản chất của con người và hoạt động của chính con người trong lịch

sử Trong lịch sử triết học, những trường phái, những nhà triết học khác nhau lại quan niệm khác nhau về bản chất con người nhưng nhìn chung từ thời cổ đại cho đến triết học cô điển Đức, các nhà triết học lý giải bản chất con người chưa

thực sự khoa học Sự ra đời của triết học Mác đánh dấu một bước ngoặt trong

lịch sử triết học cũng như quan niệm về con người Hiện nay, khoa học nghiên cứu về con người và khả năng tiềm ân của con người đang mở ra những hướng mới đòi hỏi mỗi chúng ta phải có cách nhìn đúng đắn, duy vật về con người, bác

bỏ những quan niệm duy tâm, tôn giáo và những suy nghĩ lệch lạc của con người

về chính bản thân mình Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học đã chứng minh sức mạnh chinh phục tự nhiên của con người Băng những thành tựu khoa học đó,

chung ta khang định vai trò, vị trí của con người thông qua hoạt động thực tiễn chứ không phải do lực lượng siêu nhiên nào đó mang lại

Con người là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động phát triển Mọi hoạt động đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của con người và cũng chỉ có con

người mới có thể làm được những công việc cực kỳ khó khăn và gian khô ấy

Do đó, các chính sách phát triển đất nước phải hướng cụ thể vào mục tiêu tổng quát là phát triển con người, xuất phát từ con người, do con người và vì con

người, Đảng ta luôn nhân mạnh rằng “Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thực

chất là chiến lược phát triển con người, phát huy yếu tố con người và lấy việc

phục vụ con người làm đích cao nhất của mọi hoạt động” Vì lẽ đó mà hàng

ngày, hàng giờ trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, tạp

Trang 3

chí.v.v đêu có những bài viết sâu sắc đề cập đến vấn đề con người mà chúng ta đang quan tâm

Đối với nước ta, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa Mác-

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền táng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của

Đảng Đảng ta đã vận dụng những học thuyết, những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thế của nước ta, trong đó có quan điểm về con người để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng cuộc sông ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động Đặc biệt, trong công cuộc đôi mới đất nước, chúng ta phải có chiến lược phát huy nguồn lực con người để thực hiện thành công sự nghiệp đó, đồng thời xây dựng và phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam Với nhận thức này, tôi chọn vấn đề

“Quan điểm triết học Mác về con người và vai trò của con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của đề tài là đi sâu phân tích quan điểm của triết học Mác về con người để làm nổi bật giá trị của quan điểm này về con người trong lịch sử và thời đại ngày nay

Nhiệm vụ của đề tài là phân tích, làm rõ vấn đề con người, bản chất của con người theo quan điểm triết học Mác, qua đó thấy được sự vận dụng linh hoạt của

Đảng ta đối với quan điểm này trong quá trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất nước

3 Giới hạn của đề tài

Đề tài chỉ nghiên cứu quan điểm về con người của triết học Mác

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, để tài còn sử dụng phương pháp phân tích, logic, lich str, tong hop dé làm rõ nội dung của vẫn đè

6 Đóng góp của đề tài

Trang 4

Đê tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và những ai

quan tâm đên vân đề con người trên tinh thần duy vật lịch sử, quan tâm đên sự

vận dụng các quan điêm, lý luận của chủ nghĩa mác-Lênin vào thực tiên

Trang 5

B NOI DUNG

I Quan diém vé con người của triết học Mác

1 Khái niệm về con người

Từ thời cỗ đại đến nay vấn đề con người luôn giữ một vị trí quan trọng

trong các học thuyết của triết học Các nhà triết học đưa ra rất nhiều quan điểm

khác nhau về con người nhưng nhìn chung các quan điểm triết học nói trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, do đó đã đi đến những cách lý giải cực đoan phiến diện

Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế và đồng thời phát triển những quan niệm hạn chế về con người đã có trong các học thuyết trước đây để đi dễn những quan niệm về con người hiện thực, con người hoạt

động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội Với tư cách là con người hiện thực,

con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, đồng thời vừa là chủ thê cải

tạo tự nhiên và xã hội Hay nói cách khác chủ nghĩa Mác xem xét con người như

một thực thể sinh học — xã hội

2 Con người là một thực thể sinh học — xã hội

Con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quá trình tiễn hóa lâu đài của giới hữu sinh Con người tự nhiên là con người sinh học mang tính sinh học Tính sinh học trong con người quy định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người là điều kiện quyết định sự tôn tại của con người Song con người không phải là động vật thuần túy như các động vật khác

mà là một động vật có tính chất xã hội với nội dung văn hóa lịch sử của nó Con

người là sản phẩm của xã hội, là con người xã hội mang bản tính xã hội Con người chỉ có thể tồn tại được một khi con người tiễn hành lao động sản xuất ra

của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu sinh học của mình Lao động sản xuất là yếu

tố quyết định sự hình thành con người và ý thức Chính lao động đã quy định bản chất xã hội của con người, quy định cái xã hội của con người và xã hội lại quy định sự hình thành cá nhân và nhân cách Vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên con người chịu sự chỉ phối của môi trường tự nhiên và xã hội cùng các quy luật biên đôi của chúng

Trang 6

Với tư cách là con người xã hội, là con người hoạt động thực tiễn, con người sản xuất ra của cải vật chất tác động vào tự nhiên để cải tạo tự nhiên, con

người chính là chủ thể cải tạo tự nhiên Con người là sản phẩm của tự nhiên song con người có thê thống trị tự nhiên nếu biết năm bắt và tuên theo các quy

luật của bản thân giới tự nhiên Con người không chỉ là sản phẩm của xã hội mà

còn là chủ thể cải tạo xã hội Bằng hoạt động sản xuất con người sáng tạo ra toàn bộ nền văn hóa vật chất và tỉnh thần Mặc dù tự nhiên và xã hội đều vận

động theo quy luật khách quan, nhưng trong quá trình hoạt động, con người luân xuất phát từ nhu cầu động cơ và hứng thú, theo đuôi những mục đích nhất định

và do đó đã tìm cách hạn chế hay mở rộng phạm vo tác dụng của quy luật cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình

Như vậy, con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hộ vừa là chủ thê cải

tạo tự nhiên và xã hội Con người là thực thê thống nhất sinh học — xã hội

3 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội

Xuất phát từ con người hiện thực, Mác đã nhận thấy lao động đóng vai trò quyết định trong việc phân chia ranh giới giữa con người và động vật Vì lao

động là hoạt động xã hội nên mọi sự khác biệt giữa con người và động vật đều là

kết quả của cuộc sống con người trong xã hội Cá nhân là thực thể xã hội và bản

chất con người có tính lịch sử cụ thể Điều đó quy định sự khác nhau của con

người trong các thời đại khác nhau, sự khác nhau này tùy thuộc vào sự phát triển

của xã hội, sự thay đổi các quan hệ xã hội và giao tiếp Vì vậy, bản chất con

người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, không chỉ tổng hòa các mối quan hệ trong hiện tại mà cả trong quá khứ

Việc con người sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và sản xuất ra đời sống của

người khác thông qua quá trình sinh con đẻ cái đã chứng minh con người là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt tự nhiên và xã hội Cũng cần phải nói thêm rằng: con người cũng là kết quả quan hệ giữa tính xã hội và tính cá nhân, trong

đó tính xã hội quyết định Vì rằng: những cá nhân nhất định, hoạt động sản xuất theo một phương thức nhất định điều nằm trong những quan hệ xã hội và chính

Trang 7

trị nhất định “Đó là những cá nhân đúng như trong hiện thực, nghĩa là đúng như

họ đang hành động sản xuất một cách vật chất” không phụ thuộc vào ý chí của

họ Rồi những cá nhân đó liên hệ nhau, gắn bó nhau tạo thành một mạn lưới

chăng chịt những mỗi quan hệ khác nhau mà ở đó bản chất con người bộc lộ rõ

Tính xã hội không làm triệt tiêu tính cá nhân trong sự phát triển Tự do tôn tại

của con người là quá trình đời sông hiện thực, đời sống thực tiễn lịch sử mà con người phải là tống hòa các mỗi quan hệ xã hội, và là sản phẩm của xã hội

4 Mỗi quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Trong khi khăng định bản chất xã hội, khăng định tính thông nhất biện chứng

mặt tự nhiên và mặt xã hội, C.Mác đã chỉ ra mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Cá nhân chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách một

cá thế, một thành viên của xã hội ấy, do những đặc điểm riêng biệt của mình mà phân biệt với các thành viên khác trong xã hội Xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành Những cá nhân này sống và hoạt động trong những nhóm, cộng

đồng xã hội khác nhau do điều kiện lịch sử cụ thể quy định Bất cứ xã hội nào

cũng được cầu thành không phải bởi những con người trừu tượng mà bởi những con người cụ thể - những cá nhân sống Quan hệ giữa cá nhân và xã hộ là mối quan hệ biện chứng mà theo Mác, xã hội là cái phô biến còn cá nhân là cái đơn nhật Con người là sản phẩm của xã hội nên sự phát triển của mỗi cá nhân phụ

thuộc vào sự phát triển của xac hội Cho nên, phát triển xã hội là điều kiện dé

phát triển cá nhân và hai yếu tố này thống nhất và biện chứng với nhau Quan hệ hiện thực của chúng là ở chỗ con người là con người của xã hội cũng như bản thân xã hội là xã hội của những con người Vận dụng phép biên chứng duy vật vào việc phân tích các mối quan hệ xã hội, Mác chỉ ra rằng: con người sẽ không

tồn tại với tư cách là người nếu tách rời khỏi mối quan hệ với thế giới xung

quanh, với cộng động xã hội và với người khác Hệ thống các mỗi quan hệ xã

hội không phải là cái gì xa lạ, trừu trượng mà được tạo ra bởi chính hoạt động thực tiễn của con người, do con người sản sinh ra Đến lượt nó, nó lại quy định

hoạt động đời sống xã hội và do đó, quy định bản chất xã hội của con người Mác việt: “Xã hội sản xuât ra con người với tính cách là con người như thê nào

Trang 8

thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế” Con người ở bên ngoài xã hội, tách rời

khỏi xã hội chăng qua chỉ là một sự trừu tượng hóa, chỉ có thé chap nhan trong

tư duy mà thôi Mác cũng nhắn mạnh răng: hoạt động xã hội cũng như việc xã

hội sử dụng các sản phẩm của hoạt động này có ý nghĩa hoàn toàn không những dưới hình thức hành động tập thê trực tiếp Ngay cả khi con người tiễn hành hoạt động có vẻ như là thuần túy cá nhân thì hoạt động đó cũng chính là hoạt động xã hội Hơn nữa về nguyên tắc thì con người không thể hành động khác

được bởi lẽ hình thức hoạt động vật liệu cho sự hoạt động, ngôn ngữ đều do lịch sử và xã hội mang lại mà bản than tôn tại của con người là một tôn tại luôn

luôn và tất yếu có cá tính, tính chất xã hội và lịch sử - xã hội

Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp đều do các cá nhân hợp thành, họ vừa mang bản chất chung của con người vừa mang bản chất một giai cấp nhất định

Vì vậy, giữa cá nhân và xã hội vừa có sự thống nhất lại vừa có mâu thuẫn sâu

sắc Lợi ích của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị hoàn toàn đối lập nhau Mỗi

cá nhân, mỗi giai cấp đều theo đuôi những quyên lợi riêng của bản thân mình và cộng đồng, tạo thành những tập đoàn có vị trí khác nhau trong xã hội Cho nên ở

đó luôn chứa đựng sự thỏa thuận lẫn sự mâu thuẫn mà các cá nhân và cộng đồng

luôn tìm cách giải quyết để vươn lên, khăng định vị trí và phát huy thanh thế của

mình bằng các cuộc đấu tranh trong lịch sử Cá nhân là một hiện tượng có tính lịch sử, là một thực thể độc lập có nhân cách Quan hệ giữa cá nhân và xã hội biển đối trong sự phát triển của lịch sử cho nên ở mỗi thời đại thì các quan hệ đó

không giống nhau Điều đó không chỉ liên quan tới trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất, trình độ văn hóa, văn minh ma lién quan tới sự thay đổi của

phương thức sản xuất - hình thái kinh tế xã hội Khi có sự thay đối của cơ sở

kinh tế, phương thức sản xuất thì quan hệ cá nhân mới có thay đối căn bản

Mác cho rằng: Nếu như con người là một cá nhân đặc thù và chính tính đặc thù của nó làm cho nó trở thành cá nhân thì nó cũng là một tông thế, mang tính một tổng thế lý tưởng, một tồn tại cho nó mang tính chủ quan của cái xã hội

tưởng tượng được và tr! giác được như là một tổng thể của sự biểu hiện sự

sông của con người Sở di như thê là vì trong xã hội cũng như trong cái xã hội

Trang 9

nói chung, không có cái gì lại không phải là hoạt động của con người và không phải là kết quả của hoạt động ấy Con người ra đời là bắt gặp ngay những điều kiện khách quan quyết định tồn tại của nó, quyết đỉnh những chức năng xả hội của nó, đó chính là môi trường để con người tồn tại và phát triển cho nên không thể nào tác cá nhân ra khỏi xã hội Nói cách khác, không thể nào tách "cái đơn nhất" trong tổng thê "cái phô biến" do nó tạo ra Mác đã chứng minh răng: trong

bất cứ xã hội nào, cá nhân cũng không tách rời xã hội; tự nhiên và xã hội là môi

trường để con người tôn tại và phát triển, làm nên những kỳ tích chỉnh phục tự nhiên Sự phát triển của xã hội là sự phát triển của cá nhân thông qua các mộ

quan hệ hăn hoi Cho nên, không thể nào tác cá nhân ra khỏi xã hội Nếu cá

nhân ở bên ngoài xã hội thì đó là một sự trừu tượng hóa, là một cá nhân trừu tượng Cũng vậy, xã hội và lịch sử đều là những sự trừu tượng nếu tách chúng ra khỏi các cá nhân hiện thực và các mối quan hệ xã hội mà họ đang sáng tạo ra băng hoạt động của mình

Từ hoạt động thực tiễn của con người, Mác cho rằng, bản chất con người

chính là nhân cách được tìm thấy trong các mối quan hệ xã hội Cá nhân càng tham gia vào cuộc sống xã hội bao nhiêu càng có điều kiện làm phong phú thêm, sâu sắc thêm cái thế giới của riêng mình Nhân cách của mỗi cá nhân là sản phẩm xã hội, nó mang ý nghĩa xã hội Vì vậy sự phong phú và hoàn thiện nhân

cách của mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự mở rộng và đi vào đời sống xã hội của

họ Mặt khác nhân cach gan liền với cá nhân, do cá nhân biểu hiện nên trong

môi trường xã hội nhưng mỗi người có nhân cách và biếu hiện nhân cách khác

nhau Sự phát triển cá tính sáng tạo tự do cá nhân là điều kiện, là thước đo sự phát triển xã hội Bởi vậy, Mác viết: “Tự do cho mỗi người chính là sự phát triển

tự do toàn diện cho mọi người” Giải phóng con người chính là giải phóng và phát triển những năng lực những sức mạnh tiềm ấn trong mỗi con người Đó là

động lực mạnh mẽ thúc đây sự phát triển của xã hội và là mục đích cao nhất mà

nhân loại hướng tới

Trước sự vận động của thực tại và do những tác động của hoàn cảnh, ở cá

nhân lại xuât hiện những nhu câu mới Sự sản sinh những nhu câu này, theo

Trang 10

Mác, Ăngghen cũng là hành vi lịch sử đâu tiên: “Bản thân cái nhu cầu đầu tiên

đã được thỏa mãn, hành động thỏa mãn và công cụ để thỏa mãn mà người ta có được - đưa tới những nhu cầu mới; và tự sản sinh ra những nhu câu mới này là

hành vi lịch sử đầu tiên” Con người, trước hết là một thực thê sinh vật, nhu cầu đầu tiên được thỏa mãn là ăn, ở và điều kiện sông Lao động sản xuất vật chất

tạo ra sản phẩm là để thỏa mãn những nhu câu đó Con người với tư cách là một thực thể xã hội phát triển qua nhiều nắc thang cho nên con người đòi hỏi những nhu cầu như nhu câu giao tiếp, thâm mỹ, giải trí và cả nhu cầu về sự thống nhất bình đăng trong quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, cá nhân và xã hội Nhu câu

này được thực hiện lại xuất hiện những nhu câu khác cao hơn, tạo ra cho con

người có khả năng sáng tạo hơn để tiếp tục thỏa mãn nhu cầu Nếu không có những nhu cầu mới, con người chỉ thỏa mãn với những "tư liệu" vốn có ban đâu thì đương nhiên xã hội sẽ dừng lại ở trạng thái không phát triển Vấn đề nhu cầu von đa dạng, phong phú tập trung ở nhu câu vật chất và tinh thân, nó luôn luôn biến đổi trong đời sống hiện thực Nó là mâu thuẫn vừa xuất hiện lại vừa biến đối đi rồi nảy sinh nhu cầu mới Như vậy, nhu câu của con người là một phạm

trù có tính chất lịch sử cụ thế nhưng lại tồn tại vĩnh viễn với đời sống hoạt động của họ và là một kiểu quan hệ xã hội thực té Trong thực tiễn, con người hành động là vì nhu cầu và lợi ích của họ nên việc khai thác tiềm năng cá nhân cần

phải quan tâm tới nhu câu và lợi ích của cá nhân Trong các mối quan hệ xã hội, lợi ích đóng vai trò là động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất, nó là phương tiện để thỏa mãn nhu câu, quyết định hành vi, xu hướng hoạt động của con người ÄÁngghen nhấn mạnh răng: Mọi quan hệ xã hội suy cho cùng là quan hệ về lợi

ích, cho nên hoạt động của con người đều nhằm vào nhu cầu và lợi ích của họ

Rõ ràng, lợi ích lớn nhất và đầu tiên của con người - cá nhân và xã hội trước hết

là sự tồn tại với việc thỏa mãn những nhu câu của đời sống vật chất có tính chất hiện thực Sau đó, với vai trò chủ thể sáng tạo có mục đích, có ý thức, con người

có những lợi ích về tỉnh thần, chính trị, đạo đức v.v Vì thế, Mác đã xem xét vấn

đề lợi ích xuyên suốt đời sống xã hội trên cơ sở hiện thực và coi nó như động lực thúc đây mọi sư vận động lịch sử

Ngày đăng: 30/10/2017, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w