1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 43 Sinh 9

3 277 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 51,5 KB

Nội dung

NS: 07/02/2009 ND: 10/02/2009 Phần II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Tiết 43: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI A.Mục tiêu: Học xong bài này HS phải : 1. Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết được các loại môi trường sống của sinh vật. - Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh, đặc biệt là nhân tố con người. - Hiểu và vận dụng được khái niệm giới hạn sinh thái. 2. kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, KN hoạt động nhóm, phân tích so sánh. 3. Giáo dục: - Ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên đất nước. B. Phương pháp: - QS vấn đáp tìm tòi, tái hiện + hoạt động nhóm C. Phương tiện sử dụng : - GV: Tranh vẽ hình 41(SGK) + Một số tranh ảnh khác về sinh vật trong tự nhiên D. Tiến trình lên lớp : I. Ổn định tổ chức: (2’) II. Kiểm tra bài cũ: (không) III. Bài mới: 1.ĐVĐ: Từ khi sự sống được hình thành, sinh vật đầu tiên xuất hiện cho đến ngày nay thì sinh vật luôn có mối quan hệ với môi trường, chịu tác động của môi trường và SV đã thích nghi với MT, đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên . 2. Triển khai bài dạy : Hoạt động 1: (13’) - GV vẽ sơ đồ một sinh vật chịu tác động của nhiều yếu tố sinh thái MT → Thỏ rừng ← - HS theo dõi sơ đồ → thảo luận nhóm theo câu hỏi: + Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên nào? - HS thảo luận thống nhất ý kiến ghi vào sơ đồ những từ thích hợp: Ánh sáng, thức ăn, t o , độ ẩm, thú dữ, mưa, nắng . vào các mũi tên trên sơ đồ. - GV tổng kết lại: Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ. + vậy môi trường sống là gì? - HS dựa vào sơ đồ khái quát lại thành khái niệm MT sống. - GV cho HS hoàn thành tiếp bảng 41 (SGK) đến số thứ tự 10. + Từ kết quả của bảng hãy rút ra các loại môi trường sống của sinh vật? - HS phát biểu – HS khác bổ sung – GV nhận xét và thông báo có 4 loại môi trường chính: I.Môi trường sống của sinh vật. * Kết luận: Môi trường là nơi sinh sốngcủa sinh vật, gồm tất cả những gì bao quanh, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật. * Các loại môi trường: - MT nước - MT trên mặt đất, không khí - MT trong đất - MT sinh vật II. Các nhân tố sinh thái môi Hoạt động 2: (12’) - Cho HS đọc và nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi: + Thế nào là nhân tố sinh thái? + Thế nào là nhân tố vô sinh, hữu sinh? - Gọi HS trả lời các câu hỏi - lớp bổ sung – GV chốt lại kiến thức. - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 41.2(SGK) - Đai diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - GV nhận xét hoạt động của các nhóm → HS rút ra kết luận về nhân tố sinh thái. + Hãy phân tich tác động của con người trong môi trường sống? - HS nghiên cứu thông tin (SGK) → thảo luận nhóm thống nhát ý kiến phát biểu ý kiến, nhóm kác nhận xét bổ sung → GV bổ sung kiến thức. + Vậy em có nhận xét gì về tác động của nhân tố sinh thái? Hoạt động 3: (10’) - GV cho HS QS hình 41.2 và đặt câu hỏi: + Cá rô phi VN sống và PT ở nhiệt độ nào? + Ở nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và PT thuận lợi nhất? - HS quan sát hình, thảo luận → Trả lời được: + Từ 5 0 C → 42 0 C + Từ 20 0 C → 35 0 C + Tại sao dưói t 0 5 0 C và trên 42 0 C thì cá rô phi sẽ bị chết? ( vì quá giới hạn chịu đựng) - GV đưa thêm ví dụ: Cây mắm sống và PT trong giới hạn độ mặn từ 0,36% – 0,5% muối NaCl . + từ các ví dụ trên em có nhận xét gì về khả năng chịu đựng của SV với mỗi nhân tố sinh thái? ( Mỗi loài chịu đựng được một giới hạn nhất định với các nhân tố sinh thái). + Vậy thế nào là giới hạn sinh thái? Cho ví dụ + Giới hạn sinh thái có ý nghĩa như thế nào? trưòng * nhân tố sinh thái là những yếu tốcủa môi trường tác động lên sinh vật. * Các nhân tố sinh thái: + nhân tố vô sinh: - khí hậu: t o , a/s, độ ẩm, gió . - Nước: ngọt, mặn - Địa hình: Các loại đất, độ dốc . + Các nhân tố hữu sinh: - Các sinh vật ( VSV, TV, ĐV) + Nhân tố con người: - Tác động tích cực , tiêu cực * Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian. III. Giới hạn sinh thái * Khái niệm: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ví dụ: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi VN từ 5 0 C → 42 0 C ( Tạo điều kiện sống tốt cho sinh vật) IV. Củng cố, đánh giá: (4’) + Môi trường là gì, có mấy loại môi trường chính? + Nhân tố sinh thái là gì? Nêu các loại nhân tố môi trường trong tự nhiên? + cho HS đọc và nghiên cứu làm BT 1 (SGK) ( Có 2 nhóm nhân tố sinh thái chính) V. Dặn dò: (3’) - Học kĩ bài - Trả lời các câu hỏi và làm BT 2,3,4 (SGK) trg 112 - GV hướng dẫn: + điểm chết là dưới O 0 C và trên 90 0 C, Điểm cực thuận là 55 0 C đối với VK suối nước nóng, vì vậy phải xác định khoảng cực thuận để vẽ cho phù hợp. * Kiến thức bổ sung: . NS: 07/02/20 09 ND: 10/02/20 09 Phần II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Tiết 43: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI A.Mục tiêu:. sống của sinh vật. - Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh, đặc biệt là nhân tố con người. - Hiểu và vận dụng được khái niệm giới hạn sinh thái.

Ngày đăng: 21/07/2013, 01:25

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w