Hiện nay các doanh nghiệp luôn tìm ra các biện pháp hữu hiệu để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ. Nguồn vốn của các doanh nghiệp phần lớn nằm trong tài sản (nhất là TSCĐ).
Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh và các hoạt động khác, đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động, phân phối và sử dụng một khối lượng tài sản nhất định.Tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thể đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Hiện nay các doanh nghiệp luôn tìm ra các biện pháp hữu hiệu để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ. Nguồn vốn của các doanh nghiệp phần lớn nằm trong tài sản (nhất là TSCĐ). Để có thể hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ thì doanh nghiệp phải có các chế độ quản lý hợp lý. Một trong những biện pháp để có thể thu hồi nhanh vốn đầu tư là biện pháp trích khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm, doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc áp dụng phương pháp tính khấu hao và hạch toán khấu hao sao cho đạt hiệu quả cao nhất luôn là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề án môn học. Trong quá trình thực hiện đề án sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của giảng viên để em có thể củng cố thêm kiến thức và chuẩn bị cho thực tập cũng như công việc sau này. Sinh viên: Đinh Thị Thu Thúy Lớp: KT20.07 Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam Phần I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHẤU HAO TSCĐ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TSCĐ 1. Khái niệm, phân loại TSCĐ 1.1. Khái niệm TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài của doanh nghiệp. Ở Việt Nam theo chuẩn mực kế toán số 03, 04, 06 và chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003, TSCĐ phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau: • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó: Lợi ích kinh tế do tài sản mang lại được biểu hiện ở việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ khi doanh nghiệp kiểm soát và sử dụng một tài sản nào đó. • Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy: Tiêu chuẩn này yêu cầu một tài sản nào đó muốn được ghi nhận là TSCĐ thì phải có cơ sở khách quan để xác định giá trị ban đầu của nó. Chẳng hạn, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ, nhưng nếu những tài sản đó được hình thành dưới hình thức mua lại của đơn vị hoặc cá nhân khác thì có thể được ghi nhận là TSCĐ. • Có thời gian hữu dụng là 1 năm trở lên: Tiêu chuẩn này nhằm cụ thể hóa tiêu chuẩn thứ nhất của TSCĐ. Lợi ích kinh tế trong tương lai do việc sử dụng TSCĐ không phải là trong 1 năm tài chính mà ít nhất là 2 năm. • Có giá trị từ 10.000.000 đồng ( mười triệu đồng ) trở lên: Theo quan điểm của chế độ tài chính hiện hành, một tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên thì được coi là có giá trị lớn. Sinh viên: Đinh Thị Thu Thúy Lớp: KT20.07 Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam * Đặc điểm của TSCĐ: Xét về mặt hình thái vật chất, TSCĐ trong doanh nghiệp gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm sau: • Tham gia vào nhiều chu kỳ sản suất kinh doanh, TSCĐ hữu hình không thay đổi hình thái hiện vật ban đầu. • Trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần (tính hữu ích là tính có hạn, trừ đất đai), phần giá trị hao mòn được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dưới hình thức khấu hao. 1.2. Phân loại TSCĐ Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, thì việc phân loại TSCĐ phải được tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau. Những tiêu thức phân loại quan trọng là: theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu và theo mục đích và tình hình sử dụng TSCĐ. 1.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình - TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất và được chia thành các nhóm sau: Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống . Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ . Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ . Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong côn tác Sinh viên: Đinh Thị Thu Thúy Lớp: KT20.07 Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam quản lý hoạt động kinh doanhz của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử . Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phêm vườn chè, trâu bò . Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật . - TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư ( đạt tiêu chuẩn giá trị TSCĐ ) để đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp (trên 1 năm). TSCĐ vô hình gồm có: Quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính, . Ý nghĩa: phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện giúp người quản lý có một cách nhìn tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có biện pháp quản lý tài sản, tính khấu hao khoa học, hợp lý đối với từng loại tài sản. Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại, từng nhóm TSCĐ. 1.2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu Cách phân loại này dựa trên cơ sở quyền định đoạt của doanh nghiệp đối với TSCĐ hiện có, với tiêu thức này TSCĐ được chia làm 2 loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. - TSCĐ của doanh nghiệp: là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp (do ngân sách cấp, tự bổ sung, do đơn vị khác góp liên doanh .) hoặc bằng nguồn vốn vay. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượng bán, thanh lý . trên cơ sở chấp hành đúng thủ tục theo quy định của Nhà nước. - TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê. Sinh viên: Đinh Thị Thu Thúy Lớp: KT20.07 Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm 2 loại: thuê hoạt động và thuê tài chính và chỉ có tài sản thuê tài chính mới có đủ khả năng để trở thành TSCĐ. Tài sản thuê tài chính: là tài sản mà bên cho thuê có dự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Hợp đồng thuê tài chính thỏa mãn ít nhất 1 trong 4 điều kiện: − Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê, hoặc tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên. − Nội dung của hợp đồng thuê có quy định: khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. − Thời hạn cho thuê 1 loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. − Tổng sổ tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. Ý nghĩa: Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu giúp cho việc quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ được chặt chẽ, chính xác, thúc đẩy việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao nhất. 1.2.3. Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng − TSCĐ dùng cho kinh doanh: là những TSCĐ hữu hình, vô hình được dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. − TSCĐ hành chính sự nghiệp: là những TSCĐ được Nhà nước hoặc cấp trên cấp hoặc do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và được sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp. − TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi: là những TSCĐ được hình thành từ quỹ phúc lợi, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi. Sinh viên: Đinh Thị Thu Thúy Lớp: KT20.07 Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam − TCSĐ chờ xử lý: là những TSCĐ bị hư hỏng chờ xử lý, TSCĐ không cần dùng, TSCĐ đang tranh chấp chờ giải quyết. Ý nghĩa: phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng giúp cho doanh nghiệp tổ chức, quản lý tốt hơn cũng như đánh giá được mức độ đóng góp của TSCĐ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Vai trò của TSCĐ TSCĐ là cơ sở điều kiện kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào cũng như hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. TSCĐ phản ánh năng lực hiện có, trình độ và tiến bộ khoa học kỹ thuật của ta. TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành. Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp. Để quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp thì cần phải xuất phát từ những đặc điểm của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Đó là: - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng không sử dụng được nữa (đối với TSCĐ hữu hình). - Trong quá trình tham gia vào sản xuất, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất trong kỳ. -TSCĐ ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa máy móc thiết bị…có những loại không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả, mỗi loại đều có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. 3. Nguyên tắc quản lý TSCĐ Sinh viên: Đinh Thị Thu Thúy Lớp: KT20.07 Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam * Xác lập đối tượng ghi TSCĐ: Đối tượng ghi TSCĐ là từng tài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được và thỏa mãn tiêu chuẩn của TSCĐ. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ vẫn được coi là một đối tượng ghi TSCĐ. * Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng: do TSCĐ sẽ tồn tại lâu dài trong doanh nghiệp cho nên TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. * Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo 3 chỉ tiêu giá trị là: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. * Xây dựng quy chế quản lý TSCĐ, như: xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc bảo quản, sử dụng TSCĐ. * Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường. • Định kỳ vào mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Sinh viên: Đinh Thị Thu Thúy Lớp: KT20.07 Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHẤU HAO TSCĐ 1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của khấu hao TSCĐ Trong quá trình sử dụng dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao. - Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Việc phân bổ giá trị của TSCĐ vào chi phí là phù hợp với nguyên tắc chi phí và doanh thu. - Mục đích của việc trích khấu hao là giúp cho các doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi lại vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực. - Ý nghĩa của khấu hao: + Về mặt kinh tế: Khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, do đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. + Về mặt kế toán: Khấu hao TSCĐ là 1 khoản chi phí hợp lý, làm tăng chi phí của doanh nghiệp nên làm giá vốn hàng bán tăng, lợi nhuận giảm, thuế thu nhập giảm. + Về mặt tài chính: Khấu hao TSCĐ ghi nhận sự giảm giá trị của TSCĐ tuy nhiên lại được thu hồi và tồn tại dưới dạng các tài sản khác. + Về mặt thuế: khấu hao làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm. 2. Khái niệm và phân loại hao mòn TSCĐ Sinh viên: Đinh Thị Thu Thúy Lớp: KT20.07 Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam * Khái niệm: Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật . trong quá trình hoạt động của TSCĐ. * Phân loại: Hao mòn TSCĐ gồm 2 loại: − Hao mòn hữu hình: là hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, ăn mòn − Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Giá trị hao mòn TSCĐ được tính bằng số khấu hao lũy kế đến thời điểm xác định. Khi TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp thì giá trị hao mòn coi như bằng 0 (trừ trường hợp TSCĐ chuyển giao giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp). * Giá trị còn lại của TSCĐ: Thể hiện phần vốn đầu tư vào TSCĐ chưa thu hồi hết. Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ là giá trị ước tính rằng TSCĐ đã bị giảm sút giá trị trong quá trình sử dụng. Giá trị hao mòn lũy kế: là giá trị hao mòn được cộng dồn từ khi bắt đầu sử dụng đến thời điểm hiện tại. 3. Phân biệt hao mòn TSCĐ và khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là một hoạt động có tính chủ quan là con số giả định về sự hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm dưới hình thức trích khấu hao. Khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn. Còn hao mòn TSCĐ là sự giảm giá trị của TSCĐ còn khấu hao TSCĐ là biện pháp nhằm sớm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ. Sinh viên: Đinh Thị Thu Thúy Lớp: KT20.07 Giá trị hao mòn bình quân năm Nguyên giá Số năm sử dụng tài sản Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam Có thể khái quát sự khác nhau giữa hao mòn TSCĐ và khấu hao TSCĐ như sau: Chỉ tiêu Khấu hao TSCĐ Hao mòn TSCĐ Khái niệm Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ Là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ Về mặt tài chính Khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn Về mặt kinh tế Biện pháp chủ quan, trích dần giá trị TSCĐ vào chi phí kinh doanh nhằm thu hồi vốn đầu tư hay các chi phí đã đầu tư vào TSCĐ để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hỏng bị lạc hậu Hiện tượng khách quan làm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản bị giảm dần và cuối cùng bị loại bỏ Về mặt thuế khóa Khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi nhuận chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ. Hao mòn không được ghi nhận vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt kế toán Khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá TSCĐ Hao mòn TSCĐ không được ghi nhận. 3. Nguyên tắc tính khấu hao TSCĐ Sinh viên: Đinh Thị Thu Thúy Lớp: KT20.07