1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp kiềm chế lạm phát

25 279 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 248 KB

Nội dung

Thực trạng về ảnh hưởng của lạm phát : Trong phần này em đưa ra một số vấn đề liên quan đến tình trạng lạm phát của nền kinh tế trong những năm gần đây.

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Một trong những vấn đề kinh tế nổi cộm hiện nay là lạm phát. Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan. Kiểm soát lạm phát là nhiệm vụ của Chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Ở Việt Nam hiện nay, kiểm soát lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Trong bài này để làm rõ các vấn đề lạm phát cũng như ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế trong nước và những biện pháp biện pháp mà Chính phủ đã đề ra để kiềm chế lạm phát. Em chia bài làm ra làm ba phần: Phần I: Lý luận chung: Trong phần này em đưa ra những vấn đề lí thuyết về lạm phát, nguyên nhân gây ra nó. Phần II: Thực trạng về ảnh hưởng của lạm phát : Trong phần này em đưa ra một số vấn đề liên quan đến tình trạng lạm phát của nền kinh tế trong những năm gần đây. Phần III: Giải pháp kiềm chế lạm phát: Đưa ra một số giải pháp thực hiện để kiểm chế lạm phát. SV: Đinh văn Hải Lớp:HCKTK10B 1 Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG 1.Khái niệm Theo Friedmen: “Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”. Theo nhà kinh tế học Samuelson: “ Lạm phát xảy ra khi mức giá chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mì tăng, dầu xăng, xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. 2. Đo lường và phân loại lạm phát 2.1. Đo lường Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có SV: Đinh văn Hải Lớp:HCKTK10B 2 Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra). - Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ. - Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI. - Chỉ số giảm phát G N P dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP danh nghĩa/GDP thực tế, bao gồm tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong GNP 2.2.Phân loại lạm phát phân theo mức độ Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà ta có các loại lạm phát khác nhau. Thông thường người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính. 2.2.1: Về mặt định lượng • Lạm phát vừa phải (normal inflation) Lạm phát vừa phải được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm, thường xấp xỉ bằng mức tăng số tiền lương hoặc cao hơn chút ít và có thể dự đoán trước được. Đối với các nước đang phát triển lạm phát ở mức một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% (0 – 9 %) một năm, thường được coi là lạm phát vừa phải. Trong điều kiện lạm phát vừa phải và ổn định thì giá cả tương đối không khác mức bình thường nhiều, do đó đồng tiền giữ được phần lớn giá trị của nó trong một thời gian tương đối dài, thị trường không có những cơn sốt hay đảo lộn. Đó là mức SV: Đinh văn Hải Lớp:HCKTK10B 3 Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ lạm phát mà bình thường mà nền kinh tế phải trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. • Lạm phát phi mã (high inflation) Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh, ở mức hai con số như 20%, 30% Một khi lạm phát đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến động lớn đối với nền kinh tế. Trong trường hợp này giá trị của đồng nội tệ bị mất giá nghiêm trọng vì vậy phần lớn các hợp đồng kinh tế chỉ quy đổi giá trị dựa trên các đồng ngoại tệ mạnh, dân cư luôn có tâm trạng tránh giữ tiền nhiều hơn mức tối thiểu cần thiết, thị trường tài chính bị phá vỡ, dân cư tích trữ nhiều hàng hoá gây ra tình trạng khan hiếm giả tạo. • Siêu lạm phát (hyper inflation) Siêu lạm phát xảy ra khi giá cả tăng lên ở mức hết sức cao, tỷ lệ lạm phát đột biến tăng lên tới ba con số. Trong thời kỳ siêu lạm phát, tốc độ chu chuyển của tiền tăng lên nhanh chóng, giá cả trở nên vô cùng không ổn định, tiền lương thực tế của người lao động bị giảm rất mạnh. Cùng với sự mất giá của tiền tệ, mọi người có tiền đều bị tước đoạt, hầu hết các yếu tố của thị trường đều bị biến dạng, bóp méo do vậy các hoạt động kinh doanh đều rơi vào tình trạng rối loạn. Siêu lạm phát gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc. 2.2.2: Về mặt định tính • Lạm phát thuần túy Là trường hợp đặc biệt của lạm phát, hầu hết giá cả của mọi loại hàng hóa đều tăng lên với cùng một tỷ lệ trong một đơn vị thời gian. Lạm phát thuần túy là loại lạm phát có mức giá chung tăng tương ứng với mức tăng thu nhập. • Lạm phát được dự đoán trước ( lạm phát dự kiến) Là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán trước được nhờ vào diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm.Loại lạm phát này chưa có tác động đáng kể đến nền kinh tế mà chỉ gây ra những phiền toái đòi hỏi các hoạt động giao dịch phải thường xuyên được điều chỉnh như điều chỉnh các thông tin kinh tế, chỉ số hoá các hợp đồng mua, bán hoặc điều chỉnh tiền lương v.v… • Lạm phát không dự đoán trước được Là lạm phát xảy ra bất ngờ ngoài sự tiên đoán của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động của nó đến nền kinh tế. Loại lạm phát này gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, làm méo mó các hoạt động kinh SV: Đinh văn Hải Lớp:HCKTK10B 4 Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ tế thông qua hiệu ứng phân phối lại của cải, tài nguyên v.v… một cách không bình đẳng. 3. Nguyên nhân 3.1. Lạm phát do cầu kéo Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD- AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng. Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát. 3.2. Lạm phát do cầu thay đổi Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát. 3.3. Lạm phát do chi phí đẩy Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. 3.4. Lạm phát do cơ cấu Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó. 3.5. Lạm phát do xuất khẩu Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. SV: Đinh văn Hải Lớp:HCKTK10B 5 Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ 3.6. Lạm phát do nhập khẩu Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. SV: Đinh văn Hải Lớp:HCKTK10B 6 Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ PHẦN II : THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT 1. Thực trạng từ 2007 đến nay. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng kí, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD năm 2006 mà chủ yếu là đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn. Đứng trước bối cảnh này, ngân hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu bình ổn và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng. Tính đến cuối tháng 12/2007 tổng phương tiện thanh toán đã tăng 46,7% so với năm 2006, tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2007 tăng 58% so với năm 2006, tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế trong năm 2007 ước chừng lên tới 22 tỉ USD, tương đương 30% GDP. Sau khi chuyển mục tiêu ưu tiên từ tăng trưởng cao sang kiềm chế lạm phát , tốc độ tăng giá đang có xu hướng giảm dần và tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 6,5 - 7%. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 chỉ tăng 0,18%, tỷ giá và lãi suất cơ bản phù hợp, xuất khẩu trong 9 tháng qua tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập siêu giảm nhanh, đầu tư nước ngoài tăng cao, vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo.Tuy nhiên, nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc tình hình, hiện Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.Vì vậy Chính phủ sẽ không được chủ quan và thỏa mãn với kết quả đã đạt được. Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. SV: Đinh văn Hải Lớp:HCKTK10B 7 Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 11 giảm 0,68%, trong đó các nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá giảm là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%, trong đó lương thực giảm 2,36%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,36%; phương tiện đi lại, bưu điện giảm 6,77%. Giá các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng nhẹ: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,01%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,68%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 0,66%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,6%; dược phẩm, y tế tăng 0,35%; giáo dục tăng 0,17%. Lạm phát ở nước ta trong năm 2008 là sự tích hợp của nhiều yếu tố: Lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát tiền tệ, lạm phát do yếu tố tâm lý Chúng ta đã bàn nhiều đến nguyên nhân trong nước và quốc tế nhưng nguyên nhân cơ bản là do đã mở rộng tín dụng và đầu tư một cách quá mức để hy vọng đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong ngắn hạn. Chính vì vậy, bây giờ chúng ta phải trả giá bằng mất ổn định kinh tế vĩ mô, ít nhất là trong trung hạn Nếu cuối năm 2008, mục tiêu giữ lạm phát dưới 15% đã là lý tưởng cho năm 2009 sau một năm lạm phát (CPI) xấp xỉ tới 20% thì đến giữa năm chúng ta lại hoàn toàn yên tâm là CPI sẽ dưới 7% và thực tế con số đó là 6,52% so với tháng 12/2008 và bình quân cả năm chỉ tăng 6,88% so với năm trước. Có thể nói lạm phát năm 2009 nằm trong dự tính và kiểm soát được lạm phát là một thành công của Việt Nam trong năm này. Thành công đó càng đặc biệt hơn khi đi đôi với tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,2% và thất nghiệp không tới mức nguy hiểm như dự đoán những tháng đầu năm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực tới nền kinh tế nước ta, đặc biệt hoạt động xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế tăng trưởng 3,9% trong nửa đầu năm 2009 và theo ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 2/2009 sẽ vào khoảng 4,4%. Mặc dù năm 2009 sẽ là một năm đầy thử thách đối với nền kinh tế trong nước và khu vực, nhưng các chuyên gia phân tích vẫn giữ vững quan điểm về triển vọng phát triển trung hạn đối với thị trường Việt Nam. Trong tương lai gần, một vài yếu tố về mặt cấu trúc sẽ thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, trong khi một số khác vẫn sẽ giữ nguyên ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chậm ở một nền kinh tế đang trên đà đi lên.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 10% trong nửa đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng công nghiệp vẫn ở mức thấp. Các chuyên gia cho rằng, điểm SV: Đinh văn Hải Lớp:HCKTK10B 8 Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ mạnh của nền kinh tế lúc này là dịch vụ bán lẻ.Trong năm 2009, những ngành kinh tế phát triển vượt trội là ngành xây dựng, vận tải, truyền thông và môi giới tài chính, thị trường bán lẻ và bán buôn. Tuy nhiên, những ngành khác như: nông nghiệp, sản xuất, khách sạn và bất động sản đang có dấu hiệu đi xuống.Cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn là mối quan tâm của các nhà đầu tư. Việc thiếu các thông tin cập nhật cũng là một vấn đề cần lưu ý. Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở vào khoảng 20 tỷ USD, tương đương với giá trị kim ngạch nhập khẩu của 4 tháng là tương đối thấp trong khu vực. Thâm hụt thương mại trong nửa đầu năm 2009 ở mức 2,1 tỷ USD, đã cải thiện hơn nhiều so với con số 14,2 tỷ USD cùng kỳ năm 2008. Cùng với việc hạ giá cả hàng hóa và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam tại Dung Quất đã giúp giảm bớt kim ngạch nhập khẩu dầu tinh (một hạng mục đóng góp đáng kể vào con số thâm hụt thương mại cao năm 2008). Tuy nhiên, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm có khả năng khiến cho lượng kiều hối và FDI đổ về Việt Nam thấp hơn so với năm ngoái. Điều này đồng nghĩa với việc dự trữ ngoại hối sẽ bị hạn chế. Theo WB, với tốc độ tăng trưởng giảm xuống mức 5,8% trong quý 1/2010 và khu vực tư nhân ngày càng phàn nàn nhiều hơn về chi phí đi vay quá cao, Chính phủ đã khuyến khích các ngân hàng hạ thấp lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất ngắn hạn xuống 7% thông qua các nghiệp vụ thị trường mở. Và chính sách điều chỉnh tiếp tục được kéo đến quý 3/2010, kể cả khi lạm phát lại bắt dầu leo thang. Nhưng vào đầu tháng 11, khi lạm phát tăng nhanh, Ngân hàng Nhà nước đã buộc phải nâng lãi suất cơ bản thêm 100 điểm cơ bản, lên 9%. Tương tự là lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cũng tăng thêm 100 điểm cơ bản, lần lượt là 7% và 9%. Tuy nhiên, với lãi suất liên ngân hàng tăng lên đến 18-20% sau khi lãi suất cơ bản tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp bằng cách bơm thêm thanh khoản và làm hạ nhiệt thị trường liên ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ lạm phát trong tháng 11 cao hơn dự kiến, song Ngân hàng Nhà nước vẫn quyết định duy trì lãi suất cơ bản ở mức 9% cho đến hết năm Theo dự báo mới nhất của nhiều tổ chức và chuyên gia kinh tế, tăng trưởng kinh tế thế giới, nhất là khu vực châu Á năm 2011 sẽ thấp hơn năm 2010. Vì vậy SV: Đinh văn Hải Lớp:HCKTK10B 9 Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ khi tăng trưởng của các nước đối tác của Việt Nam bị giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Khó khăn sẽ còn được cộng hưởng thêm khó khăn bởi nền kinh tế bị "đôla hóa" và "vàng hóa" cao trong khi tâm lý người dân bất ổn. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, năm 2011, với mục tiêu GDP tăng khoảng 7%, Việt Nam khó có thể giảm ngay mức lạm phát từ trên dưới 10% của năm 2010 xuống mức an toàn 4-5% cả năm bởi việc “hạ độ cao đột ngột” như vậy sẽ gây ra cú sốc với nền kinh tế do chính sách thắt chặt tài khóa, thắt chặt tiền tệ. 2. Nguyên nhân Lạm phát ở Việt Nam là do sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy. Lạm phát tiền tệ: Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ. Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%. Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau. Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư những nhu cầu mới cao hơn. Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp. Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo. Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần SV: Đinh văn Hải Lớp:HCKTK10B 10

Ngày đăng: 20/07/2013, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w