Trào lưu mới trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về...
Trang 1
Chùa Ưu Đàm đường Kha Vạn Câu, Q Thủ Đức TP Hồ Chi Minh
Tạn chí Nghiên cứu Phật hgc
TRÀO LƯU MỚI TRONG KIÊN TRÚC
PHÁT GIÁO VIỆT NAM in trac Phật giáo Việt Nam đã đi qua chặng đường
ang nghin nam lịch sử Từ những dĩ vật của kiến
trúc đá Lý - Trần đến các kiến trúc gỗ Lê -Mạc Trinh Nguyễn những gì chúng ta được chiêm ngưỡng hôm
nay là di sản mà cha ông đã tạo ra từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước Giá trị to lớn của những đi sản truyền thống đó đã nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ của nhà nước mà còn có sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế Những di sản này luôn có sự đánh giá cao của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn và báo giới Tuy nhiên, có một trào lưu kiến trúc đã ra đời từ hơn 100 năm qua nhưng chúng tôi vẫn gọi là trào lưu mới vì độ
tuổi của chúng rất khiêm tốn so với các kiến trúc đá và
gỗ được xây dựng dưới các triều đại phong kiến Việt
DINH HONG HAI
Nam Đặc biệt, về nguyên liệu và kỹ thuật xây dựng
hoàn toàn mới so với kiến trúc truyền thống Việt Nam Đó là những loại công trinh kiến trúc được xây bằng
gạch và bê-tông :
Sự ra đời của trào lưu kiến trức mới
Trảo lưu kiến trúc này bắt đầu từ khoảng cuối thế
ky XIX đầu thế kỷ XXvà được định hình rõ dưới thời vua
Khải Định (1916 ~ 1925) Đây là giai đoạn xung đột giữa cũ và mới, giữa ta và tây, giữa phong kiến và cải
cách diễn ra một cách hết sức gay gắt người Pháp
lúc này với danh nghĩa của chính quyền bảo hộ đã đưa vào xã hội thuộc địa nhiều sản phẩm của "mẫu quốc
Trang 2ý kiến trao đối
dựng lên những ngôi nhà tây Sau khi những công trình kiến trúc lớn theo trào lưu mới như chung cư An Định, lăng Khải Định được hoàn thành, người Việt chợt nhận ra
những ưu điểm nổi trội của loại kiến trúc này như: có thể xây được
nhiều tầng, độ bền cao hơn, ít mối mọt hơn, v.v Tuy nhiên, ở thời
điểm đó, các loại nguyên vật liệu
mới được đưa từ phương Tây đến
rat dat nên chỉ những công trình
“của Tay’ và một vài nhiệm sở
quan trọng mới được xây theo kiểu
“nhà tây" Dần dần, một trào lưu kiến trúc mới được hình thành từ những nguyên vật liệu gọi là “tây”
nhựng đa phần sản xuất ở ta
_ Ngoại trừ “nhà Tây” và một số nhiệm sở được thiết kế và xây dựng dưới sự giám sát của người Pháp,còn lại đa phần nhà dân và các công trình tôn giáo - tín ngưỡng đều do người Việt tự làm Nhà ở của dân là sự kết hợp khéo
léo giữa kiểu nhà trệt khung gỗ
truyền thống với các loại vật liệu mới tạo thành một loại nhà xây gạch, kèo gỗ gác tường, lợp ngói
đất nung Cá biệt, có một vài loại nhà lầu sàn gỗ của các nhà buôn, địa chủ nhiều tiền, còn hầu hết nhà
đân đều nhà trệt Đối lập với nhà ở đơn giản của người dân là công trình tôn giáo — tín ngưỡng thời kỳ này mà chủ yếu chùa chiền được
đầu tư lớn và xây cất hết sức cầu
kỳ Với sự góp mặt của các loại vật liệu mới, các công trình này đã tạo nên một trào lưu mới kiến trúc Phật giáo Việt Nam Trào lưu này phát
triển mạnh ở Miền namViệt Nam, sau đó lan rộng ra miền Bắc và cả
nước Theo ước tính của chúng tôi,
những công trình kiến trúc Phật
giáo được xây dựng theo trào lưu này đã chiếm đến quá nửa số ngôi chùa tháp và Phật viện ở Việt Nam
tính tới thời điểm hiện nay Có thể điểm qua một số công trình lớn
như, chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang), Chùa Thiên Lâm (Vũng Tàu), chùa Bà Đen (Tây Ninh), chùa Linh Sơn, Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt),Việt Nam Quốc Tự, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Giác Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) chùa Pháp Vân (Hà
Nội),v.v Điểu này cho thấy trào
lưu mới trong kiến trúc Phật giáo
Việt Nam Đã phát triển đến một giai đoạn cực thịnh Vậy cần đánh
giá trào lưu này như thế nào? Đó là một công việc lớn không chỉ của các nhà hoạch định chính sách
mà còn rất cần đến ý kiến của các nhà chuyên môn Tuy nhiên, “vấn đề lớn" cho đến thời điểm hiện nay vẫn hầu như chưa có ai đề cập tới
ở đây chúng tôi chỉ xin đưa ra một
số ý kiến cá nhân mang tính chất
gợi ý để được bàn luận cùng các
nhà khoa học của các ngành có liên quan
Ghi nhan về trào lưu kiến
trúc mới trong nền kiến trúc
Phật giáo Việt Nam
Mỗi một trào lưu nghệ thuật ra
đời đều có sự nhìn nhận rất khác
nhau của con người và xã hội đương thời, có khen có chê, có ủng hộ có phản đối Tuy nhiên, những người đóng góp của một
trào lưu nghệ thuật cần được nhìn nhận bằng con mắt khách quan
của lịch sử Nói cách khác, chúng
ta cần đánh giá một trào lưu nghệ
thuật thông qua việc xem xét toàn
bộ quá trình tồn tại và phát triển
của trào lưu nghệ thuật đó trong
nền văn hoá đã sản sinh ra nó Vi
vậy, những đóng góp của trào lưu mới trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam cần được nhìn nhận một cách
tích cực nếu như nó góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
.“
Việt Nam Cũng cần phải nói ngay rằng,việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hố khơng có nghĩa là chỉ
lưu giữ lại những yếu tố đã có, mà phải có sự sáng tạo ra những cái mới trên cơ sở cái cũ, phù hợp với hiện tại và có giá trị trong tương lai
Do vậy, mỗi công trình mới cần
phải phát huy tính sáng tạo chứ không chỉ là giữ lại yếu tố nguyên gốc như với các công trình trùng
tu Thực tế cho thấy trùng tu là bảo
tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc, phục dựng là sao chép giống với nguyên bản gốc (trên cơ sở nguồn sử liệu), còn xây mới là một công việc hoàn toàn khác Dưới đây là
những quan điểm của chúng tôi về
những công trình được xây dựng
trong trào lưu mới của kiến trúc
Phật giáo Việt Nam
Có thể nói, sự phát triển của
trào lưu mới trong kiến trúc Phật
giáo Việt Nam là một xu thế tất yếu
của lịch sử vì những lí do sau đây:
Thứ nhất, nguồn nguyên liệu gỗ và đá truyền thống đã hầu như cạn
kiệt do khai thác quá mức và quá bừa bãi
Thứ hai, nếu xét về tính thời đại thì thế kỷ XX là giai đoạn khởi đầu của “thời đại bê-tông” Vì vậy mà
những công trình bằng bê-tông của
giai đoạn này được xem như những công trình mang tính “thời đại”
Thứ ba, những công trình được
xây dựng mới bằng vật liệu truyền
thống trong giai đoạn hiện tại sẽ
“ngốn” những khoản kinh phí khổng
lồ Chẳng hạn như nhà Thái học
đường ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám sử dụng hết 26 tỉ đông (!) Số tiền
này đủ để xây dựng khoảng 30 công trình tương tự bằng bê-tông
Thứ tư, độ bền của các kiến trúc
gỗ (kể cả gỗ nhóm 1 như đình — lim
Trang 3Thứ năm, việc thi công các công trình bê-tông hết sức đơn giản nhưng lại đạt hiệu quả cao vi thời gian thi
công rất ngắn so với các loại vật liệu được sử dụng theo
truyền thống
Thứ sáu, nhu cầu về diện tích sử dụng ngày càng
cao trong khi qũy đất và kinh phí xây dựng chỉ có hạn
Vi vay, trong giai đoạn hiện nay, không một loại vât liệu nào có thể thay thế hoàn toàn được gạch — ngói ~ bê - tông trong xây dựng Và có lẽ trong tương lai cũng vậy
Vấn đề nhạy cảm nhất mà các công trình theo trào lưu mới gặp phải là yếu tố nghệ thuật, mà cụ thế là
nghệ tthuật điêu khắc tinh tế như gỗ và đá Tuy nhiên, với lợi thế về độ cứng nhưng lại có thể dùng khuôn đúc,
chất liệu bê tông đã dần gánh vác hầu hết "trách
nhiệm" của cả gỗ và đá Và “nghệ thuật tạo hình bê- tông” không chỉ được sử dụng trong xây dựng mà còn dùng trong trang trí kiến trúc và trong nghệ thuật đúc
tượng(J) đó chính là tiền đề để trào lưu mới trong kiến
trúc Phật giáo Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ Với trào lưu này, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt
Nam đã có một bước chuyển lớn từ một dạng kiến trúc truyền thống gần như giống hệt nhau trở thành một trào lưu kiến trúc mới với vô vàn cách biểu hiện khác
nhau Điều đáng ghi nhận ở những kiến trúc này là chúng được tạo ra từ nhiều phong cách kiến trúc khác nhau tạo nên một hệ thống các công trình kiến trúc Phật giáo vô cùng phong phú mà vẫn giữ được nét riêng trong bản sắc văn hoá Việt Nam Đó là những nét kiến trúc truyền thống được vận dụng một cách linh
hoạt vào các công trình mới, biểu hiện qua một số
thành tố kiến trúc như bộ mái, tỉ lệ, hoa văn trang
trí, đặc biệt, góc đao cong luôn là một điểm nhấn
trong nhiều công trình kiến trúc Phật giáo chính những
yếu tố này đã tạo nên một loạt những kiến trúc Phật
giáo đẹp theo trào lưu mới
Ở những công trình này, vẻ đẹp kiến trúc của chúng
không chỉ gợi lại được những nét đặc sắc trong kiến
trúc truyền thống Việt Nam mà còn sáng tạo thêm
Tan chi Nghién edu Phat hoc nhiều yếu tố như hình khối kiến trúc, bố cục mặt bằng,
tổ chức không gian, v.v Những yếu tố mới này đã góp
phần tạo nên một loại hình kiến trúc hiện đại mà vẫn mang vẻ đep của kiến trúc truyền thống Việt Nam không hề lẫn lộn với các dòng kiến trúc Phật giáo lớn
bên cạnh chúng ta như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Campuchia, Myanma, hay với các kiến trức tôn giáo
khác Thực tế cho thấy, trào lưu kiến trúc mới trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam đã và đang
khẳng định vai trò và vị trí của nó trong bối cảnh mới
Những đóng góp của trào lưu kiến trúc này với kiến trúc Phật giáo Việt Nam nói riêng và trong nền văn hoá Việt
Nam nói chung là không nhỏ mà khuôn khổ của một
bài viết không thể khái quát hết được Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều nhà chuyên môn quan tâm hơn đến trào lưu kiến trúc này
* * *
Có thể thấy rằng trào lưu nghệ thuật nào rồi cũng có lúc chấm dứt hoặc thay đổi, chỉ có nghệ thuật đích
thực là tồn tại với thời gian Một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cho dù được làm bằng chất liệu gì và ở thời đại nào cũng sẽ được đánh giá bằng sự đóng góp của nó đối với nền văn minh của nhân loại Trào lưu mới trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam sẽ tồn tại 100 năm hay 1000 năm nữa? Điều đó không
ai có thể trả lời được Chỉ biết rằng những đóng góp