GIÁOÁNNGỮVĂN KHỐI 9. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- LẶNG LẼ SA PA Nguyễn Thành Long I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên, trần thuật từ điểm nhìn của giáo viên . 3. Thái độ: Hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích. II/ Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, phân tích, thảo luận. + Bảng phụ, tư liệu, Tranh ảnh về Sa Pa , chân dung của tác giả. 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản. III/Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: -Tóm tắt truyện ngắn "Làng"? Trình bày những nét cơ bản về nội dung & ng.thuật. 3. Bài mới: Gọi HS đọc phần đầu chú thích (Tác giả Nguyễn Thành Long). Giáo viên nói thêm để dẫn vào bài: Nguyễn Thành Long là một cây truyện ngắn với một phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa giản dị, mộc mạc ngư một ghi chép về cuộc gặp gỡ những con người bình thường mà lắng đọng tình người, để lại dư âm trong lòng người đọc. Văn ông có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống và những người chung quanh. * HĐ1: Hướng dẫn đọc, chú thích văn bản. Hỏi: Truyện ngắn " Lặng lẽ ." được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? + GV hướng dẫn đọc chậm, cảm xúc, sâu lắng, kết hợp kể tóm tắt với đọc. + Kể đoạn đầu. + Đọc từ”Trong lúc mọi người đang xôn xao… người lái xe lại nói”. - Báo cáo sĩ số - Trả lời trước lớp - Đọc chú thích, nêu II- Đọc, tìm hiểu chú thích: 1- Tác giả: SGK 2- Tác phẩm Truyện "Lặng ." là kết quả của chuyến đi Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Phú Mỹ 1 GV:… TUẦN : 14 TIẾT: 66 Ngày soạn: 13/11/2008 Ngày dạy: 17/11/2008 GIÁOÁNNGỮVĂN KHỐI 9. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- + Tóm tắt những đoạn suy nghĩ của hoạ sĩ, của cô gái. + Đọc đoạn cuối”Trời ơi! Khi… hết”. + GV kiểm tra một vài từ ở mục chú thích: Sa Pa, vật lí địa cầu, máy bộ đàm. * HĐ 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản. + GV: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn hiện đại. Truyện ngắn luôn tồn tại trong 3 yếu tố hình thức thể loại: Truyện, nhân vật, lời kể. Vậy em nhận xét thế nào về tính chất của cốt truyện trong 3 nhận xét sau: * Có chứa mâu thuẫn. * Có xung đột căng thẳng. * Chỉ là câu chuyện sinh hoạt và lao động bình thường. Hỏi: Theo em, trong các nhân vật: bác lái xe, anh thanh niên làm khí tượng, cô kĩ sư nông nghiệp, ông hoạ sĩ, nhân vật nào tập trung sự miêu tả của tác giả? Hỏi: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em xác định được như thế? Truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật nào ? GV lưu ý: Truyện không sử dụng các kể từ ngôi thứ nhất mà qua điểm nhìn, ý nghĩa của ông hoạ sĩ. Nhân vật ông hoạ sĩ đóng vai trò rất quan trọng. Hỏi: Truyện được kể đan xen của những phương thức biểu đạt nào? Có tác dụng gì? Hỏi: Nếu lựa chọn nhân vật yêu thích để đọc- hiểu, em sẽ chọn nhân vật nào? 3. Củng cố: - Khái quát nội dung tiết học. 4. HD học ở nhà: - Đọc kĩ, phân tích nét đẹp nhân vật trong truyện. - HS suy nghĩ, trả lời: + Chỉ là câu chuyện sinh hoạt và lao động bình thường. - Xác định, nêu + Anh thanh niên làm khí tượng và ông hoạ sĩ. + Ngôi thứ 3. Tác giả (giấu mình) (Người hiểu hết mọi việc và nhân vật, thường đưa ra những lời nhận xét về nhân vật và về sự việc. - HS thảo luận, trả lời: + Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, lập luận. + Thay đổi cách kể theo nhiều phương thức tạo hứng thú cho người đọc. + Nhân vật anh thanh niên. + Nhân vật ông hoạ sĩ. Truyện rút từ tập " Giữa trong xanh" II- Tìm hiểu văn bản : 1- Nhân vật anh thanh niên : a- Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả. Rút kinh nghiệm: . --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Phú Mỹ 2 GV:… GIÁOÁNNGỮVĂN KHỐI 9. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- LẶNG LẼ SA PA Nguyễn thành long I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên, trần thuật từ điểm nhìn của giáo viên . 3. Thái độ: Hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích. II/ Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, phân tích, thảo luận. + Bảng phụ, tư liệu, tranh ảnh về Sa Pa , chân dung của tác giả. 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản. III/Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hỏi: Theo dõi phần đầu truyện ngắn, trong những chi tiết giới thiệu nhân vật anh thanh niên, đâu là chi tiết bình thường về con người này? Hỏi: Những chi tiết bình thường nói gì về nhân vật này? GV: Đó là người trẻ tuổi bình thường, với công việc bình thường trong cuộc sống. Hỏi: Những chi tiết khác lạ nói gì về con người này? Hỏi: Nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đoạn truyện này? Hỏi : Tứ đó, đặc điểm nào trong cách sống của nhân vật anh thanh niên được bộc lộ? Hỏi: Theo dõi phần văn bản tiếp theo, cho biết từ nơi ở của anh thanh niên khi tiếp khách, những sự việc nào đã được kể? - HS tìm, nêu: + Một anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ. + Sống một mình trên đỉnh núi, thèm người quá, kiếm kế dừng xe lại để gặp; tự đào tam thất làm quà cho người ốm. + Yêu quí con người và thể hiện lòng yêu quí đó đến độ tận tuỵ. + Miêu tả theo cách gián tiếp (qua nhận xét của bác lái xe và ông hoạ sĩ), vừa trực tiếp (qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật). + Quí người và tận tuỵ với mọi người. + Hái hoa tặng cô kĩ sư. Giới thiệu với hoạ sĩ về công việc và bày tỏ suy nghĩ của mình; giới thiệu gương những b. Những nét đẹp về nhân vật anh thanh niên --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Phú Mỹ 3 GV:… TUẦN : 14 TIẾT: 67 Ngày soạn: 13/11/2008 Ngày dạy: 18/11/2008 GIÁOÁNNGỮVĂN KHỐI 9. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hỏi: Nơi ở của anh thanh niên có gì bình thường, có gì khác thường? Hỏi: Có gì đặc biệt trong cử chỉ, lời nói của anh thanh niên khi tặng hoa cho cô kĩ sư? Hỏi: Từ đó đặc điểm nào trong cách sống của anh thanh niên bộc lộ? Hỏi: Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của anh thanh niên khi anh tự giới thiệu công việc của mình? Hỏi: Anh đã nói về những gian khổ trong công việc của người làm công tác khí tượng như thế nào? Hỏi: Điều đó cho thấy đức tính nào của anh thanh niên được bộc lộ trong công việc? Hỏi: Một người dám bình tỉnh nói thẳng những gian khổ của mình trong công việc, đó là một người như thế nào? Hỏi: Trong những lời của anh bày tỏ suy nghĩ của mình về công việc, em hiểu gì về ý nghĩ sau đây của anh: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? - Liên hệ giáo dục: Con người, ai cũng phải làm việc vì sự sống của bản thân và sự sống của cộng đồng. → Đó là ý nghĩ nghiêm túc của người yêu công việc, yêu cuộc sống. Hỏi: Trong những lời nói về những người khác và việc khác, anh thanh niên đã quan tâm đến những con người? và công việc nào? Hỏi: Thái độ của anh khi quan tâm đến những người, những việc đó? Hỏi: Dùng ngôn ngữ độc thoại của một người lao động tích cực để ca ngợi những người tích - GV: Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa có một người lặng lẽ quan sát, xúc cảm, suy nghĩ và ghi chép, là nhân vật người hoạ sĩ già. người lao động trên Sa Pa mà anh ngưỡng mộ. + Căn nhà giản dị, đồ đạt sơ sài: cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc gường con, một chiếc bàn học, một giá sách. + Trong vườn rất nhiều hoa… + Rất tự nhiên như đã quen thân. “ Tôi cắt thêm mấy cành nữa… từ bốn năm nay” + Sống giản dị, yêu quí người một cách chân thật, nồng hậu. - HS suy nghĩ, trả lời: + Ngắn gọn nhưng tỉ mỉ, rõ ràng: dãy núi này có một ảnh hưởng… lại một giờ sáng. + Hiểu, thành thạo và chính xác trong công việc. - HS tìm, nêu: + Rét; nửa đêm đang nằm trong chăn… ném vứt lung tung. + Hiểu biết công việc cùng với những gian khổ để vượt lên. - HS thảo luận: + Khi ta hiểu và yêu thích công việc của mình, thì công việc đem lại cho ta niềm vui. Khi đó không còn cảm thấy đơn độc… - HS suy nghĩ, trả lời: + Tìm thấy niềm vui trong công việc để vượt qua gian khổ. + Có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân và cộng đồng. - HS tìm nêu: + Những con người thầm lặng đang miệt mài lao động sáng tạo để phục vụ nhân dân (một ông kĩ sư rình xem cách ong lấy phấn…, một đồng chí suốt ngày chờ sét…) + Am hiểu, ngưỡng mộ, ca ngợi. + Tôn vinh được sự lao động của + Sống giản dị, yêu quí người một cách chân thật, nồng hậu. + Hiểu biết công việc , thành thạo và chính xác. + Yêu công việc, yêu cuộc sống. 2- Nhân vật ông hoạ sĩ già: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Phú Mỹ 4 GV:… GIÁOÁNNGỮVĂN KHỐI 9. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hỏi: Vì sao người hoạ sĩ xúc động mạnh khi nhìn thấy anh thanh niên vì thèm gặp người mà dùng gỗ chặn xe ôtô chở người? Hỏi: Khi chứng kiến cảnh anh thanh niên hái hoa tặng bạn và nghe anh kể về công việc gian khó của mình, nhà hoạ sĩ cảm thấy bối rối, vì sao? Hỏi: Em hiểu gì về nhà hoạ sĩ từ những biểu hiện nội tâm này của ông? - GV: Cuộc sống của anh thanh niên đã gợi những suy tư mới mẽ của người hoạ sĩ về con người. Hỏi: Em hiểu suy tư dưới đây như thế nào? (thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm…) Hỏi: Từ đó nhà hoạ sĩ đã thể hiện cách nhìn như thế nào đối với những con người lao động trẻ tuổi. * HD 3: Hướng dẫn tổng kết văn bản Hỏi: Từ truyện Lặng lẽ Sa Pa, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của nhân vật anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Sa Pa? Hỏi: Em có nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật của truyện? - Gọi HS đọc ghi nhớ. 4. Củng cố: Hỏi: Theo em, lao động và sáng tạo nghệ thuật có ý nghĩa như thế nào? Hỏi: Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình, mà chỉ gọi họ theo giới tính, tuổi tác hoặc nghề nghiệp? Hỏi: Tất cả các nhân vật trong truyện đều là người tử tế đang làm việc tốt đẹp. Từ đó em cảm nhận thế nào về tấm lòng tác giả đối với con người và cuộc đời? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: mọi người. - HS suy nghĩ, trả lời: + Vì đó là biểu hiện mãnh liệt của một nhu cầu sống không chịu cô độc. + Vì trong một thời gian ngắn ngủi, hoạ sĩ đã cảm nhận được điều tốt đẹp từ người thanh niên ấy. Đó là sự bối rối của người đi tìm kiếm cái đẹp, bỗng phát hiện cái đẹp hiển hiện ngay trước mắt mình. + Một tâm hồn thiết tha với những vẻ đẹp cuộc đời. + Hình ảnh con bướm là biểu tượng của vẻ đẹp hồn nhiên, muôn sắc, thoắt ẩn, thoắt hiện. Khi ví thanh niên như con bướm, nhà hoạ sĩ đã cảm nhận sự hấp dẫn của những vẻ đẹp đa dạng và bất ngờ của thế hệ trẻ. + Mới mẽ tin yêu và hi vọng. + Vượt lên gian khổ, tận tuỵ vì công việc, con người và cuộc đời. + Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên có kết hợp tự sự, trữ tình và bình luận. - HS đọc ghi nhớ. - HS tự bộc lộ. + Lao động mang lại niềm vui và ý nghĩa sống cho con người. - Thảo luận nhóm: + Tác giả muốn người đọc liên tưởng những nhân vật tốt đẹp trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này làm tăng thêm sức khái quát đời sống của truyện. + Trân trọng vẻ đẹp cuộc sống. + Tin yêu và hi vọng ở những con người lao động trẻ tuổi. + Một tâm hồn thiết tha với những vẻ đẹp cuộc đời. III/ Tổng kết: Ghi nhớ: sgk --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Phú Mỹ 5 GV:… GIÁOÁNNGỮVĂN KHỐI 9. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Tóm tắt truyện, nội dung phân tích. - Chuẩn bị bài : Chiếc lược ngà. ( Theo câu Hỏi SGK ) Rút kinh nghiệm: . ============ VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I- Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: Giúp HS Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày. 3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ đúng đắn, nghiêm túc tích cực khi làm bài tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm. II. Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: Đọc đề cho HS, yêu cầu HS khi làm bài… + ĐDDH: Đề bài kiểm tra. 2. HS: Giấy kiểm tra. III/Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị giấy kiểm tra của hoc sinh. 3. Bài mới: - GV ghi đề bài trên bảng lớp cho HS đọc và tìm hiểu. - Đề bài: Nhân ngày 20- 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ. - Quan sát, nhắc nhở HS thái độ làm bài nghiêm túc 4. Củng cố: Thu bài khi hết giờ. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại kiểu bài tự sự. - Chuẩn bị bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự. + Trả lời câu Hỏi mục I * Biểu điểm: - Điểm 9- 10: - Báo cáo sĩ số - HS ghi đề: Nhân ngày 20- 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ. - HS nghe. - HS làm bài. - HS nộp bài viết. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Phú Mỹ 6 GV:… TUẦN : 14 TIẾT: 68-69 Ngày soạn:15/11/2008 Ngày dạy:19/11/2008 GIÁOÁNNGỮVĂN KHỐI 9. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- + Bố cục rõ ràng 3 phần bài. + Biết kết hợp tự sự và miêu tả nội tâm + Diễn đạt gãy gọn lưu loát + Dùng câu từ chuẩn + Văn có cảm xúc - Điểm 7- 8: + Bố cục bài rõ ràng + Xác định đúng thể loại bài: tự sự kết hợp miêu tả nội tâm + Còn sai lỗi chính tả nhưng ít + Diễn đạt trôi chảy, văn có cảm xúc- Điểm 5 - 6: + Bố cục 3 phần rõ ràng + Xác định đúng thể loại bài ( tự sự) + Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng + Còn sai câu, từ (khoảng 5- 10 lỗi) -Dưới điểm 5: + Có bố cục bài, song chưa hoàn chỉnh + Lạc đề + Diễn đạt lủng củng thiếu logic Rút kinh nghiệm: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I- Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập hợp các yếu tố này trong khi đọc và viết văn. 3. Thái độ: Ý thức sử dụng tốt ngôi kể. II. Chuẩn bị: 3. GV: + Phương pháp: Vấn đáp, đàm thọai, trao đổi nhóm. + ĐDDH: Bảng phụ, tư liệu. III. Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Các em đã biết tự sự là kể lại sự việc, thuật lại sự việc diễn ra như thế nào? Nhưng ai là người kể chuyện? Có nghĩa là qua sự việc ấy được nhìn nhận qua con mắt (điểm nhìn) của ai? Người đó là người nào, trong cuộc hay ngoài cuộc? . Tóm lại, người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức - Báo cáo sĩ số --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Phú Mỹ 7 GV:… TUẦN : 14 TIẾT: 70 Ngày soạn:15/11/2008 Ngày dạy: 22/11/2008 GIÁOÁNNGỮVĂN KHỐI 9. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- khác nhau với những ngôi kể khác nhau. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về người kể chuyện trong văn bản tự sự. * H Đ 1: Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. - Gọi HS đọc đoạn 1- SGK. Hỏi: Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì? Hỏi: Ở đây ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? Hỏi: Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? Hỏi: Những câu”giọng cười như đầy tiếc rẻ”,”những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy” là nhận xét của người nào? Về ai? Hỏi: Căn cứ vào đâu để có thể nhận xét: Người kể câu chuyện dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư tình cảm của nhân vật. + HS đọc đoạn trích”Lặng lẽ Sa Pa”- NTLong. + Chuyện kể về phút chia tay của 3 người: Ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên. + Người kể vắng mặt, không xuất hiện trong câu chuyện. + Trong 3 đoạn văn , ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan:”anh thanh niên vừa vào vừa kêu”,”cô kĩ sư mặt đỏ ửng”,”bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại”… Nếu người kể là 1 trong 3 nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi. Hoặc xưng”tôi”hoặc phải xưng tên 1 trong 3 nhân vật đó để kể lại chuyện. + Chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Người kể chuyện đã hoá thân vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều. - Căn cứ vào: + Người kể chuyện không xuất hiện trong đoạn văn , tức là đứng ở bên ngoà iquan sát, miêu tả, suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng để “hoá thân” vào từng nhân vật (Thực ra đây là vốn sống, sự từng trãi và trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn) + Đối tượng được miêu tả một cách khách quan ba nhân vật và I/ Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Phú Mỹ 8 GV:… GIÁOÁNNGỮVĂN KHỐI 9. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- * HĐ 2: Cho HS rút ra nhận xét, GV tổng kết theo những nội dung cơ bản của phần ghi nhớ. - Gọi HS đọc ghi nhớ. * HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: - Gọi HS đọc đoạn trích. Hỏi: Cho biết người kể chuyện trong đoạn trích là ai? Hỏi: Theo em, ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên? - Yêu cầu HS chọn 1 trong 3 nhân vật (người hoạ sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở đoạn I thành 1 đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất. (Nếu không đủ thời gian thì cho HS làm bài ở nhà). 4. Củng cố: - Đọc ghi nhớ 5. HD học ở nhà: - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị: Ôn tập Tập làm văn theo nội dung SGK những suy nghĩ, hành động của 3 nhân vật ấy. + Ngôi kể, điểm nhìn và lời văn. - HS đọc ghi nhớ. - HS đọc đoạn trích”Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng. + Nhân vật”Tôi” (ngôi thứ nhất)- chú bé Hồng- trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ sau những ngày xa cách. + Ưu điểm: Miêu tả được những diễn biến tâm lí sâu sắc, phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật”Tôi”. + Hạn chế: Không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật”Người mẹ”, tính khái quát không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu. - HS thực hiện. Ghi nhớ SGK- tr 193 II/ Luyện tập: Rút kinh nghiệm: . ============ --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Phú Mỹ 9 GV:… . NGỮ VĂN KHỐI 9. -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - - * HĐ. hè năm 197 0 của tác giả. -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - - Trường