1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

de cuong on tap hki ngu van lop 9 2010 2011 33348

1 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 30 KB

Nội dung

 Trường THCS Hà Kỳ Năm học 2013 - 2014 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9 HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2013 – 2014 I/. VĂN BẢN: a. Văn nghị luận: Xem lại kiến thức của một số tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội và nghị luận văn học như: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten (Hi-pô-lit Ten). b. Thơ hiện đạ i : Học thuộc lòng các bài thơ và xem nội dung phân tích: c. Truyện hiện đại : Học các tác phẩm truyện + tóm tắt cốt truyện và nội dung phân tích: Và xem nội dung + cốt truyện của các tác phẩm: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đ.Đi- phô), Bố của Xi–mông (Guy-đơ Mô-pa-xăng), Con chó Bấc (G.Lơn-đơn). II/. TIẾNG VIỆT: − Ôn tập các bài: Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý. − Xem lại: Chương trình địa phương Tiếng Việt. − Ôn các kiến thức có liên quan đến Tổng kết về ngữ pháp. − Thực hành lại các bài tập trong SGK III/. TẬP LÀM VĂN: − Ôn dàn ý các bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ; nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý; nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. − Tập phân tích trước các bài nghị luận: • Con cò, Mùa xuân nho nhỏ,Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con, Mây&Sóng Giáo viên Phạm Văn Hải 1 − Con cò − Mùa xuân nho nhỏ − Viếng lăng Bác − Sang thu − Nói với con − Mây và Sóng  Chế Lan Viên.  Thanh Hải.  Viễn Phương.  Hữu Thỉnh.  Y Phương.  Ta-Go − Làng. − Lặng lẽ Sa Pa. − Chiếc lược ngà − Bến quê − Những ngôi sao xa xôi  Kim Lân.  Nguyễn Thành Long.  Nguyễn Quang Sáng.  Nguyễn Minh Châu  Lê Minh Khuê  Trường THCS Hà Kỳ Năm học 2013 - 2014 • Những ngôi sao xa xôi, Bến quê ÔN TẬP THƠ I/. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC: TT TÊN BÀI THƠ TÁC GIẢ NĂM SÁNG TÁC THỂ LOẠI ĐẶC SẮC NỘI DUNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT 1 Đồng chí Chính Hữu (1926 – 27/11/200 7) 1948 Tự do Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật (1941 – 4/12/2007 ) 1969 Tự do Qua hình ảnh độc đáo – những chiếc xe không kính, khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Chất hiện thực sinh động hình ảnh độc đáo; giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ 3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận (31/5/191 9 – 20/2/2005 ) 1958 Thơ 7 chữ Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó, thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới. Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan. 4 Bếp lửa Bằng Việt (1941) 1963 Kết hợp thơ 7 chữ thơ 8 chữ Những kỷ niệm tràn đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà; và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả & bình luận ; Onthionline.net ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I, MÔN NGỮ VĂN NĂ M HỌC 2011 – 2012 PHẦN VĂN BẢN: Tập trung ôn tập giá trị nội dung nghệ thuật đặc sắc tác phẩm văn học trung đại đại Cụ thể tác phẩm: + Chuyện người gái Nam Xương Nguyễn Dữ, Truyện Kiều Nguyễn Du Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu + Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật), Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận), Ánh trăng ( Nguyễn Duy), Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang sáng) PHẦN TIẾNG VIỆT: - Chủ yếu ôn tập nội dung sau: - Thuật ngữ, Sự phát triển từ vựng tổng kết từ vựng PHẦN TẬP LÀM VĂN: Chú trọng viết văn tự có kết hợp yếu tố nghị luận miêu tả nội tâm -// Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Học kì II 2011 - 2012 NỘI DUNG ÔN TẬP CƠ BẢN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II I.Văn bản: Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau: 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2. Tục ngữ về con người và xã hội 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh ) 4. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng ) 5. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn ) 6. Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh ) II. Tiếng Việt: 1.Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng ? Cách dùng câu rút gọn : BT SGK / 15, 16 2.Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/ 29 3.Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì? Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì? 4.Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại ? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.BT SGK/58,64,65 5.Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT SGK/65,69 6.Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104 7.Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123 8.Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK / 130, 131 III. Tập làm văn + Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? + Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận? 1.Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim “ SGK/51 Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý :’’ ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ ; “ Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51 Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng “ . Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59 1 Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Học kì II 2011 - 2012 Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. 2.Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84 Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/84 Đề 3 Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88 Phần văn học: Câu 1: Tục ngữ Nhận diện tục ngữ: Đặc điểm hình thức - Ngắn gọn - Thường có vần, nhất là vần lưng - Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức cả về nội dung - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh Phân biệt tục ngữ với ca dao + Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát + TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người. +TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người. * Khái niệm : - Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ( tự nhiên,lao động sản xuất,xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày . * Đặc điểm về hình thức - Tục ngữ ngắn gọncó tác dụng dồn nén,thông tin,lời ít ý nhiều;tạo dược ấn tượng mạnh trong việc khẳng định - Tục ngữ thường dùng vần lưng ,gieo vần ở giữ câu làm cho lời nói có nhạc điệu dễ nhớ,dễ thuộc. 2 Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Học kì II Phan Nguyen Dac Năm học: 2009- 2010 A-KIẾN THỨC CƠ BẢN PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Lê Anh Trà I.Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Xuất xứ Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà. 2. Bố cục của văn bản Văn bản có thể chia làm 2 phần: - Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại. - Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh. II. Đọc – hiểu văn bản 1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa - Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên. + Gian khổ, khó khăn. + Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới. - Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước. - Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới. - Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề. - Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm. 2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị: - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ. - Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp… - Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa… Biểu hiện của đời sống thanh cao: - Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó. - Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. - Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên. Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa: - Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn. - Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn. 3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh - Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”… - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. - Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc. - Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,… III. Tổng kết Về nghệ thuật: Ôn tập Ngữ văn 9 1 Phan Nguyen Dac Năm học: 2009- 2010 - Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận. - Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận. - Ngôn từ sử dụng chuẩn mực. Về nội dung: - Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. - Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị. - Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH (GA-BRI-EN Gác-xi-a Mác-két) I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - tác phẩm. - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a. - Sinh năm 1928. - Viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực. - Nhận giải Nôben về văn học năm 1982. 2. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản. * Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình. * Luận điểm: - Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. - Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. 3. Hệ thống luận cứ. - Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. - Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người. - Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa. - Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I a. “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam * Giá trị nội dung: + Giá trị hiện thức: - Tác phẩm là bức tranh sinh động, chân thực về đời sống đói khát, cơ cực, quẩn quanh, bế tắc của người nông dân phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945. + Giá trị nhân đạo: - Truyện thể hiện sự đồng cảm, xót thương, chia sẻ của nhà văn đối với những kiếp người nghèo khổ, đói khát của người dân phố huyện trong xã hội cũ. - Nhà văn ca ngợi những vẻ đẹp bình dị trong tâm hồn những con người lao động. - Nhà văn phát hiện và trân trọng những khao khát đổi đời, hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp trong tương lai của những kiếp người khốn khổ, lụi tàn. * Nghệ thuật: - Tác phẩm miêu tả bức tranh phố huyện nghèo theo trình tự thời gian tuyến tính: Chiều xuống, đêm về và lúc chuyến tàu đi qua. Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của Liên – cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm, từ đó thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam khi viết về thân phận con người. - Vận dụng thủ pháp đối lập, tương phản, đi sâu vào những cảm xúc mơ hồ, mong manh để miêu tả những diễn biến nội tâm tinh tế, sâu sắc của nhân vật. - Truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi Thạch Lam đã khéo léo chọn lọc chi tiết, hình ảnh tương ứng, hài hòa ngoại cảnh với tâm trạng. - Miêu tả tâm lí nhân vật một cách tinh tế. - Truyện đan cài hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, trữ tình. Ngôn ngữ linh hoạt, nhẹ nhàng, đằm thắm, đậm chất thơ. b. “Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân * Giá trị nội dung: - Thông qua vẻ đẹp khí phách, tài hoa, tấm lòng của Huấn Cao, Nguyễn Tuân ngợi ca cái tài, cái tâm; đề cao cái đẹp, cái thiên lương trong cuộc đời. Ông kín đáo bày tỏ, gửi gắm tình yêu quê hương đất nước qua mẫu nhân vật tài hoa, anh hùng. Lòng yêu nước của ông gắn liền với việc trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (Nghệ thuật viết thư pháp). * Giá trị nghệ thuật: - Tình huống truyện độc đáo: Huấn cao là người tử tù nhưng lại đai diện cho thiên lương, là người nghệ sĩ ban phát cái đẹp.Viên quản ngục là người đại diện cho chính quyền nhưng lại nhận được cái đẹp từ tay người tử tù. Họ đã gặp nhau trong một hoàn cảnh oái oăm – nhà ngục. Sự gặp nhau của họ có thể xem là một cuộc tri ngộ tri âm tri kỉ giữa những con người có tâm hồn nghệ sĩ, khao khát nghệ thuật chân chính. Chọn tình huống này, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật quản ngục trước sự lựa chọn có tính xung đột gay gắt: làm tròn bổn phận thì phải chà đạp lên tấc lòng tri kỉ; hoặc trọn tình tri kỉ thì quay lưng về phía triều đình. Quản ngục hành động theo hướng nào, tư tưởng của truyện sẽ nghiêng theo hướng ấy. Theo cách thứ nhất, chiến thắng sẽ thuộc về sự tầm thường, đê tiện. Còn theo cách thứ hai thì cái đẹp sẽ chiến thắng. Quản ngục đã chọn cách thức hai và tất nhiên Huấn Cao đã mở lòng ra để đón thêm một tri kỉ, tri âm của mình. Tình huống truyện đã làm nổi bật tính cách của Huấn Cao, viên quản ngục và chủ đề tác phẩm cũng từ đó mà được sáng rõ. - Cảnh cho chữ: Đây là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” bởi cảnh cho chữ không diễn ra nơi thư phòng sang trọng mà trong căn ngục thất tăm tối, chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám. Người tử tù ngày mai phải ra pháp trường chịu án tử hình. Trong nhà tù đang có một sự đảo lộn vị trí: Người tử tù lại được kính trọng, ngưỡng mộ còn kẻ cai tù thì “khúm núm”, “run run”; tù nhân răn dạy cai ngục, cai ngục vái lạy tù nhân. Qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã chứng minh: Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn, cái thiên lương chiến thắng tội ác. Đây chính là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái nhân cách cao thượng của con người. - Tạo không kí cổ xưa cho tác phẩm và nghệ thuật đối lập (bóng tối – ánh sáng, cái thiện – cái ác, cái cao cả - cái thấp hèn, cái đẹp – sự tầm thường, đê tiện …). c. “Chí Phèo” - Nam Cao *Giá trị nội

Ngày đăng: 28/10/2017, 01:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w