Tuyển tập Đề thi môn Ngữ Văn 7 cuối năm Nội dung ôn tập TRƯỜNG THCS TÂY SƠN NỘI DUNG ÔN TẬP HKII Năm học: 2008 -2009 Môn NGỮ VĂN LỚP 7 ****** I/. VĂN HỌC: Câu 1 : Tại sao các làn điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương” vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi? Là do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò … thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi. Câu 2 : Sau khi học xong bài văn này, em biết thêm gì về vùng đất này? Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình.Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.Tâm hồn con người Huế phong phú, âm thầm, kín đáo và sâu thẳm. Câu 3 : Em hiểu thế nào là tục ngữ? Viết 2 câu tục ngữ đã học (Một câu về TN và LĐSX, một câu về con người và XH ) Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, LĐSX, XH), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Tục ngữ về TN và LĐSX: “Tấc đất tấc vàng”. 1 Tục ngữ về con người và XH: “Không thầy đố mày làm nên”. Câu 4: Nhận xét chung về nghệ thuật nghị luận của bài văn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”(Đặng Thai Mai)? - Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận. - Lập luận chặt chẽ: đưa nhận định ngay ở phần Mở bài, tiếp đó GT và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh. - Các dẫn chứng được dẫn ra khá toàn diện, bao quát, không sa vào những dẫn chứng quá cụ thể, tỉ mỉ. Câu 5: Trong văn bản “ ý nghĩa văn chương ”, theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “ … gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẽ có ”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến bực nào. Câu 6 : Bằng các chi tiết trong tác phẩm “ sống chết mặc bay”, hãy chứng minh nghệ thuật tương phản mà tác giả Phạm Duy Tốn đã sử dụng? đối lập là cách so sánh tưong đối nhưng cụ thể ,cái hay đối với cái dở,cái tốt đối với cái xấu,cái trong sáng đối với cái tối tăm cái thiện đối với cái ác v v .Nếu 2 mặt rõ ràng đem ra cân đong đo đếm so sánh thì kết quả nó trái ngươc nhau thì gọi là đối lập bạn ạ ! Cảnh ngoài đê - Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to. - Dưới sông nước cuồn cuộn bốc lên. - Hàng trăm nghìn con người đang cố sức hộ đê… trông thật thảm hại. - Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau. - Đê vỡ. một người nhà quê mình mẩy lấm láp tất tả chạy vào báo tin. nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một lớn và cuối cùng thì đê vỡ. Cảnh trong đình: - Đình ở trên mặt đê cao vững chãi, đê vỡ cũng không sao. - Đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ. - Quan phủ uy nghi chễm trệ ngồi, không khí tĩnh mịch. 2 - Bát yến hấp đường phèn nghi ngút khói, tráp đồi mồi, trầu vàng, cau đậu, rễ tía… - Đê vỡ mặc đê… không bằng Othionline.net Trường THCS Mạc Đĩnh Chi ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học:2008-2009 Môn : Ngữ văn - Lớp Thời gian :90 phút (không kể thời gian giao đề) I.VĂN-TIẾNG VIỆT:) (3điểm) 1.Thế câu đặc biệt? Lấy ví dụ.(1 điểm) 2.Ca Huế gì? Tại nói nghe ca Huế thú tao nhã ? (2 điểm) II TẬP LÀM VĂN(7 điểm) Em giải thích nội dung lời khuyên Lê-nin “ Học, học nữa, học “ ĐÁP ÁN I VĂN - TIẾNG VIỆT Câu đặc biệt: câu có cấu tạo không theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ Ví dụ Mùa xuân Ca Huế dân ca Huế nói riêng vùng thừa thiên nói chung - Ca Huế tao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng duyên dáng, từ nội dung đến hình thức biểu diễn nói thưởng thức ca Huế thú tao nhã II TẬP LÀM VĂN HS trình bày ý * Mở bài: thời đại đòi hỏi người phải học tập tồn phát triển * Thân bài: - Yêu cầu xã hội đại đòi hỏi người phải học tập - Học tập điều cần cho sống - Học thầy, bạn, sách vở, ( Lấy dẫn chứng gương tự học thành công) * Kết Othionline.net - Ý nghĩa câu nói - Bản thân thực lời khuyên 1 PHÒNG GIÁO DỤC MƯỜNG KHƯƠNG - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Ngữ văn 9, tập 2) 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào ? A. Nói với con B. Sang thu C. Quê hương D.Mùa xuân nho nhỏ 2. Tác giả của bài thơ trên là ai ? A. Phạm Tiến Duật B. Tố Hữu C. Hữu Thỉnh D. Y Phương 3. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ? A. Tứ tuyệt B. Ngũ ngôn C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Song thất lục bát 4. Bài thơ trên được viết cùng thể thơ của tác phẩm nào ? A. Đêm nay Bác không ngủ B. Đồng chí C. Con cò D. Đoàn thuyền đánh cá 2 5. Hai câu thơ : “Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào ? A. Nhân hoá B. So sánh C. Hoán dụ D. Điệp từ 6. Từ “chùng chình” trong câu thơ trên được hiểu như thế nào ? A. Đi rất chậm, dò dẫm . B. Cố ý chậm lại. C. Không muốn đi. D. Đi thong thả, ung dung. 7. Ý nào dưới đây nói đúng nhất cảm nhận của tác giả trong đoạn thơ trên ? A. Hồn nhiên, nhí nhảnh B. Lãng mạn, siêu thoát C. Mới mẻ, tinh tế D. Mộc mạc, chân thành 8. Ý nào nói đúng nhất đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ trên ? A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác B. Sử dụng phong phú các phép tu từ so sánh, ẩn dụ C. Sáng tạo những hình ảnh giàu tính triết lí D. Những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm 9. Nghĩa tường minh là gì ? A. Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán B. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu C. Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ D. Là nghĩa được tạo ra bằng cách nói so sánh 10. Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ ngữ được dùng trong phép thế ? A. Đây, đó, kia, thế, vậy B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại C. Nhìn chung, tuy nhiên, vì thế, việc ấy D. Và, rồi, nhưng, để, nếu 3 11. Đề bài nào sau đây không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí? A. Suy nghĩ về câu: Uống nước nhớ nguồn. B. Suy nghĩ về câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Suy nghĩ về câu: Có chí thì nên. D. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó. 12. Ý nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? A. Cần căn cứ vào đặc điểm, ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lý, hành động của nhân vật để phân tích B. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,… để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm thể hiện cảm xúc chân thành II. Tự luận (7 điểm). Câu 1 (2 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp và nhận dạng kiểu câu của các câu văn sau: 1. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ như thế giới của các hạt vật chất. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………. 2. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………. Câu 2 (5 điểm): Giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. Ngày nay nhân dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp được thể hiện trong câu tục ngữ đó như thế nào ? PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS BÌNH MINH ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2014 - 2015 (Thời gian: 120 phút) I. ĐỀ BÀI Câu 1: (4 điểm) Cho đoạn văn: Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bồi hồi, xốn xang,…. Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng. (Vũ Tú Nam) a. Tìm các từ láy trong đoạn văn b. Phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy đó. Câu 2 (6 điểm) Trong bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn: “Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông” Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 3 (10 điểm) Có ý kiến đã nhận xét rằng: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.” Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. II. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm Câu 1 (4 điểm) - Học sinh chỉ ra được các từ láy trong đoạn văn: Bâng khuâng, phập phồng, bồi hồi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm. 1đ Phân tích được những giá trị biểu cảm của những từ láy có trong đoạn văn: - Bằng việc sử dụng hàng loạt từ láy miêu tả trạng thái cảm xúc… đoạn văn mang đến cho người đọc những cảm nhận bất ngờ thú vị về mưa xuân. Đó không còn là những hạt mưa đơn thuần mà là cả một sự bâng khuâng gieo hạt - gieo sự sống. Mỗi hạt mưa xuân bé nhỏ ấy mang hơi thở ấm áp của mùa xuân phả vào không gian trời đất làm ấm nồng đất đai, làm cây cối tốt tươi. 1đ - Có phải vì thế mà mặt đất hồi sinh giống như người con gái đang “phập phồng” chờ đợi “bồi hồi, xốn xang” vì nhớ, vì yêu nay được thỏa lòng mong ước? trong màn mưa xuân giăng mắc, hóa xoan tim tím rải đẩy thảm cỏ non như đang rắc nhớ nhung, nỗi nhớ mùa xuân xinh đẹp, nỗi nhớ của tình yêu chung thủy. Mưa xuân về cũng là dịp hoa trẩu trắng nở khắp vùng đất đỏ, màu trắng ấy “lấm tấm” nổi bật trên nền đất phì nhiêu…. 1đ - Quả thật, mưa xuân được nhà văn Vũ Tú Nam cảm nhận hết sức tinh tế: mưa xuân nhẹ, mỏng đáng yêu và dạt dào sức sống - sức sống tươi non, rạo rực, sức sống mùa xuân. Qua đó bạn đọc thấy được cách dùng từ chính xác, sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc, tâm hồn yêu cái đẹp, yêu mùa xuân của nhà văn Vũ Tú Nam. 1đ Câu 2 (6 điểm) a) Hình thức: - Học sinh tự do lựa chọn kiểu văn bản, có thể là biểu cảm hoặc nghị luận. - Diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Trình bày sạch, đẹp. 2đ b) Nội dung Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những phát hiện và cảm thụ riêng nhưng cần nêu được một số ý cơ bản: - Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thả trên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp. 1đ - Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giản dị nhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo 1đ Câu Đáp án Điểm khua nước ấy là kỷ niệm của tuổi thơ với quê hương yêu dấu. - Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt. Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc. 1đ - Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo, đặc sắc và độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao, sắc biếc của bầu trời, có chiều dậu của cánh đồng quê, có chiều dài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quên. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hương. 1đ Câu 3 (10 điểm) a) Hình thức: 3đ - Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao) 1đ - Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cữ, luận chứng. 1đ - Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN PHÒNG GD &ĐT GIỒNG RIỀNG NĂM HỌC 2009 – 2010 = = = 0o0 = = = MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 , THỜI GIAN 150 PHÚT I-CÂU HỎI: (8 ĐIỂM) Câu 1: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nội dung nói về vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng ít nhất 2 thành ngữ có các yếu tố chỉ núi, rừng, sông, biển. (3 điểm) Câu 2: Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” thường nói về ai, về điều gì và giống nhau như thế nào về nghệ thuật? (2 điểm) Câu 3: Cảm nhận của em về Bác Hồ qua 2 bài thơ: “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” (3 điểm) II-LÀM VĂN: (12 ĐIỂM) Phát biểu suy nghĩ, tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên. HẾT ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I-CÂU HỎI: 8 ĐIỂM Câu 1: HS viết đoạn văn khoảng từ 5 đến 7 câu Nội dung nói về vấn đề bảo vệ môi trường, có sử dụng ít nhất 2 thành ngữ có các yếu tố chỉ núi, rừng, sông, biển: Ví dụ các thành ngữ: Rừng vàng biển bạc, núi cao sông dài, lên rừng xuống biển, năm châu bốn biển,… - Nếu diễn đạt tốt, đảm bảo đủ nội dung và yêu cầu trên mới cho 3 điểm. - Nếu không đủ số câu hoặc nhiều hơn số câu quy định hoặc nội dung không đảm bảo hoặc thành ngữ sử dụng không phù hợp thì giám khảo căn cứ bài làm cụ thể của HS để trừ điểm hoặc không cho điểm. Câu 2: Yêu cầu trả lời - Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” thường nói về thân phận, nổi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Nỗi khổ lớn nhất là bị phụ thuộc, không được quyền quyết định cuộc đời của mình (0,5đ) - Những bài cao dao như vậy thường có điểm giống nhau về nghệ thuật: + Mở đầu bằng cụm từ “Thân em” để chỉ thân phận tội nghiệp, đắng cay, gợi sự đồng cảm sâu sắc (0,75đ) + Thường có những hình ảnh so sánh để miêu tả cụ thể, chi tiết, thân phân và nổi khổ của người phụ nữ. Hình ảnh so sánh thường là những sự vật bé nhỏ tội nghiệp (0,75đ) Câu 3: Yêu cầu HS viết thành đoạn văn với các ý sau: - Hai bài thơ Bác Hồ viết trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (0,5đ) - Qua 2 bài thơ, cảm nhận về Bác Hồ: + Một con người có tình yêu thiên nhiên tha thiết (đặc biệt là với trăng) và tâm hồn nhạy cảm. (0,5đ) + Một con người có lòng yêu nước sâu nặng (0,5đ) + Một con người lạc quan, có phong thái ung dung (0,5đ) + Một nhà cách mạng, một nhà thơ (0,5đ) - Nếu đoạn văn có đủ các ý trên, diễn đạt tốt, có cảm xúc mới cho 3 điểm - Nếu thiếu ý, diễn đạt không tốt hoặc thiếu cảm xúc, giám khảo căn cứ bài làm để trừ điểm hoặc không cho điểm. II-LÀM VĂN: 12 ĐIỂM *Mở bài: -Dẫn dắt để nêu suy nghĩ, tình cảm. -Nêu khái quát vai trò của thiên nhiên và tình cảm đối với thiên nhiên của mình *Thân bài: -Biểu cảm về vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống chung của mọi người (cuộc sống vật chất, cuộc sống tinh thần) -Bày tỏ những niềm vui của mình khi được sống giữa thiên nhiên: (được nghe, được nhìn, được khám phá, hiểu biết, được tưởng tượng, ước mơ…) -Bày tỏ tình cảm của mình đối với thiên nhiên; đau đớn, xót xa, lo lắng khi thiên nhiên bị tàn phá: (yêu quý thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, hành động để bảo vệ thiên nhiên, lên án hành vi phá hoại thiên nhiên. *Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên của mình BIỂU ĐIỂM -Bài từ 10 đến 12 điểm: bài đủ ý, viết có cảm xúc tự nhiên, diễn đạt tốt, bố cục rõ ràng, sai không quá 4 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu. -Bài từ 7 đến 9 điểm: bài đủ ý, văn viết có cảm xúc, mắc một vài lỗi về diễn đạt, bố cục rõ ràng, sai không quá 6 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu. -Bài từ 4 đến 6 điểm: bài đủ ý nhưng sơ sài, văn viết thiếu cảm xúc hoặc cảm xúc gượng ép, bố cục rõ ràng, diễn đạt chưa thật tốt, sai không quá 10 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu. -Bài từ 1 đến 3 điểm: bài thiếu ý, văn không có cảm xúc, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ, viết câu, bố cục không rõ ràng. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011 = = = 0o0 = = = Môn: NGỮ VĂN - lớp 7 , thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I- CÂU HỎI: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN Phần trắc nghiệm: Câu 1: Nhà văn Et-môn-đô A-mi-xi người nước nào? A I-ta-li-a B Anh C Liên Xô D Ba Lan Câu 2: Bài thơ “Sông núi nước Nam” viết theo thể thơ: A Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt B Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật C Thể thơ song thất lục bát D.Thể thơ lục bát Câu 3: Từ ghép phụ loại từ ghép:] A Có tính chất hợp nghĩa B Tiếng đứng trước tiếng phụ C Có tiếng tiếng phụ; tiếng đứng trước tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa D Tiếng phụ đứng trước tiếng Câu 4: Từ sau không đồng nghĩa với từ “sơn hà” ? A.Giang sơn B Sông núi C Đất nước D Sơn thuỷ C Thưa thớt D Phố phường Câu 5: Từ sau từ láy ? A Da diết B Dập dìu Câu 6: Giọng thơ hai câu thơ đầu “ Tụng giá hoàn kinh sư” nào? A Tha thiết B Mạnh mẽ, hùng tráng C Nhẹ nhàng D Căm thù sôi sục Câu 7: Nhận xét sau không tác phẩm trữ tình : A Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn biểu cảm B Tác phẩm trữ tình dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc C Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm D Tác phẩm trữ tình có yếu tố tự miêu tả Câu : Liên kết văn có tác dụng : A Là tính chất quan trọng văn B Văn phải có liên kết C Liên kết làm cho văn trở nên có nghĩa, dễ hiểu D Có nhiều phương tiện liên kết văn Câu : Điệp ngữ “ta” thơ “Côn Sơn Ca” có tác dụng diễn tả giọng thơ ? A Giọng tâm tình tha thiết B Giọng u hoài, cô đơn C Giọng trầm buồn man mác D Giọng du dương, réo rắt Câu 10 : Xác định từ trái nghĩa ví dụ sau : “Yêu yêu đường Ghét ghét tông chi học hàng.” A Đường – họ hàng B Đường – tông chi C Yêu – ghét D Yêu – Câu 11 : Thành ngữ câu sau : “Mẹ phải nắng hai sương chúng con.” giữ vai trò ? A Chủ ngữ B Vị ngữ C Bổ ngữ D Trạng ngữ Câu 12 : Xác địng dạng điệp ngữ ví dụ sau : “Cùng trông lại mà chẳng thấy Thấy xanh xanh ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt màu Lòng chàng ý thiếp, sầu ai?” A Điệp ngữ cách quãng B Điệp ngữ nối tiếp C Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) D Điệp ngữ cách quãng – nối tiếp Phần tự luận (7 đ) Đề : Cảm nghĩ tình bạn ĐÁP ÁN I TRẮC NGHIỆM : A A C D D B B C A 10 C 11 B 12 C II TỰ LUẬN: Yêu cầu chung: HS nắm vững phương pháp làm văn biểu cảm kết hợp với tự miêu tả Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi tả, dùng từ, đặt câu Yêu cầu cụ thể: Cần đảm bảo bố cục phần: a Mở bài: Giới thịêu sơ lược tầm quan trọng tình bạn sống người b Thân bài: - Tình bạn có nơi, không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội - Tình bạn điều thiêng liêng, quý giá sống người - Kể số tình bạn đẹp xã hội xưa ngày - Muốn giữ gìn tình bạn cần thiện chí từ người bạn với c Kết bài: Khẳng định lại giá trị, tầm quan trọng tình bạn Tiêu chuẩn cho điểm: Điểm 6- 7: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt có vài sai sót nhỏ Điểm – 5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá, mắc -5 lỗi dùng từ, đặt câu Điểm -3 :Đáp ứng ½ nhu cầu trên, có bố cục, diễn đạt tạm, mắc – lỗi dùng từ đặt câu Điểm – 0: Bài làm nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp, lạc đề ...Othionline.net - Ý nghĩa câu nói - Bản thân thực lời khuyên