1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hóa Học 8 (Đề cương ôn tập HKII năm học 2008-2009)

8 2,8K 55
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 233 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa 8 trang 1 Trường THCS Võ Thò Sáu – Trảng Bom – Đồng Nai GV biên soạn: Phan Mến ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: HÓA HỌC LỚP 8 (Năm học 2008-2009) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM I. DẠNG 1: Khoanh tròn và câu trả lời a, b, c, d mà em cho là đúng nhất Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng? Oxit là hợp chất của oxi với: a. Một nguyên tố kim loại c. Một nguyên tố phi kim khác b. Một nguyên tố hóa học khác d. Các nguyên tố hóa học khác Câu 2: Để dập tắt đám cháy do xăng-dầu, người ta làm như sau: a. Phun nước vào đám cháy c. Phun khí CO 2 vào đám cháy b. Thổi không khí thật mạnh vào đám cháy d. Cả b, c đều đúng Câu 3: Một trong những điều kiện để một chất cháy được là? a. Chất phải nhẹ c. Chất phải được nghiền nhỏ b. Chất phải tiếp xúc với oxi d. Chất phải có nhiệt độ sôi cao Câu 4: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất? a. Khí oxi tan trong nước c. Khí oxi nhẹ hơn nước b. Khí oxi ít tan trong nước d. Khí oxi khó hóa lỏng Câu 5: Cho các chất 1) FeO 2) KClO 3 3) KMnO 4 4) CaCO 3 5) Không khí 6) NaOH Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: a. 1, 2, 3, 5 b. 2, 3, 5, 6 c. 2, 3, 5 d. 2, 3 Câu 6: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: a. 0xit là hợp chất trong phân tử có nguyên tố oxi b. 0xit là hợp chất do đơn chất oxi tạo nên với đơn chất khác c. 0xit là hợp chất do hai nguyên tố tạo nên trong đó có nguyên tố oxi d. Cả a và c đúng Câu 7: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: a. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ b. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi c. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác (CO, CO 2 , khí hiếm …) d. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO , CO 2 , khí hiếm …) Câu 8: Cho các chất: C, CO 2 , S, SO 2 , SO 3 , Fe, FeO, Fe 2 O 3 , NaOH, CaCO 3 , MgCO 3 , H 3 PO 4 , Al(OH) 3 . Dãy các chất nào sau đây thuộc loại oxit? a. CO 2 , SO 2 , SO 3 , FeO, Fe 2 O 3 c. C, CO 2 , Fe 2 O 3 , NaOH, CaCO 3 b. MgCO 3 , H 3 PO 4 , Al(OH) 3 , CO 2 d. SO 3 , Fe, FeO, Fe 2 O 3 , NaOH Câu 9: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng? a. Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao. b. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại. c. Oxi không có màu và vò. d. Oxi cần thiết cho sự sống. Câu 10: Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí? a. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. c. Sự quang hợp của cây xanh. b. Sự cháy của than, củi, bếp ga. d. Sự hô hấp của các động vật. Câu 11: Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit? a. SO 2 b. SO 3 c. NO d. N 2 O 5 Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa 8 trang 2 Trường THCS Võ Thò Sáu – Trảng Bom – Đồng Nai GV biên soạn: Phan Mến Câu 12: Dãy oxit có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước? a. SO 3 , CaO, CuO, Fe 2 O 3 c. SO 3 , Na 2 O, CaO, P 2 O 5 b. ZnO, CO 2 , SiO 2 , PbO d. SO 2 , Al 2 O 3 , HgO, K 2 O Câu 13: Dãy chỉ gồm các oxit axit là? a. CO, CO 2 , MnO 2 , Al 2 O 3 , P 2 O 5 b. CO 2 , SO 2 , P 2 O 5 , SO 3 , NO 2 b. FeO, Mn 2 O 7 , SiO 2 , CaO, Fe 2 O 3 d. Na 2 O, BaO, H 2 O, H 2 O 2 , ZnO Câu 14: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế O 2 bằng cách nhiệt phân KClO 3 hay KMnO 4 hoặc KNO 3 . Vì lí do sau đây? a. Dễ kiếm, rẻ tiền. c. Giàu oxi và dễ phân hủy ra oxi. b. Phù hợp với thiết bò hiện đại. d. Không độc hại. Câu 15: Người ta thu khí oxi qua nước là do: a. Khí O 2 nhẹ hơn nước. c. Khí oxi tan nhiều trong nước. b. Khí oxi tan ít trong nước. d. Khí oxi khó hóa lỏng. Câu 16: Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4,48 lít O 2 (đktc). Dùng chất nào dưới đây để có khối lượng nhỏ nhất? a. KClO 3 b. KMnO 4 c. KNO 3 d. H 2 O (điện phân) Câu 17: Nguyên liệu để sản xuất khí oxi trong công nghiệp là phương án nào sau đây? a. KMnO 4 b. KClO 3 c. KNO 3 d. Không khí Câu 18: Chọn đònh nghóa phản ứng phân hủy đầy đủ nhất: a. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra một chất mới. b. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai chất mới. c. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. d. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có chất khí thoát ra. Câu 19: Số mol của 3,2g O 2 và 8,8g CO 2 lần lượt sẽ là? a. 1mol và 2mol b. 2mol và 1mol c. 0,1mol và 0,2mol d. 0,2mol và 0,1mol Câu 20: Khối lượng của 0,25mol O 2 ; 0,5mol N 2 và 0,75mol CO lần lượt sẽ là? a. 8g; 14g và 21g b. 16g; 28g và 28g c. 4g; 7g và 11g d. 8g; 14g và 28g Câu 21: Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau? a. Không khí là một nguyên tố hóa học. b. Không khí là một đơn chất. c. Không khí là một hỗn hợp chất của hai nguyên tố là oxi và nitơ. d. Không khí là hỗn hợp của hai khí oxi và nitơ. Câu 22: Phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là: a. 40% b. 60% c. 70% d. 80% Câu 23: Đốt 3,2g lưu huỳnh trong bình chứa 1,12 lít (đktc) khí oxi. Chất nào tác dụng hết chất nào còn dư? a. Lưu huỳnh còn dư, oxi hết c. Lưu huỳnh hết, oxi còn dư b. Hai chất vừa đủ d. Không xác đònh được Câu 24: Trộn 4g bột lưu huỳnh với 14g bột sắt rồi đun nóng. Khối lượng FeS thu được là: a. 18g b. 16g c. 13g d. 11g Câu 25: Đốt cháy 3,1g phốt pho trong bình chứa 3,36 lít khí oxi (đktc). Sau phản ứng chất nào còn dư? a. Phốt pho dư c. Oxi dư b. Hai chất vừa hết d. Không xác đònh được Câu 26: Đốt cháy 6,2g phốt pho trong bình chứa 7 lít (đktc) khí oxi. Khối lượng chất P 2 O 5 tạo ra là: a. 14,2g b. 15,2g c. 16,2g d. 17,2g Câu 27: Dùng cùng một khối lượng thì chất nào sau đây cho oxi nhiều nhất? a. KMnO 4 b. HgO c. KClO 3 d. KNO 3 Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa 8 trang 3 Trường THCS Võ Thò Sáu – Trảng Bom – Đồng Nai GV biên soạn: Phan Mến Câu 28: Đót sắt trong khí O 2 ta thu được oxit sắt từ Fe 3 O 4 . Muốn điều chế 23,2g Fe 3 O 4 thì khối lượng Fe cần có là: a. 12,8g b. 13,8g c. 14,8g d. 16,8g Câu 29: Cho 4,8g CuO tác hụng với khí H 2 khi đun nóng. Thể tích khí H 2 (đktc) cần dùng cho phản ứng là a. 11,2 lít b. 13,44 lít c. 13,88 lít d. 14,22 lít Câu 30: Các phản ứng dưới đây phản ứng nào là phẩn ứng oxi hóa - khử? a. CO 2 + NaOH  → NaHCO 3 c. CO 2 + H 2 O  → H 2 CO 3 b. CO 2 + 2Mg  → 0 t 2MgO + C d. CO 2 + Ca(OH) 2  → CaCO 3 + H 2 O Câu 31: Khử hoàn toàn 32g hỗn hợp CuO và Fe 2 O 3 bằng khí H 2 thấy tạo ra 9g H 2 O. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là? (kết quả làm tròn số) a. 21g b. 22g c. 23g d. 24g Câu 32: Khử 21,7g HgO bằng khí H 2 ở nhiệt độ cao. Khối lượng Hg thu được là? (cho Hg = 200) a. 16g b. 18g c. 20g d. 22g Câu 33: Dãy nào sau đây tác dụng được với H 2 O ở nhiệt độ thường? a. Fe, Zn, Li, Sn c. Cu, Pb, Rb, Ag b. K, Na, Ca, Ba d. Al, Hg, Cs, Sr Câu 34: Đốt hỗn hợp gồm 10 ml khí H 2 và 10 ml khí O 2 . Khí nào còn dư sau phản ứng? a. H 2 dư b. O 2 dư c. 2 khí vừa hết d. Không xác đònh được Câu 35: Axit là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu gì? a. Xanh b. Đỏ c. Tím d. Không xác đònh được Câu 36: Trong các chất dưới đây chất nào làm cho quỳ tím hóa đỏ là? a. Nước b. Rượu (cồn) c. Axit d. Nước vôi Câu 37: Muốn điều chế 22,4 lít H 2 (đktc) thì cần lấy kim loại nào dưới đây cho tác dụng với dung dòch axit để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất? a. Mg b. Fe c. Zn d. Al Câu 38: Cho các kim loại Zn, Fe, Al, Sn. Nếu lấy cùng số mol cho tác dụng với dung dòch axit HCl thì kim loại nào giải phóng nhiều H 2 nhất? a. Zn b. Fe c. Al d. Mg Câu 39: Các câu sau, câu nào đúng khi đònh nghóa dung dòch? a. Dung dòch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng b. Dung dòch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng c. Dung dòch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng d. Dung dòch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi Câu 40: Khi hòa tan 100 ml rượu etylic vào 50 ml nước thì? a. Rượu là chất tan và nước là dung môi c. Nước và rượu đều là chất tan b. Nước là chất tan và rượu là dung môi d. Nước và rượu đều là dung môi Câu 41: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào? a. Tăng c. Có thể tăng hoặc giảm b. Giảm d. Không thay đổi Câu 42: Độ tan của NaCl trong nước ở 25 0 C là 36g. Khi hòa tan 14g NaCl vào 40g nước thì thu được dung dòch loại nào? a. Bão hòa c. Chưa bão hòa b. Quá bão hòa d. Không khẳng đònh được Câu 43: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác đònh là? a. Số gam chất đó tan trong 100g dung dòch. b. Số gam chất đó tan trong 100g dung môi. Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa 8 trang 4 Trường THCS Võ Thò Sáu – Trảng Bom – Đồng Nai GV biên soạn: Phan Mến c. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100g dung dòch. d. Số gam chất đó tan trong 100g nước để tạo dung dòch bão hòa. Câu 44: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào? a. Đều tăng b. Đều giảm c. Phần lớn tăng d. Phần lớn giảm Câu 45: Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết? a. Số gam chất tan có trong 100g dung dòch. c. Số gam chất tan có trong 100g nước. b. Số gam chất tan có trong 100g dung dòch bão hòa. d. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dòch. Câu 46: 25g dung dòch muối ăn, nồng độ 10% có chứa một lượng muối ăn là? a. 4,0g b. 4,5g c. 2,5g d. 5,5g Câu 47: Hòa tan 20g muối ăn vào 80g nước được dung dòch nước muối có nồng độï phần trăm là: a. 40% b. 10% c. 25% d. 20% Câu 48: Cô cạn 150g một dung dòch muối thì thu được 1,5g muối khan. Nồng độ % của dung dòch ban đầu? a. 0,5% b. 1% c. 2% d. 3% Câu 49: Hòa tan 117g NaCl vào nước để được 1,25 lít dung dòch. Dung dòch thu được có nồng độ mol là? a. 1,5M b. 1,6M c. 1,7M d. 1,8M Câu 50: Phản ứng hóa học có thể dùng để điều chế hiđro trong công nghiệp là? a. Zn + 2 HCl  → ZnCl 2 + H 2  c. 2 Al + 6 HCl  → 2 AlCl 3 + H 2  b. 2 H 2 0  → dp 2 H 2  + O 2  d. Fe + H 2 S0 4  → FeS0 4 + H 2  Câu 51: Hỗn hợp khí nhẹ hơn không khí là? a. H 2 và CO 2 b. H 2 và N 2 c. H 2 và SO 2 d. H 2 và Cl 2 Câu 52:Khi thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, ta phải úp ngược ống nghiệm vì khí H 2 a. Tan ít trong nước c. Nhẹ hơn không khí b. Nặng hợn không khí d. Nhiệt độ hóa lỏng thấp nhất Câu 53: Chọn câu đúng trong các câu sau? a. Khí hiđro và khí oxi đều là chất khí và nhẹ hơn không khí b. Khí hiđro và khí oxi đều là chất khí và nặng hơn không khí c. Khí hiđro nặng hơn không khí còn khí oxi nhẹ hơn không khí, đều là chất khí d. Khí hiđro nhẹ hơn không khí còn khí oxi nặng hơn không khí, đều là chất khí Câu 54: Phân tử khối của CaO và KOH lần lượt sẽ là? a. 64 đvC; 68 đvC b. 76 đvC; 78 đvC c. 56 đvC; 56 đvC d. 65 đvC; 65 đvC Câu 55: Trong công thức Ba 3 (P0 4 ) 2 , hoá trò của nguyên tố Ba sẽ là? a. I b. II c. III d. IV Câu 56: Chọn hoá trò của nguyên tố nitơ là (V). Công thức hoá học nào sau đây là phù hợp? a. NO b. NO 2 c. N 2 O 5 d. N 2 O 3 Câu 57: Cho sơ đồ phản ứng CaCO 3 + HCl → CaCl 2 + CO 2  + H 2 O Tỉ lệ số phân tử CaCO 3 : số phân tử HCl tham gia phản ứng là a. 1 , 1 b. 1 , 2 c. 1 , 3 d. 2 , 1 Câu 58: Cho sơ đồ phản ứng KMnO 4 → K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2  . Hệ số cân bằng cho phản ứng trên là? a. 1 , 1 , 1 , 2 b. 2 , 1 , 1 , 1 c. 2 , 1 , 2 ,1 d. 1 , 2 , 1 , 1 Câu 59: Cho sơ đồ phản ứng x Fe(OH) 3 + 3 H 2 SO 4 → Fe x (SO 4 ) y + 6 H 2 O Hãy chọn x, y bằng các chỉ số thích hợp nào sau đây để lập được phương trình hóa học trên (biết x ≠ y) a. x = 2; y = 1 b. x = 3; y = 4 c. x = 2; y = 3 d. x = 4; y = 3 Câu 60: Trong các công thức hóa học sau, dãy công thức hóa học nào là hợp chất axit? a. H 2 SO 4 , NaCl, Cl 2 , O 3 c. NH 3 , H 2 , NaOH, CaCO 3 b. HCl, H 2 SO 4 , H 2 CO 3 , HNO 3 d. Cl 2 , H 2 , Na 3 PO 4 , H 3 PO 4 Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa 8 trang 5 Trường THCS Võ Thò Sáu – Trảng Bom – Đồng Nai GV biên soạn: Phan Mến Câu 61: Biết S hóa trò VI, hãy chọn công thức hóa học nào phù hợp với qui tắc hóa trò trong số các công thức sau đây: a. S 2 O 2 b. S 2 O 3 c. SO 2 d. SO 3 Câu 62: Các công thức hóa học sau, cách nào viết đúng. a. Al 2 O b. ZnO c. AlO 3 d. HCl 2 Câu 63: Cho sơ đồ phản ứng 2Al + 6 HCl  → 2AlCl 3 + 3H 2 . Sản phẩm thu được là? a. Muối và bazo b. Muối và khí hidro c. Muối và axit d. Bazo và axit Câu 64: Than cháy theo phản ứng hóa học Cacbon + khí 0xi  → khí Cacbonic a. Sơ đồ trên là phản ứng phân hủy c. Sơ đồ trên là phản ứng thế b. Sơ đồ trên là phản ứng hóa hợp d. Cả a, b đều đúng Câu 65: Khi nung đá vôi theo phản ứng hóa học Canxi cacbonat  → Vôi sống + khí Cacbonic a. Sơ đồ trên là phản ứng phân hủy c. Sơ đồ trên là phản ứng thế b. Sơ đồ trên là phản ứng hóa hợp d. Cả b, c đều đúng II. DẠNG 2: Điền- khuyết Câu 66: Điền vào chỗ trống từ và cụm từ thích hợp? a. 0xi là chất khí .nặng hơn không khí. b. Khí oxi .không màu, không mùi . , còn khí amoniac có mùi khai. c. Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở .nhiệt độ cao . , dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều .kim loại . và hợp chất Câu 67: Hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau những từ và cụm từ thích hợp? a. Chất chiếm …oxi…… của chất khác là chất khử, chất ………nhường………oxi cho chất khác là chất oxi hóa b. Sự tách ……oxi……ra khỏi hợp chất là…sự khử……, sự tác dụng của oxi với một chất gọi là…sự oxi hóa…… c. Phản ứng oxi hóa-khử là……phản ứng hóa học……trong đó xảy ra đồng thời…sự oxi hóa… và…sự khử …… Câu 68: Cho các cụm từ: tính khử, chiếm oxi, nhẹ nhất, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa-khử, tính oxi hóa, nhường oxi, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp. Hãy điền vào chỗ trốâng trong câu sau: a. Trong các chất khí, khí hiđro là khí …nhẹ nhất… , khí hiđro có …tính khử… b. Trong phản ứng giữa H 2 và CuO ở nhiệt độ cao, H 2 có ……tính khử… vì H 2 …chiếm oxi… của chất khác c. Quá trình H 2 chiếm oxi trong CuO gọi là …sự oxi hóa… , CuO có tính oxi hóa vì …nhường oxi… cho H 2 d. Quá trình tách oxi trong CuO gọi là …sự khử… . Trong phản ứng xảy ra đồng thời hai quá trình trên gọi là …phản ứng oxi hóa-khử… Câu 69: Cho các từ và cụm từ: kim loại, nhẹ, phi kim, oxit, oxi hóa-khử, nước, khử, nhiệt độ, oxi hóa. Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau: a. Khí hiđro là khí ……nhẹ…… nhất trong các khí, nó thể hiện tính …khử b. Khí hiđro phản ứng với một số …oxit…kim loại ở …nhiệt độ…cao, tạo thành kim loại và …nước… c. Phản ứng giữa khí hiđro và oxit kim loại thuộc loại phản ứng…oxi hóa-khử… d. Phản ứng giữa khí hiđro và oxit kim loại thì khí hiđro là chất…khử, còn oxit kim loại là chất…oxi hóa… Câu 70: Cho các từ và cụm từ: hai, oxit bazơ, oxit axit, nguyên tố, oxit, hợp chất, kim loại, hiđro, nguyên tử hiđro, oxi, gốc axit, nguyên tử, phân tử, hiđroxit. Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau: a. Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều… nguyên tử hiđro…… liên kết với………gốc axit……… b. Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm…hiđroxit. c. Oxit là hợp chất của…hai… nguyên tố, trong đó có một…nguyên tố… là…oxi… Tên của oxit là tên… nguyên tố…… cộng với từ……oxit…… d. Nước là hợp chất tạo bởi hai……nguyên tố…… là hiđro…… và ……oxi…… Nước tác dụng với một số……kim loại… ở nhiệt độ thường và một số…oxit bazo… tạo ra bazo… ; tác dụng với nhiều…oxit axit… tạo ra…axit… III. DẠNG 3: Kết hợp cột (I) và cột (II) cho phù hợp Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa 8 trang 6 Trường THCS Võ Thò Sáu – Trảng Bom – Đồng Nai GV biên soạn: Phan Mến Câu 71: Chọn khái niệm ở cột (I) cho phù hợp với nội dung ở cột (II) Cột (I). Khái niệm Cột (II). Nội dung Trả lời 1. Sự cháy a) Phản ứng hóa học trong đó từ một chất ban đầu tạo ra hai hay nhiều sản phẩm 1d 2. Sự oxi hóa chậm b) Phản ứng hóa học từ hai hay nhiều chất ban đầu tạo ra một sản phẩm 2e 3. Phản ứng phân hủy c) Phản ứng có oxi tham gia 3a 4. Phản ứng hóa hợp d) Phản ứng có oxi tham gia, tỏa nhiệt và phát sáng 4b e) Phản ứng có oxi tham gia, tỏa nhiệt và không phát sáng Câu 72: Chọn khái niệm ở cột (I) sao cho phù hợp với ví dụ ở cột (II) Cột (I). Khái niệm Cột (II). Ví dụ Trả lời 1. Sự oxi hóa a) 2 KClO 3  → 0 t 2 KCl + 3O 2 ↑ 1d 2. Phản ứng hóa hợp b) CuO + 2 HCl  → CuCl 2 + H 2 O 2c, 2d 3. Phản ứng phân hủy c) CaO + CO 2  → CaCO 3 3a, 3e 4. Phản ứng điều chế oxi d) 3 Fe + 2 O 2  → 0 t Fe 3 O 4 4a e) Mg(OH) 2 +  → 0 t MgO + H 2 O Câu 73: Chọn tính chất của hidro ở cột (I) với ứng dụng ở cột (II) sao cho phù hợp Cột (I). Tính chất Cột (II). Ứng dụng Trả lời 1. Khí nhẹ a) Điều chế kim loại 1b 2. Cháy tỏa nhiều nhiệt b) Làm bóng bay 2d 3. Khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao c) Hàn, cắt kim loại 3a, 3c d) Làm nhiên liệu e) Sản xuất amoniac Câu 74: Chọn ví dụ ở cột (II) sao cho phù hợp với khái niệm ở cột (I) Cột (I). Các khái niệm Cột (II). Các ví dụ Trả lời 1. Axit a) H 2 CO 3 , MgCl 2 , Ba(OH) 2 , Al 2 O 3 1d 2. Bazơ b) CuO, MgO, Fe 2 O 3 , P 2 O 5 2e 3. Muối c) CaCO 3 , ZnCl 2 , Na 2 SO 4 , Fe(NO 3 ) 2 3c 4. Oxit d) HCl, HNO 3 , H 2 SO 4 , H 3 PO 4 4b e) KOH, NaOH, Cu(OH) 2 , Mg(OH) 2 f) HgO, CuO, Ag 2 O, KMnO 4 Câu 75: Chọn ví dụ ở cột (II) sao cho phù hợp với khái niệm ở cột (I) Cột (I). Các khái niệm Cột (II). Các ví dụ Trả lời 1. Phản ứng hóa hợp a) CaCO 3  → 0 t CaO + CO 2 ↑ 1c, 1f 2. Phản ứng phân hủy b) Zn + 2 HCl  → ZnCl 2 + H 2 ↑ 2a 3. Phản ứng thế c) 4 Al + 3 O 2  → 0 t 2 Al 2 O 3 3b 4. Phản ứng oxi hóa-khử d) NaOH + HCl  → NaCl + H 2 O 4c, 4e e) FeO + H 2  → 0 t Fe + H 2 O f) SO 3 + H 2 O  → H 2 S0 4 B. PHẦN TỰ LUẬN I. DẠNG 1: Cân bằng phương trình hóa học, hãy xác đònh phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng oxi hóa-khử? Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa 8 trang 7 Trường THCS Võ Thò Sáu – Trảng Bom – Đồng Nai GV biên soạn: Phan Mến 1/ Na 2 O + H 2 O → NaOH 2/ Na + H 2 O → NaOH + H 2 ↑ 3/ Mg + S  → 0 t MgS 4/ Al + S  → 0 t Al 2 S 3 5/ Al(OH) 3  → 0 t Al 2 O 3 + H 2 O 6/ Al 2 O 3 + HCl → AlCl 3 + H 2 O 7/ KNO 3  → 0 t KNO 2 + O 2 ↑ 8/ Mg(OH) 2  → 0 t MgO + H 2 O 9/ NO 2 + H 2 O + O 2  → 0 t HNO 3 10/ Fe 2 O 3 + CO  → 0 t Fe + CO 2 ↑ 11/ CuO + CO  → 0 t Cu + CO 2 ↑ 12/ Al + HCl → AlCl 3 + H 2 ↑ 13/ FeO + HCl → FeCl 2 + H 2 O 14/ Fe + CuCl 2 → FeCl 2 + Cu ↓ 15/ Fe 2 O 3 + H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O 16/ NaOH + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + H 2 O 17/ Ca(OH) 2 + FeCl 3 → CaCl 2 + Fe(OH) 3 ↓ 18/ BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 ↓ + HCl 19/ Fe(OH) 3  → 0 t Fe 2 O 3 + H 2 O 20/ Fe(OH) 3 + HCl → FeCl 3 + H 2 0 21/ CaCl 2 + AgNO 3 → Ca(NO 3 ) 2 + AgCl ↓ 22/ P + O 2  → 0 t P 2 O 5 23/ Al + HCl → AlCl 3 + H 2 ↑ 24/ Fe 2 O 3 + H 2  → 0 t Fe + H 2 O 25/ N 2 O 5 + H 2 O → HNO 3 26/ Zn + HCl → ZnCl 2 + H 2 ↑ 27/ Al 2 O 3 + H 2 SO 4 → Al 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O 28/ CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 ↓ + H 2 O 29/ SO 2 + Ba(OH) 2 → BaSO 3 ↓ + H 2 O 30/ KMnO 4  → 0 t K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 ↑ II. DẠNG 2: Lập công thức hóa học của hợp chất và phân biệt những hợp chất thuộc loại: oxit, axit, bazơ, muối; đồng thời gọi tên từng hợp chất? Bài tập mẫu: a) Lập CTHH của Al (III) với O (II) Ta có: III II Al x 0 y ⇔ x*III = y*II ⇔ y x = III II = 3 2 ⇔ x = 2 và y = 3 Vậy CTHH là Al 2 0 3 : Nhôm oxit (hợp chất oxit) Bài tập mẫu: b) Lập CTHH của Al (III) với S0 4 (II) Ta có: III II Al x (S0 4 ) y ⇔ x*III = y*II ⇔ y x = III II = 3 2 ⇔ x = 2 và y = 3 Vậy CTHH là Al 2 (S0 4 ) 3 : muối Nhôm sunfat (hợp chất muối) Bài tập tự giải: Lập CTHH của các hợp chất sau: 1/ Ca(II) với O ; Fe(II, III) với O ; K(I) với O ; Na(I) với O ; Zn(II) với O ; Hg(II) với O ; Ag(I) với O 2/ Ca(II) với nhóm NO 3 (I) ; K(I) với nhóm NO 3 (I) ; Na(I) với nhóm NO 3 (I) ; Ba(II) với nhóm NO 3 (I) 3/ Ca(II) với nhóm CO 3 (II) ; K(I) với nhóm CO 3 (II) ; Na(I) với nhóm CO 3 (II) ; Ba(II) với nhóm CO 3 (II) 4/ Zn(II) với nhóm SO 4 (II) ; Ba(II) với nhóm SO 4 (II) ; K(I) với nhóm SO 4 (II) ; Ag(I) với nhóm SO 4 (II) 5/ Na(I) với nhóm OH(I) ; Ca(II) với nhóm OH(I) ; Zn(II) với nhóm OH(I) ; Fe(II, III) với nhóm OH(I) ; Hg(II) với nhóm OH(I) ; Al(III) với nhóm OH(I) ; Cu(I, II) với nhóm OH(I) ; K(I) với nhóm OH(I) III. DẠNG 3: Giải bài tập hóa học 1/ Muốn thu được 33,6 lít khí oxi (O 2 ) ở đktc, người ta phân hủy kali clorat (KClO 3 ) ở nhiệt độ cao. a. Viết phương trình hóa học xảy ra? b. Tính khối lượng kali clorat cần dùng để phân hủy? c. Khối lượng kali clorua thu được là bao nhiêu? 2/ Phân hủy hoàn toàn 15,8 gam kali pecmanganat (KMnO 4 ), sau phản ứng thu được kali manganat (K 2 MnO 4 ), mangan đioxit (MnO 2 ) và khí oxi (O 2 ). a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính khối lượng kali manganat (K 2 MnO 4 ) thu được sau phản ứng? c. Tính khối lượng mangan đioxit (MnO 2 ) thu được sau phản ứng? d. Tính thể tích khí oxi (O 2 ) sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn? Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa 8 trang 8 Trường THCS Võ Thò Sáu – Trảng Bom – Đồng Nai GV biên soạn: Phan Mến 3/ Dùng khí hiđro (H 2 ) để khử hoàn toàn 40 gam (CuO), sau phản ứng thu được kim loại đồng và nước a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính thể tích khí H 2 cần dùng ở đktc? c. Tính khối lượng của kim loại đồng và nước thu được sau phản ứng? 4/ Cho 8,1 g Al tác dụng với 21,9 g dung dòch HCl, sau phản ứng thu được muối nhôm clorua và khí hiđro a. Viết phương trình hoá học. b. Sau phản ứng chất nào còn dư? Dư bao nhiêu gam? c. Tính khối lượng AlCl 3 tạo thành. d. Tính thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc? 5/ Dẫn khí hiđro đi qua CuO nung nóng? a. Viết phương trình hoá học xảy ra? b. Sau phản ứng thu được 19,2 g Cu. Tính khối lượng CuO tham gia phản ứng và thể tích khí H 2 (đktc) 6/ Hãy tính: a. Ở 20 o C, hoà tan 60g KNO 3 vào 190 g H 2 O thì thu được dung dòch bão hoà. Hãy tính độ tan của KNO 3 , ở nhiệt độ đó? b. Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than (chứa 95% cacbon). Những tạp chất còn lại không cháy được. 7/ Cho 5,4 gam nhôm phản ứng hoàn toàn với dung dòch axit clohiđric, sau phản ứng thu được muối nhôm clorua và khí hiđro a. Lập phương trình hoá học của phản ứng trên? b. Tính thể tích khí hiđro H 2 thu được ở đktc? c. Tinh khối lượng muối nhôm clorua AlCl 3 tạo thành sau phản ứng? 8/ Dùng 500 ml dung dòch H 2 SO 4 1,2M để hoà tan hết lượïng kim loại sắt. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng b. Tính khối lượng muối sắt (II) sunfat thu được?. c. Tính thể tích khí H 2 thóat ra (ôû đktc)? 9/ Cho 3,25 gam Zn tác dụng với dung dòch HCl vừa đủ. Dẫn lượng khí thu đượïc qua CuO nung nóng. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính thể tích khí H 2 thóat ra (ôû đktc)? b. Tính khối lượïng Cu thu được sau phản ứng? Chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? 10/ Hãy tính: a. Nước biển chứa 3,5% NaCl. Tính lượng NaCl thu được khi làm bay hơi 150 kg nước biển? b. Hòa tan 36g muối NaCl vào 114g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dòch thu được? c. Hòa tan 20g NaOH vào nước để tạo thành 2 lít dung dòch. Tính nồng độ mol của dung dòch thu được? . Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa 8 trang 1 Trường THCS Võ Thò Sáu – Trảng Bom – Đồng Nai GV biên soạn: Phan Mến ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: HÓA HỌC. trình hóa học, hãy xác đònh phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng oxi hóa- khử? Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa 8

Ngày đăng: 20/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w