Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh đồng nai.pdf

53 1.3K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh đồng nai.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh đồng nai

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

*********************

NGUYỄN THẾ KHANG

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006

1 1

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH *********************

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006

2

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

2 Mục tiêu nghiên cứu 4 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5 5 Kết cấu của luận văn 5

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của công tác thanh tra 7

1.3 Công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 12 1.3.1 Khái niệm thanh tra thu chi ngân sách nhà nước 12 1.3.2 Nội dung của thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 13 1.3.3 Mục tiêu của thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 16 1.3.4 Yêu cầu về nguyên tắc công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THU

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai 18

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên, dân số, tiềm năng và thế mạnh 18

2.1.2 Về kinh tế, xã hội 19 2.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 21

2.2 Tổ chức, bộ máy thanh tra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 22 2.2.1 Các cơ quan hành chính và các cơ quan chuyên môn 22 2.2.2 Tổ chức bộ máy thanh tra tỉnh Đồng Nai 24 2.3 Thực trạng về thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 24 2.3.1 Những quy định của pháp luật hiện hành về công tác thanh tra 24

2.3.2 Những cơ quan có chức năng thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 27 2.3.3 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 28

2.3.4 Kết quả thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 31

3

Trang 4

2.3.4.1 Những thành tựu đã đạt được 31 2.3.4.2 Những dạng sai phạm phát hiện qua thanh tra 34

2.3.5 Những hạn chế, tồn tại về công tác thanh tra 40

2.3.5.1 Những hạn chế, tồn tại 40

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH

TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI 46

3.1 Những yêu cầu phải tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân

3.1.1 Yêu cầu từ việc nâng cao chức năng quản lý nhà nước 47

3.1.2 Yêu cầu từ mục tiêu kinh tế xã hội 48 3.1.3 Yêu cầu từ công cuộc phòng chống tham nhũng 49

3.1.4 Yêu cầu từ quá trình hội nhập 49 3.2 Các giải pháp tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước

3.2.1.4 Thiết lập đường dây nóng tại cơ quan Thanh tra tỉnh 53 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao

3.2.2.1 Xây dựng kênh thông tin về các văn bản pháp luật và tổ

chức thường xuyên các cuộc hội thảo 54 3.2.2.2 Xây dựng chuẩn mực về công tác thanh tra 55 3.2.2.3 Tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo về công tác thanh tra 56 3.2.2.4 Nâng cao hiệu lực của kết luận thanh tra 57 3.2.2.5 Nâng cao trình độ, phẩm chất của người làm công tác thanh tra 58 3.2.2.6 Bổ sung nội dung kiểm tra việc bố trí nhân sự và kiểm soát

nội bộ của đơn vị được thanh tra trong quá trình thanh tra tài chính 59

4

Trang 5

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

KCHT: Kết cấu hạ tầng XHCN: Xã hội chủ nghĩa XDCB: Xây dựng cơ bản CTXH: Chính trị xã hội

GDP: Giá trị sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) UBND: Ủy ban nhân dân

ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( Association of South-East Asian Nations)

APEC: Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bì̀nh Dương ( Asia-Pacific Economic Co-operation)

WTO: Tổ chức mậu dịch quốc tế ( World Trade Organization)

OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( Organization for Economic operation and Development)

Co-ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank )

5

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời là một công cụ kiểm tra kiểm soát nhằm bảo vệ pháp luật, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước và thực hiện dân chủ xã hội

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, với một cơ chế chính sách quản lý tài chính chưa được chuyển biến kịp thời để đáp ứng cho yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước thì hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát đang diễn ra một cách công khai, trầm trọng, gây nên những thiệt rất lớn cho đất nước Ngân sách nhà nước chúng ta có được từ nguồn thu trong nước và từ nguồn thu do được tài trợ hoặc đi vay ở nước ngoài Do vậy, nếu như tệ nạn tham ô, tham nhũng lãng phí, thất thoát không bị đẩy lùi, thì ngân sách của nhà nước bỏ ra không những không tạo hiệu quả kinh tế để phát triển đất nước mà còn tạo ra một sự bất tín nhiệm từ các nước trên thế giới, ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời làm giảm những nguồn tài trợ của nước phát triển dành cho Việt Nam, tạo gánh nặng trả nợ cho thế hệ mai sau

Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác xây dựng Đảng tại Đại hội X của Đảng, tại phần phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ tới có nêu: “ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Ðảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Các cấp ủy và tổ chức Đảng phải nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; có quyết tâm chính trị cao, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quả từ Trung ương đến cơ sở, trong Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội; có hệ thống giải pháp đồng bộ, cụ thể và có hiệu lực về tuyên truyền, giáo dục về hành chính, về kinh tế, tài chính và pháp luật, về thanh tra, kiểm tra và giám sát, về chế độ chính sách đãi ngộ và kỷ luật Ðảng ” Diễn văn bế mạc đại hội X của Đảng có đoạn: “ Chúng ta đặc biệt coi trọng các biện pháp có hiệu quả nhằm phát huy cao nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa; xây dựng sự vững mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh đồng bộ cuộc đấu tranh

6

Trang 7

phòng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn này làm lành mạnh tổ chức và bộ máy của chúng ta Chúng ta nhất quyết tạo nên một sự chuyển biến rõ rệt và đạt tới chất lượng cao hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta luôn xứng đáng là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân ”

Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 và phương hướng,

mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 2006-2010 được trình bày tại Đại hội đại biểu Đảng bộ

Đồng Nai lần thứ VIII nhiệm kỳ 2006-2010, một trong những giải pháp để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010 là: “ Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát tài chính bằng các biện pháp kiểm toán, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo thông tin đảm bảo mọi hoạt động tài chính đều công khai minh bạch ”

Như vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát hiện nay được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, xem như đây làm nhiệm vụ để bảo vệ sự sống còn của Đảng, của Nhà nước và của cả dân dân tộc Đồng thời, qua đó ta cũng thấy được rằng ngành thanh tra đóng góp một phần không thể thiếu được trong việc thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội

Ngành thanh tra được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ như là một công cụ quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát, những vấn đề mà trong thời gian qua gây bức xúc, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước

Nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của của mình trong công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí và thất thoát mà Đảng và Nhà nước đang quyết tâm thực hiện, cũng như để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần

thứ X đã đưa ra, tác giả chọn đề tài: “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI” để làm đề tài

cho Luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như:

- Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về công tác thanh tra ngân sách nhà nước Nêu lên các cơ quan có chức năng thanh tra ngân sách nhà nước, mục tiêu, nội dung và yêu cầu của công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước

7

Trang 8

- Phân tích thực trạng về công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Đồng Nai trong những năm qua Trong đó nêu lên kết quả thanh tra đã đạt được, những hạn chế, tồn tại về công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước

- Phân tích những yêu cầu phải tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm kiến nghị nhà nước tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách, làm cho công tác thanh tra có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt công tác phòng

chống tham nhũng, lãng phí và thất thoát 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác thanh tra hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước của các cơ quan có chức năng thanh tra đối với những đơn vị thực hiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước Từ đó đi sâu nghiên cứu những sai phạm, gian lận chủ yếu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong thời gian vừa qua, từ đó chỉ ra các hạn chế trong công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước cần khắc phục kịp thời

Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong thực tiễn công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Số liệu thống kê, tài liệu nghiên cứu, chủ yếu tham khảo từ những cơ quan quản lý nhà nước ở Đồng Nai trong thời gian từ năm 2003-2005 và một số sách báo, tài liệu khác

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục tiêu của luận văn như đã trình bày, tuỳ vào đối tượng, nội dung nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh và phân tích

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương I: Tổng quan về công tác thanh tra

Chương II: Thực trạng công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai

Chương III: Giải pháp tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai

8

Trang 9

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA 1.1 Quan niệm về công tác thanh tra

1.1.1 Khái niệm về thanh tra

Thanh tra (inspect) xuất phát từ gốc La-tinh (in-spectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định Là sự kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra trên cơ sở thẩm quyền (quyền hạn và nghĩa vụ) được giao nhằm đạt được mục đích nhất định Thanh tra mang tính quyền lực, thông qua công tác thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định

Theo Từ điển tiếng Việt (năm 1992) thì thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp

Từ khái niệm trên cho thấy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động điều hành, quản lý, khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ Trong hoạt động, thanh tra thực thi quyền lực của Nhà nước, tác động đến đối tượng bị quản lý, nhằm mang lại cho chủ thể quản lý những thông tin chính xác, khách quan, để từ đó có biện pháp chấn chỉnh hoạt động quản lý Hoạt động thanh tra không chỉ xem xét tính hợp pháp, mà còn xem xét tính hợp lý của hành vi của đối tượng quản lý Bản chất của hoạt động thanh tra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điều quan trọng hơn là tìm ra nguyên nhân vi phạm để từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm Nếu cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm và áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì đó là việc nhận thức không đúng với bản chất của hoạt động thanh tra Ngược lại, thanh tra phải chỉ ra được những việc làm được, những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân của nó và phải thực sự trở thành ''tai mắt của trên, là người bạn của dưới''

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của công tác thanh tra

Thanh tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, khi có quản lý là phải có thanh tra Lênin nói “Thanh tra và quản lý là một chứ không phải là hai” Người cho rằng mục

9

Trang 10

đích của thanh tra là nhằm xây dựng “khả năng biết làm, biết thành thạo trong quản lý” Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra cũng dựa trên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin Người nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” và “Thanh tra là để theo dõi, xem xét kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp hành như thế nào”, “nếu họ làm sai hay gặp khó khăn, còn giúp họ làm cho đúng với nghị quyết, chỉ thị của trên đưa xuống”

Mặt khác, các nghị quyết của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng của công tác thanh tra đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý Đảng ta cho rằng: “Tổ chức Thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng và chính quyền trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước” Gần đây, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm coi thanh tra là một nội dung quan trọng của quản lý, nhằm “thiết lập kỷ cương xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước”

Thanh tra là một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng: Một nét đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta là có sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với toàn bộ đời sống xã hội và toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước Đảng lãnh đạo thông qua các chỉ thị, nghị quyết Các chỉ thị, nghị quyết này được Nhà nước thể chế hoá thành các văn bản pháp luật Chính vì vậy, hoạt động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, suy cho cùng, cũng là nhằm đảm bảo cho các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống Cũng chính vì vậy, hoạt động thanh tra với tư cách là một phương diện hoạt động của bộ máy nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Thanh tra là một phương thức bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc đều khẳng định mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn gắn với mục tiêu phát huy quyền dân chủ của nhân dân Mối quan hệ giữa công tác thanh tra với việc bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thanh tra góp phần ngăn ngừa những hành vi vi phạm quyền dân chủ của nhân dân xuất phát từ các hoạt động công quyền

10

Trang 11

- Thanh tra góp phần tạo lập một môi trường pháp lý lành mạnh cho quá trình thực hiện quyền dân chủ

- Thanh tra đóng vai trò là “chiếc cầu nối” giữa nhân dân với Nhà nước Nói tóm lại, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta (được hình thành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin) thì thanh tra là một nội dung, là một chức năng của quản lý nhà nước Thanh tra là phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân

1.1.3 Mục tiêu của công tác thanh tra

Tại điều 3 của Luật Thanh tra ghi rõ: Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong

cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Quy định này cho thấy hoạt động thanh tra có những mục tiêu cụ thể sau đây:

- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Đây là mục tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra Thanh tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng quy định của pháp luật Chính tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra có tác dụng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật Bởi vì các cuộc thanh tra thường chỉ rõ những sai phạm, lệch lạc cần phải chấn chỉnh trong hoạt động của đối tượng thanh tra, kể cả những việc chưa xảy ra nhưng đang có nguy cơ hoặc dấu hiệu của sự vi phạm

- Phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật cũng là mục tiêu quan trọng của hoạt động thanh tra Chúng ta đang hướng đến một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà một trong những yêu cầu quan trọng của nó là phải tăng cường pháp chế, kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và trong cách thức hành xử của mọi công dân Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện nhanh chóng và xử lý nghiêm minh Hoạt động thanh tra là xem xét việc làm của các tổ chức, cá nhân trên cơ sở những quy định của pháp luật và tìm ra những việc

11

Trang 12

làm vi phạm và những người sai phạm để đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, từ đó kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm đó

- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục Hoạt động thanh tra không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp l uật, mà còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đánh giá lại bản thân cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật, các quyết định quản lý của mình xem nó đã phù hợp với thực tiễn cuộc sống hay chưa, để kịp thời thay đổi, bổ sung nhằm khắc phục các sơ hở, khuyết điểm đó

- Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân Đây là những mục tiêu gián tiếp nhưng cũng không kém phần quan trọng của hoạt động thanh tra

1.2 Phân loại hoạt động thanh tra

Tại Điều 4 Luật Thanh tra ghi rõ: “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy định khác của pháp luật Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”

Quy định trên đây đã đưa ra những đặt trưng quan trọng của thanh tra nhà nước như sau:

- Về chủ thể: Đó là các cơ quan quản lý nhà nước Thanh tra được coi là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước Hoạt động đó có thể do thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định hoặc do một loại cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tiến hành, đó là các cơ quan thanh tra nhà nước

- Về đối tượng: Đó là các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý Có thể thấy đối tượng thanh tra là rất rộng, tương ứng theo đối tượng quản lý

- Về nội dung thanh tra: Đó là xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện chính sách, pháp luật Như vậy, nội dung thanh tra là khá toàn diện, nó bao gồm từ việc xem xét làm rõ hoạt động hay hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đánh giá

12

Trang 13

những hoạt động và hành vi đó, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý

1.2.1 Thanh tra hành chính

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp

Thanh tra hành chính có những trưng cơ bản như sau:

- Về tổ chức: Thanh tra hành chính là hoạt động được đảm nhiệm bởi các cơ quan thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính Ở trung ương là Thanh tra Chính phủ; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi là thanh tra tỉnh; ở huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh là thanh tra huyện

- Về nội dung thanh tra: Ngoài thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, thanh tra hành chính còn thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp

1.2.2 Thanh tra chuyên ngành

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý

Thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm sau đây:

- Về chủ thể: Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực Ở cấp trung ương có thanh tra của Bộ và cơ quan ngang bộ; ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có thanh tra của Sở và các Ban, ngành

- Về nội dung thanh tra chuyên ngành: Đó là việc thanh tra chấp hành pháp luật, chấp hành những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực

1.3 Công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước 1.3.1 Khái niệm thanh tra thu chi ngân sách nhà nước

Thanh tra thu chi ngân sách nhà nước là một phần trong hoạt động thanh tra tài chính, thuộc lĩnh vực thanh tra nhà nước Trong thời gian qua, xã hội đã chứng kiến rất nhiều vụ án với giá trị sai phạm rất lớn, mà chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực

13

Trang 14

chi tiêu ngân sách nhà nước, gây thiệt hại rất lớn cho ngân sách nhà nước Đồng tiền của Nhà nước chi ra đã không mang lại hiệu quả phục vụ cho sự phát triển của đất nước, bị thất thoát và lãng phí rất nhiều Từ những thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đến công tác thanh tra tài chính, trong đó thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước được dư luận đặt biệt quan tâm và là một đòi hỏi cần thiết nhất đối với công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay ở nước ta

Tại điều 1 và 2 của Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 có nêu: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

Như vậy, thanh tra thu chi ngân sách nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác thu ngân sách và chi ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo công tác thu chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời có kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý những sai phạm nếu có

1.3.2 Nội dung của thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước

Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước được ghi rõ tại điều 2 và 3, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết thi hành Luật Ngân sách nhà nước như sau:

- Thu ngân sách nhà nước gồm:

- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật

- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí

- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm :

* Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế;

14

Trang 15

* Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi);

* Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ

- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp

- Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích - Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước

- Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước

- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy dịnh của pháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương theo quy định

- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo quy định - Thu kết dư ngân sách theo quy định

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm : * Các khoản di sản nhà nước được hưởng;

* Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch thu;

* Thu hồi dự trữ nhà nước; * Thu chênh lệch giá, phụ thu;

* Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;

* Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang; * Các khoản thu khác

- Chi ngân sách nhà nước bao gồm:

- Chi đầu tư phát triển về: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà

15

Trang 16

nước theo quy định của pháp luật; Chi bổ sung dự trữ nhà nước; Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

- Chi thường xuyên về: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; Hoạt động của các cơ quan nhà nước; Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hoạt động của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước; Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội; Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật

- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay

- Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước

- Chi cho vay của ngân sách trung ương

- Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định

- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định

- Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới

- Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau

Như vậy, với những nội dung thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định như trên, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các cơ quan có chức năng thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước phải thực hiện thanh tra theo những nội dung thu, chi như trên nhằm xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật đối với việc thực hiện các khoản thu, chi đó của các đơn vị, cơ quan có liên quan

1.3.3 Mục tiêu của thanh tra thu, chi ngân sách

Từ những mục tiêu chung của công tác thanh tra, mục tiêu cụ thể của thanh tra thu, chi ngân sách được xác định như sau:

16

Trang 17

Hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chi tiêu ngân sách Phát hiện và kết luận được những sai phạm trong việc phân phối quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu phí lệ phí, viện trợ, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, tài sản công và các loại quỹ khác Phân tích tìm rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm và có những kiến nghị xử lý cụ thể đối với từng sai phạm

1.3.4 Yêu cầu về nguyên tắc công tác thanh tra thu, chi ngân sách

Tại điều 3, Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và tại điều 4, Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC ngày 6/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định về quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính nêu rõ:

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra

- Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra người ra quyết định thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi, quyết định của mình

- Sau khi kết thúc thanh tra, phải có Kết luận thanh tra; các Đoàn thanh tra tài chính phải bàn giao đủ hồ sơ, tài liệu, chứng lý cho cơ quan quyết định thanh tra theo đúng qui định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện

Đây là những yêu cầu cụ thể về nguyên tắc hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách nói riêng Các cuộc thanh tra, đoàn viên đoàn thanh tra phải tuân thủ đúng nguyên tắc này trong quá trình hoạt động, thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo đoàn thanh tra thực hiện đúng chức năng theo pháp luật quy định

17

Trang 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC

THANH TRA THU CHI NGÂN SÁCH TỈNH ĐỒNG NAI

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên, dân số, tiềm năng và thế mạnh

Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.862,73 km2, chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh Đồng Nai nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, là trọng điểm đầu tư của Chính phủ Trung tâm của tỉnh là Thành phố Biên Hoà, cách TP Hồ Chí Minh 30 km về phía Tây, một trung tâm kinh tế-khoa học kỹ thuật - văn hoá giáo dục lớn nhất cả nước Với dân số trên 5 triệu người của TP.Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân cao nhất nước cùng với dân số trên 2,2 triệu người của Đồng Nai là thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn cung cấp lao động đạt chất lượng cao, dồi dào cho nền sản xuất công nghiệp của Đồng Nai

Đồng Nai có hệ thống giao thông rất thuận lợi với các quốc lộ 1, 51, 20 với tổng chiều dài 244,5 km đã và đang được mở rộng nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp I, II đồng bằng ( Quốc lộ 1, 51), cấp III đồng bằng (Quốc lộ 20) có nhiều tuyến đường liên tỉnh, tuyến đường sắt Bắc-Nam và hệ thống các cảng ở Đồng Nai cùng với cảng ở TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và trong tương lai gần, Chính phủ sẽ xây dựng một sân bay Quốc tế với quy mô 5.000 ha tại Đồng Nai, đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hoá

Trong tương lai hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được nâng cấp, mở rộng và đầu tư mới như trục đường bộ các nước khu vực Đông Nam Á, đường cao tốc nối TP Hồ Chí Minh với Bà Rịa-Vũng Tàu, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore-Côn Minh (Trung quốc) có 50 km chạy qua Đồng Nai để hòa vào mạng lưới đường sắt Bắc-Nam được cải tạo theo tiêu chuẩn quốc tế

18

Trang 19

Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai với diện tích 292.000ha đất trồng trọt với gần 1,4 triệu dân số, lao động cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm cả trồng trọt và chăn nuôi nên là một thị trường tiềm năng cả về tiêu thụ và nguyên liệu rộng lớn của công nghiệp Mặt khác nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai phát triển theo hướng tập trung chuyên canh nên có khối lượng nông sản, hàng hoá lớn và cây công nghiệp có thể đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp chế biến như : cà phê, cao su, mía,

bông, khoai mỳ, bắp, đậu nành, thuốc lá, điều, cây ăn quả 2.1.2 Về kinh tế, xã hội

Kinh tế trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm (2001-2005) là 12,8%, gấp 1,7 lần mức tăng chung của cả nước (cả nước tăng 7,5%) GDP các khu vực kinh tế có mức tăng trưởng tốt: Khu vực công nghiệp xây dựng tăng 16% ; dịch vụ tăng 12,1%; nông lâm thủy tăng 4,6% GDP bình quân đầu người theo USD (1 USD=11.000 VND) đến năm 2005

đạt 785 USD Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng: Công

nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp Đến năm 2005 cơ cấu kinh tế trên địa bàn là Công nghiệp xây dựng 57%, dịch vụ 28%, nông lâm thủy 15% Dân số tỉnh Đồng Nai khoảng trên 2,2 triệu người, tỷ lệ nam chiếm 49,52% Lao động trong độ tuổi đạt trên 1 triệu người Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,24%

Công tác qui hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thực hiện và đạt kết quả tốt Tỉnh đã quy hoạch tổng thể 32 khu công nghiệp với tổng diện tích 11.189 ha; trong đó có 17 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt với diện tích 5.124 ha, diện tích đã cho thuê chiếm 58,7% diện tích đất dùng cho thuê

Đồng thời với quá trình phát triển các Khu công nghiệp, tỉnh đã có bước đi mới trong quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp địa phương dành cho các doanh nghiệp trong nước của địa phương

Tính đến cuối 2005, về thu hút đầu tư trong nước, có 3.936 doanh nghiệp đang hoạt động, vốn đăng ký 9.780 tỷ đồng Toàn tỉnh hiện có trên 740 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 8,4 tỷ USD, vốn thực hiện trên 4,8 tỷ USD, chiếm 57,14% vốn đăng ký Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (90% dự án), về hình thức đầu tư có 70% dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài Hiện đã có 32 Quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Đồng Nai trong đó dẫn đầu là Đài Loan, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…Đồng Nai

19

Trang 20

đứng hàng thứ 3 trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

Kết quả thu ngân sách hàng năm đều vượt chỉ tiêu dự toán trung ương giao, đạt và vượt kế hoạch của tỉnh đề ra Tăng trưởng thu ngân sách hàng năm đạt 27%/năm, tỷ lệ thu ngân sách trên GDP hàng năm đạt 23,3% Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 7.500 tỷ đồng một năm, được xếp vào những tỉnh dẫn đầu về thu ngân sách trong cả nước

2.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010

Mục tiêu tổng quát của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 -2010 là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn, phát huy cao độ mọi nguồn lực, tạo bước bức phá về chất lượng và nhịp độ phát triển, xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2010 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội cụ thể như sau:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm 2006-2010 tăng bình quân từ 14,5%/năm Trong đó: Giá trị tăng thêm (GDP) của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 16%-16,5%; Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng từ 15%-15,5%; Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 4%-4,5%

14 GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt khoảng 1.40014 1.450 USD (gấp gần 2 lần năm 2005).

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 57%; ngành dịch vụ chiếm 34%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 9%.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng từ 20-22%/năm.

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2006-2010 chiếm 42% GDP.- Nâng độ che phủ cây xanh trên diện tích toàn tỉnh đến năm 2005 đạt 50%, trong đó tỷ lệ che phủ của rừng đạt 30%.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm chiếm 23-25% GDP Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt 25,7%/năm Tỷ trọng đầu tư phát triển trong tổng chi năm 2010 chiếm 38% Tốc độ tăng chi đầu tư phát triển bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 11,45%/năm

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 là 1,15%, quy mô dân số là 2,4 triệu người, trong đó dân thành thị chiếm trên 45% dân số.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 2,8% Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên phạm vi toàn tỉnh đến năm 2010 đạt trên 50%

20

Trang 21

- Số máy điện thoại trên 100 dân đến năm 2010 đạt 30 máy

(Nguồn: Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần VIIII)

2.2 Tổ chức, bộ máy thanh tra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.2.1 Các cơ quan hành chính và cơ quan chuyên môn trực thuộc

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc và 29 cơ quan chuyên

môn trực thuộc UBND tỉnh Tổng số biên chế cán bộ công nhân viên chức là 30.367

người.Trong đó:

- Biên chế hành chính : 2.383 người - Biên chế sự nghiệp : 27.984 người + Sự nghiệp Y tế : 3.551 người

+ Sự nghiệp giáo dục và đào tạo : 23.235 người

+ Sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao : 420 người + Sự nghiệp khác : 778 người

Số liệu trên chỉ bao gồm số biên chế chính thức, không tính đến số cán bộ đang thực hiện chế độ hợp đồng lao động tại các đơn vị

Sau đây là biểu đồ chi tiết các cơ quan hành chính và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai (xem sơ đồ trang sau)

21

Trang 22

CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

1 Thành phố Biên Hòa 2 Thị xã Long Khánh 3 Huyện Tân Phú 4 Huyện Định Quán 5 Huyện Xuân Lộc 6 Huyện Thống Nhất 7 Huyện Trảng Bom 8 Huyện Cẩm Mỹ 9 Huyện Vĩnh Cửu 10 Huyện Long Thành 11 Huyện Nhơn Trạch

1 Văn phòng UBND và HĐND 2 Sở Nội Vụ

3 Sở Tài Chính

4 Sở Kế hoạch & Đầu tư 5 Sở Nông nghiệp & PTNT 6 Sở Công nghiệp

7 Sở Xây dựng

8 Sở Giao thông Vận tải

9 Sở Tài nguyên & Môi trường 10 Sở Thương mại & Du lịch 11 Sở Khoa học & Công nghệ 12 Sở Giáo dục & Đào tạo 13 Sở Y tế

14 Sở Văn hóa – Thông tin 15 Sở Lao động & TBXH 16 Sở Tư pháp

17 Sở Bưu chính, viễn thông 18 Sở Ngoại vụ

19 Sở Thể dục, thể thao 20 Thanh tra tỉnh

21 Ủy ban dân số, Gia đình và trẻ em 22 Ban Tôn giáo Dân tộc

23 Cục Hải Quan 24 Cục Thuế 25 Công An tỉnh 26 Kho Bạc Nhà nước 27 Ngân hàng Nhà nước 28 Ban Quản lý các KCN 29 Cục Thống Kê

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

CƠ QUAN CHUYÊN MÔN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

22

Trang 23

2.2.2 Tổ chức bộ máy thanh tra tỉnh Đồng Nai

Căn cứ vào Luật thanh tra và đặc điểm của tỉnh, bộ máy ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai được phân chia theo 2 cấp: Cấp hành chính và cấp chuyên ngành

Cấp hành hành chính có cơ quan Thanh tra tỉnh, là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và 11 cơ quan thanh tra trực thuộc Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 09 huyện (gọi là Thanh tra huyện), là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh UBND các huyện Các cơ quan thanh tra cấp hành chính có trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp thực hiện công tác quản lý nhà nước về thanh tra trên từng địa bàn

Cấp chuyên ngành: Toàn tỉnh có 29 cơ quan sở, ban, ngành Trong đó có 25 cơ quan thanh tra các sở, ban, ngành chuyên môn tham mưu cho sở, ban, ngành thực hiện công tác thanh tra theo lĩnh vực quản lý nhà nước do sở, ban ngành đảm nhiệm (Văn phòng UBND và HĐND tỉnh, Sở Ngọai vụ và Ban Tôn giáo Dân tộc chưa có bộ phận thanh tra)

Thanh tra tỉnh là đầu mối quản lý công tác thanh tra trên toàn tỉnh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thanh tra Hướng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra các huyện và các sở, ban ngành, xây dựng chương trình kế họach thanh tra và phân bổ nhiệm vụ thanh tra cho từng

huyện, sở ban ngành

2.3 Thực trạng về hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 2.3.1 Những quy định của pháp luật hiện hành về công tác thanh tra ngân sách nhà nước

Hiện nay, văn bản luật cao nhất quy định về công tác thanh tra là Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 24/6/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2004 Căn cứ vào Luật Thanh tra, Chính phủ và các bộ ngành ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra như:

- Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra

- Nghị định số 55/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Chính phủ

23

Trang 24

- Nghị định 81/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra tài chính

- Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

- Quyết định số 202/2005/QĐ-TTg ngày 9/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên

- Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC ngày 6/6/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành quy chế về hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính

- Thông tư liên tịch số 42/2006/TTLT-BTC-TTCP ngày 15/5/2006 về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo hoạt động thanh tra

- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP ngày 23/5/2006 của Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm soát tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về trách nhiệm phối hợp trong công tác thanh tra, điều tra, xét xử

Trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, công tác thanh tra ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại điều 70 của Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 có hiệu lực từ năm 2004 Nội dung điều 70 thể hiện như sau: “ Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân Khi thực hiện thanh tra, Thanh tra Tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách nhà nước những khoản chi sai chế độ, những khoản phải thu theo quy định Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Thanh tra Tài chính có quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm Thanh tra Tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra Tài chính trong việc thanh tra quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước ”

Trong thời gian qua, nhằm củng cố đội ngũ thanh tra, Chính phủ đã ban hành các nghị định nhằm kiện toàn cũng như thành lập bộ phận thanh tra cho các Bộ, Ngành Theo đó thanh tra các bộ nganh vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành, vừa thực hiện thanh tra hành chính theo ngành lĩnh vực mà Bộ, Ngành đó quản lý

24

Trang 25

Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Quốc hội khóa 11 trong năm 2005 đã ban hành 02 văn bản Luật:

- Luật Phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11 có hiệu lực 1/6/2006 - Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11 có hiệu lực 1/6/2006.Hai văn bản luật này đã gắn kết công tác thanh tra như là một bộ phận, một công cụ thiết yếu, không thể thiếu được trong công cuộc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

2.3.2 Những cơ quan có chức năng thanh tra thu, chi ngân sách

Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra cơ bản tương đối đầy đủ, đảm bảo tốt về cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh tra

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra hiện nay, các cơ quan có chức năng thanh tra thu chi ngân sách được hệ thống như sau:

- Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Thanh tra tỉnh, thành phố: Phạm vi thanh tra thuộc quyền quản lý nhà nước của UBND tỉnh

+ Thanh tra các sở, ngành: Các cơ quan thanh tra của sở, ngành vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành vừa thực hiện thanh tra hành chính (có chức năng thanh tra thu chi ngân sách) trong phạm vi quản lý nhà nước do sở, ngành mình quản lý

- Ở cấp huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố: Có thanh tra huyện, quận, thị xã có chức năng thanh tra thu chi ngân sách nhà nước trong phạm vị quản lý nhà nước của UBND quận, huyện, thị xã

Qua khảo sát, nghiên cứu về công tác thanh tra tại Đồng Nai cho thấy: Về công tác thanh tra thu ngân sách hiện do Thanh tra cục Thuế, Thanh tra Hải quan,

25

Trang 26

2.3.3 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

Sau đây là số liệu thu chi ngân sách nhà nước thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm 2003, 2004 và 2005 (xem biểu 2.1)

26

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:09

Hình ảnh liên quan

BIỂU 2.1: TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH TỈNH ĐỒNG NAI - Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh đồng nai.pdf

2.1.

TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH TỈNH ĐỒNG NAI Xem tại trang 27 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan