Yêu cầu từ mục tiêu kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh đồng nai.pdf (Trang 41 - 42)

2. Chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 3.404.387 1 Chi đầu tư, phát triển 1.278

3.1.2. Yêu cầu từ mục tiêu kinh tế xã hộ

Với mục tiêu kinh tế xã hội phải đạt được đến năm 2010 nhưĐại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII đã vạch ra và đặc biệt là mục tiêu đến năm 2020 thì Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp là những áp lực năng nề mà các cấp, các ngành của tỉnh cần phải có những nỗ lực, phấn đấu cao mới có khả năng hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Thực tiễn đã chứng minh, với vai trò và vị trí của công tác thanh tra, kiểm soát tốt đã góp phần đáng kểđến sự phát triển của một lĩnh vực, một địa phương.

Từ yêu cầu của mục tiêu kinh tế xã hội, ngành thanh tra phải thực sự phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của mình để thực tốt chức năng quản lý nhà nước. Mục tiêu qua công tác thanh tra là phát huy những nhân tốt tích cực, uốn nắn, chấn chỉnh những yếu tố tiêu cực, góp phần làm lành mạnh hóa công tác quản lý tài chính ngân sách nhà nước, làm cho ngân sách nhà nước đạt mục tiêu thu đúng thu đủ, chi có hiệu quả góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tếđã đề ra.

Thực tiễn công tác thanh tra trong những năm qua cho thấy, số lượng các cuộc thanh tra về tài chính, ngân sách nhà nước chưa xứng với tầm vóc của của tỉnh như Đồng Nai, chất lượng và hiệu quả các cuộc thanh tra chưa đảm bảo, làm ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu kinh tế xã hội chung của tỉnh.

Từ những vấn đề trên, tăng cường công tác thanh tra là một trong những yếu tố quyết định đến việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh đồng nai.pdf (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)