2. Chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 3.404.387 1 Chi đầu tư, phát triển 1.278
3.2.2.6. Bổ sung nội dung kiểm tra việc bố trí nhân sự và kiểm soát nội bộ của đơn vị được thanh tra trong quá trình thanh tra tài chính.
Các nội dung chủ yếu trong quá trình thanh tra tài chính, ngân sách của các đoàn thanh tra tập trung vào các vấn đề như: Kiểm tra các nguồn thu, các khoản chi, xem xét xem các khoản thu có thu đúng thu đủ hay không, các khoản chi đảm bảo có chi hợp lý, hợp lệ hay không. Đây là những nội dung thanh tra chủ yếu trong thời gian qua của các đoàn thanh tra tài chính, ngân sách. Tuy nhiên, uốn nắn, chấn chỉnh và phòng ngừa sai phạm là mục tiêu hàng đầu trong công tác thanh tra. Do vậy, để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng như hiện nay, trong quyết định thành lập đoàn thanh tra tài chính ngân sách phải bổ sung thêm nội dung kiểm tra việc bố trí nhân sự và quá trình thực hiện kiểm soát nội bộ để từ đó có kiến nghị chấn chỉnh đơn vịđề phòng những sai phạm sẽ phát sinh sau này.
Thực tế cho thấy, có những trường hợp, đơn vị bố trí người vừa làm kế toán, vừa làm thủ quỹ, không thực hiện đối chiếu công nợ hoặc kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳ. Các đoàn thanh tra qua quá trình thanh tra không quan tâm xem xét vấn đề này vì không nằm trong nội dung thanh tra để có kiến nghị đơn vị chấn chỉnh kịp thời đúng theo quy định quản lý tài chính hiện thời. Đến một thời điểm nào đó, do việc bố trí nhân sự như thế và do không quan tâm đến kiểm soát nội bộ như kiểm tra đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, kiểm kê quỹ tiền mặt hoặc đối chiếu với ngân hàng và kho bạc đã xảy ra việc nhân viên của đơn vị lợi dụng kẽ hở mà chiếm đoạt tiền và tài sản của nhà nước. Khi phát hiện ra thì đã quá muộn, không có khả năng khắc phục được, gây tổn thất cho ngân sách nhà nước.
Do vậy, phải bổ sung nội dung thanh tra việc bố trí nhân sự và kiểm soát nội bộ trong việc thanh tra tài chính ngân sách là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác phòng ngừa, chống tham nhũng, đồng thời giúp cho đơn vị được thanh tra quản lý tốt hơn nửa trong quản lý tài chính của mình.
KẾT LUẬN
Kể từ khi Ban Thanh tra đặt biệt được Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập ngày 23/11/1945 đến nay, ngành thanh tra Việt Nam đã trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành. Qua mỗi thời kỳ của đất nước, tổ chức và hoạt động thanh tra lại có những bước phát triển mới, và qua mỗi thời kỳ, ngành thanh tra có những đóng góp quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh tra, ngay sau ngày thống nhất đất nước, đầu năm 1976, Thanh tra tỉnh Đồng Nai được hình thành. Ngày 15/9/1977, UBND tỉnh Đồng Nai có các quyết định 758, 759, 760 chính thức thành lập Ủy ban Thanh tra tỉnh, Thanh tra các huyện và sở ngành, tạo thành một hệ thống gồm 3 cấp: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp sở, ngành.
Gần 30 năm qua, ngành Thanh tra Đồng Nai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình. Thực sự là “tai mắt của trên, là bạn của dưới”. Kết quả hoạt động của ngành Thanh tra đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Công tác thanh tra kinh tế- xã hội đã được đẩy mạnh trên các lĩnh vực tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, đất đai, đầu tư xây dựng, văn hóa, giáo dục, y tế, chếđộ chính sách về lao động, bảo vệ môi trường, an ninh, quốc phòng,… và đặc biệt đã triển khai những cuộc thanh tra lớn theo chỉđạo của Thanh tra Chính phủ, như: thanh tra ngành tài chính (năm 1991); thanh tra tài chính tín dụng (năm 1996); thanh tra đầu tư xây dựng và quản
lý đất đai theo Quyết định 273 của Thủ tướng Chính phủ (năm 2002 - 2005). Qua công tác thanh tra kinh tế xã hội, ngành đã có những kiến nghị kịp thời sửa đổi về cơ chế chính sách, chấn chỉnh công tác quản lý của các cơ quan, đơn vị; góp
phần lập lại trật tự kỷ cương pháp luật, ngăn ngừa tệ nạn tham nhũng, lãng phí, các hành vi vi phạm trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội; chấn chỉnh những thiếu sót tồn tại của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị cơ sở; xử lý nghiêm túc những hành vi vi phạm.
Trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, các cơ quan Thanh tra của tỉnh là thành viên trong Ban chỉ đạo chống tham nhũng các cấp, các ngành; chủ động tham mưu đề xuất trong việc củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo chống tham nhũng nhằm đưa hoạt động của Ban đi vào nề nếp, phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng để kịp thời thông tin và xử lý nghiêm túc những hành vi tham nhũng, tiêu cực. Các vụ việc sai phạm phát hiện, ngành Thanh tra kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý, có theo dõi đôn đốc để xử lý dứt điểm.
Trong giai đoạn mới hiện nay của quá trình phát triển đất nước và của tỉnh, nhiệm vụ của ngành Thanh tra hết sức năng nề, đòi hỏi phải có những bước phát triển, đột phá vượt bậc về số lượng và chất lượng của đội ngũ Thanh tra viên cũng như phải tăng cường chất lượng hiệu quả các cuộc thanh tra để có thểđáp ứng đươc những yêu cầu trong nước và yêu cầu từ quá trình hội nhập quốc tế. Với những giải pháp kiến nghị như trên, tác giả hy vọng sẽ góp phần vào trong công cuộc xây dựng ngành Thanh tra vững mạnh về mọi mặt, góp phần cùng với các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị nước ta xây dựng một nước Việt nam giàu mạnh, thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.