Nâng cao hiệu lực của kết luận thanhtra

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh đồng nai.pdf (Trang 48 - 50)

2. Chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 3.404.387 1 Chi đầu tư, phát triển 1.278

3.2.2.4. Nâng cao hiệu lực của kết luận thanhtra

Thực tế cho thấy, cơ quan thanh tra sau khi thanh tra xong chỉ có quyền kiến nghị xử lý đến cấp có thẩm quyền. Nhưng có trường hợp cấp thẩm quyền không muốn xử lý theo như kết luận và kiến nghị của cơ quan thanh tra thì các kiến nghị đó cũng không được thực thi. Và như thế kết luận thanh tra không mang tính hiệu lực cao. Cơ quan thanh tra hiện chưa có quyền thực hiện các hình thức chế tài nếu như đối tượng thanh tra hoặc cơ quan đơn vị có trách nhiện thực hiện kiến nghị thanh tra không thực hiện đúng như kiến nghị xử lý của Đoàn thanh tra. Do đó, hiện nay tính hiệu lực của kết luận thanh tra chưa phát huy hiệu quả cao.

Chính vì vậy, để tăng cường công tác thanh tra thì cơ quan hành chính địa phương như UBND tỉnh phải chỉ đạo sâu sát và có biện pháp xử lý đủ mạnh để các kiến nghị của thanh tra được thực hiện một cách nghiêm túc. Ở cấp Thanh tra Chính phủ phải có kiến nghị về mặt văn bản pháp luật để Chính phủ ban hành quy định chi tiết, cụ thể về trách nhiệm của các đơn vị thực hiện các kiến nghị sau thanh tra và quyền hạn của cơ quan thanh tra trong việc xử lý các trường hợp không chấp hành kiến nghị của thanh tra. Quyền hạn của cơ quan thanh tra trong vấn đề này phải được quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tăng quyền hạn về hình thức thực hiện chế tài của cơ quan thanh tra.

Đối với cơ quan Thanh tra tỉnh, có cơ chế phải tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị xử lý sau thanh tra trong phạm vi của tỉnh để từđó đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của các đơn vị có liên quan cũng như xử lý kịp thời những trường hợp không thực hiện nghiêm các kiến nghị của đòan thanh tra, nhằm gióp phần làm cho các kiến nghị sau thanh tra được thực thi hơn.

3.2.2.5.Nâng cao trình độ, phẩm chất của người làm công tác thanh tra.

Qua xem xét thực tế, lực lượng thanh tra hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu. Để đáp ứng với nhiệm vụ và yêu cầu trong tình hình hiện nay, lực lượng thanh tra không chỉ tăng lên về số lượng mà phải tăng về chất lượng, trình độ phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng địa phương. Có Sở chỉ có lực lượng thanh tra chuyên ngành mà không có lực lượng có trình độ để làm công tác thanh tra hành chính. Tại một số huyện, cán bộ thanh tra trình độ chủ yếu là ngành Luật. Do vậy, khi thực hiện các cuộc thanh tra về lĩnh vực tài chính thì không có người làm hoặc nếu làm thì cũng không có hiệu quả cao. Thanh tra tỉnh phải chủ trì phối hợp với các ngành, các huyện rà soát lại, bổ sung đội ngũ thanh tra viên, bố trí lực lượng thanh tra cân bằng về trình độ theo hướng có trình độ về luật, về tài chính…để làm sao một tổ chức thanh tra ở huyện hoặc sở, ban, ngành có đủ lực lượng để thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính, góp phần thực hiện tốt, có hiệu quả các cuộc thanh tra tài chính ngân sách ở ngành, địa phương của mình.

Công tác đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra chưa được các cấp quan tâm đúng mức, hàng năm số lượng cán bộ thanh tra viên đi học các lớp nghiệp vụ thanh tra không nhiều. Trung bình trong 1 năm có khoảng 7 đến 10 cán bộ đi học, trong khi lực lượng thanh tra viên toàn tỉnh là 123 người, trong đó khoảng 95

thanh tra viên chưa được học qua lớp nghiệp vụ thanh tra. Điều này làm cho chất lượng các cuộc thanh tra chưa mang lại hiệu quả cao.

Thanh tra tỉnh phải chủ động phối hợp với Trường cán bộ thanh tra thường xuyên mở các lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản, nâng cao để từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ thanh tra trong toàn tỉnh, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.

3.2.2.6. Bổ sung nội dung kiểm tra việc bố trí nhân sự và kiểm soát nội bộ của đơn vị được thanh tra trong quá trình thanh tra tài chính.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh đồng nai.pdf (Trang 48 - 50)