MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT vi LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: 3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 3 SẢN XUẤT 3 1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất. 3 1.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3 1.1.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 5 1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 6 1.2 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7 1.2.1 Lý thuyết về loại hình kế toán, nguyên tắc kế toán chi phối tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 11 1.2.2.1Phân loại chi phí sản xuất 11 1.2.2.2Phân loại giá thành sản phẩm 12 1.2.3 Phương pháp xác định, tính toán phân bổ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 14 1.2.3.1Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng kế toán giá thành sản phẩm. 14 1.2.3.2Phương pháp tính toán phân bổ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 16 1.2.3.3Xác định chi phí sản xuất. 18 1.2.3.4Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 19 1.2.3.4.1Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp 20 1.2.3.4.2 Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 20 1.2.3.5Phương pháp kỹ thuật tính giá thành sản phẩm 22 1.2.3.5.1Tính giá thành sản xuất theo công việc (theo đơn đặt hàng) 22 1.2.3.5.2 Tính giá thành sản phẩm theo toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất22 1.2.4 Tổ chức kế toán ghi nhận chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 26 1.2.4.1Tổ chức chứng từ kế toán.26 1.2.4.2Tổ chức tài khoản kế toán.27 1.2.4.3Quy trình ghi nhận chi phí sản xuất.28 1.2.5 Tổ chức cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp. 29 1.2.6 Đặc điểm tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy. 31 CHƯƠNG 2 36 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÉP ĐẶC BIỆT SHENGLI VIỆT NAM 36 2.1 Tổng quan về hệ thống kế toán Công ty Việt Nam. 36 2.2 Tổng quan về Công ty TNHH đặc biệt Shengli Việt Nam. 37 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH đặc biệt Shengli. 37 2.2.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty 38 2.3. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty. 45 2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. 45 2.3.2.Các chính sách kế toán chung 46 2.3.3.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 47 2.3.4. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 48 2.3.5.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 48 2.3.6. Phần mềm kế toán áp dụng tại công ty 49 2.3.7.Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 53 2.4.Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 54 2.5.Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty. 53 2.5.1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty 53 2.5.2.Đối tương kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty 56 2.5.3.Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam. 56 2.5.3.1 Thực trạng tổ chức kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 56 2.5.3.2 Thực trạng kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty 64 2.5.3.3 Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất chung tại Công ty 74 2.5.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 87 2.6 Tổ chức kế toán giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam 95 2.6.1 Đối tượng và kỳ tính giá thành của Công ty TNHH thép đặc biệt Shengli 95 CHƯƠNG 3: 96 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÉP ĐẶC BIỆT SHENGLI VIỆT NAM.96 3.1 Những thành tựu đạt được trong công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thép đặc biệt Shengli.97 3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam.100 3.3 Một số ý kiến và giải pháp khắc phục hạn chế và hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam.103 KẾT LUẬN113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO114 BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BTP Bán thành phẩm CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh CPSXC Chi phí sản xuất chung CCDC Công cụ dụng cụ HĐQT Hội đồng quản trị KD Kinh doanh KPCĐ Kinh phí công đoàn TM, TƯ, TGNH Tiền mặt, tạm ứng, tiền gửi ngân hàng TK Tài khoản TK ĐƯ Tài khoản đối ứng TSCĐ Tài sản cố định PGĐ Phó giám đốc PX Phân xưởng LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện để loài người tồn tại và phát triển.Cùng với xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng. Để quản lý một cách hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, không phân biệt Công ty thuộc loại hình, thành phần kinh tế, hình thức sở hữu nào đều phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế toán được coi như một công cụ hữu hiệu. Đứng trước sức cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường như hiện nay, ngoài việc sản xuất và cung cấp cho thị trường một số lượng lớn sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn, chủng loại mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, Công ty cần phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí sản xuất đồng thời đưa ra thị trường những sản phẩm với mức giá thành hợp lý. Giá thành thấp, sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã phù hợp sẽ là tiền đề tích cực giúp Công ty đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn, đem lại nhiều lợi nhuận từ đó tăng tích lũy cho Công ty và nâng cao đời sống cho công nhân viên trong công ty. Tất cả các phần hành kế toán đều quan trọng và gắn bó, kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của kế toán. Nhưng trong đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn được ví như là linh hồn của công tác kế toán, đặc biệt là khi hoạt động sản xuất trong công ty là một trong những hoạt động rất quan trọng.Như vậy có thể thấy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành giữ một vai trò quan trọng.Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề luôn đặt lên hàng đầu. Là một công cụ quan lý đắc lực, hỗ trợ để đưa ra những quyết định mang tính sách lược và chiến lược cho nhà quản trị, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng cần không ngừng hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong những năm qua, Công ty TNHH Thép đặc biệt Shengli đã không ngừng đầu tư về chiều sâu, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, khẳng định vị thế của mình trong ngành sản xuất và chế tạo các loại thép. Để đạt được những thành tựu đó, phải kể đến sự đóng góp to lớn của công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty.Tuy đã đạt được những thành tựu như vậy nhưng công tác kế toán vẫn cần không ngừng hoàn thiện để ngày một tốt hơn. Đó là lí do em chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam” để hiểu rõ hơn và nắm vững hơn về vấn đề này phục vụ cho quá trình công tác sau này. Kết cấu luận văn tốt nghiệp của em gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong Công ty sản xuất. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các thông tin, số liệu trong bài là trung thực, đúng với tình hình thực tế của công ty.
Sinh viên
Đỗ Thị Thu Hường
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh
CPSXC Chi phí sản xuất chung
TM, TƯ, TGNH Tiền mặt, tạm ứng, tiền gửi ngân hàng
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện để loài người tồn tại và pháttriển Cùng với xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngàycàng mở rộng và phát triển không ngừng Để quản lý một cách hiệu quả đốivới hoạt động sản xuất kinh doanh, không phân biệt Công ty thuộc loại hình,thành phần kinh tế, hình thức sở hữu nào đều phải sử dụng đồng thời hàngloạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế toán được coi như một công
cụ hữu hiệu Đứng trước sức cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trườngnhư hiện nay, ngoài việc sản xuất và cung cấp cho thị trường một số lượnglớn sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn, chủng loại mẫu mã phù hợp thị hiếungười tiêu dùng, Công ty cần phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí sản xuấtđồng thời đưa ra thị trường những sản phẩm với mức giá thành hợp lý Giáthành thấp, sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã phù hợp sẽ là tiền đề tích cựcgiúp Công ty đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn, đem lạinhiều lợi nhuận từ đó tăng tích lũy cho Công ty và nâng cao đời sống chocông nhân viên trong công ty
Tất cả các phần hành kế toán đều quan trọng và gắn bó, kết hợp chặt chẽvới nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của kế toán Nhưng trong đó, kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn được ví như là linhhồn của công tác kế toán, đặc biệt là khi hoạt động sản xuất trong công ty làmột trong những hoạt động rất quan trọng Như vậy có thể thấy kế toán tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành giữ một vai trò quan trọng Trong môitrường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thànhsản phẩm là một vấn đề luôn đặt lên hàng đầu Là một công cụ quan lý đắclực, hỗ trợ để đưa ra những quyết định mang tính sách lược và chiến lược chonhà quản trị, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí
Trang 5và tính giá thành nói riêng cần không ngừng hoàn thiện nâng cao hiệu quảhoạt động.
Trong những năm qua, Công ty TNHH Thép đặc biệt Shengli đã khôngngừng đầu tư về chiều sâu, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
và hạ giá thành sản phẩm, khẳng định vị thế của mình trong ngành sản xuất vàchế tạo các loại thép Để đạt được những thành tựu đó, phải kể đến sự đónggóp to lớn của công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm tại công ty Tuy đã đạt được những thành tựu như vậynhưng công tác kế toán vẫn cần không ngừng hoàn thiện để ngày một tốt hơn
Đó là lí do em chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam”
để hiểu rõ hơn và nắm vững hơn về vấn đề này phục vụ cho quá trình công tácsau này
Kết cấu luận văn tốt nghiệp của em gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong Công ty sản xuất.
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam.
Trang 6CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất.
1.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sảnxuất Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liềnvới sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất Nóicách khác, quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: tư liệu laođộng, đối tượng lao động và sức lao động Đồng thời quá trình sản xuất cũng
là quá trình tiêu hao các yếu tố trên và quá trình đó tạo ra các loại sản phẩmlao vụ và dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinhdoanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động,chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống Trên phương diệnnày chi phí được xác định là tổng giá trị các khoản giảm lợi ích kinh tế trong
kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặcphát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu
Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sảnxuất kinh doanh, nó luôn vận động, thay đổi trong quá trình tái sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định
Trang 7Trên góc độ kế toán tài chính: chi phí được nhìn nhận như những khoảnphí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các chiphí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp và các chi phí khác Những chi phí này phát sinh dưới dạngtiền, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bịđược kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chứng minhviệc phát sinh của chúng.
Trên góc độ của kế toán quản trị: Mục đích của kế toán quản trị là cung cấpthông tin thích hợp về chi phí, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quảntrị doanh nghiệp Vì vậy, đối với các nhà quản trị chi phí không chỉ đơn thuầnnhận thức chi phí như kế toán tài chính, mà chi phí còn được nhận thức theo cảkhía cạnh nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.Xét về bản chất thì chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định, nó là vốn kinhdoanh của doanh nghiệp bỏ ra vào quá trình sản xuất
Xuất phát từ mục đích và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường thì mọi sản phẩm khi nó được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quantâm đến hiệu quả nó mang lại Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đốivới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp luôn cần biết
số chi phí đã chi ra cho từng hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ là baonhiêu, tỷ trọng từng loại chi phí, khă năng hạ thấp các loại chi phí này Chỉtiêu thỏa mãn được những thông tin mang các nội dung trên chính là giá thànhsản phẩm
Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.
Trang 8Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừamang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan Trong hệ thống cácchỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổnghợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinhdoanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp
đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận
Chỉ tiêu giá thành luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong nólà: chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trongkhối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành Như vậy, bản chất của giáthành sản phẩm là sự dịch chuyển của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm,công việc, lao vụ hoàn thành Chưa có sự chuyển dịch này thì không thể nói đếnchi phí và giá thành sản phẩm Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, gía thànhbao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cần được bù đắp bất kể nóthuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm Giá thành sản phẩm là mộtphạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí laođộng vật hóa đã được thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nhữngchi phí đưa vào giá thành phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu laođộng tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tớiviệc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống
1.1.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
Điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc tồn tại và phát triển của doanhnghiệp là quản lý chi phí một cách chặt chẽ Và để thực hiện mục tiêu phấnđấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp cần
có các biện pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách hợp
lý, do đó cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận sản xuất trong
Trang 9- Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất
và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để xác đinh đối tượng tập hợp chiphí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm thích hợp, xác định phươngpháp tính giá thành phù hợp
-Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đốitượng đã xác định bằng phương pháp thích hợp để trên cơ sở đó tính giá thànhthực tế cho từng đối tuợng, từng đơn vị theo đúng quy định, đúng kỳ hạn,đúng phương pháp, đảm bảo tính chính xác
-Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật dự đoánchi phí phục vụ quản lý sản xuất nhằm đẩy mạnh việc sử dụng tiết kiệm vàhiệu quả mọi chi phí phục vụ cho yêu cầu hạch toán ở doanh nghiệp
Định kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và nhiệm
vụ hạ giá thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ… những khả năng tiềm tàng
có thể khai thác và phương hướng cần phấn đâu là không ngừng hạ giá thànhmột cách hợp lý
Trong thực tế mỗi doanh nghiệp lại có quy trình sản xuất mang tính đặctrưng khác nhau,vì thế tùy thuộc vào tình hình thực tế phát sinh mà mỗi doanhnghiệp đề ra các yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sao chohiệu quả nhất
1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thốngcác chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mốiquan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinhdoanh, do vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm
Kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mìnhtrong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành
Trang 10Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí
và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mốiquan hệ với các bộ phận kế toán khác có liên quan, trong đó kế toán các yếu
tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệsản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản xuất của sản phẩm, khả năng hạchtoán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắnđối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương án tập hợp chi phí sảnxuất phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sảnphẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đốitượng tính giá thành cho phù hợp
Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công
rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quanđặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí
Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kếtoán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứngđược yêu cầu thu nhận- xử lý- hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành củadoanh nghiệp
Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sảnphẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúpcác nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng,phù hợp với quá trình sản xuất- tiêu thụ sản phẩm
1.2 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2.1 Lý thuyết về loại hình kế toán, nguyên tắc kế toán chi phối tổ chức kế toán
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trang 11Loại hình kế toán được hiểu là một hệ thống các quan điểm và cách thứcthực hiện công việc kế toán trong một môi trường nhất đinh Lý thuyết kếtoán là một hệ thống các tư tưởng quan điểm về những vấn đề cơ bản nhấtcủa kế toán Có nhiều tiêu thức khác nhau để nghiên cứu lựa chọn phân loại
hệ thống kế toán:
- Phân loại căn cứ vào thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí
- Phân loại căn cứ vào quan điểm về sự tồn tại doanh nghiệp
- Phân loại căn cứ vào phạm vi kinh tế toán phục vụ
Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều loại hình kế toán tuy nhiên việc lựachọn loại hình kế toán tĩnh hay loại hình kế toán động theo cách phân loại dựavào quan điểm về sự tồn tại doanh nghiệp được coi là cốt lõi trong việc xâydựng mô hình kế toán trong doanh nghiệp
Loại hình kế toán tĩnh.
Theo mô hình này, các doanh nghiệp không phải là một thực thể tồn tạiliên tục Do vậy, tại một thời điểm nào đó theo định kỳ, các doanh nghiệp cầnphải xác định xem nếu đem bán tài sản hiện có thì số tiền thu về có đủ khảnăng để thanh toán các khoản nợ phải trả hay không
- Lý thuyết kế toán chủ đạo:Hạt nhân của loại hình kế toán tĩnh là lý
thuyết sở hữu với quan điểm xác định vốn chủ sở hữu hay tài sản ròng làthông tin cơ bản mà kế toán cần phản ánh Do vậy, kế toán nói chung và kếtoán CPSX và GTSP nói riêng phải hướng đến cung cấp thông tin đánh giá tàisản thuần của doanh nghiệp
-Nguyên tắc kế toán sử dụng:
+ Nguyên tắc giá thị trường: Loại hình kế toán tĩnh hoạt động trênnguyên tắc: “Giả định doanh nghiệp bị thanh lý định kỳ” Do vậy, nguyên tắcgiá thị trường được sử dụng phổ biến nhằm đánh giá giá trị của tài sản thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Khấu hao tài sản khôngtheo hệ thống mà tùy thuộc vào kết quả đánh giá tài sản qua các kỳ Do vậy,chi phí về khấu hao TSCĐ cũng bị ảnh hưởng tướng ứng
Trang 12+Nguyên tắc kế toán dồn tích được sử dụng phổ biển để ghi nhận cácnghiệp vụ trong doanh nghiệp Do vậy, CPSX được ghi nhận khi phát sinh màkhông nhất thiết phải gắn với dòng thu hoặc chi tiền.
Loại hình kế toán động.
- Lý thuyết kế toán chủ đạo:
+Lý thuyết thực thể: Trong lý thuyết thực thể, doanh nghiệp là một thực thể
có sự tách biệt với chủ sở hữu của nó Kế toán cần phản ánh thông tin về tìnhhình tài chính của đơn vị là các tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản
đó, không phân biệt nguồn của chủ sở hữu hay chủ nợ và kết quả kinh doanh đểcung cấp thông tin về khả năng sinh lời của khoản đầu tư vào đơn vị
+ Lý thuyết doanh nghiệp:Lý thuyết doanh nghiệp là một bước phát triểncao của lý thuyết thực thể Theo lý thuyết này, doanh nghiệp được coi là mộtthực thể kinh tế - xã hội có liên quan đến lợi ích của nhiều bên Trách nhiệm củađơn vị kế toán là đảm bảo lợi ích của tất cả các bên có lợi ích liên quan Thôngtin kế toán mang tính trung lập, không thiên vị cho bất kể đối tượng nào
Từ những lý thuyết trên cho thấy, thông tin về CPSX và GTSP là nhữngthông tin quan trọng trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp bởi nó cungcấp thông tin cần thiết để lập cả báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạtđộng kinh doanh của nghiệp Do vậy, kế toán CPSX và GTSP phải được tổchức một cách hợp lý để đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán
- Nguyên tắc kế toán sử dụng:
Nguyên tắc giá gốc: Loại hình kế toán động “giả định doanh nghiệp hoạtđộng liên tục” Do vậy, kế toán ghi nhận các đối tượng kế toán theo giá vốnban đầu khi hình thành và không cần điều chỉnh theo sự thay đổi của giá thịtrường Tài sản cố định được khấu hao một cách có hệ thống Do vậy, chi phíkhấu hao TSCĐ cũng được ghi nhận một cách có hệ thống
+ Nguyên tắc kế toán dồn tích: Chi phí nói chung và CPSX nói riêngđược ghi nhận khi phát sinh mà không phụ thuộc vào dòng tiền
Trang 13+ Các nguyên tắc kế toán khác được vận dụng như nguyên tắc nhấtquán, nguyên tắc trọng yếu, nguyên tắc thận trọng, Các nguyên tắc này đòihỏi kế toán CPSX và GTSP phải ghi nhận thông tin một cách nhất quán, cácCPSX phát sinh cần được ghi nhận toàn bộ trong kỳ hoặc phân bổ một cáchhợp lý dựa trên căn cứ đáng tin cây, các CPSX sản xuất vượt định mức hoặckhông mang lại lợi ích kinh tế trong tương lại cần được ghi nhận ngay toàn bộvào trong kỳ.
Tóm lại, loại hình kế toán mà doanh nghiệp áp dụng sẽ chi phối tới côngtác kế toán CPSX và GTSP của doanh nghiệp Tuy nhiên, kế toán cần hiểu vàvận dụng một các linh hoạt những lý thuyết kế toán chủ đạo và các nguyên tắc
kế toán trong mỗi loại hình để thực hiện công tác kế toán CPSX và GTSP mộtcách hiệu quả
Ngoài loại hình kế toán tĩnh và loại hình kế toán động, loại hình kế toán
vĩ mô và vi mô cũng tác động tới kế toán CPSX và GTSP
Loại hình kế toán vĩ mô
Hệ thống kế toán theo kiều vĩ mô có mối tương quan chặt chẽ với sựphát triển các chính sách kinh tế quốc gia
Trong hệ thống kế toán này, lợi nhuận kế toán có thể được giải quyết đểkhuyến khích sự duy trì và ổn định nền kinh tế, trách nhiệm kế toán phải cungcấp những thông tin nhằm duy trì nền kinh tế vĩ mô
Kế toán vĩ mô mang tính thống nhất cao từ phương pháp đánh giá đếncách trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Mục đích của tính thốngnhất này là tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý toàn bộ doanh nghiệp, cácngành nghề, phục vụ cho chính sách thuế của nhà nước và các cơ quan củađại diện Nhà nước
Theo những đặc điểm trên của loại hình kế toán vĩ mô, kế toán CPSX vàGTSP cần được tổ chức thống nhất theo các quy định chung của Nhà nước cả
về các phương pháp kế toán và cách thức trình bày, cung cấp thông tin
Loại hình kế toán vi mô
Trang 14Hệ thống kế toán theo kiểu vi mô với xu hướng căn bản là phục vụ chocác thực thể kinh tế riêng rẽ.
Trong mô hình kế toán này, những khái niệm kế toán thường xuất phát từnhững vấn đề tồn tại của các doanh nghiệp riêng biệt
Do tính đa dạng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nên hệ thống kếtoán theo kiểu vi mô thường không có tính thống nhất cao
Những đặc điểm trên của loại hình kế toán vi mô tác động làm cho côngtác kế toán CPSX và GTSP trở nên linh hoạt, doanh nghiệp có thể điều chỉnhtoàn bộ công tác kế toán CPSX và GTSP sao cho phù hợp với đặc điểm vàyêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khácnhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũngnhư phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất cần phảiđược phân loại theo những tiêu thức phù hợp Sau đây là một số cách phânloại chi phí cơ bản:
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:
Theo cách phân loại này, người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung
và tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chiphí đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào Cách phân loại này cònđược gọi là phân loại chi phí theo yếu tố
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí:
- Chi phí nguyên liệu và vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
Trang 15Việc phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế có ýnghĩa quan trọng, nó là cơ sở cho việc lập và kiểm tra việc thực hiện dự toánsản phẩm sản xuất theo yếu tố, lập kế hoạch cân đối, xác định mức tiêu haovật chất trong phạm vi từng doanh nghiệp.
Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế:
Phương pháp này căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí để phân loại,những loại chi phí có cùng công dụng kinh tế được xếp vào cùng một khoảnmục chi phí, bất kể chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí dụng cụ
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và xây dựng kế hoạch giá thànhcũng như các yêu cầu về giá cả hàng hoá thì giá thành sản phẩm được phânchia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức để phân loại giá thành:
Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:
Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành ba loại sau:
- Giá thành sản phẩm thực tế:
Trang 16Giá thành sản phẩm thực tế là giá thành được tính toán và xác định trên
cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũngnhư số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Giá thànhthực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sảnphẩm và được tính cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị Giáthành thực tế là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp từ đó xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước cũngnhư các bên có liên quan
cơ sở các định mức kinh tế- kỹ thuật của từng doanh trong từng thời kỳ
Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quátrình sản xuất, chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm sản xuất đãhoàn thành
- Giá thành sản xuất toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sảnxuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ công với chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này Giá thành sản xuấttoàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phẩm do doanhnghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán, xác định mức lợinhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp
Ngoài ra, trong công tác quản trị doanh nghiệp còn thực hiện phân loại giá
Trang 17-Giá thành toàn bộ sản phẩm: Là giá thành được xác định bao gồm toàn
bộ các chi phí cố định và chi phí biến đổi mà doanh nghiệp đã sử dụng đểphục vụ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
-Giá thành sản phẩm theo biến phí: Là loại giá thành được xác định chỉbao gồm các chi phí biến đổi kể cả các chi phí biến đổi trực tiếp và chi phíbiến đổi gián tiếp
-Giá thành sản phẩm có phân bổ hợp lý chi phí cố định: bao gồm:
+ Toàn bộ chi phí biến đổi+ Một phần chi phí cố định được xác định trên cơ sở mức độ hoạt độngthực tế so với mức độ hoạt động tiêu chuẩn
1.2.3 Phương pháp xác định, tính toán phân bổ chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm
1.2.3.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng kế toán giá thành sản phẩm.
- Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để chi phí sảnxuất được tập hợp theo đó Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất làkhâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất Thực chấtcủa việc tập hợp chi phí sản xuất là xác đinh nơi phát sinh chi phí hoặc đốitượng chịu chi phí
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là khâu đầu tiên của công tác
kế toán tập hợp chi phí sản xuất Có xác định đúng đắn đối tượng kế toán tậphợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặcđiểm quy trình sản phẩm và quy trình quản lý chi phí sản xuất của doanhnghiệp mới giúp cho tổ chức tốt việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất Trongkhi đó hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có thể được tiến hành ở nhiềuđịa điểm, phân xưởng, tổ, đội khác nhau Do đó, chi phí sản xuất của doanhnghiệp cũng phát sinh ở nhiều địa điểm, bộ phận liên quan đến nhiều sảnphẩm, công việc
Trang 18Như vậy, tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà xác định đốitượng tập hợp chi phí khác nhau, có thể là một sản phẩm, một nhóm sảnphẩm, từng giai đoạn sản xuất sản phẩm hay cả quy trình công nghệ, hoặc tậphợp theo đơn đặt hàng Do đó, khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuấtphải căn cứ vào các nhân tố sau:
+ Đặc điểm, công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất
+ Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
+ Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
+ Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểmthương phẩm, )
+ Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí chi phí và yêu cầu hạch toán chiphí nội bộ của doanh nghiệp
+ Yêu cầu tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành
+ Khả năng, trình độ quản lý của doanh nghiệp
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất khoa học, hợp lý chính là cơ sở
để nâng cao năng suất, hiệu quả của công tác kế toán chi phí sản xuất Đồng thờicòn là cơ sở để tính giá thành theo đối tượng tính giá thành đã xác định
-Đối tượng kế toán giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm cùng loại
do doanh nghiệp sản xuất cần phải tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm
Để xác định được đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổchức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khảnăng, yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể
Trang 19Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm đượcxác định là đối tượng tính giá thành Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàngloạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành Đối vơí quy trìnhcông nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoànthành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trìnhcông nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể lànửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, côngnghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sảnphẩm đã lắp ráp hoàn thành.
- Phân biệt đối tượng kế toán CPSX và đối tượng tính GTSP.
+ Điểm giống nhau: Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính GTSP
giống nhau về bản chất, đó là chúng đều là những phạm vi, giới hạn để tậphợp chi phí, trên thực tế có những trường hợp chúng trùng nhau
+ Điểm khác nhau:
- Việc xác định đối tượng CPSX một cách khoa học, hợp lý là căn cứ
để kế toán mở các tài khoản cấp 2, cấp 3, các sổ chi tiết để tổ chức công tácghi chép ban đầu; tập hợp CPSX theo từng đối tượng giúp cho việc tăngcường công tác quản lý CPSX và thực hiện chế độ hạch toán kế toán ở cácdoanh nghiệp
- Việc xác định đối tượng tính giá thành là cơ sở để kế toán mở cácbảng, phiếu tínhgiá thành và tổ chức công tác tínhgiá thành theo tứng đốitượng trongdoanh nghiệp
1.2.3.2 Phương pháp tính toán phân bổ chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm.
Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Trang 20Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quantrực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loạichi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếpcho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chiphí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó.
Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp:
- Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chiphí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kếtoán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó
- Phân bổ chi phí sản xuất
Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêuchuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liênquan Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành:
Công thức phân bổ chi phí:
+ Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức
H = C/T
Trong đó:
H: Là hệ số phân bổ chi phí
C: Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
T: Là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí + Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể
Ci = H * Ti
Trong đó:
Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng iViệc xác định tiêu chuẩn phân bổ tùy thuộc vào đặc thù cụ thể của từngdoanh nghiệp Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ được lựa chọn tùy vàotừng trường hợp cụ thể Tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về chi phíphụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được chọn
1.2.3.3 Xác định chi phí sản xuất.
Xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật
Trang 21CPNVLTT thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:
Trị giáphế liệuthu hồi(nếu có)
_
_
-++
=
=
Trị giáNVLtrực tiếpcòn lạicuối kỳ
Trị giá NVLtrực tiếpxuất dùngtrong kỳ
Trị giáNVLtrực tiếpcòn lạiđầu kỳ
Chi phí
NVL trực
tiếp thực
tế trong kỳ
Trang 22= + -
- Xác định chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhântrực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ gồm:Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH,BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất
CPNVLTT và CPNCTT thường là các khoản chi phí trực tiếp nênthường được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan.Trong trường hợp CPNVLTT và CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượngtập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụngphương pháp tập hợp, phân bổ gián tiếp Khi đó tiêu chuẩn sử dụng để phân
bổ CPNVLTT cho các đối tượng có thể là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch,khối lượng sản phẩm sản xuất, Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ CPNCTT cóthể là: Chi phí tiền lương định mức (hoặc kế hoạch), giờ công định mức, giờcông thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra,
Xác định chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụcho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sảnxuất Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phívật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụmua ngoài, chi phí khác bằng tiền
Trang 23CPSXC được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản
lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn phảiđược tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi Cuối kỳ sau khi đã tậphợp được chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, kế toán tính toánphân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuấttrong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý Việc tính toán xácđịnh chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn
cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng:
+ Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.+ Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phíthực tế
Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, kế toán có thể vận dụngcác phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp theo một trong số cácphương pháp sau:
Trang 241.2.3.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp
-Điều kiện áp dụng: phương pháp này được áp dụng trong trường
hợp daonh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phínguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khốilượng sản phẩm dở dang ít và ổn định giữa các kỳ
- Nội dung:
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phíNVL chính trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp, còn các chi phí khác như: chiphí NCTT, chi phí SXC tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ Trườnghợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liêntục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác địnhtheo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang
- Công thức:
• Theo phương pháp bình quân:
Dck = Qht Qdck
Cv Dđđ
Dđk, Dck: Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
Cv: CP NVL chính trực tiếp(CP NVL trực tiếp) phát sinh trong kỳ
Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Qbht : Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ
1.2.3.4.2 Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có
chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất,khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giáđược mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang
Trang 25- Nội dung: theo phương pháp này, phải tính cho sản phẩm dở dang cuối
kỳ tất cả các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung), khối lượng sản phẩm dở dangcuối kỳ được qui đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ
chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.
− ) 1 (
x Qdck x mc
Trong đó:
Qdđk, Qdck: khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ,cuối kỳ
mđ, mc: mức độ chế biến thành phẩm của sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
Qbht: khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ
• Theo phương pháp bình quân gia quyền:
Dck = QhtD Qdck mc
đk x
C
+ +
x (Qdck x mc)Trong đó: Qht = Qdđk + Qbht là khối lượng sản phẩn hoàn thành trong kỳ.Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theođặc điểm của từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào 1 lần từ đầu quytrình sản xuất (thường là chi phí NVL trực tiếp, hoặc chi phí nửa thành phẩmbước trước chuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dởdang là 100%
1.2.3.5 Phương pháp kỹ thuật tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là phương pháp tính toán, xác định giá thànhđơn vị của sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ hoàn thành theo các khoảnmục chi phí quy định Tùy thuộc vào đặc thù và tình hình thực tế của mỗidoanh nghiệp mà có phương pháp tính giá thành hợp lý
1.2.3.5.1 Tính giá thành sản xuất theo công việc (theo đơn đặt hàng)
Trang 26Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc,sản xuất hàng loạt, sản xuất hàng loạt kết hợp với đơn đặt hàng Khi đó đốitượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành
là đơn đặt hàng hoàn thành
1.2.3.5.2 Tính giá thành sản phẩm theo toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo toàn bộ quy trìnhcông nghệ sản xuất được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất hàng loạt vớikhối lượng lớn, mặt hàng sản xuất ổn định, qui trình công nghệ sản xuất sảnphẩm có thể là qui trình công nghệ giản đơn hoặc qui trình công nghệ phứctạp(qui trình phức tạp kiểu chế biến liên tục, hoặc chế biến song song), hoặcqui trình sản xuất, chế tạo hỗn hợp
Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có qui trình công nghệ
sản xuất giản đơn
Đối với doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, giáthành sản phẩm có thể được tính theo các phương pháp sau:
- Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này được áp dụng ở loại hình sản xuất giản đơn, loại hìnhnày có đặc điểm là chu kỳ sản xuất ngắn, khối lượng sản phẩm lớn và kết thúcquy trình sản xuất tạo ra một loại sản phẩm Đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tượng tính giáthành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó
Z = Dđk + C- Dck
z = Z/Qht
Trong đó:
Z: Là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
z : Là giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Qht: Là số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
C: Là tổng chi phí sản xuất trong kỳ
Dđk, Dck: Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
- Phương pháp tính giá thành hệ số
Trang 27Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình sảnxuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính, kết thúc tạo ra nhiều loạisản phẩm khác nhau, còn gọi là quy trình sản xuất liên sản phẩm Đối tượngtập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm,đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành Để tính được giáthành cho từng loại sản phẩm ta căn cứ vào hệ số tính giá thành quy cho từngloại sản phẩm Sau đó, quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ
số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ.Hệ số có thể được xác định theoquy định của ngành hoặc xác định dựa trên cơ sở giá thành đơn vị kế hoạch
Tổng sản lượng quy đổi = ∑ sản lượng thực tế Hệ số sản phẩm
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm:
=
*
(Tiêu thức phân bổ có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành định mức)
=
-Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Sản lượng quy đổi sản phẩm (i)Tổng sản lượng quy đổi
Hệ số phân bổ chi
phí sản phẩm i (Hi)
Tỷ lệ tính giáthành
Tiêu chuẩn phân bổtừng quy cách
Tổng giá thành từng quy
cách
Tổng giá thành thực tếTiêu thức phân bổ
Tỷ lệ giá thành (theo
khoản mục )
Trang 28Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sửdụng cùng một loại chi phí nguyên vật liệu chính, kết quả ngoài sản phẩmchính thu được sản phẩm phụ, để tính giá thành sản phẩm phải loại trừ chi phísản xuất sản phẩm phụ.
Z = Dđk + C – Dck - Cp
Trong đó: Cp là chi phí sản xuất sản phẩm phụ, được xác định theo chiphí ước tính hoặc xác định dựa trên giá có thể bán được sau khi trừ lợi nhuậnđịnh mức
Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục
Đối với doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chếbiến liên tục, tùy theo đối tượng tính giá thành là thành phẩm hay nửa thànhphẩm ở từng giai đoạn công nghệ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn tính giáthành theo các phương pháp sau:
- Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp xác định đối tượngtính giá thành là nửa thành phẩm Kế toán phải tổng hợp chi phí của từng giaiđoạn công nghệ, tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn trước đó và kếtchuyển sang giai đoạn sau
Giá thành nửa thành phẩm được xác định như sau:
ZNTPi: Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i
DĐki: Chi phí dở dang đầu kỳ giai đoạn i
DCki: Chi phí dở dang cuối kỳ giai đoạn i
Ci: Chi phí dở dang cuối kỳ giai đoạn i
Sơ đồ 1 : kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành
Trang 29Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn nChi phí nguyên vật liệu chính (bỏ vào 1 lần)Giá thành nửa thành phẩm gđ 1 chuyển sangGiá thành nửa thành phẩm gđ n-1 chuyển sang
Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn n
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2
Giá thành thành phẩm
Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1
CPSX của giai đoạn 1 theo khoản mục
CPSX của giai đoạn 1 trong thành phẩm
CPSX của giai đoạn 2 theo khoản mục
CPSX của giai đoạn 2 trong thành phẩm
CPSX của giai đoạn n theo khoản mục
CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm
Giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm (theo khoản mục)
- Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm:
Giá thành sản phẩm = ∑ CPSX giai đoạn i
Sơ đồ 2 : kết chuyển song song để tính giá thành :
1.2.4 Tổ chức kế toán ghi nhận chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2.4.1 Tổ chức chứng từ kế toán.
Thành phẩm
Trang 30Chứng từ kế toán là những giấy tờ phản ánh, chứng minh nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành Tổ chức chứng từ kế toán phảiđảm bảo được tính thống nhất để kiểm tra, kiểm soát theo pháp luật, phải đảmbảo quy trình trật tự trong việc tạo lập và luân chuyển chứng từ, phải đảm bảotính hợp pháp, hợp lệ khi hình thành
Trong công tác hạch toán chi phí sản xuất các chứng từ được sử dụng:
- Chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các chứng từ thanh toán có liên quanđến chi phí
- Các phiếu xuất, nhập vật tư, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho
- Các hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
- Các bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, bảngphân bổ tiền lương
- Biên bản đánh giá thiệt hại trong sản xuất
- Phiếu kiểm kê đánh giá các sản phẩm dở dang cuối kỳ
Các chứng từ sử dụng phải được tiêu chuẩn hóa về biểu mẫu và thủ tục,lập chứng từ
1.2.4.2 Tổ chức tài khoản kế toán.
Kế toán sử dụng phương pháp tài khoản để phân loại và ghi chép mộtcách có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được ghi nhận ban đầutrên chứng từ kế toán Tương tự như vậy đối với các nghiệp vụ kế toán CPSX
và giá thành sản phẩm, kế toán CPSX và giá thành sản phẩm cũng cần xâydựng một hệ thống tài khoản thích hợp Tài khoản kế toán trong kế toánCPSX và giá thành sản phẩm bao gồm:
- Các tài khoản phản ánh các CPSX tiêu dùng trong doanh nghiệp như:Tài khoản phản ánh CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC
- Tài khoản phản ánh giá trị thành phẩm nhập kho
- Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản trung gian như tài khoảnphản ánh chi phí sản xuất dở dang,
Trang 31Những tài khoản này được tổ chức từ tổng hợp dến chi tiết tùy theo đặcđiểm sản xuất và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Tài khoản kế toán CPSX
và giá thành sản phẩm có thể được chi tiết theo nhiều cách khác nhau như tàikhoản phản ánh chi phí dược chi tiết theo khoản mục chi phí, theo yếu tố chiphí hoặc kết hợp giữa khoản mục và yếu tố chi phí, tài khoản phản ánh thànhphẩm có thể mở chi tiết cho từng thành phẩm (đối với doanh nghiệp sản xuấtđơn chiếc), hoặc từng loại thành phẩm Tương tự như chứng từ kế toán, những tài khoản này cũng phải được doanhnghiệp mã hóa và khai báo trên phần mềm kế toán
1.2.4.3 Quy trình ghi nhận chi phí sản xuất.
Khi các CPSX phát sinh, kế toán căn cứ vào các chứng từ cần thiết đểphản ánh vào các tài khoản kế toán liên quan theo nguyên tắc: Những chi phíliên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí được tập hợp trực tiếp chotừng đối tượng, những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợpchi phí được tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí sau đó phân bổ cho cácđối tượng chịu chi phí Riêng đối với những chi phí chế biến vượt mức bìnhthường hoặc không đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai được đưa ngay vàochi phí giá vốn trong kỳ
Cuối kỳ kế toán sau khi đã tập hợp CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC theotừng đối tượng, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phínày để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiếnhành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, thực hiện tính giá thànhcác loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ
Trang 32Sơ đồ 3: Quy trình ghi sổ kế toán và báo cáo chi phí sản xuất,
giá thành
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
: Ghi định kỳ, cuối kỳ
1.2.5 Tổ chức cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục
vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
- Đối tượng và yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin kế toán CPSX
và giá thành sản phẩm: Kế toán CPSX và giá thành sản phẩm cung cấp thôngtin hữu ích cho các đối tượng cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
+ Các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp sử dụng thông tin của kế toánCPSX và giá thành sản phẩm chủ yếu thông qua các chỉ tiêu tổng quát trênbáo cáo tài chính như giá vốn hàng bán, các chỉ tiêu về lợi nhuận Yêu cầu củacác đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp là thông tin về kếtoán CPXS và giá thành sản phẩm phải được thể hiện một cách tổng quát, rõràng và dễ hiểu
Báo cáo CPSX,giá thành SP
Sổ kế toántổng hợp TK
154, 631
Sổ kế toán tổnghợp TK 621,
Sổ chi tiết CPSXtheo đối tượng kếtoán chi phí tập hợp
Trang 33+ Các đối tượng bên trong doanh nghiệp đó chính là các nhà quản trịdoanh nghiệp Các nhà quản trị cần những thông tin kế toán để đánh giá đượctình hình của doanh nghiệp từ đó đưa ra được các quyết định tổ chức, điều hànhphù hợp Vì vậy, thông tin kế toán CPSX và giá thành sản phẩm cung cấp chocác nhà quản trị phải được tiết theo yêu cầu quản lý, đưa ra được những thôngtin thích hợp trong những trường hợp cụ thể, và có tính so sánh cao.
- Trình bày, cung cấp bằng báo cáo kế toán:
Cung cấp thông tin là giai đoạn lập báo cáo kế toán (báo cáo tài chính,báo cáo quản trị) và cung cấp cho các đối tượng liên quan Công việc của kếtoán ở giai đoạn này là dựa trên số liệu, thông tin được phản ánh ghi chi phítrên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết lập nên các báo cáo kế toán theocác nguyên tắc, quy định về nội dung, phương pháp lập mẫu, biểu báo cáo, Sản phẩm của hoạt động kế toán là hệ thống báo cáo kế toán Sản phẩm chính
là hệ thống các thông tin kế toán được những người làm kế toán thiết lập trên
cơ sở tuân thủ theo phương pháp và kỹ thuật nghiệp vụ, theo nguyên tắcchuẩn mực kế toán, các quy định chung về nghề nghiệp chuyên môn Hệthống báo cáo này được cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin
Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được trìnhbày cụ thể, chủ yếu trong các báo cáo kế toán quản trị:
+ Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ
+ Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm (dịch vụ) hoàn thành, tiêuthụ,
Hệ thống báo cáo này cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấpthông tin phục vụ quản lý nội bộ từng doanh nghiệp cụ thể Nội dung của hệthống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo tính tuân thủ với tính so sánhđược của các thông tin phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành và ra quyết địnhkinh tế của doanh nghiệp
Trang 341.2.6 Đặc điểm tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kếtoán trên máy có những đặc điểm nổi bật sau:
- Mã hoá đối tượng cần quản lý cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanhchóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động
- Xây dựng một hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từngđối tượng để kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Xây dựng một hệ thống sổ, báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉtiêu phân tích cơ bản thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích
- Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự tổng hợp dữ liệu,
từ các phần hành kế toán có liên quan và từ chương trình có thể tập hợp tínhtoán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ theo từng khoản mục chi phí
- Sau khi kế toán nhập dữ liệu về số lượng thành phẩm, giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ, chương trình có thể xác định chi phí phát sinh trong kỳ tínhcho thành phẩm hoàn thành
Đối với các phần mềm kế toán nói chung, để phục vụ cho việc quản lý chiphí sản xuất, tập hợp chi phí cho việc tính giá thành thì ngay ở khâu nhập dữ liệungười dùng cần chú ý: Các chi phí phát sinh phải chỉ ra khoản mục chi phí để tậphợp chi phí chi tiết theo khoản mục, bao gồm ba khoản mục chính: chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Trang 35* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với khoản mục chi phí này có thể tập hợp trực tiếp cho từng đốitượng chịu chi phí, vì vậy, khi phát sinh chi phí phải chỉ ra đối tượng chi phí
Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường phải sử dụng đến chứng từ xuấtvật liệu Khi nhập phiếu xuất kho, người sử dụng thường chỉ nhập số lượngxuất, còn trị giá xuất là do máy tự động tính theo công thức doanh nghiệp đãđặt ở biến hệ thống của chương trình
Với khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp yêu cầu kết xuất thông tintrên các sổ sách, báo cáo như sau: Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ, Sổchi tiết và sổ cái TK 621, Sổ nhật ký, chứng từ ghi sổ…
* Chi phí nhân công trực tiếp
Căn cứ vào phương thức tính lương của doanh nghiệp mà khoản chi phínày có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng, nếu không thực hiện được thìphải tiến hành phân bổ
Với các phần mềm cho phép người dùng tự tạo ra bảng tính lương theo ýmuốn và thực hiện việc tính lương, định khoản cho các bút toán phản ánh chiphí nhân công một cách tự động thì xây dựng phương thức tính lương tùythuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp và tiện ích của phần mềm
- Nhập dữ liệu: Sau khi lập phương thức tính lương thì chỉ cần nhập một sốmục như ngày công, giờ công, lương cơ bản, lập tức máy sẽ tự động tính toán
- Sổ sách, báo cáo: với khoản chi phí nhân công yêu cầu kết xuất thôngtin trên các sổ sách, báo cáo như sau: Bảng tính lương và các khoản trích theolương, Bảng phân bổ tiền lương, Sổ chi tiết và sổ cái TK 622, Sổ nhật ký,chứng từ ghi sổ…
* Kế toán chi phí sản xuất chung
Các khoản mục chi phí thuộc về chi phí sản xuất chung có liên quantrực tiếp đến các phân hệ nghiệp vụ khác trong chương trình Vì vậy, việc tậphợp chi phí sản xuất chung liên quan đến các phần hành kế toán khác dochương trình sẽ tự động liên kết và tập hợp dữ liệu từ các phân hệ khác nhưtiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vật tư, tài sản cố định, tiền lương,…
Trang 36Khi tập hợp được chi phí sản xuất chung theo địa điểm hoặc các đốitượng tính giá thành thì chương trình cho phép kết chuyển trực tiếp hoặc phân
bổ gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí cụ thể Với các chi phí sản xuấtchung liên quan đến nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ratrực tiếp cho đối tượng chi phí thì cần tiến hành phân bổ cho các đối tượngchịu chi phí trước khi tính giá thành Do đó, phải xây dựng và cài đặt tiêuthức phân bổ vào cuối tháng khi đã tập hợp được đầy đủ chi phí phát sinh
Sau khi xử lý nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất chung, có thểxem in báo cáo: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, Sổ chi tiết và sổ cái TK
627, Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung, Sổ nhật ký chung, chứng từ ghisổ…
* Tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ
Các phần mềm có thể thiết lập menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kếmột chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang TK 154
Với các phần mềm sử dụng chứng từ để kết chuyển thì người dùng phải
tự tính toán và nhập dữ liệu kết chuyển
Với phần mềm thiết kế menu kết chuyển thì việc kết chuyển và phân bổchi phí rất thuận tiện và đơn giản, chương trình tự tổng hợp số liệu để thựchiện đưa vào các bút toán kết chuyển chi phí Người dùng chỉ phải thực hiệnchọn nhóm kết chuyển và phân bổ, các nhóm này đã có chứa tham số quyđịnh việc kết chuyển, phân bổ như định khoản kết chuyển, kết chuyển chi tiếttheo danh mục nào, phân bổ cho danh mục nào, điều kiện lọc dữ liệu trướckhi tiến hành việc kết chuyển, phân bổ…
* Tính giá thành sản phẩm
Với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất có sản phẩm làm dở thì cầnphải xác định giá trị sản phẩm làm dở và loại trừ khỏi số liệu kết chuyển đểtính giá thành sản phẩm hoàn thành
Trang 37Phần mềm không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thànhcủa sản phẩm dở dang Do vậy kế toán phải xây dựng phương pháp, tính toánxác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở cuối kỳ dựa trên số lượng vàmức độ sản xuất hoàn thành Sau đó nhập giá trị sản phẩm dở dang để chươngtrình tính toán tổng chi phí sản xuất tính cho sản phẩm hoàn thành, từ đó tínhgiá thành thành phẩm.
Thực hiện tính giá thành với phần mềm kế toán như sau:
- Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: chương trình tự động tập hợp,kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất cho các thành phẩm sản xuất hoàn thành
- Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ (có thể máy động chuyển từ cuối kỳtrước)
- Nhập số lượng từng thứ thành phẩm (đối tượng tính giá thành có thể làcác thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất) hoàn thành trong kỳ
- Nhập giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Tổng hợp số liệu
- In báo cáo
Trong quá trình sản xuất luôn có thành phẩm nhập kho, mặc dù chưa tínhđược giá thành sản phẩm và số thành phẩm này có thể được xuất bán chokhách hàng Vì vậy, khi nhập kho thành phẩm, kế toán chỉ có thể nhập về sốlượng Sau khi tính được giá thành sản phẩm, phần mềm kế toán sẽ tự độngđiền giá thành vào các bút toán phản ánh giá vốn thành phẩm xuất bán
Các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, nửa thànhphẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước sau thì việc thực hiện tínhgiá thành sản phẩm phải thực hiện từng bước theo trình tự tính xong giá thànhcủa nửa thành phẩm giai đoạn sản xuất trước mới kết chuyển, phân bổ chonửa thành phẩm giai đoạn sản xuất sau
Phương pháp tính giá thành, phương pháp đánh giá sản phẩm làm dởđược doanh nghiệp lựa chọn dựa vào đặc điểm quy trình sản xuất và yêu cầuquản lý để đặt ra yêu cầu với bộ phận lập trình
Phần hành kế toán chi phí sản xuất và giá thành khi kết thúc, có thể kiểmtra bằng các báo cáo sau:
Trang 38- Bảng kê chi tiết theo khoản mục chi phí
- Báo cáo chi phí sản xuất phân xưởng
- Tổng hợp chi phí theo khoản mục và tài khoản
- Bảng tính giá thành đơn vị theo khoản mục
- Bảng tính giá thành các sản phẩm theo khoản mục
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÉP ĐẶC BIỆT
SHENGLI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về hệ thống kế toán Công ty Việt Nam.
Hệ thống kế toán Công ty Việt Nam hiện nay áp dụng kết hợp giữa mô hình
kế toán động với mô hình kế toán vĩ mô, Nhà nước ban hành toàn bộ khuôn khổpháp lý để các Công ty áp dụng thống nhất.Hệ thống kế toán lấy lý thuyết Công
ty làm lý thuyết kế toán chủ đạo, thông tin của kế toán cung cấp cho nhiều đốitượng sử dụng khác nhau và không thiên vị cho bất kì đối tượng nào
Hệ thống kế toán Công ty Việt Nam hoạt động trên khuôn khổ các quyđịnh pháp lý do Nhà nước ban hành, áp dụng thống nhất cho tất cả các Côngty.Trước những năm 90, hệ thống kế toán nước ta hoạt động theo mô hình củacác nước xã hội chủ nghĩa nhưng sau đó có sự cải cách để phù hợp với tìnhhình thực tế của nền kinh tế nước ta Cho đến nay, hệ thống kế toán tuân thủtheo Luật kế toán 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 có hiệu lực thi hành kể từngày 01/01/2004, hệ thống chuẩn mức bao gồm 26 chuẩn mực kế toán quyđịnh và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán
cơ bản, chung nhất, làm cơ sở ghi chép kế toán, lập các báo cáo tài chínhnhằm đạt được sự đánh giá trung thực khách quan, hợp lý về thực trạng tàichính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Đồng thời, Nhà nước cònban hành Hệ thống chế độ kế toán là những quy đinh và hướng dẫn cụ thế vềchứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở các lĩnhvực, nghành nghề kinh doanh đặc thù và loại hình kế toán cụ thể
Toàn bộ hệ thống kế toán chi phối đến việc tổ chức chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm từ ghi nhận thông tin , cung cấp thông tin tới việc sửdụng thông tin về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trang 402.2 Tổng quan về Công ty TNHH đặc biệt Shengli Việt Nam.
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH đặc biệt Shengli.
Công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam là Công ty quy mô lớn100% vốn đầu tư Trung Quốc do công ty TNHH đầu tư phát triển Shengli(Phúc Kiến) cùng với tập đoàn xuất nhập khẩu khoáng sản ngũ kim tỉnhQuảng Đông cùng nhau đầu tư thành lập Ngày 16 tháng 01 năm 2008 công tyThép đặc biệt Shengli Việt Nam được bộ xây dựng đầu tư phê chuẩn và tiếnhành thành lập
Công ty được xây dựng tại KCN Cầu Nghìn – thị trấn An Bài – huyệnQuỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình thuộc Nam Bắc Bộ VN Đây là nơi có tài nguyênphong phú, cách thị xã Thái Bình 22 km, cách thành phố Hải Phòng 40 km,đồng thời là nằm ngay trên trục đường 10 thuộc Nam Bắc Bộ VN nên giaothông vô cùng thuận tiện Diện tích mặt bằng của công ty là 276000 m2, vốnđăng ký là 35.000.000 USD, tổng kim ngạch đầu tư đạt 100.000.000 USD.Tại Trung Quốc, công ty TNHH đầu tư phát triển Shengli đã thành lập vàphát triển nhiều nhà máy luyện thép có đủ năng lực tự sản xuất chế tạo thiết bịđúc liên tục đồng bộ hoàn chỉnh có kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vựcquản lý, sản xuất luyện thép
Tập đoàn khoáng sản Nguc Kim Quảng Đông là 1 DN nhà nước với trên
50 năm lịch sử, năng lực hùng hậu, lĩnh vực kinh doanh: xuất nhập khẩu vậtliệu ngành thép và khoáng sản Trong nhiều năm kinh doanh, công ty đã tíchlũy được rất nhiều kinh nghiệm trong thương mại quốc tế, sau khi tham giađầu tư sẽ là trợ thủ đắc lực trong khâu thương mại như đặt vật liệu, tiêu thụsản phẩm…giúp ích rất nhiều trong việc mở rộng qui mô dự án, nâng cao sứcmạnh cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Công ty Thép đặc biệt Shengli Việt Nam tự hào được sở hữu về công