1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía nam.pdf

121 1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Hệ Thống Báo Cáo Kế Toán Tại Công Ty Tư Vấn Thiết Kế Giao Thông Vận Tải Phía Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 748,03 KB

Nội dung

Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía nam

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 – LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN

1.1 VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN 1

1.1.2 MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 3

1.1.2.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán 4

1.1.3.4 Yêu cầu đối với báo cáo kế toán 13

1.2 HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VIỆT NAM

1.2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ BÁO

1.2.1.1 Giai đoạn 1 : Từ năm 1970 đến tháng 12 năm 1986 17 1.2.1.2 Giai đoạn 2 : Từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 6 năm 1991 19

1.2.2 CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC TRÌNH

1.2.2.1 Chuẩn mực số 21 “ Trình bày Báo cáo tài chính” 23 1.2.2.2 Chuẩn mực số 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khỏan đầu tư

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM ( TEDI SOUTH )

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 31

Trang 2

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 32

2.1.3 MỐI QUAN HỆ TÀI CHÍNH GIỮA CÔNG TY VỚI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

2.1.4.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 40 2.1.4.3 Quy trình kết chuyển doanh thu , bàn giao dịch vụ hoàn thành tại Công ty

2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN CỦA TEDI SOUTH

2.2.1 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN 48 2.2.2 THỜI HẠN LẬP , NƠI GỬI BÁO CÁO KẾ TOÁN 48

2.2.3.1 Hệ thống báo cáo kế toán tài chính 50 2.2.3.2 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị 54

2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN CỦA TEDI SOUTH 57

2.3.2.2 Đối với hệ thống báo cáo quản trị 62

CHƯƠNG 3 – HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM

3.1 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO

3.1.2.1 Đối với hệ thống báo cáo tài chính 67 3.1.2.2 Đối với hệ thống báo cáo quản trị 68

3.2 NỘI DUNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN CỦA TEDI SOUTH 71

3.2.1 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH RIÊNG 71

Trang 3

3.2.1.3 Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ 76

3.2.2 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP 78

3.2.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp 85 3.2.2.3 Bảng thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp 91

3.2.2.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp 91 3.2.3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO QUẢN TRỊ 101 3.2.3.1 Hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị sẵn có của TEDI SOUTH 101

3.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 114

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài :

Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải Phía Nam ( Tedi South ) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành giao thông vận tải Việt Nam Qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển , với sự năng động và sáng tạo , công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc đảm trách thực hiện các công trình chuyên ngành giao thông tại Việt Nam và khu vực Châu Á

Tuy nhiên với xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên toàn thế giới hiện nay, thì những thành tựu trên chỉ là những thành công bước đầu Hơn nữa , để thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về cải cách và đổi mới doanh nghiệp , góp phần nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường , Công ty Tư vấn Thiết kế GTVT Phía Nam đã xây dựng Đề án sắp xếp , đổi mới doanh nghiệp và được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần kể từ năm 2005.Do đó , để chuẩn bị tốt cho quá trình cổ phần hóa , Công ty cần đặc biệt chú trọng đến việc lập và trình bày hệ thống báo cáo kế toán của công ty

Hệ thống báo cáo kế toán là sản phẩm cao nhất của quá trình kế toán Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường , hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay , thông tin trình bày trên báo cáo kế toán trở nên hết sức đa dạng và càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Nó một mặt phải đảm bảo được tình hữu ích đối với nhiều đối tượng sử dụng , đáp ứng được yêu cầu phát triển và quản lý nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , một mặt phải

Trang 5

hoà hợp với thông lệ quốc tế , phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế Ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Tư vấn thiết kế GTVT Phía Nam nói riêng, hệ thống báo cáo kế toán được xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành nghề trên cơ sở tuân thủ các quy định chung của Bộ Tài chính Tuy nhiên , trong quá trình xây dựng và áp dụng ở Công ty và các xí nghiệp thành viên , nhất là trong giai đoạn tiến hành cổ phần hoá, hệ thống báo cáo kế toán đã bộc lộ nhiều hạn chế và đang được các nhà quản lý quan tâm sửa chữa , xây dựng tốt hơn

Nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải Phía Nam phù hợp hơn với điều kiện kinh doanh mới , tôi chọn viết đề tài “ Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty Tư vấn thiết kế GTVT Phía Nam “

2 Mục đích của luận văn :

Trên cơ sở khái quát lý luận về hệ thống báo cáo kế toán ở Việt Nam , tìm hiểu thực trạng hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty tư vấn thiết kế GTVT Phía Nam , luận văn đã xác định quan điểm và phương hướng hoàn thiện , đề xuất ra các biện pháp hoàn thiện và điều kiện để thực hiện các biện pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty

3 Nội dung , đối tượng nghiên cứu :

- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về khái niệm kế toán , về định nghĩa, mục đích , yêu cầu và phân loại báo cáo kế toán

- Khảo sát thực trạng hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải Phía Nam

- Quan điểm , phương hướng , nội dung và điều kiện để thực hiện các biện pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty

Trang 6

4 Phương pháp nghiên cứu :

Phương pháp chủ yếu được vận dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Các vấn đề được nghiên cứu trong mối quan hệ phổ biến và trong sự vận động , phát triển Ngoài ra, luận văn còn kết hợp , sử dụng đồng bộ các phương pháp phân tích , so sánh , quy nạp , diễn dịch để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu

5 Kết cấu của luận văn :

Ngoài phần mở đầu và kết luận , luận văn gồm có 3 chương :

- Chương 1 : Lý luận chung về kế toán và báo cáo kế toán

- Chương 2 : Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải Phía Nam

- Chương 3 : Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải Phía Nam

Trang 7

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN

1.1 Vấn đề chung về kế toán và báo cáo kế toán :

1.1.1 Khái niệm về kế toán :

Khái niệm về kế toán phụ thuộc vào yêu cầu mà mỗi tầng lớp dân cư trong xã hội đòi hỏi ở kế toán và cũng tùy thuộc theo từng thời điểm lịch sử Do đó có rất nhiều khái niệm về kế toán , dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu :

Uỷ ban thuật ngữ của Học viện kế toán viên công chứng Mỹ ( AICPA) định nghĩa : “Kế toán là một nghệ thuật dùng để ghi chép, phân loại và tổng hợp theo một phương pháp riêng có dưới hình thức tiền tệ về các nghiệp vụ , các sự kiện kinh tế và trình bày kết quả của nó cho người sử dụng ra quyết định”

Uỷ ban nguyên tắc kế toán của Mỹ (APB) định nghĩa : “Kế toán là hoạt động dịch vụ Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng được của các tổ chức kinh tế, chủ yếu là thông tin tài chính giúp người sử dụng đề ra các quyết định kinh tế”

Hiệp hội kế toán Mỹ thì cho rằng : “ Kế toán là quá trình ghi nhận , đo lường và công bố các thông tin kinh tế , giúp người sử dụng phán đoán và ra quyết định dựa trên thông tin này”

Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước Việt Nam đã định nghĩa : “Kế toán là công việc ghi chép , tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị , hiện vật và thời gian lao động , chủ yếu dưới hình thái giá trị để phản ánh kiểm tra tình hình vận

Trang 8

động của các loại tài sản , quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh , sử dụng vốn và kinh phí Nhà nước , cũng như các tổ chức , xí nghiệp”

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung , chức năng phản ánh và giám đốc hay kiểm tra của kế toán đối với đối tượng kế toán luôn được nhấn mạnh trong các định nghĩa kế toán Ví dụ như : “Kế toán xã hội chủ nghĩa là công việc tính toán , ghi chép phản ánh bằng con số một cách liên tục , toàn diện và có hệ thống các loại vật tư , tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế , qua đó mà giám đốc tình hình thực hiện kế toán Nhà nước , tình hình bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa”

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường , ngoài chức năng phản ánh và giám đốc hay kiểm tra của kế toán đối với đối tượng kế toán , chức năng cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng để đề ra các quyết định kinh doanh còn là một nhu cầu khách quan Vì vậy các định nghĩa kế toán trong giai đoạn này đều đề cập đến chức năng cung cấp thông tin tài chính của kế toán như :

“Kế toán là quá trình tổ chức có tính định hướng thực hành gắn với việc theo dõi , ghi sổ , tổng hợp , phân tích và truyền đạt các số liệu về các sự kiện của đời sống kinh tế Mục đích của nó là thu thập thông tin cho các quyết định quản lý”

Ngày 17 tháng 6 năm 2003, Luật Kế Toán của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và được đưa áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2004 Để thống nhất quản lý kế toán , bảo đảm kế toán là công cụ quản lý , giám sát chặt chẽ có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế , tài chính , cung cấp thông tin đầy đủ , trung thực , kịp thời , công khai , minh bạch , đáp ứng yêu cầu tổ chức , quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp , tổ chức và cá nhân , một định nghĩa về kế toán đã được

Trang 9

đưa ra : “ Kế toán là việc thu thập , xử lý , kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị , hiện vật và thời gian lao động”

Như vậy , qua các định nghĩa trên , ta thấy về cơ bản chúng vẫn có điểm

chung thống nhất : Kế toán là một công cụ ghi chép , tổng hợp thông tin kinh tế của một tổ chức để lập báo cáo và để cung cấp thông tin cho quá trình xem xét đề ra các quyết định kinh doanh

1.1.2 Mục tiêu và đối tượng sử dụng thông tin kế toán:

1.1.2.1 Mục tiêu của kế toán :

Mục tiêu cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin về tài chính của một tổ chức kinh tế Thông tin về tài chính của tổ chức mà kế toán phản ánh ở đây chủ yếu là thông tin của tổ chức kinh doanh có mục tiêu chính là lợi nhuận Những thông tin về tài chính mà hệ thống kế toán cung cấp rất cần thiết cho những người

ra quyết định quản lý trong quá trình lập kế hoạch và giám sát hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra thông tin tài chính còn cần cho cả những người ở bên ngoài doanh nghiệp như các chủ sở hữu , người cho vay , các nhà đầu tư , các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp … Những người nay cũng cần được cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xem xét và đưa ra quyết định thích hợp

Theo Meigs,1995 thì cho rằng kế toán có 02 mục tiêu chủ yếu :

Một là , phân loại , tổng hợp và truyền đạt những thông tin về tài chính của

một tổ chức kinh tế

Hai là , cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của một tổ chức và

diễn đạt được khả năng , trách nhiệm và cương vị quản lý

Trang 10

Những thông tin kế toán tài chính được thiết kế quan trọng không chỉ đối với các nhà đầu tư mà còn rất cần thiết đối với xã hội , từ những thông tin này mà các nhà đầu tư sẽ quyết định đơn vị kinh tế nào sẽ được chọn để đầu tư vốn , tài trợ vốn trong chiến lược đầu tư phát triển Tuy nhiên vấn đề đặt ra làm thế nào để liên kết, tổng hợp các thông tin một cách có hiệu quả phục vụ cho việc ra quyết định kịp thời và đúng đắn

1.1.2.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán :

Các thông tin kế toán được tạo ra nhằm phục vụ cho những nhóm người khác nhau có những nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau

Nhu cầu thông tin kế toán của từng nhóm đối tượng đối với từng quyết định được khái quát qua biểu sau :

Biểu 1.1 : Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

Nhóm đối tượng Quyết định có nhu cầu thông tin

Nhà quản trị Xác định trình độ và hiệu quả để điều hành HĐKD

Cổ đông Mua , bán hoặc nắm giữ cổ phiếu

Chủ nợ Tăng , giảm hoặc giữ nguyên tín dụng

Nhân viên Đệ trình yêu cầu tăng lương , thay đổi việc làm

Chính quyền Tính thuế , đánh giá ảnh hưởng của DN đến môi trường KD Khách hàng Mua sản phẩm của doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ

a Các nhà quản trị doanh nghiệp :

Bao gồm các cấp độ quản trị khác nhau trong doanh nghiệp là những người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Họ sử dụng thông tin

Trang 11

về kế toán để xác định mục tiêu kinh doanh , đề ra các quyết định để thực hiện , đánh giá thực hiện mục tiêu và điều chỉnh , nếu thấy cần thiết , để hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao hơn

Vai trò của kế toán trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị là nhằm liên kết các quá trình quản lý với nhau và liên kết doanh nghiệp với môi trường bên ngoài

b Chủ sở hữu :

Là những người có quyền sở hữu với vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như cổ đông , người góp vốn liên doanh , Nhà nước trong các doanh nghiệp quốc doanh và công ty cổ phần … Họ quan tâm đến lợi tức sinh ra từ vốn kinh doanh, vì đây là căn cứ để họ đưa ra các quyết định cần thiết , bao gồm cả quyết định phân chia lợi tức cho họ Đồng thời , qua việc xem xét thông tin trên báo cáo kế toán , họ có thể đánh giá năng lực trách nhiệm của các bộ phận quản lý ở doanh nghiệp là tốt hay xấu

c Các nhà cho vay và cung cấp hàng hóa , dịch vụ :

Các ngân hàng , các tổ chức tài chính cũng như các nhà cung cấp hàng hoá , dịch vụ trước khi cho vay hoặc cung cấp đều có nhu cầu thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào Nghĩa là , doanh nghiệp đã có đủ khả năng chi trả hay không ? Để có được những thông tin này , họ phải sử dụng thông tin của kế toán

d Các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư là những người cung cấp vốn cho tổ chức hoạt động kinh doanh với hy vọng thu được lợi tức trên vốn đầu tư Họ cần biết những rủi ro về vốn, những thông tin về các rủi ro tiềm tàng trong các doanh nghiệp có liên quan

Trang 12

đến khoản đầu tư của họ Họ luôn muốn đầu tư vào nơi nào có tỷ lệ hoàn vốn cao nhất với thời gian ngắn nhất Do đó , họ cần những thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp để quyết định lúc nào nên mua , nên giữ hay nên bán các chứng khoán Và họ càng quan tâm hơn vì những thông tin này giúp họ đánh giá khả năng chi trả cổ tức của doanh nghiệp

e Các cơ quan thuế :

Các cơ quan thuế địa phương và trung ương dựa vào tài liệu của kế toán để tính thuế , đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp Các cơ quan thuế thường lấy số liệu lợi tức được thể hiện trên báo cáo kế toán trừ đi các khoản miễn giảm thuế theo luật định để xác định lợi tức chịu thuế

f Các cơ quan Nhà nước :

Các cơ quan Nhà nước cần số liệu kế toán của doanh nghiệp , để tổng hợp cho ngành , địa phương và trên cơ sở đó phân tích đánh giá nhằm định ra các chính sách kinh tế thích hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô

g Nhân viên :

Nhân viên quan tâm đến thông tin về tính ổn định và khả năng sinh lời của doanh nghiệp , những thông tin giúp họ đánh giá khả năng chi trả lương , trợ cấp hưu trí và thời cơ tuyển dụng lao động của doanh nghiệp

1.1.3 Báo cáo kế toán :

1.1.3.1 Định nghĩa :

Kết quả của công tác kế toán ở đơn vị kế toán được biểu hiện thông qua hệ thống báo cáo kế toán được lập để cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau Xuất phát từ yêu cầu của công cụ kế toán trong quản lý Nhà nước ở từng giai đoạn khác nhau mà định nghĩa về báo cáo kế toán cũng thay đổi Ở Việt Nam , giai

Trang 13

đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung , Báo cáo kế toán được định nghĩa như sau :

“Báo cáo kế toán là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính phản ánh tình hình tài sản tại một thời điểm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong một kỳ nhất định vào một biểu mẫu báo cáo đã quy định”

Hoặc “ Cũng như các phương pháp khác , tổng hợp , cân đối kế toán cũng có hình thức biểu hiện riêng Hình thức thích hợp với tổng hợp , cân đối kế toán là hệ thống bảng tổng hợp , cân đối thường gọi tắt là báo biểu kế toán có chế độ kế toán kèm theo”

Như vậy qua các định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra một quan điểm thống

nhất về báo cáo kế toán là : “ Báo cáo kế toán là một trong các phương pháp của kế toán được sử dụng để thực hiện các chức năng kiểm tra đối tượng kế toán trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung”

Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì quan niệm về báo cáo kế toán cũng thay đổi Với mục đích sử dụng báo cáo kế toán như một phương tiện cung cấp thông tin cho những đối tượng sử dụng nhằm đề ra các

quyết định kinh tế , báo cáo kế toán được định nghĩa như sau : “ Báo cáo kế toán định kỳ là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính , kết quả kinh doanh trong kỳ của một doanh nghiệp nhằm phục vụ các yêu cầu thông tin cho việc đề ra các quyết định của chủ doanh nghiệp , hội đồng quản trị , nhà đầu tư, nhà cho vay hiện tại , tương lai và các cơ quan , tổ chức chức năng”

Trang 14

Hoặc : “ Báo cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán Các báo cáo này được chuyển đến ban quản trị và những người bên ngoài có quan tâm một hình ảnh súc tích về khả năng sinh lợi và tình hình tài chính của một doanh nghiệp”

Tóm lại trong mỗi giai đoạn khác nhau của nền kinh tế thì định nghĩa về báo cáo kế toán cũng khác nhau Đặc biệt trong nền kinh tế mở hiện nay, báo cáo kế toán được xem là hệ thống thông tin đã được xử lý bởi hệ thống kế toán nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho những người có nhu cầu sử dụng , qua đó họ sẽ đưa ra được các quyết định kinh tế

1.1.3.2 Phân loại báo cáo kế toán :

Căn cứ vào mục đích cung cấp thông tin cũng như tính pháp lệnh của thông tin được cung cấp thì báo cáo kế toán trong doanh nghiệp được phân thành : hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trị Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì việc cổ phần hóa , sáp nhập các công ty nhỏ để cho ra đời các mô hình công ty mẹ – công

ty con , hay còn gọi là các tập đoàn đã ngày càng trở nên phổ biến Do đó , ngoài hệ thống báo cáo kế toán riêng của từng doanh nghiệp , báo cáo kế toán hợp nhất của tập đoàn cũng cần phải được công bố Vì vậy , ta phân loại hệ thống báo cáo kế toán như sau :

a Hệ thống báo cáo tài chính :

a 1 Báo cáo tài chính riêng của một doanh nghiệp:

Thuật ngữ “ Báo cáo tài chính “ lần đầu tiên đã xuất hiện tại quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT , ban hành ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và theo đó định

Trang 15

nghĩa về báo cáo tài chính ra đời như :“ Báo cáo tài chính được dùng để mô tả hoạt động và tình trạng tài chính của các loại hình tổ chức khác nhau “

Theo Luật Kế toán của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003 , tại mục 3 , điều 29 đã quy định :” Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán”

Cũng theo Luật Kế toán thì hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện nay gồm 4 báo cáo :

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

a 2 Báo cáo tài chính hợp nhất :

Cả VAS 25 và IAS 27 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu

tư vào công ty con” đều định nghĩa về báo cáo tài chính hợp nhất như sau : “ Báo

cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực”

Một công ty mẹ cần trình bày các báo cáo tài chính hợp nhất như thể cả tập đoàn là một doanh nghiệp duy nhất Báo cáo tài chính hợp nhất cần đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của người sử dụng báo cáo tài chính của tập đoàn Báo cáo tài chính hợp nhất phải thể hiện được các thông tin về tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt

Trang 16

Như vậy , về hình thức trình bày , tức là hệ thống các mẫu báo cáo , mục đích và yêu cầu cung cấp thông tin của báo cáo tài chính hợp nhất cũng giống như báo cáo tài chính riêng mà thôi

b Báo cáo kế toán quản trị :

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị là kết quả xử lý thông tin của hệ thống kế toán nhằm cung cấp thông tin cho những nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp để đưa

ra các quyết định về quản lý , hoạch định , kiểm soát và các quyết định khác , không tìm thấy trong các báo cáo tài chính Hệ thống các mẫu biểu báo cáo kế toán quản trị không mang tính pháp lý bắt buộc mà tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp để thiết kế các mẫu biểu cho phù hợp Thông thường sẽ có các dạng báo cáo sau :

- Báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch : các bảng dự toán doanh thu , chi phí …

- Báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức điều hành hoạt động : báo cáo doanh thu , báo cáo chi phí và lợi nhuận , báo cáo hàng tồn kho…

- Báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát : báo cáo thực hiện ở từng bộ phận doanh nghiệp …

- Báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định : các phương án hạ giá , quảng cáo gắn với các số liệu về giá thành và lợi nhuận …

Nhu cầu chính của nhà quản trị không phải là các thông tin chi tiết rời rạc mà là các bảng tóm tắt tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ , rõ ràng , từ đó nhà quản trị sẽ thấy được nơi nào có vấn đề và nơi đâu cần sự quan tâm của nhà quản lý hơn nữa để cải tiến làm cho công việc đạt được hiệu quả hơn

Trang 17

1.1.3.3 Mục đích của báo cáo kế toán :

Trong giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung , báo cáo kế toán được lập nhằm mục đích :

- Phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị

- Cung cấp thông tin nhằm làm cơ sở để phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp

- Được xem như là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng để xây dựng kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp

- Là tài liệu quan trọng để cung cấp cho các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý chức năng kiểm tra , kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp

- Là dữ liệu quan trọng cung cấp cho các cơ quan chức năng để tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế ở phạm vi ngành cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường , hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp được chia thành hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo kế toán quản trị với những mục đích khác nhau

Trong “ Quy định chung về việc lập và trình bày các báo cáo tài chính” của Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã nêu : “ Mục đích của các báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình hình tài chính ( bảng cân đối kế toán ), kết quả hoạt động ( báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ) và những thay đổi về tình hình tài chính (báo cáo lưu chuyển tiền tệ ) của một doanh nghiệp mà hữu ích cho nhiều đối tượng sử dụng trong việc ra các quyết định kinh tế.”

Ở Việt Nam, mục đích của báo cáo tài chính được xác định tại Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính được thể hiện trong Chế độ kế toán doanh nghiệp như sau :

Trang 18

- Tổng hợp và trình bày tổng quát , toàn diện về tình hình tài sản , công nợ, nguồn vốn ; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán nhất định

- Nhằm cung cấp thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp , qua đó đánh giá được khả năng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động vừa qua, đồng thời đưa ra được những dự đoán trong tương lai Thông tin của báo cáo tài chính còn là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đưa ra các quyết định về đầu tư của các nhà quản lý doanh nghiệp , chủ sở hữu , các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp

Trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) , Chuẩn mực số 21

“Trình bày Báo cáo tài chính” được ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã nêu rõ mục đích của Báo cáo tài chính : “ Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính , kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính , tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp , đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế”

Tuy nhiên , các báo cáo tài chính được lập để đáp ứng yêu cầu chung nhất của các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp chứ không cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho các nhà quản lý đề ra các quyết định kinh tế cũng như phục vụ cho việc hoạch định , kiểm soát nội bộ doanh nghiệp bởi vì chúng chỉ đưa

ra các ảnh hưởng tài chính của các sự kiện trong quá khứ và không bắt buộc cung

Trang 19

cấp những thông tin phi tài chính Và hệ thống các báo cáo kế toán quản trị đã ra đời để phục vụ cho cho yêu cầu này

Mục đích của hệ thống báo cáo kế toán quản trị là cung cấp những thông tin hữu ích phục vụ nhà quản trị doanh nghiệp , tạo cơ sở để nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng quản lý của mình là giám sát , đánh giá hiệu quả hoạt động của nội bộ doanh nghiệp Thông tin trên báo cáo kế toán quản trị với mục đích chủ yếu phục vụ cho nội bộ nên không cần thiết phải tuân thủ những nguyên tắc kế toán, không mang tính pháp lệnh mà phụ thuộc vào yêu cầu của nhà quản trị Thông tin kế toán quản trị thường mang tính linh hoạt , hướng về tương lai Báo cáo kế toán quản trị thường tập trung cho từng bộ phận trách nhiệm cụ thể để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận , từ đó hoạch định quy mô hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp trong tương lai

1.1.3.4 Yêu cầu đối với báo cáo kế toán :

Mục đích của báo cáo kế toán phụ thuộc vào môi trường kế toán , và từ đó chi phối cả yêu cầu đối với báo cáo kế toán

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung , để đảm bảo cho các báo cáo kế toán có thể phát huy được tác dụng đầy đủ ,việc lập báo cáo kế toán phải đạt các yêu cầu dưới đây :

- Báo cáo phải lập theo đúng mẫu biểu quy định , nội dung và phạm vi ghi trong các chỉ tiêu báo cáo phải thống nhất với nội dung và phạm vi của các chỉ tiêu kế hoạch

- Các chỉ tiêu trong báo cáo phải thống nhất với nhau, liên hệ bổ sung cho nhau thành một hệ thống , qua đó có thể đánh giá được toàn diện tình hình các mặt hoạt động kinh tế tài chính của xí nghiệp

Trang 20

- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác , đầy đủ Trước khi lập báo cáo phải kiểm tra số liệu và khoá sổ kế toán , bảo đảm số liệu kế toán đúng với số liệu ghi sổ và đúng với tình hình thực tế

- Lập và gởi báo cáo đúng thời hạn quy định

- Báo cáo phải đơn giản , rõ ràng , dễ hiểu

- Phải chấp hành đúng các quy định về báo cáo hàng năm do Tổng Cục thống kê và Bộ Tài chính đã ban hành

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường , yêu cầu đối với báo cáo kế toán được thể hiện cụ thể hơn ở hệ thống báo cáo kế toán tài chính và hệ thống báo cáo kế toán quản trị

a Yêu cầu đối với báo cáo kế toán tài chính riêng :

IAS 1 “ Trình bày các báo cáo tài chính” của IASC đã đưa ra các yêu cầu chung dưới đây khi trình bày các báo cáo tài chính :

- Báo cáo tài chính phải được trình bày trung thực về tình trạng tài chính , kết quả hoạt động kinh doanh cũng như lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp

- Tuân thủ IAS

- Phải công bố chính sách kế toán phù hợp và tin cậy

- Phải dựa trên cơ sở tiếp tục hoạt động trừ khi có khả năng là một đơn vị sẽ bị thanh lý hoặc ngừng kinh doanh

- Aùp dụng nguyên tắc phù hợp trong việc trình bày các báo cáo tài chính

- Việc trình bày và phân loại các khoản mục phải được áp dụng nhất quán giữa các kỳ báo cáo với nhau

- Các khoản không trọng yếu có cùng bản chất và chức năng được phép gộp lại với nhau Không được gộp lại các khoản trọng yếu

Trang 21

- Tài sản nợ và tài sản có không được bù trừ cho nhau

Theo VAS 1 “ Chuẩn mực chung” do Bộ Tài chính ban hành đã nêu rõ các thông tin trên Báo cáo tài chính phải thỏa mãn những yêu cầu sau :

- Các thông tin về số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải được ghi chép và báo cáo trung thực , khách quan , đầy đủ , kịp thời ,dễ hiểu

- Các thông tin có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán và trình bày nhất quán

b Yêu cầu đối với báo cáo tài chính hợp nhất :

Ngoài việc phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu trên giống như báo cáo tài chính riêng , khi trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất , ta cũng phải tuân theo các yêu cầu đã được nêu rõ trong chuẩn mực VAS 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” như :

- Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất các báo cáo tài chính của tất cả các công ty con ở trong và ngoài nước ngoại trừ một số công ty con được loại trừ khỏi việc hợp nhất nếu có đủ các điều kiện theo quy định của chuẩn mực này

- Báo cáo tài chính hợp nhất được lập phải áp dụng chính sách kế toán một cách thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự Nếu không thể sử dụng chính sách kế toán một cách thống nhất trong khi hợp nhất báo cáo tài chính , công ty mẹ phải giải trình vấn đề này cùng với các khoản mục đã được hạch toán theo các chính sách kế toán khác nhau trong báo cáo tài chính hợp nhất

Trang 22

c Yêu cầu đối với báo cáo kế toán quản trị :

Khác với báo cáo tài chính , thông tin trên báo cáo quản trị không chịu sự chi phối của các nguyên tắc , các chuẩn mực kế toán được thừa nhận chung Tiêu chuẩn duy nhất đối với thông tin trên báo cáo quản trị là tính có ích của thông tin

Do đó , yêu cầu đối với báo cáo quản trị thể hiện ở khía cạnh quan trọng là phải cung cấp thông tin có ích cho những người sử dụng với các cấp độ quản trị vào thời điểm thích hợp với chi phí xử lý thông tin cho phép Thông tin nội bộ có tính chất tuỳ ý và những người thiết lập hệ thống thông tin kế toán nên cân nhắc :

- Thông tin nào nên được tạo ra để sử dụng

- Thông tin được tạo ra cho ai sử dụng

- Thông tin được báo cáo thường xuyên ra sao

- Giá trị của thông tin có lớn hơn chi phí của việc cung cấp thông tin hay không

Tóm lại , các yêu cầu đặt ra đối với báo cáo kế toán quản trị là nhằm hướng tới tính có ích của thông tin

1.2 Hệ thống kế toán và báo cáo kế toán hiện hành Việt Nam :

1.2.1 Khái quát quá trình hình thành hệ thống kế toán và báo cáo kế toán Việt Nam:

Sự hình thành và phát triển của hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn chính như sau :

1.2.1.1 Giai đoạn 1 : Từ năm 1970 đến tháng 12 năm 1986

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế thông qua một hệ

Trang 23

thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh Tài chính doanh nghiệp chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước Các quy định của Nhà nước về kế toán trong giai đoạn này bao gồm :

Hệ thống tài khoản thống nhất : năm 1970 , do yêu cầu cải tiến quản lý xí

nghiệp , Nhà nước đã tiến hành xây dựng hệ thống tài khoản thống nhất để vận dụng chung trong cả nước Mục tiêu của hệ thống tài khoản kế toán này là cung cấp thông tin một cách có hệ thống và toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch Hệ thống tài khoản trong giai đoạn này gồm 69 tài khoản trong bảng và 11 tài khoản ngoài bảng 69 tài khoản trong bảng được chia thành 9 loại và được ký hiệu từ số

01 đến số 99

Hệ thống báo cáo kế toán : được ban hành theo Quyết định 233-CP ngày

01/12/1970 của Hội đồng Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin để Nhà nước quản lý và kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh , cung cấp tài liệu tham khảo để xây dựng , điều chỉnh , xét duyệt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cho các đơn vị kinh tế cơ sở Hệ thống báo cáo trong giai đoạn này là hệ thống các số liệu và những thuyết minh cần thiết nhằm thể hiện tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của đơn vị kế toán bằng những chỉ tiêu kinh tế tài chính quy định Hệ thống kế toán được chia thành 4 loại

lớn với 13 báo biểu ( Phụ lục 1 )

Loại 1 ( 3 biểu ) : Báo cáo phản ảnh vốn và nguồn vốn kinh doanh của đơn vị

- Bảng tổng kết tài sản

- Tăng giảm tài sản cố định và quỹ khấu hao

- Tăng giảm nguồn vốn cơ bản

Loại 2 ( 5 biểu ) : Báo cáo phản ảnh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trang 24

- Chi phí phục vụ và quản lý sản xuất

- Chi phí sản xuất theo yếu tố

- Giá thành sản phẩm so sánh được và toàn bộ sản phẩm theo khoản mục

- Giá thành đơn vị các loại sản phẩm chủ yếu

- Những nhân tố làm tăng giảm giá thành

Loại 3 : Báo cáo phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm và lãi lỗ

- Tiêu thụ

- Lãi , lỗ và khoản thanh toán với ngân sách

Loại 4 : Báo cáo phản ảnh các quỹ xí nghiệp , tiền mặt và công nợ :

- Tăng giảm quỹ xí nghiệp

- Chi thu tiền mặt

- Công nợ phải thanh toán

Khi quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở càng mở rộng thì Quyết định 233 –CP trở nên không còn phù hợp , đòi hỏi phải có một hệ thống báo cáo kế toán mới được thay thế Hệ thống báo cáo mới được ban hành theo Quyết định 13-TCKT /PPCĐ ngày 13/01/1986 của Tổng Cục thống kê đã ra đời gồm 09 biểu bảng báo cáo đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin của các

cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng của Nhà nước trong giai đoạn này, bao

gồm : ( Phụ lục 1)

- Bảng tổng kết tài sản

- Vốn sản xuất

- Chi phí sản xuất theo yếu tố ( trừ luân chuyển nội bộ )

- Giá thành toàn bộ sản phẩm theo khoản mục

- Giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu theo khoản mục

Trang 25

- Tiêu thụ , lãi lỗ

- Các khoản thanh toán với ngân sách

- Các quỹ của xí nghiệp

- Xây dựng cơ bản

1.2.1.2 Giai đoạn 2 : từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 6 năm 1991

Những biến đổi sâu sắc của công cuộc cải cách về kinh tế , tài chính , luật pháp từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã làm cho hệ thống thông tin kế toán xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung không còn phù hợp nữa Đây là giai đoạn đầu tiên tiến hành đổi mới công tác kế toán để phục vụ yêu cầu xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp , xây dựng cơ chế mới về quản lý kinh tế , chuyển từ việc quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp thông qua việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các cơ sở kinh doanh Đánh dấu cho sự đổi mới này là Quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 4/11/1987 và hệ thống các văn bản hướng dẫn của các Bộ chức năng ban hành Theo đó , Nhà nước đã ban hành việc sửa đổi chế độ kế toán cũ như sau :

Pháp lệnh kế toán thống kê : là văn bản có tính pháp lý cao nhất về kế toán

và thống kê của nước ta Pháp lệnh đưa ra những quy định về kế toán , quy định về ghi chép ban đầu , tài khoản và sổ kế toán, kiểm kê tài sản , báo cáo thống kê , kiểm tra kế toán … Đồng thời , Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quy định Điều hành tổ chức kế toán nhà nước và Điều lệ kế toán trưởng trong xí nghiệp quốc doanh

Trang 26

Hệ thống tài khoản thống nhất : Gồm 41 tài khoản trong bảng và 8 tài

khoản ngoài bảng tổng kết tài sản Cơ sở để xây dựng là dựa vào quá trình tái sản xuất và tính chất cân đối giữa vốn và nguồn vốn , giữa chi phí và thu nhập

Hệ thống báo cáo kế toán : Ngày 18/4/1990 , Quyết định 224-TC/CĐKT

của Bộ Tài chính cho ra đời hệ thống báo cáo kế toán mới Số lượng báo cáo kế

toán trong giai đoạn này giảm đáng kể , chỉ còn 4 báo biểu : ( Phụ lục 1)

- Bảng tổng kết tài sản

- Kết quả kinh doanh

- Chi phí sản xuất theo yếu tố

- Bảng giải trình về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Hệ thống chứng từ , sổ sách kế toán : Trong giai đoạn này , Bộ Tài chính

có bổ sung thêm một số quy định như :

- Chế độ ghi chép ban hành theo Quyết định 598-TC/CĐKT ngày 8/12/1990

- Chế độ sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ ban hành theo Quyết định 19-TC/CĐKT

1.2.1.3 Giai đoạn 3 : Từ năm 1991 đến nay

Đặc điểm của giai đoạn này là chuyển hướng nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chủ trương của Nhà nước là thu hút vốn đầu tư của nước ngoài , các doanh nghiệp của nhà nước phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh và tuân thủ pháp luật Trong thời kỳ này , đi đôi với việc tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế , Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp quan trọng để cải tiến và hoàn thiện từng bước công tác kế toán , góp phần vào việc thực hiện thắng lợi những chủ trương đổi mới kinh tế đất nước

Trang 27

Trên tinh thần đó , Bộ Tài chính đã có quyết định số 1205 và 1026 –TC/CDKT ngày 14/12/1994 ban hành về hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống báo cáo kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp được chọn thử nghiệm từ 01/01/1995

Từ thực tế thử nghiệm và tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp về giải pháp hoàn thiện , hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam chính thức được ban hành theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và được áp dụng thống nhất trong cả nước từ 01/01/1996 , cụ thể như :

* Hệ thống tài khoản thống nhất : Các tài khoản trong hệ thống kế toán mới

được phân thành những loại sau :

Loại 1 : Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Loại 2 : Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Loại 3 : Nợ phải trả

Loại 4 : Vốn chủ sở hữu

Loại 5 : Doanh thu

Loại 6 : Chi phí sản xuất kinh doanh

Loại 7 : Thu nhập khác

Loại 8 : Chi phí hoạt động khác

Loại 9 : Xác định kết quả kinh doanh

* Hệ thống báo cáo tài chính : Theo quy định mới , Bộ Tài chính đã thay đổi

tên gọi của hệ thống báo cáo từ báo cáo kế toán sang báo cáo tài chính Hệ thống

báo cáo tài chính trong giai đoạn này gồm : ( Phụ lục 1)

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 28

- Bảng lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

* Chế độ chứng từ và sổ sách kế toán : để đáp ứng tình hình đổi mới , Bộ Tài

chính đã ban hành chế độ chứng từ kế toán theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT

Riêng về hình thức sổ sách kế toán , cũng vẫn áp dụng tương tự như trứơc đây tức cũng gồm các hình thức : Nhật ký chung , Chứng từ ghi sổ , Nhật ký chứng từ , Nhật ký sổ cái

Để thống nhất quản lý kế toán , bảo đảm kế toán là công cụ quản lý , giám sát chặt chẽ , có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế , tài chính , cung cấp thông tin đầy đủ trung thực , kịp thời, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Kế toán có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 Hệ thống báo cáo tài chính trong Luật Kế toán quy định cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động:

- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu , chi ngân sách nhà nước , cơ quan hành chính , đơn vị sự nghiệp , tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp , tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước gồm :

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo thu , chi

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật

- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm : Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 29

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Việc ban hành và áp dụng các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam đã thống nhất và chuẩn mực hoá các nguyên tắc và phương pháp kế toán dựa trên

cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế và đặc điểm nền kinh tế Việt Nam Có 2 chuẩn mực kế toán liên quan đến việc trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam là VAS 21 “ Trình bày báo cáo tài chính” và VAS 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”

1.2.2 Các chuẩn mực kế toán Việt Nam làm cơ sở cho việc trình bày báo cáo tài chính :

1.2.2.1.Chuẩn mực số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính”

Ngày 30/12/2003 chuẩn mực số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính” của Việt Nam ( VAS 21 ) cũng đã được ban hành theo QĐ số 234/2003/QĐ-BTC với những nội dung cơ bản sau :

* Mục đích : chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên

tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính

* Phạm vi áp dụng : chuẩn mực này áp dụng cho việc lập và trình bày báo

cáo tài chính của doanh nghiệp và báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam

* Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm :

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 30

* Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính : Báo cáo tài chính phải trình

bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính , tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý , các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán , chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành

* Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính :

- Hoạt động liên tục

- Cơ sở dồn tích

- Nhất quán

- Trọng yếu và tập hợp

- Không bù trừ

- Có thể so sánh

* Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính :

+ Thông tin trình bày trên Bảng cân đối kế toán : Bảng cân đối kế toán phải

bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây :

1 Tiền và các khoản tương đương tiền

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

3 Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác

4 Hàng tồn kho

5 Tài sản ngắn hạn khác

6 Tài sản số định hữu hình

7 Tài sản cố định vô hình

8 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

9 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Trang 31

10 Tài sản dài hạn khác

11 Vay ngắn hạn

12 Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác

13 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

14 Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác

15 Các khoản dự phòng

16 Phần sở hữu của cổ đông thiểu số

17 Vốn góp

18 Các khoản dự trữ

19 Lợi nhuận chưa phân phối

+ Thông tin trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh :

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

4 Giá vốn hàng bán

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính

7 Chi phí tài chính

8 Chi phí bán hàng

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10 Thu nhập khác

11 Chi phí khác

12 Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh

13 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Trang 32

14 Thuế thu nhập doanh nghiệp

15 Lợi nhuận sau thuế

16 Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế

17 Lợi nhuận thuần trong kỳ

+ Thông tin trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ :

1 Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

2 Luồng tiền từ hoạt động đầu tư

3 Luồng tiền từ hoạt động tài chính

+ Thông tin cần trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính:

1 Các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng

2 Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác

2 Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác , nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý

1.2.2.2 Chuẩn mực số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào các công ty con”

Chuẩn mực này cũng được ban hành theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

• Mục đích : Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc

, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ và kế toán khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ

* Phạm vi áp dụng :

- Tất cả các công ty mẹ phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, ngoại trừ công ty mẹ được quy định dưới đây :

Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ và nếu được các cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận thì không phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

Trang 33

- Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất các báo cáo tài chính của tất cả các công ty con ở trong và ngoài nước ngoại trừ các công ty được đề cập dưới đây :

Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần ( dưới 12 tháng ) hoặc

Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian dài và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ

* Trình tự hợp nhất : Khi hợp nhất báo cáo tài chính , báo cáo tài chính của

công ty mẹ và các công ty con sẽ được hợp nhất theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản tương đương của tài sản , nợ phải trả, vốn chủ sở hữu , doanh thu , thu nhập khác và chi phí Để báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp được đầy đủ các thông tin tài chính về toàn bộ tập đoàn như đối với một doanh nghiệp độc lập , cần tiến hành các bước sau :

- Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ

- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập thuần của công ty con bị hợp nhất trong kỳ báo cáo được xác định và loại trừ ra khỏi thu nhập của tập đoàn để tính lãi hoặc lỗ thuần có thể được xác định cho những đối tượng sở hữu công ty mẹ

- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con bị hợp nhất được xác định và trình bày trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng biệt tách khoải phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của cổ đông của công ty mẹ

- Số dư các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn , các giao dịch nội bộ , các khoản lãi nội bộ chưa thực hiện phát sinh từ

Trang 34

các giao dịch này phải được loại trừ hoàn toàn Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ cũng được loại bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đ1 không thể thu hồi được

- Trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ , các khoản đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con đã trình bày trên báo cáo tài chính hợp nhất được trình bày theo phương pháp giá gốc

- Các khoản đầu tư vào các công ty con mà bị loại khỏi quá trình hợp nhất phải trình bày trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ theo phương pháp giá gốc

1.2.3 Nhận xét :

Trong giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung , công tác kế toán chưa có sự phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị , cũng như hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trị Số lượng các báo cáo kế toán nhiều và hầu hết còn chứa nhiều thông tin mang tính tác nghiệp Nhu cầu sử dụng thông tin kế toán của các cơ quan chủ quản , các cơ quan chức năng của Nhà nước và của các nhà quản trị doanh nghiệp gắn chặt với nhau

Trong giai đoạn xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung , chuyển sang cơ chế mới về quản lý kinh tế , đã có sự phân biệt tuy chưa rõ rệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị Báo cáo kế toán được tinh giảm về số lượng và các chỉ tiêu , thông tin mang tính tác nghiệp được lược bỏ , thay vào là những thông tin chủ yếu mang tính tổng hợp , phân tích các sự kiện kinh tế phát sinh Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp – các cơ quan chủ quản và cơ quan chức năng của Nhà nước đã được tách rời khỏi nhu cầu thông tin của các nhà quản trị doanh nghiệp

Trang 35

Trong giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa , công tác kế toán đã có sự phân biệt rõ rệt kế toán tài chính và kế toán quản trị , báo cáo tài chính và báo cáo quản trị Báo cáo kế toán với số lượng và chất lượng thông tin đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng sử dụng , làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh trong môi trường kinh doanh cạnh tranh Các đối tượng sử dụng thông tin đã được mở rộng không chỉ là các cơ quan chức năng Nhà nước mà còn là các nhà đầu tư , khách hàng … Đặc biệt hệ thống báo cáo quản trị ngày càng đa dạng , đáp ứng theo yêu cầu quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp,

Luật kế toán Việt Nam đã tạo ra những khuôn khổ kế toán cần thiết , hình thành nên hành lang pháp lý chặt chẽ, môi trường đầu tư rõ ràng , thể hiện sự đổi mới , hoà nhập nền kinh tế quốc tế trong các chính sách kinh tế của nhà nước Việt Nam Nó đã chi phối công tác kế toán tất cả các thành phần kinh tế và hoạt động của nền kinh tế thị trường , quy định rõ ràng và nhấn mạnh vai trò của người quản lý Đây chính là một bước ngoặt lớn , mở ra một trang mới trong lịch sử kế toán Việt Nam

Việc ban hành và áp dụng các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam đã thống nhất và chuẩn mực hoá các nguyên tắc và phương pháp kế toán , khẳng định tính độc lập của kế toán đối với chính sách thuế và cơ chế tài chính của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo cán bộ và chuyên gia kế toán

Như vậy , sự ra đời của Luật Kế toán và các chuẩn mực kế toán đã đặt nền tảng pháp lý và lý luận cho sự phát triển và hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống báo cáo kế toán nói riêng

Trang 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TẠI CÔNG

TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM 2.1.Giới thiệu khái quát về Công ty:

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :

2.1.1.1 Giới thiệu chung

Tên công ty : CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM

Tên giao dịch quốc tế : TEDI SOUTH ( Transport Engineering Design Incorporation South)

Trụ sở chính : 92 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.I, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại : ( 848 ) 8 299 988 – 8 292 679

Fax : ( 848 ) 8 292 661

Email : tedisouth@hcm.vnn.vn

Website : http://www.tedisouth.com.vn

Các đơn vị thành viên gồm có :

1 Xí nghiệp Tư vấn Thiết Kế Cảng – Kỹ Thuật Biển

2 Xí nghiệp Tư Vấn Thiết Kế Cầu Đường

3 Xí nghiệp Tư Vấn Thiết Kế Đường Bộ

4 Xí nghiệp Tư Vấn Thiết Kế Công Trình Giao Thông Sắt – Bộ

5 Xí nghiệp Tư Vấn Địa Chất Công Trình

6 Trung Tâm Tư Vấn Và Ứng Dụng Công Nghệ Mới

Trang 37

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển :

Công Ty Tư Vấn Thiết Kế Giao Thông Vận Tải Phía Nam (TEDI SOUTH ) được thành lập theo Quyết định số 146/QĐ-TC, ngày 11/01/1977 của Bộ Giao thông vận tải , tiền thân là Phân viện Thiết Kế Giao Thông Phía Nam trực thuộc Viện Thiết Kế Giao Thông Đến ngày 31/10/1995, theo Quyết định số 4625/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải , Phân viện được đổi tên thành Công Ty Tư Vấn Thiết Kế Giao Thông Vận Tải Phía Nam

Qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển , với sự năng động và sáng tạo , đến nay công ty có đủ khả năng đảm nhận thực hiện tất cả các loại hình công trình chuyên ngành giao thông vận tải từ khảo sát , quy hoạch hệ thống , lập báo cáo nghiên cứu khả thi đến thiết kế kỹ thuật thi công , lập hồ sơ mời thầu , tư vấn giám sát và thẩm định dự án Ngoài các công trình có nguồn vốn từ Việt Nam , TEDI SOUTH còn quan hệ và hợp tác với nhiều công ty trong nước và quốc tế thực hiện công tác khảo sát , tư vấn thiết kế, giám sát thi công các dự án giao thông tại Việt Nam và khu vực Trong đó có nhiều dự án lớn với sự tài trợ của WB, ADB, JBIC, AUSAID… Các công trình do TEDI SOUTH thực hiện không những luôn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế hiện hành như TCVN,TCN,BS, ASHTO, ASTM … mà còn phù hợp với điều kiện cảnh quan , môi trường, đáp ứng tiến độ đòi hỏi , được các đối tác và chủ đầu tư đánh giá cao

2.1.1.3 Tình hình hoạt động :

TEDI SOUTH hiện có đội ngũ nhân viên với hơn 250 chuyên gia , kỹ sư và gần 100 kỹ thuật viên , 300 công nhân lành nghề thuộc các ngành kinh tế , kỹ thuật cầu , cảng , đường bộ, đường sắt , đường thuỷ, kiến trúc , xây dựng dân dụng , điện

Trang 38

công nghiệp , tin học, trắc lượng , địa chất công trình, thuỷ văn, hải dương học,… được đào tạo trong và ngoài nước

TEDI SOUTH thường xuyên đầu tư trang bị và đổi mới các máy móc , thiết

bị hiện đại , kể cả ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong công tác khảo sát, thiết kế , thí nghiệm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình Đặc biệt trong năm 2002 , công ty đã trang bị thêm các thiết bị thí nghiệm cọc hiện đại kèm theo các phần mềm chuyên dùng mạnh như thiết bị PDA , thiết bị siêu âm cọc nhồi CHA đã đáp ứng được trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới hiện nay

Một số công trình tiêu biểu công ty đã thực hiện như : Quy hoạch giao thông đô thị TPHCM , Đường cao tốc Sài gòn – Trung Lương , Đường Xuyên Á , Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51, Đường cao tốc sân bay Liên Khương – đèo Prenn , đường Nam Sông Lô, Đường Hồ Chí Minh, Đường Quản lộ – Phụng Hiệp , Kè Côn Đảo, Cảng container Cái Mép ,Cảng tổng hợp Thị Vải , Đê chắn sóng Dung Quất , Cầu Kênh Tẻ, Cầu Mỹ Thuận , Cầu Cần Thơ …

Với những đóng góp và thành tựu đạt được , công ty đã vinh dự được Nhà nước trao tặng : một Huân chương Lao động hạng nhì, hai Huân chương Lao động hạng ba, nhiều bằng khen , cờ thưởng của Thủ tướng Chính phủ , Bộ trưởng Bộ GTVT và UBND các tỉnh , thành phố Công ty 5 năm liền từ 1999 đến 2003 được nhà nước xếp loại là doanh nghiệp hạng A Vào tháng 01/2005 Công ty đã được Tổ chức IQ Net ( The International Certification Net ) cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 về Quản lý hệ thống chất lượng

* Các chỉ tiêu tài chính :

Trang 39

Đánh giá một cách tổng quát , doanh thu và lợi nhuận của Công ty đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong vòng 05 năm qua với các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước

* Biểu số 2.1 Chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty trong 05 năm qua :

I Nhĩm hệ số khả năng thanh tốn

1 Hệ số khả năng thanh tốn ngắn hạn 1.01 0.98 0.99 1.01 1.02

2 Hệ số khả năng thanh tốn nhanh 0.92 0.88 0.62 0.63 0.41

3 Hệ số khả năng thanh tốn bằng tiền 0.32 0.09 0.04 0.07 0.18

II Nhĩm hệ số quản lý tài sản

IV Nhĩm hệ số về lợi nhuận

3 Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh/Doanh

4 Hệ số thu nhập rịng/Tổng tài sản 4.01% 4.45% 2.49% 1.98% 2.23%

5 Hệ số thu nhập rịng/Vốn chủ sở hữu 24.50% 23.18% 22.42% 20.75% 15.68%

Trang 40

* Biểu số 2.2 : Các chỉ tiêu kế họach tài chính chủ yếu năm 2005 :

2005

2005 so với 2004

Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ

Gồm:Doanh thu bán hàng (số liệu quyết

tóan)

: DT tăng ( Thuế duyệt quyết tóan )

Trong đó : Doanh thu Khảo sát

: Doanh thu Thiết kế

: Doanh thu Tư vấn giám sát

Doanh thu họat động tài chính

Bao gồm :

Thu lãi tiền gởi ngân hàng (theo quyết toán )

Thu lãi mua công trái, trái phiếu chính phủ

Thu lãi từ đầu tư vốn vào công ty liên kết

Thu lãi từ đầu tư vốn vào công ty liên doanh

Thu lãi từ đầu tư vốn khác

Thu nhập thuần khác ( nếu có )

Tổng chi phí

Gồm:Chi phi theo số liệu quyết toán

: Chi phí tăng sau khi thuế duyệt QToán

Trong đó :

Chi phí tiền lương

Chi phí lãi vay ngân hàng theo quyết toán

Tổng lợi nhuận trước thuế

Gồm: Lợi nhuận trước thuế theo quyết tóan

: Lợi nhuận tăng sau khi Thuế duyệt QT

Vốn nhà nước BQ có tại DN

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn NN

33.179

33.135

30.767 2.368 15.667 13.202 4.266

44

44

29.868

27.712 2.156

37.301

37.190

34.1363.05415.91816.3874.885

111

111

33.719

31.0602.659

14.39838

3.582

3.187395

8.794 40,72%

40.117 39.967

106,28%

116,68%119,49%

118,61%101,35%

* Thuận lợi :

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Bùi Văn Dương , 125 Sơ đồ kế toán – Lập và phân tích báo cáo tài chính theo thuế GTGT và TNDN , Nhà xuất bản Tài chính , Năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 125 Sơ đồ kế toán – Lập và phân tích báo cáo tài chính theo thuế GTGT và TNDN
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
2. TS. Bùi Văn Dương , “Một số kinh nghiệm khi lập báo cáo tài chính hợp nhất”, Tạp chí Kế toán số Xuân Aát Dậu 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm khi lập báo cáo tài chính hợp nhất
3. TS. Võ Văn Nhị , 16 chuẩn mực kế toán và kế toán tài chính cho doanh nghiệp , Nhà xuất bản Lao động Xã hội , Năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 16 chuẩn mực kế toán và kế toán tài chính cho doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động Xã hội
4. TS. Vũ Hữu Đức, “Từ lý luận đến thực tiễn- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” , Bản tin nội bộ – Hội Kế toán TP.HCM , tháng 1 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ lý luận đến thực tiễn- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5. Hennie Van Greuning , Marius Koen , Các chuẩn mực kế toán quốc tế , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chuẩn mực kế toán quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà nội 2002
6. Bộ Tài chính , Thông tư 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 về việc hướng dẫn kế toán 6 chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 234/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 23/2005/TT-BTC
7. Bộ Xây dựng , Thông tư 04/2005/TT-BXD về việc hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án xây dựng công trình ngày 01/04/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 04/2005/TT-BXD
8. Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải Phía Nam , Quy chế quản lý tài chính kế toán ( Ban hành kèm theo Quyết định số 2058/TCKT ngày 18/10/2004 của Giám Đốc Công ty ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế quản lý tài chính kế toán
10. Khoa Kế toán – Kiểm toán – Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM , Bài giảng môn Lý thuyết kế toán ( Hệ Cao học ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa Kế toán – Kiểm toán – Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM
11. Viện nghiên cứu và đào tạo quản lý , Hướng dẫn thực hiện Luật Kế toán và Thuế mới , Nhà xuất bản tài chính – Hà Nội 2003.TIEÁNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện Luật Kế toán và Thuế mới
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính – Hà Nội 2003. TIEÁNG ANH
1. Ahmed Riahi Belkaoui , Accounting Theory ( 3 rd Edition), Harcourt Brace & Company Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accounting Theory ( 3"rd" Edition)
2. Belverd E.Needles.Jr , Henry R.Anderson, James C.Caldwell, Principles of Accounting (4 th Edition ), Houghton Mifflin Company, Boston,1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles of Accounting (4"th" Edition
3. Jae K.Shim, Joel G.Siegel, Encyclopedic Dictionary of Accounting and Finance , Prentice Hall,1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Encyclopedic Dictionary of Accounting and Finance
4. Keith Ward, Sri Srikanthan, Richard Neal, Management Accounting for Financial Decisions , Butterworth-Heinemann Ltd, Linacre House , Jordan Hill, Oxford,1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management Accounting for Financial Decisions
5. Robert F. Meigs, Walter B.Meigs, Mary A.Meigs, Financial Accounting ( 8 th Edition) , McGraw-Hill ,1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial Accounting ( 8"th"Edition)
9. Đơn giá Khảo sát xây dựng khu vực TPHCM ( Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2001/ QĐ-UB ngày 31/7/2001 của UBND TP.HCM ) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức của bộ máy kế toán TEDI SOUTH  được thể hiện như sau : - Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía nam.pdf
Sơ đồ t ổ chức của bộ máy kế toán TEDI SOUTH được thể hiện như sau : (Trang 44)
Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán - Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía nam.pdf
Bảng c ân đối số phát sinh các tài khoản được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán (Trang 46)
1. Bảng cân đối kế toán  Quý  X  X - Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía nam.pdf
1. Bảng cân đối kế toán Quý X X (Trang 53)
Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh Bảng CĐKT năm 2004 - Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía nam.pdf
Bảng t ổng hợp các bút toán điều chỉnh Bảng CĐKT năm 2004 (Trang 87)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w