DOI MOI QUAN LY CHAT LUONG tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực k...
Trang 1ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TS NGUYỄN ĐẠI DƯƠNG CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CLGD
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2QUAN NIỆM
VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Tiếp cận theo quan điểm: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu
Mục tiêu xác định theo yêu cầu của xã hội:
Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng của một sản phẩm hay dịch vụ
Trong lĩnh vực giáo dục, “khách hàng” được hiểu là các yêu cầu của xã hội được xác định cụ thể trong Luật giáo dục và trong các chủ trương, đường lối của Đảng
và Nhà nước
Trang 3QUAN NIỆM
VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Mục tiêu xác định theo sứ mạng của nhà trường:
Chất lượng là sự hoàn thành sứ mạng và mục tiêu do nhà trường xác định Sứ mạng và mục tiêu đó phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Chất lượng giáo dục là mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường Mục tiêu giáo dục được hiểu một cách toàn diện, bao gồm cả triết lý giáo dục, định hướng, mục đích của cả hệ thống giáo dục và sứ mạng, các nhiệm vụ cụ thể của cơ sở giáo dục Nó thể hiện những đòi hỏi của xã hội đối với con người - nguồn nhân lực mà giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo
Trang 4CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN TẠO NÊN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Bối cảnh là môi trường kinh tế - xã hội, môi trường khoa học - công nghệ, những xu thế của thời đại, điều kiện, hoàn cảnh, nền văn hóa địa phương, truyền thống nhà trường Để quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ cần đặt hoạt động giáo dục của nhà trường trong bối cảnh
“Đầu vào” là các yếu tố nguồn lực tác động và phục
vụ cho hoạt động dạy và học (cơ chế chính sách; cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trẻ; chương trình, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, ) Những yếu tố
đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường
Trang 5CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN TẠO NÊN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Quá trình giáo dục tại nhà trường bao gồm: Hoạt động quản lý; hoạt động giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng của giáo viên, nhân viên và hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt của học sinh
“Đầu ra” chính là kết quả giáo dục của nhà trường bao gồm: Sự phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố của nhân cách, chuẩn bị cho học sinh vào học ở cấp học cao hơn
Trang 6QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Quản lý chất lượng giáo dục là quản lý các thành tố tạo nên chất lượng giáo dục:
Trang 7Quản lý chất lượng giáo dục
theo mô hình TQM
T (đồng bộ, toàn diện, tổng hợp): Tất cả các công việc trong chu trình, mỗi người đều có vai trò nhất định, với yêu cầu chất lượng cao Nó coi trọng sự cam kết và tham gia của mọi thành viên trong việc bảo đảm chất lượng công việc
Q (chất lượng): Chất lượng được thể hiện qua ba khía cạnh: Hiệu năng, độ tin cậy, an toàn; hiệu quả tương xứng với chi phí đầu tư; đáp ứng nhu cầu của khách hàng
M (quản lý): Quản lý có hiệu quả mọi giai đoạn công việc trên cơ sở sử dụng vòng tròn quản lý P-D-C-A, yếu tố tạo nên “Văn hóa chất lượng”
Trang 8Vòng tròn quản lý
P-D-C-A
P (Plan) - lập kế hoạch; Do - tổ chức thực hiện; C (Check) - lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm soát; A (Action) - điều chỉnh
Trang 9Văn hoá chất lượng
Văn hoá chất lượng được hiểu là sự hợp nhất, vận dụng,
áp dụng chất lượng vào toàn bộ các hoạt động của hệ thống, tổ chức nhằm tạo ra môi trường tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo bên trong tổ chức và dẫn đến sự hài lòng của những người hưởng lợi từ tổ chức.
Văn hóa chất lượng đòi hỏi tất cả mọi người tham gia quy trình đều nhận thức sâu sắc được trách nhiệm của mình, đều thấy được việc hoàn thành nhiệm vụ của mình là một đóng góp quan trọng cho chất lượng chung, đều có được niềm vui và sự tự nguyện làm cho chất lượng chung ngày càng được đảm bảo và phát triển.
Trang 10NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Trang 11- Việc đánh giá theo “chuẩn” thực chất là đánh giá năng lực quản lý và năng lực nghề nghiệp của cán bộ quản
lý và giáo viên ở thời điểm đánh giá
- Đánh giá theo “chuẩn” là để xếp loại cán bộ quản lý
và giáo viên nhằm cung cấp thông tin cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên
Trang 12- Phát hiện các vấn đề phát sinh để động viên, góp ý;
- Thường xuyên tự đánh giá, tự điều chỉnh
Trang 13- Đánh giá kết quả giáo dục hướng tới việc giúp học sinh có khả năng tự nhận xét đánh giá, để biết tự điều chỉnh cách thức rèn luyện, học tập; có hứng thú học tập và rèn luyện
để tiến bộ.
- Bảo đảm nguyên tắc: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục; không tạo
áp lực thành tích cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Trang 142 Công khai chất lượng giáo
dục của nhà trường
Công khai chất lượng giáo dục chính là trách nhiệm giải trình của các nhà trường Nhà trường có trách nhiệm báo cáo, giải trình về chất lượng giáo dục của mình với cơ quan quản lý giáo dục và xã hội để được giám sát và tự điều chỉnh.
Công khai chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng để các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý giáo dục và xã hội giám sát, hỗ trợ các điều kiện cần thiết giúp nhà trường duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục
Việc công khai kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức Tùy điều kiện cụ thể của nhà trường mà có thể lựa chọn hình thức công khai phù hợp, tránh gây lãng phí và tốn kém không cần thiết.
Trang 153 Thực hiện cải tiến chất lượng liên tục
Để tạo ra một quá trình cải tiến liên tục, hiệu trưởng nhà trường phải phân chia trách nhiệm về chất lượng
và cùng với nó là các nguồn lực để tạo điều kiện cho mỗi thành viên của trường tự chủ trong công việc mà
họ chịu trách nhiệm
Để thực hiện việc cải tiến chất lượng liên tục, nhà trường cần phải xây dựng được kế hoạch cải tiến chất lượng của mình
Trang 16ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM ĐỊNH
Việc thay hoạt động thanh tra toàn diện bằng hoạt động đánh giá ngoài là một chủ trương quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lý chất lượng giáo dục trong các nhà trường
Trang 17ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
2 Hoạt động tự đánh giá phải bảo đảm chính xác, đúng hiện trạng điều kiện bảo đảm chất lượng và chất lượng giáo dục của các nhà trường, chú trọng việc xây dựng
kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp, hiệu quả và khả thi
Tránh hình thức, máy móc, lãng phí, đặc biệt chú ý chống bệnh thành tích Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào kiểm định chất lượng giáo dục
Trang 18ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
3 Hoạt động đánh giá ngoài hướng tới mục đích chính
là tư vấn, hỗ trợ các nhà trường trong việc đánh giá chính xác hiện trạng và xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng để bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 19ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
4 Không quá chú ý vào việc công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục
Trang 20ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
5 Đơn giản hóa việc thu thập minh chứng Một số chỉ
số, tiêu chí nếu chỉ có minh chứng tại thời điểm tự đánh giá thì có thể xem xét và chấp nhận
Tuy nhiên, khuyến khích nhà trường thu thập minh chứng của các chỉ số, tiêu chí trên theo thời gian của một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục (5 năm) Điều này có ý nghĩa trong việc khẳng định tính quá trình của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Trang 21ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
6 Điều chỉnh việc đánh giá một số tiêu chí trong Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
Tiêu chí 4 của Tiêu chuẩn 5 (Khoản 4 Điều 9)
Tiêu chí 6 của Tiêu chuẩn 5 (Khoản 6 Điều 9):
Trang 22ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
7 Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trung tâm mới được sáp nhập
Trang 23ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
8 Nghiên cứu để xác định mô hình kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên của Việt Nam trong giai đoạn sau năm 2020
Trang 24ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KĐCLGD
Phương án 1: Giữ ổn định mô hình KĐCLGD như hiện tại, nhưng
phân cấp mạnh hơn cho các phòng GDĐT Cụ thể:
- Sở GDĐT thực hiện KĐCLGD trường THPT và TT GDTX;
- Phòng GDĐT thực hiện KĐCLGD trường MN, TH, THCS.
a) Ưu điểm:
- Kế thừa quy trình hiện có;
- Vai trò tư vấn, hỗ trợ của Sở GDĐT, phòng GDĐT được phát huy;
- Tiến độ đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng nhanh hơn.
b) Nhược điểm:
- Không đảm bảo được mặt bằng chung về chất lượng;
- Không khắc phục được bệnh thành tích.
Trang 25ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KĐCLGD
Phương án 2: Thành lập mỗi tỉnh 1 trung tâm KĐCLGD
độc lập để thực hiện hoạt động đánh giá ngoài và công nhận các nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
- Ưu điểm: + Tính độc lập (tương đối) được bảo đảm;
+ Phạm vi hoạt động hẹp nên thuận lợi.
Trang 26ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KĐCLGD
Phương án 3: Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo mô
hình kiểm toán chất lượng giáo dục (Audit).
Quy trình sẽ là:
1 Tự đánh giá của cơ sở giáo dục.
2 Đánh giá, tư vấn của cơ quan quản lý giáo dục.
(Bỏ việc công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng)
Ưu điểm: - Quy trình được rút ngắn;
- Hướng đến việc đảm bảo chất lượng theo quy trình PDCA;
- Vai trò tư vấn, hỗ trợ của Sở GD&ĐT được phát huy
- Kế thừa quy trình hiện có
- Chống bệnh thành tích.
Nhược điểm: Có thể không tạo nên động lực cho việc triển khai thực hiện.
Trang 27ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KĐCLGD
Phương án 4: Thành lập mỗi khu vực 1 trung tâm
KĐCLGD độc lập trực thuộc Bộ GD&ĐT (có thể là Cục Khảo thí và KĐCLGD) để thực hiện hoạt động đánh giá ngoài và công nhận các nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Quy trình KĐCLGD sẽ là:
1 Tự đánh giá của nhà trường
2 Kiểm tra, đánh giá của Sở GD&ĐT
3 Đánh giá ngoài của tổ chức KĐCLGD khu vực
4 Công nhận đạt tiêu chuẩn CLGD của tổ chức KĐCLGD khu
vực.
Trang 28Phương án 4 (tiếp)
- Ưu điểm:
+ Bảo đảm tính độc lập, khách quan;
+ Phát huy vai trò tư vấn, hỗ trợ của Sở GD&ĐT;
+ Tiếp nối quy trình đang triển khai.
- Nhược điểm:
+ Việc thành lập tổ chức KĐCLGD khó khăn
+ Phạm vi rộng, tiến độ đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chậm.
Trang 29TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE