1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf

102 2,1K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 359,94 KB

Nội dung

Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh

Trang 1

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các bảng Danh mục sơ đồ Mở đầu

Trang

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ, BÁO CÁO KẾ TOÁN

QUẢN TRỊ VÀ NGÀNH IN - - 1 -

1.1 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - - 9 -

1.1.1 Kế toán quản trị với hoạt động quản lý doanh nghiệp - - 9 -

1.1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị - - 9 -

1.1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị đối với hoạt động kinh doanh [17, 42] - 11 - 1.2 BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ: - 13 -

1.2.1 Đối tượng sử dụng báo cáo kế toán quản trị và nhu cầu thông tin của họ: - 13 -

1.2.2 Mục đích của báo cáo kế toán quản trị: - 15 -

1.2.3 Yêu cầu đối với các báo cáo kế toán quản trị: - 16 -

1.3 VÀI NÉT VỀ NGÀNH IN - 17 -

1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành in trên thế giới - 17 -

1.3.1.1 Giai đoạn trước 1440 - 18 -

Trang 2

1.3.1.2 Giai đoạn 1440-1850 - 19 -

1.3.1.3 Giai đoạn 1850-1900 - 19 -

1.3.2 Lịch sử phát triển ngành in Việt Nam - 20 -

1.3.3 Qui trình công nghệ ngành in - 26 -

1.3.3.1 Công đoạn 1: Sắp chữ và chế bản - 26 -

1.3.3.2 Công đoạn 2: in - 26 -

1.3.3.3 Công đoạn 3: bế, xén và đóng thành phẩm. - 27 -

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. - 28 -

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - 28 -

2.1.1 Giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp (Trước tháng 12/1986) - 28 -

2.1.2 Giai đoạn xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới về quản lý kinh tế - cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.(Từ tháng 12/1986 đến tháng 6/1991). - 35 -

2.1.3 Giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.(Từ tháng 6/1991 đến nay) - 40 - 2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY - 47 -

2.2.1 Khái quát về tình hình phát triển ngành in thành phố hồ chí minh - 47 - 2.2.1.1 Thời kỳ trước giải phóng - 47 -

Trang 3

2.2.1.2 Thời kỳ từ năm 1975-1985 - 50 -

2.2.1.3 Từ năm 1986 đến nay - 52 -

2.2.2 Khảo sát tình hình tổ chức công tác kế toán quản trị tại một số doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh. - 60 -

2.2.3 Đánh giá chung về thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc ngành in tại TPHCM - 67 -

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 73 -

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG - 73 -

3.1.1 Các báo cáo phục vụ cho chức năng lập kế hoạch in - 74 -

3.1.1.1 Dự toán số lượng trang in (13 x 19 cm) tiêu thụ - 74 -

3.1.1.2 Dự toán chi phí trực tiếp - 74 -

3.1.1.3 Dự toán chi phí gián tiếp - 74 -

3.1.2 Các báo cáo phục vụ cho việc kiểm soát, đánh giá kết quả của nhà quản trị ngành in - 75 -

3.1.2.1 Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố - 75 -

3.1.2.2 Báo cáo tình hình thực hiện định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp - 75 -

3.1.2.3 Báo cáo tình hình thực hiện định mức biến phí sản xuất chung:- 76 - 3.1.2.4 Báo cáo tình hình thực hiện định mức định phí sản xuất chung:- 76 - 3.1.2.5 Báo cáo giá thành sản phẩm - 77 -

3.1.2.6 Báo cáo bộ phận: - 77 -

3.1.2.7 Báo cáo trung tâm trách nhiệm - 78 -

3.1.3 Báo cáo phản ánh các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 79 -

Trang 4

3.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CỤ THỂ CHO CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH - 80 -

3.2.1 Báo cáo cung cấp thông tin phục vụ chức năng lập kế hoạch - 80 -

3.2.2 Các báo cáo phục vụ cho việc kiểm soát, đánh giá kết quả của nhà quản trị - 81 -

3.2.2.1 Các báo cáo về chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí - 81 -

3.2.2.2 Các báo cáo về giá thành sản phẩm - 84 -

3.2.2.3 Các báo cáo kế toán trung tâm trách nhiệm - 87 -

3.2.3 Các báo cáo chứng minh cho việc ra quyết định - 89 -

3.2.3.1 Các báo cáo cung cấp thông tin thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - 89 -

3.2.3.2 Các bảng tính toán, phân tích và xếp hạng dự án đầu tư - 90 -

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài:

Ngành in thuộc hệ thống các ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo ra các ấn phẩm phục vụ cho nhu cầu thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội trong đời sống kinh tế hiện nay Sản phẩm của ngành in rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại ấn phẩm báo chí, tranh ảnh, bao bì, nhãn mác hàng hóa, thiệp mừng,… được in trên giấy hoặc các chất liệu khác nhau Cùng với sự gia tăng của nhu cầu xã hội đối với chất lượng in ấn, công tác in ấn đòi hỏi phải có quy trình công nghệ hiện đại, trang thiết bị nhiều máy móc kỹ thuật và phương tiện phục vụ sản xuất

Đóng vai trò đầu tàu của toàn ngành, ngành in của Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển đáng kể, luôn dẫn đầu trong việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ mới, chiếm gần ½ sản lượng của toàn ngành Theo số liệu đăng ký chính thức tại Sở Văn hóa Thông tin TPHCM, chỉ riêng máy in offset được cấp giấy chứng nhận và biển số kiểm soát cho đến nay đã là 957 máy Năng lực thiết kế của ngành in thành phố ước khoảng 271 tỉ trang in 13 x 19 cm và năng lực thực tế khoảng 135 tỉ trang in Hoạt động của ngành in TPHCM góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới, phát triển văn hoá xã hội nói chung

Thực tế quản lý doanh nghiệp ngành in của Thành phố Hồ Chí Minh trong vài năm gần đây cho thấy nổi lên hiện tượng một số doanh nghiệp lớn bị phá sản, mất khả năng chi trả dẫn đến giựt nợ ngân hàng và giựt nợ lẫn nhau hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng Hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ làm ăn thua lỗ dẫn đến thanh lý phá sản Đó là hệ quả tất yếu của sự quản lý chủ quan và yếu kém nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, mà chủ yếu là công tác quản trị tài chính kế toán nội bộ tại doanh nghiệp bị buông lõng và xem nhẹ Sự nhận thức và hiểu biết về kế toán quản trị vẫn còn nhiều hạn chế Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu là lợi nhuận Để đạt được điều này đòi hỏi quá trình tổ chức quản lý của doanh nghiệp cũng phải linh hoạt, kịp thời đáng tin cậy để giúp những nhà quản trị ra được những quyết định đúng đắn Hệ thống thông tin được đề cập ở đây ngoài kế toán tài chính không thể thiếu được kế toán quản trị Thông tin do kế toán quản trị cung cấp đặt trọng tâm cho tương lai, đó là những thông tin cần thiết một cách trực tiếp và thường xuyên đối với các nhà quản trị – bộ não điều khiển toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, luôn cố gắng đảm bảo cho doanh nghiệp

Trang 6

tồn tại và không ngừng phát triển trong một nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh ngày càng gay gắt

Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì mục tiêu hàng đầu của nó không khác gì hơn là lợi nhuận Dĩ nhiên, lợi nhuận đạt được càng cao càng tốt, tuy vậy trong các sách lược hoạch định của từng nhà quản trị để đi đến mục tiêu lợi nhuận không phải là giống nhau Một doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình tài chính sáng sủa phải có mức lợi nhuận ổn định và phát triển qua từng năm tài chính, nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh không có những rủi ro khách quan bất ngờ và đáng kể Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có các quyết định đúng đắn và kịp thời trong công tác chỉ đạo mọi mặt của doanh nghiệp

Muốn vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc thiết lập các báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng bên ngoài, người quản trị cần phải hiểu biết, nắm bắt được công tác tổ chức, phối hợp, tiên liệu, ra quyết định và kiểm soát mọi thứ trong doanh nghiệp hầu chỉ đạo và hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao nhất Để thực hiện được điều này, cần phải nắm vững tình hình tài chính của mình, thông qua số liệu kế toán tài chính, phân tích, đánh giá và đề ra những dự án cho tương lai Tóm lại, ở mọi lĩnh vực trong hệ thống kinh tế, các thông tin có liên quan đến quyết định cần phải được lựa chọn, phân tích, ghi chép và sử dụng trước khi sự xét đoán được hình thành và quyết đoán được đưa ra Kế toán quản trị là nguồn cung cấp tốt nhất những thông tin cần thiết này

Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên toàn thế giới hiện nay, yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một quốc gia là hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, khả năng tạo dựng và củng cố vị trí kinh tế của mình trên trường quốc tế Nhận thức được tầm quan trọng trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang dốc hết mọi nỗ lực để vực dậy nền kinh tế nước nhà Chúng ta đã tham gia vào tổ chức khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) Mặc dù Chính phủ cũng đang từng bước cố gắng thực hiện các chính sách cải cách về kinh tế, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc có liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp nhưng vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải tự nhận thức được mình trên thương trường Sự cạnh tranh tất yếu của sản phẩm bán ra, việc kiểm tra trên quy mô riêng: giờ công lao động, chi phí một sản phẩm, mức lợi nhuận thu được trên một sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm bán ra,…đã là một yếu tố cần thiết ngày càng lớn đối với kế toán quản trị doanh nghiệp Như vậy, với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính xí nghiệp, kế

Trang 7

toán quản trị đã và đang là công cụ thực sự quan trọng, một cần thiết khách quan cho sự tăng trưởng kinh tế nếu được vận dụng và phát huy tối đa trong môi trường quản lý của mọi doanh nghiệp

Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, việc “xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh” là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng

2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của báo cáo kế toán quản trị nhằm mục đích làm rõ vai trò, công dụng của thông tin từ các báo cáo kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp trong cơ chế quản lý mới Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống các báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành Phố Hồ Chí Minh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Khảo sát tình hình thực tế về công tác xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại một số doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Nghiên cứu các chủ trương, chính sách chế độ và các tài liệu trong nước có liên quan đến kế toán quản trị của kế toán Việt Nam

- Nghiên cứu các báo cáo kế toán quản trị thông qua một số tài liệu về kế toán quản trị trong nước và nước ngoài nhằm chọn lọc và xây dựng các báo cáo cụ thể cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, toán kinh tế để phân tích, chứng minh và giải quyết vấn đề

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

- Khái quát được quá trình hình thành và phát triển của báo cáo kế toán quản trị Việt Nam kết hợp phân tích thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra những điểm nổi bật về thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Xây dựng hệ thống các báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

6 Kết cấu của luận văn: Luân văn bao gồm

Trang 8

Lời mở đầu

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị, báo cáo kế toán quản trị và ngành in chương 2: Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh

chương 3: Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh

Kết luận Phụ lục

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ, BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ NGÀNH IN

1.1 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1.1 Kế toán quản trị với hoạt động quản lý doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị

Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán viên Hoa kỳ thì kế toán quản trị là [51, 261]: “Quy trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích và lập báo biểu, giải trình và truyền đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị doanh nghiệp hoạch định, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản đó”

Theo cuốn từ điển thuật ngữ kế toán Mỹ thì kế toán quản trị được định nghĩa như sau: [31, 98]: “ Kế toán quản trị là lĩnh vực kế toán liên quan đến việc thu thập và xử lý thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ những nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định tài chính, đặc biệt là trong việc hoạch định kế hoạch và quản lý giá thành”

Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán quốc gia (Mỹ) – National Association of Accountants (NAA) – văn kiện số 1A tháng 3/1981, thì “Kế toán quản trị là quá tình cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong việc kiểm soát , điều hành các hoạt động của doanh nghiệp Quy trình của kế toán quản trị bao gồm các công việc xác định, cân đo, đong, đếm, thu thập, tích lũy, phân tích, chuẩn bị thông tin, giải thích và cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để các nhà quản lý xử lý các thông tin này theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp.”[14,21]

Trang 10

Theo Giáo sư Tiến sĩ RONALD.HILTON trường Đại học CORNELL Hoa Kỳ: “Kế toán là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà các nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức’ [53,3]

Theo các Giáo sư Tiến sĩ SACK L.SMITH, ROBET M.KEITS, WILLIAM L.STEPHENS trường Đại học SOUTH FLORIDA HOA KỲ: Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát” [18,11]

Hiện nay giữa các nước, hai lĩnh vực Kế toán tài chính và Kế toán quản trị có những cách gọi khác nhau, phổ biến theo cách gọi của tiếng Anh Kế toán tài chính “Financial Accounting” và Kế toán quản trị “Management Accounting” Trong khi đó nhiều nước Châu âu như Pháp, Bồ Đào Nha thì kế toán tài chính gọi là Kế toán tổng quát “Compatabilité General” và Kế toán quản trị là Kế toán phân tích “Comptabilité Analitique”, hoặc kế toán quản lý “Comptabilité des Gestion” Qua đây để khẳng định kế toán tài chính không phải là kế toán tổng hợp và Kế toán quản trị không phải là kế toán chi tiết như nhiều người đã quan niệm

Như vậy, có nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về kế toán quản trị, nhưng đứng trên góc độ tiếp cận về sử dụng thông tin của kế toán cho hoạt động quản trị, thì định nghĩa về kế toán quản trị có thể được thể hiện như sau:

“Kế toán quản trị là hệ thống ghi chép, đo lường, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho các cấp độ quản trị trong một doanh nghiệp để đánh giá và ra quyết định kinh doanh”

Trang 11

Kế toán quản trị cũng như kế toán tài chính trước hết phải nhận diện được các loại tài sản tham gia hoạt động kinh doanh và xác định nguồn tài trợ để trang bị các loại tài sản đó, đồng thời nhận diện được các loại chi phí tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để thu thập, phân loại, xử lý và lập các báo cáo cho những đối tượng sử dụng khác nhau Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà quản trị các cấp ở doanh nghiệp, họ là những người mà quyết định hành động của họ sẽ chi phối trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó Như vậy, nếu thông tin không đầy đủ các nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý điều hành doanh nghiệp Còn nếu thông tin không chính xác, các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định sai lầm, có ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi của doanh nghiệp Mặt khác nếu thông tin không đáp ứng kịp thời thì các vấn đề tồn tại sẽ không giải quyết được nhanh chóng và có thể mất cơ hội trong kinh doanh Kế toán quản trị xử lý phần lớn các thông tin nhằm giúp cho các nhà quản trị ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp một cách kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả

1.1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị đối với hoạt động kinh doanh [17, 42]

Do sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt, sức ép của giá thành, sự tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật trong việc tự động hóa cao dẫn đến khả năng to lớn để thu thập và báo cáo số liệu đã làm tăng thêm nhu cầu về thông tin của người quản lý Đặc biệt là các thông tin có liên quan đến các hoạt động nội bộ mà họ không thể rút ra từ các báo cáo thu nhập và xử lý thông tin này, giúp cho các nhà quản lý ra quyết định kịp thời Vai trò của kế toán quản trị còn rất quan trọng trong việc xem xét chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp cho việc dự toán và lập kế hoạch giá thành phù hợp, giảm giá thành sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp

Trang 12

Kế toán quản trị là kế toán theo chức năng quản lý, vì thế vai trò của nó là cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến việc lập kế hoạch tổ chức, điều hành hoạt động; kiểm tra và ra quyết định

- Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch: đưa ra kế hoạch cho việc

thực hiện ngắn hạn và dài hạn của một doanh nghiệp Kế hoạch mà người quản lý đưa ra thường có dạng là dự toán ngân sách Chúng được thực hiện hàng năm và những mục tiêu của quản lý được biểu hiện dưới dạng số lượng và giá trị

- Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức điều hành hoạt động: người quản

lý có một nhu cầu rất lớn về thông tin kế toán trong việc lãnh đạo hoạt động hàng ngày Chẳng hạn, lãnh đạo công ty cần đưa ra giá bán một mặt hàng nào đó thì họ phải dựa trên các thông tin kế toán để đảm bảo giá bán đó là phù hợp, hoặc bộ phận quản lý phải dựa trên các thông tin kế toán để đánh giá giá trị của hàng tồn kho, hàng đang kinh doanh…Như vậy, công việc của kế toán và quản lý gắn với nhau chặt chẽ trong việc điều hành các hoạt động hàng ngày

- Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát: Việc lập kế hoạch như trên là

chưa đủ, một khi kế hoạch ngân sách đã được lập, người quản lý cần những thông tin có liên quan đến việc thực hiện Kế toán quản trị giúp cho việc tập hợp các thông tin cần thiết bằng cách cung cấp các báo cáo thực hiện Báo cáo thực hiện bao gồm các chi tiết để quản lý, so sánh các số liệu dự toán với các số liệu thực tế trong một thời điểm nhất định Khi báo cáo thực hiện chỉ ra một vấn đề tồn tại ở một khâu nào đó của doanh nghiệp, người quản lý sẽ phải tìm nguyên nhân của vấn đề và biện pháp giải quyết Nếu báo cáo thực hiện chỉ rõ mọi việc đều thực hiện tốt thì người quản lý sẽ để tâm vào công việc khác Tóm lại, kiểm

Trang 13

tra việc thực hiện kế hoạch là bước phản hồi của người quản lý và nó có tác dụng giúp người quản lý thực hiện tốt vai trò quản lý của mình

- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Chức năng ra quyết định

đòi hỏi nhà quản trị phải có sư lựa chọn hợp lý trong nhiều phương án khác nhau được đưa ra Kế toán có nhiệm vụ thu thập các số liệu về chi phí và lợi nhuận để thông tin cho người quản lý Ví dụ, để tung sản phẩm ra nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường cần quyết định phương án hạ giá, mở rộng việc quảng cáo hoặc kết hợp cả hai việc này để chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp phải gắn chặt với các số liệu về giá thành và lợi nhuận do kế toán cung cấp Tuy nhiên, không phải lúc nào các số liệu cần thiết cũng có ngay theo yêu cầu thực tế, do vậy kế toán sẽ thực hiện phân tích chung kể cả việc dự toán để có được những số liệu đó

Như vậy để có những quyết định đúng đắn cần phải có đầy đủ các thông tin cần và chính xác Nếu các thông tin không đầy đủ, không chính xác thì dẫn đến quyết định sẽ bị sai lệch Mặt khác, nhu cầu chính của quản trị không phải là các thông tin chi tiết rời rạc mà là các bảng tóm tắt, từ đó người quản lý sẽ thấy được nơi nào có vấn đề và nơi đâu cần sự quan tâm của nhà quản lý hơn nữa để cải tiến làm cho công việc có hiệu quả hơn

1.2 BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ:

1.2.1 Đối tượng sử dụng báo cáo kế toán quản trị và nhu cầu thông tin của họ:

Báo cáo kế toán quản trị là phương tiện để truyền đạt thông tài chính có ích cho những người sử dụng để đề ra các quyết định kinh tế Báo cáo kế toán quản trị phải đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời và phù hợp theo từng đối tượng sử dụng thông tin với một chi phí xử lý thích hợp

Trang 14

Vai trò chủ yếu của nhà quản lý là “ra quyết định” Chính vai trò này phân biệt nhà quản lý với những người khác trong doanh nghiệp Để có thể thực hiện được vai trò của mình, các nhà quản lý cần thông tin Nhu cầu thông tin của họ có thể được đáp ứng từ nhiều nguồn Một trong những nguồn cung cấp thông tin cho các nhà quản lý là kế toán quản trị

Về nhu cầu thông tin của các nhà quản lý đối với kế toán quản trị, có nhiều ý kiến khác nhau

Ray H Garrison cho rằng: “Thông tin được cung cấp bởi kế toán chủ yếu là những thông tin mang bản chất tài chính, giúp cho người quản lý thực hiện ba công việc:

1 Xây dựng kế hoạch một cách hiệu quả và tập trung chú ý vào những chênh lệch so với kế hoạch

2 Chỉ đạo hoạt động hàng ngày

3 Đi đến những giải pháp tốt nhất cho những vấn đề hoạt động mà tổ chức gặp phải.” [54,p.12-14]

Các tác giả Belverd E Needles, Jr.; Henry R Anderson và James C Caldwell, lại cho rằng: “Ba loại thông tin được cần đến để quản lý một công ty có hiệu quả:

(1) Các công ty sản xuất và dịch vụ cần thông tin về giá thành sản phẩm (dịch vụ);

(2) Tất cả các tổ chức đều cần dữ liệu để hoạch định và kiểm soát hoạt động; và

(3) Các nhà quản lý cần các báo cáo và những phân tích đặc biệt để chứng minh các quyết định của họ.” [47,p.919]

Trang 15

Tóm lại, để phục vụ cho nhu cầu ra quyết định quản lý có hiệu quả, các nhà quản lý cần những thông tin sau từ kế toán quản trị:

- Đối với tất cả các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần ba loại thông tin từ kế toán quản trị:

1) Thông tin phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

2) Thông tin phục vụ cho việc điều hành và kiểm soát các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp để chỉ đạo hoạt động nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra để đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

3) Thông tin phục vụ cho việc chứng minh các quyết định đặc biệt trong quá trình hoạt động

- Đối với các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, các nhà quản lý còn cần

loại thông tin thứ tư từ kế toán quản trị: Thông tin về giá thành sản phẩm, dịch vụ

1.2.2 Mục đích của báo cáo kế toán quản trị:

Mục đích của báo cáo kế toán quản trị chi phối việc soạn thảo và trình bày báo cáo kế toán quản trị Mục đích của báo cáo kế toán quản trị đến lượt nó lại chịu sự chi phối bởi các đối tượng sử dụng và nhu cầu thông tin của họ

Ở Việt Nam, mục đích báo cáo tài chính được xác định tại Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01-11-1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

Trang 16

“1 Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán

2 Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.”

Tuy nhiên, các báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp không cung cấp toàn bộ thông tin mà những người sử dụng có thể cần đến để đề ra các quyết định kinh tế do chúng chỉ đưa ra các ảnh hưởng tài chính của các sự kiện trong quá khứ và không bắt buộc cung cấp những thông tin phi tài chính Thông tin từ các báo cáo tài chính tuy cũng có ích cho các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp, song có những thông tin khác phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra các quyết định khác, không tìm thấy trong các báo cáo tài chính Các thông tin như vậy chỉ có thể tìm thấy trong các báo cáo quản trị Đó cũng chính là mục đích của các báo cáo quản trị

1.2.3 Yêu cầu đối với các báo cáo kế toán quản trị:

Khác với báo cáo tài chính, thông tin trên báo cáo kế toán quản trị không chịu sự chi phối của các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán quản trị được thừa nhận chung Tiêu chuẩn duy nhất đối với thông tin trên báo cáo quản trị là tính có ích của thông tin Do đó, các yêu cầu đặt ra đối với báo cáo kế toán quản trị nhằm hướng đến tính có ích của thông tin

Trang 17

Các tác giả Eric L Denna và Dennis L Kimmell, khi nghiên cứu các yêu cầu thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, cho rằng:

“Thông tin nội bộ có tính chất tùy ý, và những người thiết lập hệ thống thông tin kế toán nên cân nhắc:

a Thông tin nào nên được tạo ra để sử dụng b Thông tin được tạo ra cho ai sử dụng

c Thông tin được báo cáo thường xuyên ra sao

d Giá trị của thông tin có lớn hơn chi phí của việc cung cấp thông tin

không.” [49]

Các tác giả Keith Ward, Sri Srikanthan và Richard Neal cũng cho rằng: “Mặc dầu hơi cũ, khái niệm “đúng thông tin cho đúng người quản lý vào đúng thời điểm” là khái niệm quyết định khi thiết kế hệ thống kế toán quản trị” [52,p.12]

Tóm lại, yêu cầu đối với báo cáo quản trị là: phải cung cấp thông tin thích hợp cho những người sử dụng thích hợp vào những thời điểm thích hợp với chi phí xử lý thông tin thích hợp

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị là kết quả xử lý thông tin của hệ thống kế toán nhằm cung cấp những thông tin tài chính có ích cho những người sử dụng để đề ra các quyết định kinh tế

1.3 VÀI NÉT VỀ NGÀNH IN

1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành in trên thế giới

Ngành in là một ngành công nghiệp trong hệ thống của nền kinh tế thứ VIII trước công nguyên ở Trung Quốc, sau đó du nhập vào châu âu vào thế kỷ thứ V, ông tổ của ngành in là J.G.Guttenberg (1397 - 1468) người Đức và phát

Trang 18

triển ngày càng tinh vi: từ chỗ in bằng bản khắc trên gỗ, trên kim loại, đến in bằng bản kim loại có phủ màng hóa chất (bản kẽm), và ngày nay in trực tiếp bằng tia mực theo sự điều khiển của máy tính điện tử

Công nghiệp in ở nước Đức, Nhật, Mỹ, phát triển rất mạnh các máy in được sử dụng trên khắp thế giới đều chủ yếu được sản xuất từ ba nước này các thương hiệu máy in như Heidelberg, Rolana, Kamori, Miller, ATF, trở nên quen thuộc ở tất cả các nước trên thế giới bởi vì nước nào cũng cần có máy in để in sách, báo, tranh ảnh, văn hóa phẩm trình độ dân trí một nước có thể được phản ánh bằng các tiêu thức: số tấn giấy/đầu người-năm, số trang in/đầu người-năm

1.3.1.1 Giai đoạn trước 1440

Nghề in xuất hiện sớm ở Trung Quốc, việc phát minh ra giấy và các kỷ thuật nhân bản bằng con dấu và bôi quét do nhu cầu to lớn đối với việc nhân bản và các văn bản chuẩn hóa các văn bản của Khổng giáo dùng cho việc thi cử tuyển dụng cũng như nhu cầu to lớn về những văn bản Phật giáo không thể chép tay xuể Đời Hán, người Trung Quốc đã biết khắc chữ lên bàn đá, lên đất sét rồi nung thành sách Đó là phương pháp ấn loát cổ sơ đầu tiên trên thế giới

Đền đời Tùy, Đường (thế kỷ thứ V_VII) thì nghề in đã tương đối hoàn thành và người ta đã biết khắc chữ trên các bản gỗ để in trên bàn đá và trên đất sét…Vào thời điểm này ở Bác Kinh tờ báo đầu tiên mang tên “Cố vấn của Nhà nước” (Kaiyuan Zabao) đã được in bằng phương pháp khắc vào bảng gỗ Bằng cách thoa mực lên bảng và dùng sức ấn mạnh vào giấy (in tay),…phương pháp này gọi là “Xylographic”

Vào năm 1041, Tất Thăng (đời nhà Tống) phát minh ra phương pháp ấn loát mới gọi là “hoạt bản”, nghĩa là dùng chữ rời sắp theo văn bản để in sách

Trang 19

Cách làm cho phép tiết kiệm được nhiều nhân lực và vật lực đồng thời tăng tốc độ in ấn, nâng cao chất lượng sản phẩm

Năm 1409, cuốn sách đầu tiên ra đời, được in ở Triều Tiên bằng cách sắp chữ kim loại

1.3.1.2 Giai đoạn 1440-1850

Năm 1450, Ông tổ của nghành in, Jean Guterbrg đã sáng chế ra cách in bằng kỹ thuật làm bảng chữ bằng chì, đồng, kẽm Tuy nhiên, máy in còn rất thô sơ bằng gỗ, bản chữ không xê dịch In chỉ một mặt, muốn in 2 mặt phải thay đổi mặt in sau và in từng tờ một Khi in dùng sức người để ấn cần trục, năng suất chỉ đạt khoảng 300 tờ/ngày với khổ giấy nhỏ 57x47cm, 56x76cm Kỹ thuật in ấn này kéo dài khoảng 400 năm Tất cả các máy in trong thời gian này đều được vận chuyển bằng sức người Những máy in này còn có những khuyết điểm như dễ mòn, hỏng khi sử dụng nhiều

Vào năm 1780, máy in được cải tiến, bản chữ xê dịch được nên năng suất tăng lên 600 tờ/ ngày Năm 1795, máy in bằng gỗ được thay thế bằng kim loại và năng suất tăng lên 3000 tờ/ngày

Năm 1814, F.Kô-ê-vich chế tạo ra loại máy in chạy bằng hơi nước cho tờ Thời báo (Times) tốc độ đạ được 4.000 tờ/ngày

1.3.1.3 Giai đoạn 1850-1900

Trong suốt thời gian dài gần 50 năm sau cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất, người ta đã dùng hơi nước để làm năng lượng vận chuyển máy in Trước khi in hình phải cần một thợ chuyên môn khắc vào bản và kỹ thuật sắp chữ đạt 225 chữ/giờ Tình trạng này gây trở ngại rất nhiều cho ngành in Do đó, các phát minh về ngành in luôn được cải thiện theo thời gian

Trang 20

Năm 1890, một người Đức di cư sang Mỹ là Ri-Sớt-Mác-Sơ-Hâu sáng chế máy sắp chữ Linotype tốc độ 5000-7000 chữ/giờ

Năm 1900, máy in vận chuyển bằng điện tốc độ lên đến 85.000 giờ/ngày, so với máy in bằng tay 300tờ/ngày, máy in kim khí 3000tờ/ngày, máy in vận chuyển bằng hơi nước 4.000 tờ/ngày

Năm 1940, máy in hình màu ra đời

Năm 1973, kỹ thuật in ấn đã rất phát triển Cùng với sự ra đời của máy vi tính đầu tiên trên thế giới (1973), tiếp theo là sự xuất hiện của máy sắp chữ lazer năm 1978, công nghệ in điện tử đã thật sự là một cuộc cách mạng to lớn, bước ngoặc vĩ đại của ngành in

1.3.2 Lịch sử phát triển ngành in Việt Nam

Có thể nói ngành in tại Việt Nam bắt nguồn từ khi ông Trương Vĩnh Ký góp công lớn vào việc phổ biến chữ Quốc ngữ Nhu cầu ấn loát được hình thành từ khi ông Trương Vĩnh Ký lập trường và in sách học Lúc này, kỹ thuật in cũng rất thô sơ, chữ ký khắc vào cây và in tay Ngành in tiến bộ hơn khi người Pháp du nhập máy in vào Việt Nam Các sáng chế và canh tân về kỹ thuật máy in trên thế giới đều được người Pháp du nhập vào Việt Nam một phần lớn

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà in Quốc gia –Cơ quan quản lý Nhà nước đầu tiên về xuất bản, in và phát hành sách ở nước ta được thành lập bởi sắc lệnh số 122/SL ngày 10/10/1952 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký

Kể từ ngày khai sinh và trong công cuộc đổi mới ngày nay, ngành in nước ta đã đóng góp tích cực trên mặt trận tư tưởng văn hóa, phát triển kinh tế và nâng cao dân trí Đặc biệt trong 15 năm đổi mới, ngành in nước ta đã đạt được

Trang 21

những thành tưụ to lớn về nhiều phương diện, được chính phủ đánh giá là một trong sáu ngành công nghiệp phát triển cao nhất, đầu tư đổi mới công nghệ đúng hướng, đi thẳng vào công nghệ hiện đại

Ngành in nước ta trong mười năm qua đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng trong cả ba giai đoạn công nghệ: "ngành công nghiệp in phát triển nhanh, có nhiều tiến bộ và đã đạt được trình độ cao, rất đáng khích lệ" Thật vậy, ngành in nước ta đã có thiết bị chế bản điện tử, máy in offset đời mới nhất và dây chuyền hoàn thiện sản phẩm in hiện đại chất lượng sản phẩm in có bước tiến xa so với trước đây Không phải chỉ có catalogue mới được in đẹp, nhiều màu, trình bày mỹ thuật có sức lôi cuốn người xem, mà cả sách giáo khoa, báo ngày, báo tuần, cũng vậy

Hoạt động in ấn ở nước ta chủ yếu tập trung ở hai trung tâm in Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Riêng trung tâm in TP.HCM chiếm gần một nửa tổng sản lượng trang in toàn ngành Hoạt động in ở TP.HCM có thể nói là đi đầu trong việc đổi mới thiết bị, máy móc và tăng trưởng tình hình hoạt động của ngành in ở TP HCM diễn ra rất sôi động, phong phú và cũng "phức tạp" Sôi động do cung cách điều hành, kinh doanh của các nhà in phong phú do mẫu mã, chủng loại đa dạng và hầu như không thiếu bất kỳ một kỹ thuật in ấn nào ở thành phố này Phức tạp do có rất nhiều nhà in hoạt động trên thị trường, thuộc các ban ngành Trung ương, địa phương với nhiều "dạng" kinh doanh biến tướng như: thuê máy, đặt máy, khoán máy, nhiều vụ vi phạm luật xuất bản xảy ra và công việc quản lý nhà nước đối với ngành in rất vất vả

Ngành in có những bước phát triển khá cao, song bên cạnh đó đã bộc lộ những thiếu xót, hạn chế mà một trong những ngành in cần phải kể đến là chưa

Trang 22

có được những ngành cần phải kể đến là chưa có được những chiến lược phát triển một cách căn cơ và phù hợp với tình hình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, cũng như tình hình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới

Ngành in được xếp vào ngành đặc doanh, nằm trong các thiết chế văn hóa – thông tin do sản phẩm của ngành in có một số ấn phẩm quan trọng như sách, báo,… trực tiếp phục vụ cho việc phổ biến, tuyên truyền đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, ngoài ra chúng còn có nhiệm vụ nâng cao văn hóa, dân trí cho nhân dân Tuy vậy, ngành in có những đặc điểm riêng, khác biệt so với một số bộ phận trong hệ thống các thiết chế văn hóa thông tin

- Thứ nhất, ngành in là một ngành công nghiệp có quy trình sản xuất riêng biệt, hình thức tổ chức như những ngành sản xuất khác Ngoại trừ các doanh nghiệp ngành in hành chính sự nghiệp, còn lại các doanh nghiệp in đều hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế, đảm bảo có lãi

- Thứ hai, ngành in hoạt động theo luật xuất bản, sản phẩm của ngành in đa phần được sản xuất theo đơn đặt hàng của các ngành khác như xuất bản, báo chí, ngành may mặc, ngành bánh kẹo, ngành thực phẩm khác…điều này nói lên sự phát triển của các ngành khác sẽ thúc đẩy ngành in phát triển và ngược lại, sự phát triển về dân số, về giáo dục, dân trí….cũng thúc đẩy ngành in phát triển

Quan điểm của Đảng và Nhà nuớc về ngành xuất bản, in và phát hành thể hiện ở 4 điểm cốt lõi sau:

− Hoạt động xuất bản là họat động thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc xuất bản ấn phẩm đến nhiều người Hoạt động xuất bản không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần, do đó lợi nhuận không phải là mục tiêu của họat động xuất bản

Trang 23

− Việc phổ biến các tác phẩm về chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng yêu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

− “Mọi hoạt động văn hóa (trong đó có hoạt động xuất bản) nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộ, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội (Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội VIII của Đảng)

− Ngành in là ngành công nghiệp gia công thông tin hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế, đảm bảo có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, và làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước Một mặt, ngành in là một thiết chế văn hóa – thông tin có liên quan mật thiết đến đời sống tư tưởng văn hóa của xã hội, đến an ninh quốc gia Mặt khác, ngành in là ngành kinh tế - kỹ thuật hoạt động theo luật doanh nghiệp, gắn với cơ chế thị trường song kết quả hoạt động của nó không chỉ thể hiện bằng hiệu quả kinh tế mà còn bằng hiệu quả mà còn bằng hiệu quả chính trị – xã hội

Bộ văn hóa – thông tin là cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ sở in, tổ chức phát hành của Nhà nước thuộc bộ, ban ngành, đoàn thể trung ương và các tỉnh họach phát triển kinh tế – xã hội theo vùng và đặc điểm sản phẩm theo chuyên ngành Để hoạt động xuất bản có thể hôi nhập với khu vực và thế giới, cần xây dựng hành lang pháp lý, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn đòi hỏi phải đổi mới tổ chức ngành xuất bản, in và phát hành đào tạo đội ngũ cán bộ,

Trang 24

công nhân kỹ thuât, hiện đại hóa công nghiêp cho ngang tầm yêu cầu của đất nước và theo kịp trình độ phát triển của thế giới

Luật xuất bản (Ban hành ngày 19 – 07 - 1993 ) và các văn bản dưới luật (Nghị định số 79/CP ngày 06/11/1993 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản; Thông tư số 38/TT – XB ngày 07/05/1994 của Bộ VHTT hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/CP ) là cơ sở pháp lý hiện hành cho hoạt động xuất bản Việt Nam Riêng ngành in còn có thêm “ Quy chế về tổ chức và hoạt động in “ của Bộ VHTT ban hành ngày 26/08/1977

Chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa theo tinh thần Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 và Nghị định 73/CP của chính phủ đã mở rộng phạm vi hoạt động của các cơ sở in tư nhân, tập thể: họ được phép đầu tư vào hoạt động chế bản điện tử, in bao bì, nhãn hàng, các công đọan sau in và phục vụ in (đóng xén, dạy nghề in….) Mục đích của chủ trương xã hội hóa họat động văn hóa là để khai thác nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội vào các loại hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, huy động tiềm năng về nhân tài, vật lực trong xã hội để nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong hơn hai thập kỹ qua đã tác động mạnh mẽ đến các ngành trong nền kinh tế Trong ngành in người ta đã chứng kiến những bước tiến không ngờ Hiện nay việc sử dụng các thiết bị chế bản điện tử, máy in 4 màu tờ rời và in cuộn, dây chuyền đóng sách liên hợp đã trở nên phổ biến Các nhà in ở Đức, Mỹ, Nhật, bắt đầu vi tính hóa thiết bị in và gọi là công nghệ CTP (computer to plate, Computer to print), nghĩ a là gắn liền máy vi tính với thiết bị phơi bản kẽm và máy vi tính với máy in Công nghệ hiện đại này cho phép bỏ qua một số bước công nghệ truyền thống, nhờ vậy rút

Trang 25

ngắn thời gian và giảm bớt chi phí nguyên vật liệu Việc sử dụng các máy in offset nhiều màu, in cùng lúc 2 mặt, có màn hình điều khiển tốc độ in, lực ép in, lượng mực in…cho thấy các máy in thế hệ mới rất hiện đại, ít hao phí lao động và rút ngắn chu kỳ sản xuất rất nhiều

Các thiết bị hiện đại vừa tạo cơ hội vừ tạo nguy cơ đối với xí nghiệp: chi phí đầu tư rất cao (một máy giá khoản vài chục tỷ đồng), chi phí đào tạo kỹ thuật cao, cạnh tranh giành việc ác liệt hơn, có điều kiện thích ứng với tiến trình hội nhập với các nước trên thế giới và khu vực…

Hoạt động xuất bản là một phận của hoạt động văn hóa Hoạt động xuất bản phải căn cứ vào tình hình phát triển văn hóa xã hội để định hướng hoạt động cho phù hợp Các xuất bản phẩm phải tập trung giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam, đề cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XNCH Xuất bản phẩm trực tiếp góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và văn hóa, phát huy truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Ngành xuất bản là một trong những công cụ phục vụ công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước, do đó hoạt động xuất bản không thể chạy theo lợi nhuận đơn thuần, xa rời chức năng, nhiệm vụ được giao

Những năm gần đây, đời sống vật chất của người dân được nâng cao hơn, đời sống tinh thần cũng thay đổi theo Độc giả từ nhỏ đến lớn, thành thị đến nông thôn đòi hỏi ấn phẩm đẹp, màu sắc hài hòa, trình bày mỹ thuật, thậm chí cách điệu cầu kỳ,in trên chất liệu cao cấp Người đưa in chỉ cần nêu “ý tưởng trình bày” sẽ được cung cấp mẫu theo yêu cầu

Trang 26

1.3.3 Qui trình công nghệ ngành in

Bao gồm 3 công đọan:

1.3.3.1 Công đoạn 1: Sắp chữ và chế bản

Bản thảo của khách hàng sau khi được duyệt và có lệnh sản xuất được đưa vào bộ phận sắp chữ Trang chữ sắp chữ xong được đem in thử để sửa bài Hoàn thành công đoạn này toàn bộ trang chữ được đem vào dàn trang Đây là một bộ phận quan trọng đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao Sau khi đặt trang xong, trang chữ tiếp tục đưa sang bộ phận vỗ phông (nếu in typo) hay bộ phận ra nhũ (nếu in offset)

Nếu in typo: tờ phông được đưa sang bộ phận vỗ phông, làm khuôn chữ bằng chì là sản phẩm cuối cùng của công đoạn này (Công đoạn 1)

Nếu in offset: những tờ nhũ bằng tờ giấy bóng mờ được đưa sang bộ phận bình bản thành những tờ support rồi tiếp tục đưa sang bộ phận phơi bản Ở đây tờ support được rọi bằng một phương pháp đặc biệt (phương pháp hồ quang điện) lên những bản kẽm thông qua lần rửa và tráng bằng những chất đặc biệt (như acid H3PO4, acid Oxalic, Glycerin, keo, PVA, phèn chua, phẩm tím…), sản phẩm cuối cùng là các bản kẽm có in chữ, hình

Trang 27

1.3.3.3 Công đoạn 3: bế, xén và đóng thành phẩm

Giấy sau khi in ở nhiều khổ khác nhau tùy theo loại sản phẩm mà được huyển cho bộ phận bế, xén và đóng để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh theo

yêu cầu khách hàng

Sơ đồ1.1: Qui trình công nghệ in

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Trong thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc, khu vực kinh tế quốc doanh ngày một lớn lên Tình hình đó đòi hỏi phải có một chế độ quản lý tài chính phù hợp Trước yêu cầu đó, trong năm 1957, năm cuối cùng của giai đoạn khôi phục kinh tế, một loạt các chế độ quản lý tài chính chung và quản lý tài chính xí nghiệp đã được ban hành Trong số đó, chế độ báo cáo quyết toán của xí nghiệp quốc doanh cũng đã được ban hành theo Công văn số 4959 TN ngày 20 -7-1957 của Thủ tướng Chính phủ[3] Có thể nói Công văn trên là văn bản pháp lý đánh dấu sự ra đời của hệ thống báo cáo kế toán ở Việt Nam

2.1.1 Giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp (Trước tháng 12/1986)

Đặc điểm bao trùm trong giai đoạn này, ảnh hưởng đến môi trường kế toán, là nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp như nhận định của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng: “( ) cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp về căn bản chưa được xóa bỏ Cơ chế mới chưa được thiết lập đồng bộ Nhiều chính sách, thể chế đã lỗi thời chưa được thay đổi, một số thể chế

Trang 29

quản lý mới còn chắp vá, không ăn khớp, thậm chí trái ngược nhau Tình trạng tập trung quan liêu còn nặng, đồng thời những hiện tượng vô tổ chức, vô kỷ luật cũng khá phổ biến.” [11,tr.24]

Song, mức độ tập trung trong quản lý kinh tế và kế hoạch hóa không như nhau trong suốt thời kỳ này Điều đó được thể hiện qua những thay đổi của hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh giao kế hoạch cho các đơn vị cơ sở trong thời kỳ này

Khi mới thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, Nhà nước thực hiện quản lý kế hoạch toàn diện đối với các xí nghiệp trên cơ sở quy định và giao nhiệm vụ kế hoạch sản xuất (chỉ tiêu pháp lệnh), bao gồm chỉ tiêu về sản lượng, chất lương, mặt hàng, nhiệm vụ tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nhiệm vụ tích lũy cho Nhà nước, tổng quỹ lương, tiến bộ khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vật tư, thiết bị Nhà nước cung ứng [15,tr.12]

Hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước ban hành theo Nghị định số 244-CP ngày 20-12-1976 và theo Nghị định số 342-CP ngày 23-12-1977 của Hội đồng Chính phủ giao cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh như sau:

1- Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện, trong đó có ghi rõ giá trị sản lượng hàng hóa xuất khẩu;

2- Sản lượng sản phẩm chủ yếu theo chỉ tiêu chất lượng quy định, trong đó ghi rõ sản lượng sản phẩm chủ yếu xuất khẩu;

3- Một số chỉ tiêu tiến bộ kỹ thuật mà Nhà nước cần quản lý;

4- Nhịp độ tăng năng suất lao động (%) tính bằng giá trị của một công nhân viên sản xuất công nghiệp; mức năng suất lao động tính bằng hiện vật (đối với một số sản phẩm chính) của một công nhân sản xuất công nghiệp

5- Tổng quỹ tiền lương

Trang 30

6- Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách Nhà nước;

7- Vốn đầu tư cơ bản được Nhà nước cấp, danh mục các công trình chủ yếu, thời gian và công suất đưa vào sử dụng đối với từng công trình chủ yếu;

8- Vật tư, thiết bị chủ yếu được Nhà nước cung ứng, tỷ lệ % giảm tiêu hao vật tư chủ yếu cho một số sản phẩm chính

9- Mức giảm và tỷ lệ giảm giá thành sản lượng (sản phẩm) hàng hóa so sánh được:

- Giá thành một nghìn đồng giá trị sản lượng hàng hóa; - Giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu [15,tr.54]

Ngày 21-01-1981, Hội đồng Chính phủ lại ban hành Quyết định 25-CP Theo quyết định này, đối với xí nghiệp sản xuất tương đối ổn định, vẫn thi hành hệ thống 9 chỉ tiêu theo chế độ hiện hành Đối với các xí nghiệp sản xuất không ổn định do thiếu các điều kiện vật chất thì áp dụng 5 chỉ tiêu pháp lệnh sau:

1 Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện (có giá trị sản lượng hàng hóa xuất khẩu)

2 Sản lượng sản phẩm chủ yếu (có sản lượng hàng hóa xuất khẩu) 3 Tổng quỹ tiền lương

4 Lợi nhuận và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước 5 Vật tư chủ yếu do Nhà nước cung ứng [35]

Đến Nghị quyết 156- HĐBT, ban hành ngày 30-11-1984 của Hội đồng Bộ trưởng, hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, áp dụng cho các loại sản phẩm chủ yếu sản xuất bằng vật tư do Nhà nước cung ứng và do xí nghiệp tự kiếm được đăng ký trong kế hoạch, gồm có:

1 Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện, trong đó ghi rõ phần cho xuất khẩu

Trang 31

2 Sản phẩm giao nộp theo chủng loại, chất lượng do Nhà nước quy định và theo hợp đồng đã ký kết, trong đó ghi rõ phần cho xuất khẩu

3 Mức giảm giá thành Cụ thể là: mức giảm giá thành so với năm trước đối với những sản phẩm so sánh được; mức giảm giá thành so với giá thành kế hoạch đối với những sản phẩm mới; tổng mức giảm giá thành

4 Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách, trong đó có phần tích lũy bằng ngoại tệ nếu xí nghiệp có sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia xuất khẩu

5 Những vật tư chủ yếu do Nhà nước cung ứng (do các tổ chức trung ương hoặc do địa phương cung ứng) theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh [34]

Theo Quyết định 76-HĐBT ngày 26-6-1986 của Hội đồng Bộ trưởng, hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh được quy định cho từng loại hình xí nghiệp Chẳng hạn, đối với xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, tùy theo tình hình sản xuất, kinh doanh cụ thể của từng loại xí nghiệp và từng mặt hàng, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có thể giao cho xí nghiệp từ 1 đến 3 chỉ tiêu pháp lệnh; cụ thể như sau:

a) Đối với xí nghiệp sản xuất các sản phẩm trọng yếu phục vụ sản xuất, đời sống, quốc phòng và xuất khẩu theo yêu cầu của Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm cân đối các điều kiện vật chất chủ yếu thì giao 3 chỉ tiêu pháp lệnh:

- Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện (trong đó ghi rõ kim ngạch xuất khẩu nếu có)

- Số lượng sản phẩm chủ yếu với quy cách và chất lượng quy định, tiêu thụ theo kế hoạch và hợp đồng (trong đó gho rõ phần cho quốc phòng và cho xuất khẩu nếu có)

- Các khoản nộp ngân sách (gồm lợi nhuận và các khoản thu khác)

Trang 32

b) Đối với các xí nghiệp sản xuất các sản phẩm không thuộc danh mục

sản phẩm trọng yếu của Nhà nước, các xí nghiệp dịch vụ, sửa chữa được Nhà nước cân đối một phần vật tư, xí nghiệp tự cân đối một phần thì giao 2 chỉ tiêu

pháp lệnh:

- Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện (trong đó ghi rõ kim ngạch xuất khẩu nếu có)

- Các khoản nộp ngân sách (gồm lợi nhuận và các khoản thu khác)

c) Đối với các xí nghiệp sản xuất, xí nghiệp dịch vụ, sửa chữa, sản xuất chủ yếu bằng vật tư do xí nghiệp tự cân đối, thì giao một chỉ tiêu pháp lệnh:

- Các khoản nộp ngân sách (gồm lợi nhuận và các khoản thu khác) [30] Có thể nói kế toán trong thời kỳ này về mặt hình thức đã có những biểu hiện nhất định về nội dung của kế toán quản trị nhưng về mặt thực chất thì những thông tin này lại không phục vụ trực tiếp cho các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp mà chủ yếu là để phục vụ cho các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp, nhằm theo dõi chỉ đạo sản xuất, đề ra những quyết định điều chỉnh kế hoạch, cấp thêm vật tư thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp hoàn thành kế hoạch, và làm căn cứ để kiểm tra và giao kế hoạch kỳ sau

Khi quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở càng mở rộng thì nhu cầu trên càng thu hẹp Hệ thống báo cáo kế toán được ban hành theo Quyết định 233-CP ngày 01-12-1970 của Hội đồng Chính phủ trở nên

không còn phù hợp, đòi hỏi phải có một hệ thống báo cáo kế toán mới thay thế-

hệ thống báo cáo kế toán được ban hành theo quyết định 13/TCTK/PPCĐ ngày

13/01/1986 bao gồm 9 biểu mẫu và được chia làm 4 loại như sau: Báo cáo phản ánh giá và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (2 biểu mẫu); báo cáo phản

Trang 33

ánh chi phí sản xuất và giá thành (3 biểu mẫu); báo cáo tình hình tiêu thụ và lãi, lỗ (1 biểu mẫu) và báo cáo phản ánh tình hình thanh toán với Ngân sách quĩ xí

nghiệp (3 biểu) Và trong mỗi báo cáo lại qui định rất nhiều thông tin chi tiết, cụ

thể, đòi hỏi kế toán phải thực hiện kế toán chi tiết, do đó vô hình trung mà nó bao gồm một số quy trình xử lý nghiệp vụ thuộc kế tóan quản trị như chúng ta vẫn đề cập đến hiện nay Chẳng hạn việc theo dõi chi tiết chi phí, doanh thu, tính giá thành cho từng lọai sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận

Trong hệ thống các báo cáo kế toán quy định bắt buộc doanh nghiệp phải lập vừa đề cập ở trên, chúng ta vẫn thấy có những báo cáo phục vụ cho quản trị

nội bộ mà hiện nay thuộc về hệ thống báo cáo kế toán quản trị, như: Các báo

cáo được ban hành theo QĐ 233/CP gồm: biểu 27/CN: chi phí sản xuất theo yếu tố; biểu 28/CN: Giá sản phẩm có thể so sánh được và tòan bộ sản phẩm theo khoản mục; biểu 29/CN: Báo cáo giá thành đơn vị các loại sản phẩm chủ yếu; biểu 30/CN: Những nhân tố làm tăng (giảm) giá thành; hay các báo cáo được quy định trong Quyết định 13/TCTK/PPCĐ như: biểu 15/CN: Giá thành toàn bộ sản phẩm theo khoản mục; biểu 16/CN: Giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu theo khoản mục,…(xem phụ lục 1- Các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo QĐ 233/CP ngày 01/12/1970 và QĐ 12/TCKT/PPCĐ ngày 13/01/1986

.)

Một số khác biệt giữa hai hệ thống báo cáo kế toán trên được chỉ ra trong Bảng 2.1

Trang 34

Bảng 2.1 Bảng so sánh hệ thống báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định 233-CP

PPCĐ

Tăng(+)

Tỷ lệ tăng

(%)

Giảm (-)

Tỷ lệ giảm

(%)

1 Số lượng báo biểu

2 Số lượng chỉ tiêu trên Bảng tổng kết tài sản

3 Kỳ báo cáo ngắn nhất

13

198 Tháng

9

127 Quý

+4

+25

+30,8

+12,6 -8

Tất cả những cải tiến trên nhằm làm cho hệ thống báo cáo kế toán đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin cho các cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng của Nhà nước trong giai đoạn này

Trang 35

Tuy nhiên, các cải tiến trên diễn ra trong môi trường nền kinh tế còn vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, yếu tố bao cấp vẫn chưa được xóa bỏ triệt để, các cơ quan chủ quản, các cơ quan chức năng của Nhà nước vẫn còn phải điều hành trực tiếp việc thực hiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, nên vẫn cần phải có một khối lượng thông tin tác nghiệp đáng kể, để can thiệp và chi phối sản xuất thường xuyên tại cơ sở, điều này làm cho hệ thống báo cáo kế toán được ban hành theo Quyết định 13-TCTK/PPCĐ ngày 13-01-1986 của Tổng cục thống kê vẫn còn chứa đựng các thông tin mang tính tác nghiệp

Tóm lại, trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta còn vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp Đặc điểm này đã tạo ra một môi trường kế toán mà đối tượng sử dụng các báo cáo kế toán bên ngoài doanh nghiệp chỉ là các cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng của Nhà nước Quản trị doanh nghiệp không phải là công việc nội bộ của doanh nghiệp mà chịu sự chi phối thường xuyên của các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước Điều này giải thích tại sao trong giai đoạn này không có sự phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị nói chung và hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trị nói riêng

2.1.2 Giai đoạn xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới về quản lý kinh tế - cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.(Từ tháng 12/1986 đến tháng 6/1991)

Trang 36

Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986-1990) đã tiến hành phân tích những hậu quả của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, đồng thời đề ra phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng năng suất – chất lượng – hiệu quả Các doanh nghiệp Nhà nước đã thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh Trong thời kỳ này, với chính sách mở cửa của nền kinh tế đất nước, mở rộng việc hợp tác quốc tế, cùng với Luật đầu tư nước ngòai tại Việt Nam được ban hành năm 1987, năm 1990 – Quốc hội đã thông qua hai Luật về doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty Theo đó, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (liên doanh hay 100% vốn nước ngoài), các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được hình thành và họat động tại Việt Nam Như vậy, song hành với thành phần kinh tế nhà nước, nền kinh tế Việt Nam lúc này đã hình thành các loại hình tổ chức kinh tế thuộc khu vực kinh tế cá thể, tư bản tư nhân trong và ngòai nước Để đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước trong thời kỳ mở cửa, cùng với sự ban hành chế độ tài khoản kế toán thống nhất (tháng 12/1989), Bộ tài chính đã ban hành chế độ kế toán định kỳ áp dụng cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh theo Quyết định số 224/TC-CĐKT

ngày 18/04/1990 Hệ thống báo cáo kỳ này chỉ bao gồm 4 biểu mẫu: Bảng tổng kết tài sản (01/BCKT); Kết quả kinh doanh (02/BCKT); Chi phí sản xuất theo yếu tố (03/BCKT); Bảng giải trình về kết quả họat động kinh doanh (04/BCKT)

Trang 37

Nói chung, hệ thống báo cáo kế toán ban hành năm 1990 đã tạo ra sự thay đổi về mặt nhận thức về vai trò của hệ thống báo cáo kế toán đối với doanh nghiệp và sự quan tâm thực sự đến công tác lập báo cáo kế toán của các đơn vị kinh tế Về nội dung kế toán quản trị thích ứng với cơ chế quản lý lúc bấy giờ, đó là việc thực hiện kế toán chi tiết chi phí doanh thu, xác định kết quả kinh doanh theo từng bộ phận cùng với phương pháp hạch toán và quản lý theo định mức để đáp ứng yêu cầu quản lý chi tiết trong nội bộ doanh nghiệp

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong giai đoạn này, đã được khẳng định trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, là “xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế ( ) Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ” [11,tr.63,65] Quyết định 217/HĐBT ngày 14-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng và hệ thống các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành đã thể chế hóa chủ trương trên Với các văn bản pháp lý này, ở nước ta, lần đầu tiên đã xác lập, về mặt pháp lý, các giải pháp tương đối đồng bộ nhằm đảm bảo và phát huy quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế cơ sở Kiên quyết xóa bỏ các biểu hiện tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện hạch toán kinh doanh đầy đủ; thực hiện thương mại hóa vật tư, kinh doanh vật tư một giá, tiếp tục giảm chỉ tiêu pháp lệnh, thí điểm hình thức đơn đặt hàng Nhà nước, tăng cường vai trò của các chính sách và đòn bẩy kinh tế Điều này tạo ra một môi trường kế toán khác với giai đoạn trước

Trang 38

Trong giai đoạn này, các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước vẫn là những đối tượng sử dụng thông tin từ hệ thống báo cáo kế toán của các đơn vị kinh tế cơ sở Song nhu cầu thông tin của các đối tượng này đã thay đổi

Trong giai đoạn này, “Nhà nước kiểm soát và điều khiển các xí nghiệp và đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế bằng pháp luật, chính sách kinh tế, chính sách tiến bộ kỹ thuật, thay cho sự can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp” [11,tr.67] Do đó, nhu cầu thông tin của các cơ quan chủ quản, các cơ quan chức năng của Nhà nước giảm nhiều so với giai đoạn trước, những thông tin tác nghiệp trở nên không cần thiết Chính vì vậy, hệ thống báo cáo kế toán được ban hành theo Quyết định 13-TCTK/PPCĐ ngày 13-01-1986 của Tổng cục thống kê, trong giai đoạn này trở nên không còn phù hợp, đòi hỏi phải có một hệ thống báo cáo kế toán mới thay thế Ngày 18-4-1990, Quyết định 224-TC/CĐKT của Bộ Tài chính đã cho ra đời hệ thống báo cáo kế toán đó

Hệ thống báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định 224-TC/CĐKT so với hệ thống báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định 13-TCTK/PPCĐ có nhiều thay đổi đáng kể Các thay đổi đó có thể tóm tắt trong Bảng 2.2.

Trang 39

Bảng 2.2 Bảng so sánh hệ thống báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định

13-TCTK/PPCĐ và 224-TC/CĐKT

TCTK/ PPCĐ

224-TC/CĐKT

Tăng(+)

Tỷ lệ tăng

(%)

Giảm (-)

Tỷ lệ giảm

Tóm lại, trong môi trường kế toán mới- xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới về quản lý kinh tế - cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ- các đối tượng sử dụng báo cáo kế toán tuy không thay đổi: vẫn là các cơ quan chủ quản, các cơ quan quản lý chức năng, song nhu cầu thông tin đã thay đổi: “Nhà nước không điều phối nền kinh tế bằng các quyền lực hành chính trực tiếp, mà điều phối gián tiếp, thông qua một hệ thống thông tin theo chiều ngang trong mối liên hệ ràng buộc giữa xí nghiệp sản xuất với cơ chế thị trường,

Trang 40

với những quy phạm và các tham số kinh tế để điều phối, vận hành nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước” [21] Điều này giải thích vì sao những thông tin tác nghiệp trở nên không cần thiết và những thông tin chủ yếu mang tính tổng hợp, phân tích ở tầm quản lý vĩ mô chính là nhu cầu thông tin đối với các cơ quan chủ quản, các cơ quan chức năng của Nhà nước trong giai đoạn này Hệ thống báo cáo kế toán được ban hành theo Quyết định 224-TC/CĐKT ngày 18-4-1990 của Bộ Tài chính đã đáp ứng được nhu cầu này Với hệ thống báo cáo kế toán này, mầm mống của sự phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị đã hình thành vì nhu cầu thông tin của các cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng của Nhà nước đã tách rời nhu cầu thông tin nội bộ của các nhà quản trị doanh nghiệp Thực chất, hệ thống báo cáo kế toán bắt buộc, được ban hành theo Quyết định 224-TC/CĐKT ngày 18-4-1990 của Bộ Tài chính chính là hệ thống báo cáo tài chính

2.1.3 Giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.(Từ tháng 6/1991 đến nay)

Trong giai đoạn này, cùng với sự kiện nổi bật là cơ chế vận hành nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều sự kiện quan trọng khác xảy ra, ảnh hưởng sâu sắc đến định hướng phát triển kế toán:

- Sự ra đời của Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, theo Nghị định số 34/CP ngày 27/5/1995

Thành lập Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp là một bước quan trọng nhằm từng bước xóa bỏ cơ chế chủ quản trong lĩnh vực

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Bảng so sánh hệthống báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định 233-CP và 13-TCTK/PPCĐ  - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 2.1. Bảng so sánh hệthống báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định 233-CP và 13-TCTK/PPCĐ (Trang 34)
Bảng 2.2. Bảng so sánh hệthống báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định 13- 13-TCTK/PPCĐ và 224-TC/CĐKT  - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 2.2. Bảng so sánh hệthống báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định 13- 13-TCTK/PPCĐ và 224-TC/CĐKT (Trang 39)
Bảng 2.3. Bảng so sánh hệthống báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định 224- 224-TC/CĐKT và 1206-224-TC/CĐKT  - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 2.3. Bảng so sánh hệthống báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định 224- 224-TC/CĐKT và 1206-224-TC/CĐKT (Trang 43)
2. Số lượng chỉ tiêu trên Bảng tổng kết tài sản (Bảng cân  đối tài sản )  - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
2. Số lượng chỉ tiêu trên Bảng tổng kết tài sản (Bảng cân đối tài sản ) (Trang 43)
Bảng 2.4.: Một số máy móc, thiết bị ngành in tân tiến tại Sài Gòn (1974) - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 2.4. Một số máy móc, thiết bị ngành in tân tiến tại Sài Gòn (1974) (Trang 49)
Bảng 2. 5: Thực trạng ngành in Thành phố những năm đầu giải phóng - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 2. 5: Thực trạng ngành in Thành phố những năm đầu giải phóng (Trang 50)
Bảng 2.6: Số lượng xí nghiệp in tại Thành phố năm 1985 - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 2.6 Số lượng xí nghiệp in tại Thành phố năm 1985 (Trang 52)
Bảng 2.7: Số lượng các cơ sở in đăng ký hoạt động tại Thành phồ Hồ Chí Minh - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 2.7 Số lượng các cơ sở in đăng ký hoạt động tại Thành phồ Hồ Chí Minh (Trang 54)
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu của ngành in trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu của ngành in trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55)
Bảng 2.9: Tốc độ phát triển (%) của các chỉ tiêu so với năm 1995 - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 2.9 Tốc độ phát triển (%) của các chỉ tiêu so với năm 1995 (Trang 55)
Bảng 2.10: Khảo sát tình hình tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố Hồ Chí Minh - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 2.10 Khảo sát tình hình tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61)
Báo cáo chi tiết tình hình công nợ. - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
o cáo chi tiết tình hình công nợ (Trang 62)
Báo cáo tình hình nhập xuất tồn vật tư hàng tháng. Phân tích tình hình tài chính  - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
o cáo tình hình nhập xuất tồn vật tư hàng tháng. Phân tích tình hình tài chính (Trang 63)
3.2.2.1 Các báo cáo về chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí  - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
3.2.2.1 Các báo cáo về chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí (Trang 81)
- Báo cáo tình hình định mức chi phí vật liệu và phân tích các sai biệt về chi phí vật liệu  - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
o cáo tình hình định mức chi phí vật liệu và phân tích các sai biệt về chi phí vật liệu (Trang 81)
- Báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất chung và phân tích các sai biệt chi phí sản xuất chung - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
o cáo tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất chung và phân tích các sai biệt chi phí sản xuất chung (Trang 82)
Bảng 5: DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG  Tên ấn phẩm: phiếu đăng ký dự thi  - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 5 DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tên ấn phẩm: phiếu đăng ký dự thi (Trang 97)
Bảng 6: DỰ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 6 DỰ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG (Trang 97)
2. Định phí bán hàng - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
2. Định phí bán hàng (Trang 98)
Bảng 7:DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 7 DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP (Trang 98)
Bảng 8: DỰ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 8 DỰ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN (Trang 99)
Bảng 9: DỰ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH THEO PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ TOÀN BỘ  - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 9 DỰ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH THEO PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ TOÀN BỘ (Trang 99)
Bảng 10: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng 10 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ (Trang 100)
Bảng tính giá trị hiện tại của dự án. Xí nghiệp in Liksin  - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại thành phố hồ chí minh.pdf
Bảng t ính giá trị hiện tại của dự án. Xí nghiệp in Liksin (Trang 101)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN