1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp liên doanh

35 317 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 179,5 KB

Nội dung

Trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt như kinh tế chính trị, ngoại giao vv… Đặc biệt về mặt hợp tác kinh tế, nhờ vào quá trình hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các nước trong khu vực và trên thế giới.

LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt như kinh tế chính trị, ngoại giao vv… Đặc biệt về mặt hợp tác kinh tế, nhờ vào quá trình hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình hội nhập kinh tế thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư phổ biến và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định cũng như của các doanh nghiệp. Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng trở nên quan trọng với chúng ta bởi FDI không chỉ là nguồn cung cấp vốn quan trọng mà còn là con đường cung cấp công nghệ hiện đại, những bí quyết kĩ thuật đặc biệt là những kinh nghiệm trong quản và là cơ hội tốt cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Vì thế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đồng thời chúng ta phải có những giải pháp phù hợp để các doanh nghiệp liên doanh hoạt động mạnh mẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Sau thời gian học môn Luật Kinh tế, tôi xin chọn đề tài: "Một số vấn đề pháp về doanh nghiệp liên doanh" để viết bài tiểu luận môn học. 1 PHẦN I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN NHÀ NƯỚC VỚI DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH. 1.1. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH Vậy bản chất của doanh nghiệp liên doanhmột tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở góp vốn của các tổ chức kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực nhất định. Trên thực tế thường có các quan niệm doanh nghiệp liên doanhmột công ty được hình thành do sự cùng tham gia của hai hoặc nhiêu công ty khác nhau. Theo quan niệm này, mộtnghiệp liên doanh phải được hình thành ít nhất từ hai công ty khác nhau. Các công ty có thể cùng quốc tịch hoặc khác quốc tịch. Trong quan niệm này khía cạnh pháp hầu như chưa được đề cập đến. Một quan niệm khác coi “ Liên doanh là sự cùng làm chủ của hai hãng hoặc một hãng và chính phủ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Liên doanh làm cho tổng số vốn được sử dụng lớn hơn trong việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ, và có thể có hiệu quả đặc biệt trong việc khai thác nguồn, bổ sung đối với một bên, chẳng hạn đóng góp tri thức về quá trình sản xuất và đóng góp kiến thức về thị trường. Quan niệm này chỉ ra liên doanh là sự cùng làm chủ của hai hãng hoặc một hãng và chính phủ đối với việc sản xuất – kinh doanh. Điều này nhấn mạnh đến khía cạnh sở hữu của liên doanhsố lượng các bên tham gia vào liên doanh. Liên doanh thuộc quyền sở hữu của cả hai bên tham gia liên doanh. Hai bên có thể là 2 hãng, hoặc một bên là một doanh nghiệpmột bên là chính phủ nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, quan niệm này mới chỉ dừng lại ở liên doanh với sự tham gia của 2 bên. Trên thực tế, số lượng các bên tham gia vào liên doanh còn có thể lớn hơn. Ngoài ra, trong quan niệm, khía cạnh pháp chưa được đề cấp xác đáng. Hơn nữa, 2 liên doanh không chỉ dừng lại ở lĩnh vực sản xuất – kinh doanh mà còn cả trogn hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Theo Luật đầu tư nước ngoài 2000 thì “doanh nghiệp liên doanh” là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặclà doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Như vậy các đối tác trong liên doanh doanh với nước ngoài bao gồm: Một bên Việt Nam và một bên nước ngoài Một bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài Nhiều bên Việt Nam và 1 bên nước ngoài Nhiều bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài Theo Luật đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp liên doanh được tổ chức dưới dạng công ty TNHH hoặc chuyển hoá thành công ty cổ phần. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp liên doanh không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt không quá 70 năm. Những đặc trưng của doanh nghiệp liên doanh có thể mô tả bằng mô hình sau: 3 DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH Đặc trưng về kinh doanh Đặc trưng về pháp Cùng sở hữu vốn Cùng tham gia quản Cùng phân chia lợi nhuận Cùng chia sẻ rủi ro DNLD hoạt động theo hợp đồng liên doanh, điều lệ v phaà DNLD có tư cách pháp nhân 1.2. QUẢN NHÀ NƯỚC VỚI DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 1.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch FDI trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Sau khi có chủ trương về chuyển đổi cơ chế từ cơ chế tập trung chuyển sang cơ chế thị trườn với nhiều thành phần kinh tế Đảng và nhà nước ta đã thừa nhận kinh tế nước ngoài và coi nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế. Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ sáu đến nay, vai trò của FDI luôn được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng và thực chất nó đã chiếm một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. Đại hội Đảng toàn quốc VIII nâng tầm quan trọng của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lên một bước với việc đưa kinh tế vốn đầu tư nước ngoài trở thành một thành phần kinh tế bên cạnh kin tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Như vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chúng ta đã thừa nhận vai trò quan trọng của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nguồn FDI. 1.2.2 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách FDI Trên cơ sở chiến lược, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của toàn bộ nền kinh tế, Nhà nước đề ra mục tiêu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế và thị trường. Thể hiện dưới các định hướng sau: Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến; công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; các dự án ứng dụng công 4 DNLD hoạt động theo hợp đồng liên doanh, điều lệ v phaà nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt. Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại; khuyến khích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Từ những định hướng các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động cũng như các chính sách khuyến khích, ưu tiên, nhằm thu hút được nguồn vốn FDI, đầu tư dưới các hình thức khác nhau, trong đó có hình thức DNLD. Các địa phương bám chặt vào những hướng dẫn của Nhà nước, và từ thực tế của địa phương đề ra những quyết sách khác nhau cho địa phương mình, với xu hướng tích cực đầu tư vào các doanh nghiệp hiện có tại địa phương, và thành lập thêm các doanh nghiệp mới. 5 Như vậy, ngành, nghề hoạt động, lãnh thổ và thị trường của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về cơ bản đã được Nhà nước định hướng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Nhà nước còn xây dựng các chính sách đầu tư nước ngoài. Nhà nước đảm bảo cho hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được mềm dẻo, hấp dẫn, đồng bộ và ổn định. Các chính sách khuyến khích đầu tư được soạn thảo và ban hành trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: chính sách ưu đãi thuế, tiền thuê mặt bằng, thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; chính sách thúc đẩy xuất khẩu; chính sách tiền tệ, thu nhập; chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực, đào tạo nghề 1.2.3. Cụng tác thẩm định và cấp giấy phép dự án Việc cấp giấy phép đầu tư được quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 27/2003/NĐ- CP ngày 19 tháng 3 năm 2003. Về thẩm quyền cấp giấy phép Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư tuỳ thuộc vào các dự án thuộc nhóm A, B hay C. Theo đó: 1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án nhóm A gồm: *Các dự án không phân biệt quy mô vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực: - Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu đô thị; dự án BOT, BTO, BT; - Xây dựng và kinh doanh cảng biển, sân bay; kinh doanh vận tải đường biển, hàng không; - Hoạt động dầu khí; - Dịch vụ bưu chính, viễn thông - Văn hoá; xuất bản, báo chí; truyền thanh, truyền hình; cơ sở khám, chữa bệnh; giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học; sản xuất thuốc chữa bệnh cho người; 6 - Bảo hiểm, tài chính, kiểm toán, giám định; - Thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm; - Xây dựng nhà ở để bán; - Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. * Các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên thuộc các ngành điện, khai khoáng, luyện kim, xi măng, cơ khí chế tạo, hoá chất, khách sạn, căn hộ Văn phòng cho thuê, khu vui chơi - giải trí - du lịch; *Các dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên và các loại đất khác từ 50 ha trở lên. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định dự án nhóm B. 3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với những dự án quy định nhúm C Về phân cấp cấp Giấy phép đầu tư: Dự án đầu tư phân cấp cấp Giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt; Không thuộc dự án nhóm A có quy mô vốn đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. . Không phân cấp việc cấp Giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sau đây (không phân biệt quy mô vốn đầu tư): Xây dựng đường quốc lộ, đường sắt; Sản xuất xi măng, luyện kim, điện, đường ăn, rượu, bia, thuốc lá; sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy; Du lịch lữ hành. Về nội dung và quy trình thẩm định dự án đầu tư được quy định trong nghị định 24 như sau: Nội dung thẩm định dự án đầu tư gồm: - Tư cách pháp lý, năng lực tài chính của Nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam; 7 - Mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch; - Lợi ích kinh tế - xã hội (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và sản phẩm mới; mở rộng thị trường; khả năng tạo việc làm cho người lao động; lợi ích kinh tế của dự án và các khoản nộp cho ngân sách, .); - Trình độ kỹ thuật và công nghệ áp dụng, sử dụng hợp và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; - Tính hợp của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn của Bên Việt Nam (nếu có). Quy trình thẩm định dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư - Đối với dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp có ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp tư vấn với đại diện có thẩm quyền của các cơ quan có liên quan để xem xét dự án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ có thể yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn để Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; - Đối với dự án nhóm B thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước khi xem xét, quyết định. - Thời hạn thẩm định dự án: + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ tới các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh liên quan lấy ý kiến. + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ hợp lệ, các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung dự án thuộc phạm vi quản của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án. 8 + Đối với dự án nhóm A, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình ý kiến thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đối với dự án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định về việc cấp Giấy phép đầu tư đối với dự án; + Đối với dự án nhóm B, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ hợp lệ , Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư. Thời hạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ xin cấp Giấy phép đầu tư. Mọi yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ hợp lệ . Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ do, đồng sao gửi cho các cơ quan có liên quan. - Việc cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu công nghệ cao thực hiện theo cơ chế uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quy trình thẩm định đối với các dự án do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư Thời hạn thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ hợp lệ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh gửi hồ dự án tới Bộ quản ngành kinh tế kỹ thuật và các Bộ, ngành liên quan lấy ý kiến đối với dự án. 9 Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ hợp lệ, các Bộ, ngành có ý kiến bằng văn bản gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh về nội dung dự án thuộc phạm vi quản của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ hợp lệ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư. Thời hạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ xin cấp Giấy phép đầu tư. Mọi yêu cầu của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc ngày kể từ ngày nhận hồ hợp lệ . Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ do, đồng thời sao gửi cho các cơ quan có liên quan. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh gửi bản gốc Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bản sao đến Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ quản ngành kinh tế kỹ thuật và các cơ quan quản Nhà nước có liên quan Như vậy việc cấp giấy phép đầu tư được phân cấp quản theo từng lĩnh vực đầu tư và số vốn đầu tư. Các DNLD sẽ được cấp phép đầu tư sau khi đơn và hồ dự án được các cấp có thẩm quyền thẩm định và tiến hành cấp giấy phép đầu tư. Cơ quan quản nhà nước cũng có thể điều chỉnh nội dung trong giấy phép đầu tư đối với các dự án đã được cấp giấy phép nhwng trong quá trình triển khai cần có những điều chỉnh về mục tiêu dự án, thay đổi đối tác, tăng vốn, thay đổi mức ưu đãi Để giúp các doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, cơ quan quản nhà nước xem xét, cấp giấy phép chia tách, hoặc hợp nhất các doanh nghiệp khi có đề nghị từ các doanh nghiệp, thậm chí dưa 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w