Qua 18 năm hoạt động và phát triển,Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (HBB) đã đạt được nhiều thành công và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Báo cáo thực tập tổng hợp Lời Mở Đầu Kể từ khi Nhà Nước mở cửa nền kinh tế,cho phép các thành phần kinh tế phát triển:đặt dưới sự quản lý của Nhà Nước,nền kinh tế nước ta đã đạt được những bước phát triển rực rỡ,được đánh giá là 1 trong những điểm đầu tư hấp dẫn và an toàn nhất trong khu vực và trên thế giới.Đóng góp vào thành công trên không thể không nói đến những đóng góp to lớn của hệ thống ngân hàng:là cầu nối trung gian cho việc huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả,góp phần ổn định thị trường .Và một trong những ngân hàng đóng góp vào hiệu quả chung của ngành ngân hàng đó là:ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội(HaBuBank). Qua 18 năm hoạt động và phát triển,Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (HBB) đã đạt được nhiều thành công và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Báo cáo của em gồm 3 chương. Chưong 1:Sự hình thành và phát triển của ngân hàn thương mại cổ phần nhà Hà Nội. Chương 2:Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội Chương 3:Phương hướng phát triển của Ngân hàng. Nguyễn Đức Thành Lớp Thương mại quốc tế 46 1 Báo cáo thực tập tổng hợp Chương 1 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(HaBuBank) 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. 1.1.1.Lịch sử hình thành. Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm. Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0020/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 6 năm 1992 trong thời hạn 99 năm. Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 1.1.2.Quá trình phát triển. Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển. Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản Nguyễn Đức Thành Lớp Thương mại quốc tế 46 2 Báo cáo thực tập tổng hợp phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên Địa điểm và hệ thống Ngân hàng Trụ sở chính của Ngân hàng đặt tại B7 Giảng Võ ,Ba Đình,Hà Nội ,Việt Nam. Vào ngày 31 tháng 12 năm 2006 Ngân hàng có một(1)trụ sở chính,một(1)sở giao dịch,mười(10)chi nhánh ở Hà Nội,Quảng Ninh,Bắc Ninh,Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng,tám(8)phòng giao dịch và một công ty con. Địa chỉ được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận Theo Trụ sở chính B7 Giảng Võ,Hà Nội Giấy phép hoạt động số 0020/NH-Gp ngày 6 thang6 năm 1992 Chi nhánh Hàm Long 67 C Hàm Long,Hoàn Kiếm,Hà Nội Quyết định số 90/2001/QĐ- NHNN ngày 7 thang2 năm 2001 Chi nhánh Quảng Ninh Phố Trần Hưng Đạo,thành phố Hạ Long,tỉnh Quảng Ninh Quyết định số 1286/2001/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 10 năm 2001 Chi nhánh Thanh Quan 57 phố Hàng Cót,Hoàn Kiếm,Hà Nội Quyết định số 716/NHNN- TD ngày 12 tháng 12 năm 2001 Chi nhánh Bắc Ninh 119 Trần Phú,Từ Sơn,tỉnh Bắc ninh Quyết định số 1422/NHNN- CNH ngày 18 thang12 năm 2002 Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh 83 Nguyễn Huệ,Phường Bến Nghé,quận1,thành phố Hồ Chí Minh Quyết định số 440/NHNN- CNH ngày 6 tháng 5 năm 2003 Chi nhánh Hoàng Quốc Việt 118 Hoàng Quốc Việt,từ Liêm,Hà Nội Quyết định số 483/NHNN- HAN7 ngày 16 tháng 9 năm 2003 Chi nhánh Xuân Thuỷ(nay đổi tên thành chi nhánh Cầu Giấy) 239 đường Xuân Thuỷ ,Cầu Giấy Hà Nội Quyết định số 325/NHNNHAN7 ngày 25 tháng 6 năm 2003 Chi nhánh Vạn Phúc 2C Vạn Phúc,đường Kim Mã,ba Đình,Hà Nội Quyết đinh số 361/NHNN- HAN7 ngày 30 tháng 5 năm 2005 Chi nhánh Uông Bí 498 Quang Trung,thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Quyết đinh số 1038/QĐ- NHNN ngày 30 tháng 5 năm 2006 Chi nhánh Hải Phòng 12 Trần Quang Khải,quận Hồng Bàng,thành phố Hải Phòng Quyết đinh số 1039/QĐ- NHNN ngày 30 tháng 5 năm 2006 Sở giao dịch hàng trống 71b hàng Trống,Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội Quyết đinh số 1707/QĐ- NHNN ngày 29 thang 8 năm 2006 Nguyễn Đức Thành Lớp Thương mại quốc tế 46 3 Báo cáo thực tập tổng hợp Đến ngày 31 tháng 12 năm 2006,Ngân hàng có một công ty con.Chi tiết như sau: Tên công ty Được thành lập theo đang ký kinh doanh số lĩnh vưc hoạt động Tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nhà Hà Nội Đăng ký kinh doanh số 0104000254 ngày 03 tháng 11 năm 2005 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp ;giấy phép hạot động số 14/UBCK-GPHĐKD ngày 04 tháng 11 năm 2005 do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Thị trường vốn 100% Và cho đến thời điểm 31 tháng12 năm 2006 thì tổng số nhân viên của Ngân hàng là:562 người(năm 2005 là:352 người) 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng HaBuBank Cầu Giấy. 1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển. Ngày 23/7/2003 chi nhánh ngân hàng HaBuBank Xuân Thuỷ được thành lập theo quyết định của Hội Đồng Quản Trị ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. Quyết Định Điều 1:Thành lập chi nhánh Xuân Thuỷ của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. Điều 2:Chi nhánh Xuân Thuỷ của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội là đơn vị trực thuộc Hội Sở Chính,thực hiện hạch toán nội bộ,được Nguyễn Đức Thành Lớp Thương mại quốc tế 46 4 Báo cáo thực tập tổng hợp phép có con dấu riêng,hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động chi nhánh cấp 2 do Hội Đồng Quản Trị ban hành Điều 3:Trụ sở chi nhánh Xuân Thuỷ của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội được đặt tại toà nhà trung tâm công nghệ quốc tế Hà Nội(H.I.T.C),số 239 đường Xuân Thuỷ ,quận cầu giấy,Hà Nội. Điều 4:quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký,Tổng giám đốc ngân hàng nhà Hà Nội và chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định này. Và đến ngày 20/8/2007 chi nhánh Xuân Thuỷ được chuyển đến địa chỉ :căn dịch vụ số 101,lô C ,khu D5,đường Nguyễn Phong Sắc,Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội và đổi tên thành ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội-chi nhánh Cầu Giấy.Kể từ ngày 22/8/2007 toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của chi nhánh Xuân Thuỷ được giao cho chi nhánh Cầu Giấy. 1.2.2.Chức năng. - Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội - Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Tổng Giám Đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng Giám Đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Nguyễn Đức Thành Lớp Thương mại quốc tế 46 5 Báo cáo thực tập tổng hợp 1.2.3.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội-chi nhánh Cầu Giấy. Giám Đốc Phó Giám Đốc(kiêm trưởng phòng nguồn vốn-kinh doanh) Phòng kế toán Phòng kế hoạch nguồn vốn-kinh doanh Phòng tín dụng và đầu tư Phòng thanh toán quốc tế Bộ phận văn phòng Bộ phận quỹ 1.2.4.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. *Phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ: - Sổ tiết kiệm - ký xác nhận về số dư tài khoản khách hàng. - ký xác nhận thanh thoán trên chứng từ của khách hàng. - ký chứng nhận uỷ quyền rút sổ tiết kiệm. - ký chứng nhận chuyển nhượng sổ tiết kiệm. - ký xác nhận phong toả tài khoản. - các yêu cầu tra soát. - ký đon xin mở tài khoản. - ký xác nhận trên giấy yêu cầu bán ngoại tệ của TCKT cá nhân. - ký niêm phong sổ tiết kiệm nhập kho cho việc thế chấp vay chiết khấu. - ký cho vay chiết khấu sổ tiết kiệm,kỳ phiếu,trái phiếu do HBB và các tổ chức phát hành. * Phòng TTQT thực hiện các nghiệp vụ: - Phần việc font office:tiếp xúc khách hàng: Nguyễn Đức Thành Lớp Thương mại quốc tế 46 6 Báo cáo thực tập tổng hợp + Giao dịch với khách hàng. + Tư vấn cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ TTQT + Tiếp nhận ,kiểm tra hồ sơ,liên hệ với khách hàng. + Thực hiện các nghiệp vụ TTQT. + Lập báo cáo theo dõi khách hàng(báo cáo chuyển tiền,thư tín dụng .). - Phần việc back office: + Nhận điện chuyển từ bộ phận front office và các chi nhánh. + Kiểm soát trước khi điện đi. + In báo cáo tình trạng điện hàng ngàychuyển các bộ phận liên quan. + Lưu trữ thông tin đường truyền. + Kết hợp với các TTV khác để xử lý các bức điện có vấn đề. + Tra soát điện,lập điện tra soátvới ngân hàng nước ngoài. + Kết hợp với cán bộ phụ trách phòng làm thư viện trên mạng nội bộ. *Phòng tín dụng và đầu tư có nhiệm vụ: - Giải thích,hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay của Habubank và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. - Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn và người bảo lãnh nhằm phục vụ công tác thẩm định và đề xuất các chính sách tín dụng phù hợp với khách hàng. - Phân tích ,đánh giá về khách hàng vay vốn ,kiểm tra tính hợp lệ,hợp pháp của hồ sơ do khách hàng cung cấp;phân tích tình hình khả thi,khả năng trả nợ của phương án,dự án vay vốn;kiểm tra,phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay,tính pháp lý ,giá trị và khả năng xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi cần thiết. - Lập tờ trình thẩm định và có ý kiến cho vay hay từ chối. - Thông báo cho khách hàng biết về quy định cho vay hay không cho vay của Habubanksau khi có quyết định của Tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp. - Thực hiện thủ tục cho vay. - Kiểm tra sử dụng vốn vay. Nguyễn Đức Thành Lớp Thương mại quốc tế 46 7 Báo cáo thực tập tổng hợp - Nhận hồ sơ ,kiểm tra và thẩm định các trường hợp gia hạn nợ,điều chỉnh kỳ hạn nợ,chuyển nợ quá hạn,miễn giảm lãi vay . *Phòng kế hoạch nguồn vốn-kinh doanh: Đây là đơn vị thuộc bộ Máy tổ chức của HBB(NHTMCPNHN) có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu: - Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn (kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi…) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định…; tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; chịu trách nhiệm về việc đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển tín dụng của chi nhánh và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Đầu mối, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây dựng chương trình tháng, quý để thực hiện kế hoạch kinh doanh; xây dựng chính sách Maketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất của chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm; giao kế hoạch cho các đơn vị trong chi nhánh. - Theo dõi, kiểm tra, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, chương trình hoạt động của các đơn vị trong chi nhánh và của toàn chi nhánh. - Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng , thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi nhiệm vụ của Phòng theo quy định. - Đầu mối tham mưu, đề xuất xây dựng chính sách, biện pháp phát triển các nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng, phi ngân hàng và phát triển sản phẩm huy động vốn - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi rõ lãi xuất, tỷ giá, kỳ hạn); quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh. - Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia theo quy trình nghiệp vụ và theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng. Nguyễn Đức Thành Lớp Thương mại quốc tế 46 8 Báo cáo thực tập tổng hợp - Trực tiếp quản lý, theo dõi và xây dụng chính sách cụ thể chăm sóc đối với khách hàng là Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tiển gửi lớn. *Bộ phận Quỹ giao dịch. - Thực hiện việc thu chi tiền và tài sản từng lần theo đúng lệnh hoặc chứng từ hợp lệ. - Sắp xếp các loại tiền và các loại tài sản khác gọn gàng khoa học theo đúng quy định . - Thường xuyên kiểm tra,áp dụng các biện pháp chống mối mọt, .chống ẩm và làm vệ sinh trong kho tiền. - Không thu chi bất kỳ một khoản tiền nào hay tài sản nếu không có lệnh và chứng từ hợp lệ. - Hàng ngày nhận tiền từ kho tiền do thủ quỹ xuất ra để chọn lọc phân loại tiền sau đó đóng gói,bó,buộc,theo quy định của NHNN,cuối ngày nhập lại số tiền trên. - Có thể giúp các thủ quỹ đóng gói kiểm đếm nếu khách hàng quá đông hoặc lượng tiền quá lớn. *Bộ phận văn phòng có nhiệm vụ: - Trực tiếp nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế , huy động vốn đầu tư, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một loại nghiệp vụ Ngân hàng theo sự phân công của HBB. - Tham mưu cho giám đốc về chính sách lãi suất về hình thức và kỳ hạn huy động vốn. - Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban để nghiên cứu xây dựng các chính sách về chiến lược hoạt động kinh doanh của HBB. Nguyễn Đức Thành Lớp Thương mại quốc tế 46 9 Báo cáo thực tập tổng hợp Chương 2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(HBB) 2.1.Sứ mệnh và mục tiêu hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. 2.1.1.Sứ mệnh. Cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng. 2.1.2.Mục tiêu chiến lược. Habubank tin tưởng rằng, để tạo dựng niềm tin, mỗi tổ chức hay cá nhân đều phải liên tục sáng tạo và tích luỹ giá trị. Tư tưởng này được thống nhất trong toàn hệ thống Habubank. Từ Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, chuyên viên tín dụng, giao dịch viên cho đến nhân viên tạp vụ, tất cả đều có trách nhiệm tạo ra giá trị từ chính công việc đang đảm nhiệm, dù đó là giá trị cốt lõi hay gia tăng, là giá trị kinh tế hay phi kinh tế, hữu hình hay vô hình. Thông qua giá trị tạo ra, mỗi cá nhân sẽ khẳng định được hiệu quả công tác và năng lực của chính bản thân mình. Tạo dựng niềm tin là một quá trình nỗ lực bền bỉ. Habubank có trách nhiệm tạo ra sự tin tưởng của cổ đông, khách hàng, cán bộ nhân viên và của toàn xã hội. Để tạo dựng niềm tin, Habubank hoạt động theo năm mục tiêu chiến lược rõ ràng: 1. Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh; HaBuBank sẽ không ngừng nâng cao năng lực tài chính ,tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn tốc độ bình quân của ngành trong tất cả các mảng kinh doanh với mục tiêu chất lượng và an toàn cao. 2. Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ; Habubank phải luôn dẫn đầu ngành ngân hàng trong việc sáng tạo, phát triển chính sách đãi ngộ và Nguyễn Đức Thành Lớp Thương mại quốc tế 46 10