Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có những bước chuyển mình lớn lao, đặc biệt sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO ngày 07/11/2006 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp MỞ ĐẦU Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có những bước chuyển mình lớn lao, đặc biệt sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO ngày 07/11/2006 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta. Muốn đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn. Mặt khác, để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, Doanh nghiệp cần tổ chức công tác hạch toán kế toán tốt để kiểm soát được chi phí của mình. Đối với các Doanh nghiệp sản xuất, NVL là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất sản phẩm, là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá thành sản phẩm. NVL không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận của Doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức hạch toán kế toán NVL một cách khoa học, chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả sẽ giúp quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đúng kế hoạch đồng thời tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Là một Doanh nghiệp sản xuất chăn, ga, gối, đệm công ty TNHH Hàn Việt đã tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên do đặc điểm NVL ở công ty rất đa dạng và phong phú, số lượng nhập khẩu nhiều nên công tác quản lý cũng như hạch toán còn nhiều vướng mắc. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Hàn Việt, nắm bắt được tình hình thực tế, kết hợp với kiến thức đã học em đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc hạch toán NVL ở công ty. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và tỉ mỉ của cô giáo Nguyễn Hải Đường, các anh chị trong phòng kế toán của công ty, em đã lựa chọn chuyên đề “Kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Hàn Việt” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Hải Đường và các cô chú, anh chị trong công ty TNHH Hàn Việt để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! TrÇn HuyÒn Trang – Líp KÕ to¸n K42A16 1 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ GỒM BA CHƯƠNG . Chương I: Các vấn đề chung về nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ. . Chương II: Thực tế công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Hàn Việt. . Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Hàn Việt. . TrÇn HuyÒn Trang – Líp KÕ to¸n K42A16 2 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NLVL VÀ CCDC 1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của NL, VL và CCDC trong sản xuất kinh doanh 1.1. Khái niệm và đặc điểm của NL, VL và CCDC - Khái niệm: + Nguyên liệu, vật liệu là đối tượng lao động – một trong ba yếu tố cơ bản để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ - là cơ sở tạo nên cơ sở vật chất của sản phẩm. + Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Ngoài ra những tư liệu lao động không có tính bền vững như đồ dùng bằng sành sứ, thủy tinh và quần áo làm việc dù thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình nhưng vẫn coi là công cụ dụng cụ. - Đặc điểm: + Nguyên liệu, vật liệu: *Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ. * Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu vật liệu thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu và giá trị được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. + công cụ dụng cụ: * tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm vào cung cấp dịch vụ. * Khi tham gia vào quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và giá trị hao mòn dần được dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.2. Vai trò của NL, VL và CCDC trong sản xuất kinh doanh: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc sản xuất ra sản phẩm. Chính vì vậy, việc cung cấp nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ đầy đủ kịp thời, đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu kỹ thuật, sử dụng TrÇn HuyÒn Trang – Líp KÕ to¸n K42A16 3 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp tiết kiệm hay lãng phí đều ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh của dn. 2. Phân loại NL,VL và CCDC: 2.1. Phân loại NL, VL và CCDC: - Phân loại NL,VL, theo vai trò, tác dụng của NL,VL trong quá trình sản xuất: Căn cứ vào vai trò của NL,VL trong quá trình sản xuất kinh doanh, NLVL được chia thành các loại sau: + NLVL chính ( bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) là các loại NLVL khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực thể của sản phẩm nhưng có vai trò nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất. Căn cứ vào công dụng vật liệu phụ được chia thành các nhóm : +/ Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng NLVL chính +/ Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng sản phẩm +/ Nhóm vật liệu đảm bảo điều kiện cho quá trình sản xuất. + Nhiên liệu là loại vật liệu phụ trong quá trình sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí + Phụ tùng thay thế là những chi tiết, phụ tùng máy móc, thiết bị được dự trữ để sử dụng cho việc sửa chữa, thay thế các bộ phận của TSCĐ hữu hình. + Vật liệu và thiết bị XDCB là các loại vật liệu và thiết bị dùng cho công tác XDCB để hình thành TSCĐ. + Vật liệu khác bao gồm các loại vật liệu chưa được phản ánh ở các loại vật liệu trên. - Phân loại CCDC theo nội dung kinh tế: + Dụng cụ giá lắp, đồ nghề chuyên dùng cho sản xuất. + Công cụ, dụng cụ dùng cho công tác quản lý. + Quần áo bảo hộ lao động. + Khuân mẫu đúc sẵn. + Lán trại tạm thời. + Các loại bao bì dùng để chứa đựng hàng hóa, vật liệu. TrÇn HuyÒn Trang – Líp KÕ to¸n K42A16 4 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp + Các loại công cụ dụng cụ khác. - Phân loại CCDC theo yêu cầu quản lý, ghi chép kết toán: + Công cụ, dụng cụ. + Bao bì luân chuyển. + Đồ dùng cho thuê 2.2. Đánh giá NLVL, và CC, DC - Nguyên tắc đánh giá NL, VL và CC,DC Đánh giá NL, VL và CCDC là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Về nguyên tắc kế toán hàng tồn kho ( trong đó bao gồm cả NLVL và CCDC) phải được nghi nhận theo nguyên tác giá gôc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được . - Giá gốc NLVL, CCDC nhập, xuất kho : + Giá gốc NLVL và CCDC nhập kho: • Mua ngoài : Giá gốc NLVL và CCDC mua ngoài nhập kho = Giá mua nghi trên hóa đơn sau khi trừ đi các khoản chiết khấu giảm + Các loại thuế không được hoàn lại + Chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng Các khoản thuế không được hoàn lại: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu. Các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng bao gồm : Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm…. từ nơi mua về đến kho của dn, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác khác có liên quan đến trực tiếp đến việc thu mua và hao hụt và tự nhiên trong định mức ( nếu có). • Tự chế biến: Giá gốc VL,CCDC nhập kho = Giá thực tế VL, CCDC xuất chế biến + Chi phí chế biến TrÇn HuyÒn Trang – Líp KÕ to¸n K42A16 5 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp sản phẩm sản xuất như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định, chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh quá trình chế biến NL, VL và CCDC. • Thuê ngoài gia công chế biến : Giá gốc NLVL và CCDC nhập kho = Giá thực tế VL,CCDC xuất thuê ngoài tia công chế + Tiền thuê ngoài gia công chế biến + Chi phí vận chuyển bốc dỡ và các chi phí có liên quan trực tiếp khác • Nhận góp liên doanh, góp cổ phần : Giá gốc của Nl, Vl và CCDC nhận góp liên doanh, vốn cổ phần hoặc thu hồi vốn góp được ghi nhận theo giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận. • Nhận biếu,tặng: Giá gốc NLVL, CCDC nhập khko = Giá trị hợp lý ban đầu của những NLVL, CCDC tương đương + Các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận • Được cấp : Giá gốc NLVL và CCDC nhập kho = Giá nghi trên sổ của đơn vị cấp trên hoặc được đánh giá lại theo giá trị thuần + Chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí có liên quan trực tiếp khác • Giá gốc của phế liệu thu hồi : là giá ước tính theo giá trị thuần có thể thực hiện . + Giá gốc của NLVL và CCDC nhập kho từ các nguồn khác nhau như đã trình bày ở trên, để tính giá gốc hàng xuát kho, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho sau: TrÇn HuyÒn Trang – Líp KÕ to¸n K42A16 6 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp - Phương pháp tính theo giá đích danh: Giá trị thực tế của NLVL và CCDC xuất kho thính theo giá thực tế của từng lô hàng nhập, áp dụng đối với dn sử dụng ít thứ NLVL và CCDC có giá trị lớn và có thể nhận diện được. - Phương pháp bình quân gia truyền: Giá trị của loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ ( bình quân gia quyền cuối kỳ). Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi lô hàng về, phụ thuộc vòa tình hình dn ( bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập). Giá trị thực tế NLVL và CCDC xuất kho = Số lượng NLVL và CCDC xuất kho X Đơn giá bình quân gia quyền Trong đó giá đơn vị bình quân có thể tính một trong các phương án sau : Phương án 1 : tính theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ ( còn gọi là giá bình quân toàn bộ luân chuyển trong kỳ). ĐƠn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ = Giá trị thực tế NLVL và CCDC tồn kho đầu kỳ + Giá trị thực tế NLVL và CCDC nhập kho trong kỳ Số lượng NLVL và CCDC tồn kho đầu kỳ + Số lượng NLVL và CCDC nhập kho tdrong kỳ Phương án 2: I Tính theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập ( còn gọi là giá bình quân gia quyền liên hoàn) Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = Giá trị thực tế NLVL và CCDC tồn trước khi nhập + Giá trị thực tế NLVL và CCDC nhập kho của từng lần nhập kho của từng lần nhập Số lượng NLV L và CCDC tồn kho trước khi nhập + Số lượng NLVL và CCDC nhập kho của từng lần nhập - Phương pháp nhập trước, xuất trước: TrÇn HuyÒn Trang – Líp KÕ to¸n K42A16 7 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trong phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng tồn kho còn được mua hoặc sản xuất gần thời điểm đầu kỳ . Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho tại thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng hóa tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. - Phương pháp nhập sau, xuất trước: Trong phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá giá của lô hàng nhập kho đầu kỳ hoặc cuối kỳ còn tồn kho. Sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. + Đánh giá NLVL và CCDC, hoạt động nhập xuất NLVL và CCDC diễn ra thường xuyên, liên tục nếu áp dụng nguyên tắc tính theo giá gốc ( giá trị thực tế) thì rất phức tạp, khó đảm bảo yêu cầu kịp thời của kế toán. Doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống giá hạch toán để ghi chép hàng ngày trên phiếu nhập, phiếu xuất và nghi sổ kế toán chi tiết NLVL và CCDC. Giá hạch toán là giá do kế toán của doanh nghiệp tự xây dựng, cơ thể là giá kế hoạch hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được trên thị trường. Giá hạch toán được sử dụng thống nhất trong toàn doanh nghiệp và được sử dụng tương dối ổn định, lâu dài. Trường hợp có sự biến động lớn về giá cả doanh nghiệp cần xây dựng lại hệ thống giá hạch toán. Kế toán tổng hợp NLVL và CCDC phải tuân thủ nguyên tắc tính theo giá trị thực tế . Cuối tháng kế toán phải xác định hệ số chênh lệnh giữa giá trị thực tế và giá trị hạch toán của từng thứ ( Nhomas hoặc loại) NLVL và CCDC để điều chỉnh giá hạch toán xuất kho thành giá trị thực tế. TrÇn HuyÒn Trang – Líp KÕ to¸n K42A16 8 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán cũng từng NLVL và CCDC được tính theo công thức sau : Hệ số chênh lệch Giá trị thực tế NLVL và CCDC tồn kho đầu kỳ + Giá trị thực tế NLVL và CCDC nhập kho trong kỳ Giá trị hạch toán NLVL và CCDC tồn kho đầu kỳ + Giá trị hạch toán NLVL và CCDC nhập kho trong kỳ 3. Nhiệm vụ kế toán NLVL và CCDC : Để phát huy vai trò, chức năng của kế toán trong công tác quản lý NLVL và CCDC trong doanh nghiệp , kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau: -Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, khối lượng, phẩm chất quy cách và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ NLVL và CCDC nhập, xuất hàng tồn kho. - Vận dụng đúng các phương pháp hạch toán, phương pháp NLVL và CCDC nhập, xuất kho . Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận phòng ban chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập,xuất và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chứng từ kế toán.l - Mở các loại sổ ( thẻ) kế toán chi tiết theo từng thứ tự NLVL và CCDC theo đugns chế độ, phương pháp quy định. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua hàng, tình hình dự trữ và sử dụng NLVL và ccdc theo dự toán, tiêu chuẩn, định mức chi phí và phát hiện các trường hợp vật tư ứ đọng hoặc bị thiếu hụt, tham ô, lãng phí, xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý. - Tham gia kiển kê và đánh giá NLVL và CCDC theo chế độ quyu định của nhà nước. - Cung cấp thông tin về tình hình nhập, xuất tồn kho NLVL và CCDC phục vụ công tác quản lý. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình mua hàng, bảo quản và sử dụng NLVL và CCDC. 4. Thủ tục quản lý nhập, xuất kho NLVL và CCDC; Các chứng từ kế toán liên quan : 4.1. Thủ tục nhập kho: TrÇn HuyÒn Trang – Líp KÕ to¸n K42A16 9 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Bộ phận cung cấp vật tư căn cứ vào kế hoạch mua hàng va hợp đồng mua hàng đã ký kết, phiếu báo giá để tiến hành mua hàng. Khi mua hàng về đến nơi, nếu xét thấy cần thiết có thể lập ban kiểm nghiệm để kiệm nhận và đánh giá hàng mua về các mặt số lượng, khối lượng, chất lượng và quy cách, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm ban kiểm nghiệm lập “ Biên bản kiểm nghiệm vật tư”. Sau đó bộ phận cung cấp hàng lập “ phiếu nhập kho” trên cơ sở hóa đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nghiệm giao cho người mua hàng làm thủ tục nhập kho. Thủ kho sau khi cân, đong, đo đếm sẽ ghi số lượng nhập và tồn của từng thứ tự cật tư vào thẻ kho, trường hợp phát hiện thừa, thiếu, sai quy cách phẩm chất, thủ kho, báo cáo cho bộ phận cung biết và cùng người dao lập biên bản. Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển giao phiếu nhập cho kế toán vật tư làm căn cứ để ghi sổ kế toán. 4.2. Thủ tục xuất kho Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh các bộ phận sử dụng vật tư viết phiếu xin lĩnh vật tư. Căn cứ vào phiếu xin lĩnh vật tư bộ phận cung cấp vật tư viết phiếu xuất kho trinh giám đốc duyệt. Căn cứ vào phiếu xuất kho của từng thứ vật tư vào thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển phiếu xuất kho cho kế toán vật tư, kế toán tính giá hoàn chỉnh phiếu xuất để nghi sổ kế toán. 4.3. Các chứng từ kế toán có liên quan Chứng từ kế toán sử dụng được quy định theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006 /QĐ – BTC Ngày 20 – 03 – 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các quyết định khác có liên quan bao gồm : - Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( Mẫu số 03 – VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu số 08 – VT) - Hóa đơn kèm phiếu xuất kho ( Mẫu số 02 – BH) - Hóa đơn bán hàng - Hóa đơn GTTT TrÇn HuyÒn Trang – Líp KÕ to¸n K42A16 10