2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.2. Tính giá NVL tại công ty
Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL. Tính giá NVL là dùng tiền để biểu hiện giá trị của NVL. NVL tại doanh nghiệp được tính theo giá gốc phù hợp với qui định của chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho.
− Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có), thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,…nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên liệu, vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).
Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán NVL của Doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế. Giá thực tế của NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL. Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.
3.2.1. Đối với NVL nhập kho
Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên thuế GTGT không được tính vào giá thực tế của NVL.
− Đối với NVL nhập khẩu
NVL nhập khẩu Giá CIF Chi phí vận chuyển, bốc dỡ từ cảng Việt Nam đến kho công ty Thuế nhập khẩu Các khoản giảm giá hàng mua và chiết khấu TM = + + -
Trong đó: CIF là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và là giá ghi trên hợp đồng và cũng là giá ghi trên hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Thuế nhập khẩu = giá tính thuế * thuế suất thuế nhập khẩu * tỷ giá hối đoái
Thuế suất thuế nhập khẩu do Bộ Tài chính qui định, cụ thể đối với hàng hóa của công ty như sau: vải các loại thuế nhập khẩu trước ngày 10 tháng 01 năm 2007 là 40%, thép các loại là 5 %, bông là 0% còn xơ là 5%. Hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu của vải là 12%, thép, bông và xơ như cũ
Tỷ giá hối đoái: Tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ do liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên trang điện tử của ngân hàng Nhà nước hoặc in trên báo Nhân Dân hàng ngày tại ngày phát sinh giao dịch.
VD: Ngày 22 tháng 12 năm 2008 nhập mua vải 100% cotton trắng khổ 102 của công ty CHEM BASE (NAN TONG) LABORATOIES CO.,LTD (Trung Quốc) với trị giá nguyên tệ là 14.213,34 USD, thuế nhập khẩu 40%, tỷ giá 16,088USD/đ, thuế GTGT 10%,chi phí vận chuyển, bốc dỡ là 2.100.000
+ Giá tính thuế (CIF): 14.213,34*16.088 = 228.664.214 + Thuế nhập khẩu: 228.664.214*40% = 91.465.685 + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: 2.100.000
+ Giá NVL nhập khẩu: 322.229.899
NVL mua trong nước
Giá mua trên hóa đơn GTGT (không bao
gồm thuế GTGT)
Các khoản giảm giá hàng mua và chiết khấu thương
mại được hưởng
= -
Ví dụ: Ngày 12 tháng 12 năm 2008, công ty nhập kho 2.270 kg vải DK single 40 PC của công ty TNHH Dệt may Hà Nội theo hóa đơn số 0087967với đơn giá chưa VAT là 50.000 VNĐ/kg, thuế GTGT 10% Giá gốc của vải DK 2.270*50.000 = 113.500.000
Mọi chi phí phát sinh như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho… liên quan đến nghiệp vụ thu mua NVL không hạch toán vào giá trị thực tế NVL mà hạch toán vào chi phí dich vụ mua ngoài trên TK 627.7 nhằm giảm bớt khâu theo dõi vì NVL công ty mua về có rất nhiều chủng loại khác nhau nên khó có thể theo dõi cho từng loại NVL
− Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất của doanh nghiệp thì giá thực tế được tính theo giá bán trên thị trường.